Các yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân có hội chứng mạch vành cấp điều trị tại khoa Nội tim mạch Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên
lượt xem 2
download
Các chuyên gia đã xác định một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ bệnh động mạch vành, phân làm hai nhóm: nhóm các yếu tố nguy cơ không thể thay đổi: Giới, tuổi, tiền sử gia đình, mãn kinh; nhóm các yếu tố nguy cơ thay đổi được: Tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu, tăng protein C huyết thanh, ít vận động thể lực, thừa cân béo phì, hút thuốc lá, stress tâm lý. Bài viết trình bày mô tả các yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân có hội chứng mạch vành cấp điều trị tại khoa Nội Tim Mạch Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Thái Nguyên.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Các yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân có hội chứng mạch vành cấp điều trị tại khoa Nội tim mạch Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên
- Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi, số 2 năm 2013 CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ Ở BỆNH NHÂN CÓ HỘI CHỨNG MẠCH VÀNH CẤP ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA NỘI TIM MẠCH BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN Nguyễn Tiến Dũng Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên TÓM TẮT Các chuyên gia đã xác định một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ bệnh động mạch vành, phân làm hai nhóm: nhóm các yếu tố nguy cơ không thể thay đổi: Giới, tuổi, tiền sử gia đình, mãn kinh; nhóm các yếu tố nguy cơ thay đổi được: tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu, tăng protein C huyết thanh, ít vận động thể lực, thừa cân béo phì, hút thuốc lá, stress tâm lý. Mục tiêu: Mô tả các yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân có hội chứng mạch vành cấp điều trị tại khoa Nội Tim Mạch Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Thái Nguyên. Đối tượng nghiên cứu: 108 Bệnh nhân có hội chứng động mạch vành cấp dựa theo tiêu chuẩn chẩn đoán của khuyến cáo WHO/ISH năm 2003 đang điều trị tại khoa Nội Tim mạch Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Thái Nguyên từ tháng 3/2012-10/2012. Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang. Kết quả: Các yếu tố nguy cơ chính ghi nhận được là tuổi cao (61,1%), Giới nam (57,4%), tiền sử gia đình (55,6%), THA (64,8%), rối loạn lipid máu (62%), đái tháo đường (21,3%), hút thuốc lá (22,2%), thừa cân hoặc béo phì (45,4%), ít vận động thể lực và stress gặp với tỷ lệ cao (74,1-70,4%). Các yếu tố nguy cơ này làm tăng mức độ tổn thương động mạch vành. Kết luận: Tuổi ≥ 60, giới nam, có tiền sử gia đình, tăng huyết áp, đái tháo đường, hút thuốc lá, béo phì, ít vận động, stress là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc hội chứng mạch vành cấp và làm tăng mức độ tổn thương động mạch vành. Từ khóa: Hội chứng mạch vành cấp, động mạch vành RISK FACTORS IN PATIENTS WITH ACUTE CORONARY SYNDROMES TREATED AT CARDIOVASCULAR MEDICINE IN THAI NGUYEN CENTRAL GENERAL HOSPITAL Nguyen Tien Dung Thai Nguyen University of Medical and Pharmacy SUMARY Experts have identified several factors that increase the risk of coronary artery diseases, the patients were divided into two groups: unchanged group of risk factors : Gender, age, family history, menopause; changed group of risk factors : hypertension, diabetes, dyslipidemia, increased serum protein C, physical inactivity, obesity, smoking, psychological stress. Objective: To describe the risk factors in patients with acute coronary syndromes treated in Cardiovascular Medicine - Thai Nguyen Central General Hospital . Subjects: 108 patients with acute coronary syndrome based on diagnostic criteria recommended by WHO / ISH 2003 [16] is treated in Cardiovascular Medicine - Thai Nguyen Central General Hospital from 3/2012 to 10/2012. Methods: A cross-sectional descriptive study was used in the study. Results: The main risk factors were identified to be advanced age (61.1%), male (57.4%), family history (55.6%), hypertension (64.8%), dyslipidemia (62%), diabetes mellitus (21.3%), smoking (22.2%), overweight or obese (45.4%), physical inactivity and stress (74.1%, 70.4%, respectively). These risk factors resulted in increasing the level of 45
- Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi, số 2 năm 2013 coronary artery lesions. Conclusion: Age ≥ 60, male, family history, hypertension, diabetes, smoking, obesity, physical inactivity, stress are factors that increase the risk of acute coronary syndrome and increase the degree of coronary artery lesions. Keywords: acute coronary syndrome, coronary artery I. ĐẶT VẤN ĐỀ Hội chứng động vành cấp (ACS-Acute Coronary Syndrome) được biết đến như một bệnh khá phổ biến ở các nước công nghiệp phát triển trước đây và các nước đang phát triển hiện nay. Hội chứng mạch vành cấp bao gồm các rối loạn do thiếu máu cục bộ cơ tim cấp tính: nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên, nhồi máu cơ tim không ST chênh lên và đau thắt ngực không ổn định. Các thể bệnh này của hội chứng mạch vành cấp đề u có chung cơ chế bệnh sinh là sự nứt hay vỡ của mảng xơ vữa dẫn đến thành lập huyết khối gây tắc mạch máu dẫn đến biến có thiếu máu cục bộ cấp tính [1]. Nứt mảng xơ vữa dẫn đến tắc hoàn toàn động mạch vành sẽ cho thể bệnh NMCT cấp ST chênh lên. Tắc không hoàn toàn động mạch vành dẫn đến hội chứng độ ng mạch vành cấp không ST chênh lên. Thuật ngữ Hội chứng mạch vành cấp bao gồm: Nhồi máu cơ tim (NMCT) cấp và đau thắt ngực không ổn định (ĐTNKÔĐ). Trong đó NMCT cấp vẫn còn là một bệnh trầm trọng gây tử vong cao ở nước ta. Trong thập kỉ 90, tử vong do NMCT cấp tại Bệnh viện Hữu Nghị là 33%, Bệnh viện Chợ Rẫy là 21%, Bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng là 19,1%... .Ở nước ngoài, theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 1998, hành năm trên toàn thế giới có 7 triệu người chết do NMCT cấp. Ở Mỹ, mỗi năm ước tính có trên 700 000 bệnh nhân nhập viện vì đau thắt ngực không ổn định với tiên lượng cũng nặng nề không kém so với NMCT và có thể diễn biến thành NMCT thực sự. Các chuyên gia đã xác định một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ bệnh ĐMV, phân làm hai nhóm: nhóm các yếu tố nguy cơ không thể thay đổi: Giới, tuổi, tiền sử gia đình, mãn kinh; nhóm các yếu tố nguy cơ thay đổi được: tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu, tăng protein C huyết thanh, ít vận động thể lực, thừa cân béo phì, hút thuốc lá, stress tâm lý [1-6]. Tỷ lệ THA trên thế giới có từ 10-30% đối với người trên 18 tuổi [3-5], tại Việt Nam theo điều tra dịch tễ học THA phạm vi toàn quốc của Trần Đỗ Trinh và cộng sự năm 1993 có tỉ lệ THA là 11% nhưng đến năm 2002 tỷ lệ THA tại miền Bắc Việt Nam là 16%. Về tỷ lệ ĐTĐ tại Mỹ, theo kết quả điều tra cơ bản năm 1993 có khoảng 7,8 triệu người và dự đoán trong 10 năm hoặc 20 năm tới tỷ lệ mắc bệnh sẽ gần như tăng gấp đôi [5], tại Việt Nam theo các điều tra năm 1990-1992 ở một số vùng của Hà Nội 1,1%, Huế 0,96%, thành phố Hồ Chí Minh 2,5% nhưng đến nay có nơi đã tăng đến 5%-7%. Tiến trình bệnh tim mạch xảy ra là do hậu quả của các yếu tố nguy cơ tim mạch tác động. Hiểu rõ các yếu tố nguy cơ này sẽ giúp phòng tránh bệnh tim mạch tốt nhất. Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài này nhằm mục tiêu: Mô tả các yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân có hội chứng mạch vành cấp điều trị tại khoa Nội Tim Mạch Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Thái Nguyên. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Đối tượng nghiên cứu: 108 Bệnh nhân có hội chứng động mạch vành cấp dựa theo tiêu chuẩn chẩn đoán của khuyến cáo WHO/ISH năm 2003 [16] đang điều trị tại khoa Nội Tim mạch Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Thái Nguyên từ tháng 3/2012-10/2012. - Phương pháp và nghiên cứu: + Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang. + Kỹ thuật chọn mẫu: chọn mẫu thuận tiện + Phương pháp thu thập thông tin: 46
- Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi, số 2 năm 2013 Theo tiêu chuẩn của WHO 2007[15], các yếu tố được khảo sát là: tuổi, giới, huyết áp tâm thu (mmHg), hút thuốc, đái tháo đường và tình trạng rối loạn lipid máu. Tuổi được chia theo bốn mức: 40-49, 50-59, 60-69 và =/> 70. Đái tháo đường được xác định khi xét nghiệm đường huyết lúc đói sau hai thời điểm khác nhau > 7 mmol/l. Mức huyết áp tâm thu được ghi nhận những trường hợp huyết áp tâm thu =/> 140mmHg và hoặc huyết áp tâm trương =/> 90 mmHhg, sẽ được kiểm tra lần 2 sau một tuần không điều trị lấy trị số trung bình cộng của 2 lần. Mức cholesterol, triglycerid được xác định bằng mẫu máu lúc đói xét nghiệm tại khoa Sinh hoá bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên. - Phương tiện nghiên cứu: Máy đo huyết áp, máy điện tim, máy siêu âm Doppler tim, Chụp mạch vành, máy xét nghiệm sinh hóa tự động AU400 (Olympus, Nhật Bản). - Phương pháp xử lý số liệu: Các thông số nghiên cứu được tính theo phần mềm thống kê SPSS 14. Tính trị số trung bình và độ lệch chuẩn, so sánh bằng test t cho những biến số liên tục. Có ý nghĩa thống kê khi P
- Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi, số 2 năm 2013 Bảng 2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của các đối tượng nghiên cứu Số bệnh nhân (n) Tỷ lệ % Đặc điểm Triệu chứng đau thắt ngực: điển hình 81 75 không điển hình 27 25 Điện tim đồ: có ST chênh lên 67 62 không có ST chênh lên 41 38 Kết quả siêu âm tim: Rối loạn vận động vùng thành thất 76 70,4 EF 1 nhánh 30 27,8 Huyết áp tâm thu (mmHg) 137 ± 37,4 Huyết áp tâm trương (mmHg) 76 ± 15,3 Chỉ số BMI (kg/m ) 2 22,6 ± 4,1 Glucose máu 6,2 ± 1,4 Chỉ số lipid máu: Cholesterol TP huyết thanh 5,42 ± 0,8 Triglycerid huyết thanh 3,05 ± 0,56 HDL-Cholesterol 1,02 ± 0,12 LDL-Cholesterol 3,73 ± 0,35 Bảng 3. Ảnh hưởng của các yếu tố nguy cơ không thể thay đổi đến mức độ tổn thương ĐMV Các yếu tố nguy cơ Tổn thương >1 Tổn thương 1 có thể thay đổi nhánh ĐMV nhánh ĐMV P (n=30) (n=78) Tuổi ≥ 60 (n=66) 23 (76,7%) 43 (55,1%) < 0,05 Giới (Nam)(n=62) 22 (73,3%) 40 (51,3%) < 0,05 Có tiền sử gia đình (n=60) 19 (63,3%) 41 (52,6) > 0,05 Nhận xét: Yếu tố tuổi ≥ 60, giới nam ảnh hưởng đến mức độ tổn thương ĐMV có ý nghĩa thống kê (p1 Tổn thương 1 P có thể thay đổi nhánh ĐMV nhánh ĐMV HATT ≥ 140 mmHg(n=70) 25(n=30) (83,3%) 45(n=78) (57,7%) < 0,05 Đái tháo đường (n=23) 13 (43,3%) 10 (12,8%) < 0,05 Hút thuốc lá (n=24) 11 (36,7) 13 (16,7%) < 0,05 Rối loạn lipid máu (n= 67) 24 (80%) 43 (55,1%) < 0,05 Béo phì (BMI≥25) (n= 49) 18 (60%) 31 (39,7%) > 0,05 Ít vận động thể lực (n=80) 27 (90%) 53 (67,9) < 0,05 Stress (n=76) 26 (86,7%) 50 (64,1%) < 0,05 Nhận xét: Các yếu tố nguy cơ không thay đổi được làm tăng mức độ tổn thương động mạch vành có ý nghĩa thống kê với p< 0,05. 48
- Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi, số 2 năm 2013 IV. BÀN LUẬN 1. Về đặc điểm hội chứng mạch vành cấp: * Thể bệnh hội chứng mạch vành cấp: Chẩn đoán hội chứng mạch vành dựa trên 3 tiêu chuẩn lâm sàng của đau thắt ngực, điện tim và các chất chỉ điểm sinh học của tim, có 62% bệnh nhân được chẩn đoán có hội chứng mạch vành cấp ST chênh lên, 38% bệnh nhân có hội chứng mạch vành cấp không ST chênh lên trong đó 26,8% là nhồi máu cơ tim không ST chênh lên và 12,2% đau thắt ngực không ổn định. * Đặc điểm điện tâm đồ: Trong số các bệnh nhân hội chứng mạch vành có ST chênh, có 33% có đoạn ST chênh > 1mm ở chuyển đạo chi chủ yếu là DII, DIII và aVF (29%) và 37% ở chuyển đạo có đoạn ST > 2mm ở chuyển đạo trước ngực. 1,1% bệnh nhân có blốc nhánh trái mới xuất hiện và 6% bệnh nhân có sóng Q hoại tử mới xuất hiện. * Đặc điểm siêu âm tim: Siêu âm tim ghi nhận có 70,4% bệnh nhân có rối loạn vận động vùng thành thất, 54,6% bệnh nhân có phân xuất tống máu < 45%. Các biến chứng của hội chứng mạch vành phát hiện qua siêu âm tim bao gồm: 5,6% có biến chứng đứt thừng gân, 2,8% hở 2 lá cấp, 2,1% bị tràn dịch màng ngoài tim, 0,7% nhồi máu cơ tim lan rộng, 0,4% phát hiện huyết khối trong buồng tim và 02,% bị thủng thành tự do của thất trái. 2. Về các yếu tố nguy cơ Các yếu tố nguy cơ chính ghi nhận được là tuổi cao (61,1%), thừa cân hoặc béo phì (45,4%), rối loạn lipid máu (62%), THA (64,8%), đái tháo đường (21,3%) và hút thuốc lá (22,2%). 2.1. Các yếu tố nguy cơ không thể thay đổi Tuổi: Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy 61,1 % bệnh nhân có hội chứng động mạch vành cấp ≥ 60 tuổi. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của các tác giả khác cho thấy nguy cơ bệnh mạch vành tăng lên rõ rệt ở nam trên 55 tuổi và nữ trên 65 tuổi và có khoảng 82% người tử vong vì bệnh mạch vành là từ 65 trở lên. Khi lớn tuổi, bệnh nhân nữ bị nhồi máu cơ tim thường dễ bị tử vong trong vòng vài tuần hơn nam giới. Tuổi già là một trong những yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch. Càng lớn tuổi, hoạt động của tim càng kém hiệu quà. Thành tim dày lên, các động mạch cứng lại khiến cho quá trình bơm máu cũng trở nên khó khăn, đó là lý do vì sao nguy cơ mắc bệnh tim mạch gia tăng theo tuổi. Giới tính (nam): Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ nam mắc bệnh (57,4%) cao hơn nữ giới (42,6%). Kết quả này phù hợp với nhiều nghiên cứu khác cho thấy nam giới có nguy cơ bị đau tim cao hơn phụ nữ và bị sớm hơn. Ngay cả sau giai đoạn mãn kinh, khi tỉ lệ tử vong phụ nữ do bệnh tim tăng lên thì cũng không bằng nam giới. Tiền sử gia đình: 55,6 % bệnh nhân trong nghiên cứu này có tiền sử gia đình. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh trẻ có cha mẹ bệnh tim mạch thì dễ bị mắc bệnh này. Người Mỹ gốc Phi bị cao huyết áp nặng hơn người gốc châu Âu và có nguy cơ mắc bệnh tim lớn hơn. Nguy cơ mắc bệnh tim cũng cao hơn trong số các sắc dân người Mỹ gốc Mexico, người Mỹ gốc Da đỏ, người Hawai bản địa và một số sắc dân Mỹ gốc Á. Điều này một phần là do tỷ lệ béo phì và tiểu đường cao hơn. Phần lớn những người có tiền sử gia đình mang nhiều yếu tố về bệnh tim mạch đều có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ khác nữa. 2.2. Các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi: Hút thuốc lá: Người hút thuốc lá có nguy cơ tử vong vì bệnh mạch vành gấp 2-3 lần người không hút thuốc. Hút thuốc lá cũng tác động cùng với các yếu tố nguy cơ khác để làm tăng thêm nguy cơ mắc bệnh mạch vành. Tiếp xúc với khói thuốc lá của người khác 49
- Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi, số 2 năm 2013 làm tăng nguy cơ gây bệnh tim mạch kể cả đối với những người không hút thuốc. 30 - 40% trong số khoảng 500.000 trường hợp chết vì bệnh mạch vành hằng năm có nguyên nhân từ thuốc lá. Các kết quả từ nghiên cứu Framingham đã chứng minh rằng, nguy cơ đột tử cao hơn 10 lần ở nam và 5 lần ở nữ giới có hút thuốc. Thuốc lá là yếu tố nguy cơ số 1 đối với đột tử và bệnh mạch ngoại vi. Rối loạn lipid máu: nguy cơ mắc bệnh mạch vành cũng tăng theo. Khi có các yếu tố nguy cơ khác (chẳng hạn như huyết áp cao và hút thuốc lá), nguy cơ này thậm chí còn tăng cao hơn nữa. Mức cholesterol có thể thay đổi dưới tác động của tuổi tác, giới tính, tiền sử sức khỏe gia đình và chế độ ăn uống. Tăng cholesterol trong máu và các rối loạn lipid liên quan: Tăng hàm lượng các chất mỡ trong máu (cholesterol và triglycerid) rất thường gặp. Các nghiên cứu cho thấy, nồng độ cholesterol toàn phần trong máu là yếu tố dự báo mạnh về nguy cơ mắc bệnh mạch vành và đột qụy. Nồng độ cholesterol toàn phần trong máu dưới 5,2mmol/dl được coi là bình thường. Khi cholesterol tăng cao sẽ đồng nghĩa với nguy cơ đột qụy tim mạch tăng cao theo tuyến tính. Cholesterol toàn phần bao gồm nhiều dạng cholesterol trong đó được nghiên cứu nhiều nhất là cholesterol trọng lượng phân tử cao (HDL-C) và cholesterol trọng lượng phân tử thấp (LDL-C). Nồng độ LDL-C trên 3,0mmol/dl là yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch. Ngược lại, HDL-C được xem là có vai trò bảo vệ bạn. Hàm lượng HDL-C trong máu càng cao thì nguy cơ mắc bệnh tim mạch càng thấp (tối thiểu cũng phải cao hơn 1,0mmol/dl). Tỷ lệ bệnh nhân bị rối loạn lipid máu trong nghiên cứu của chúng tôi khá cao (62%), phù hợp với kết quả nghiên cứu của một số tác giả khác. Kết quả bảng 4 còn cho thấy ở những bệnh nhân có rối loạn lipid máu tỷ lệ tổn thương nhiều nhánh động mạch vành cao hơn cá bệnh nhân không có rối loạn lipid máu, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p
- Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi, số 2 năm 2013 yếu tố nguy cơ nào khác. Cân nặng quá mức làm tăng hoạt động tim. Nó cũng làm tăng huyết áp, tăng cholesterol và chất béo trung tính và giảm cholesterol HDL (có lợi). Nó cũng có thể làm cho bệnh tiểu đường dễ phát ra hơn. Nhiều người béo phì và dư cân gặp khó khăn khi giảm cân. Nhưng nếu giảm được khoảng 5kg thì có thể hạ thấp được nguy cơ bệnh tim mạch. Stress: Phản ứng của cá nhân đối với căng thẳng có thể là một tác nhân góp phần. Nhiều nhà khoa học đã lưu tâm đến mối liên hệ giữa nguy cơ bệnh tim mạch và căng thẳng trong cuộc sống, hành vi về sức khỏe và trạng thái kinh tế xã hội của con người. Căng thẳng có thể có tác động tạo nên các yếu tố nguy cơ. Ví dụ, người bị căng thẳng có thể ăn quá nhiều, bắt đầu hút thuốc và hút nhiều hơn bình thường. V. KẾT LUẬN - Tuổi ≥ 60, giới nam, có tiền sử gia đình, tăng huyết áp, đái tháo đường, hút thuốc lá, béo phì, ít vận động, stress là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc hội chứng mạch vành cấp và làm tăng mức độ tổn thương động mạch vành. - Cần cố gắng thay đổi và kiểm soát các yếu tố nguy cơ tim mạch có thể thay đổi được bằng thay đổi lối sống và kiểm soát có hiệu quả bênh THA, đái tháo đường, rối loạn lipid máu làm giảm nguy cơ mắc bệnh mạch vành. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phạm Nguyễn Vinh, Nguyễn Lân Việt và cộng sự (2011), Nghiên cứu quan sát điều trị bệnh nhân nhập viện do hội chứng mạch vành cấp (MEDI-ACS study), Tạp chí Tim Mạch học Việt nam, số 58, tr.12. 2. Phạm Mạnh Hùng, Các yếu tố nguy cơ thường gặp của bệnh tim mạch, vnha.org.vn/tapchi/YeuToNguyCoTimMach.indd.pdf 3. Falk, Shah PK, Fuster V. Coronary plaque disruption. Circulation 1995; 92: 657-71 4. American Heart Association. 2002 Heart and Stroke Statistical Update. Dallas, Tex: Ameri-can Heart Association; 2002 5. The World Heart Report. 2001; Geneva: WHO 3.2001 Anderson J L., ACC/AHA 2007 Guidelines for the Management of Patients With Unsta-ble Angina/Non- ST – Elevation Myocardial infarction: Executive Summary. Circulation.2007; 116: 803- 877 6. Van De Werf F. et al. Management of acute myocardial infarction in patient presenting with persistent ST- segment elevation. Euro-pean Heart Journal (2008) 29, 2909-2945. 7. Antman E M. 2007 Focused Update of the ACC/AHA 2004 Guidelines for the Management of Patients With ST- Elevation Myocardial Infarction. Circulation. 2008; 117: 1-63. 51
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nghiên cứu tỷ lệ tiền tăng huyết áp và sự liên quan với các yếu tố nguy cơ tim mạch ở người trưởng thành tỉnh Quảng Nam
7 p | 49 | 7
-
Thực trạng mắc tăng huyết áp và một số yếu tố nguy cơ ở người trưởng thành tại 2 xã của huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam
8 p | 88 | 5
-
Khảo sát các yếu tố nguy cơ tử vong ở bệnh nhân suy đa tạng tại khoa hồi sức cấp cứu - Bệnh viện Chợ Rẫy
5 p | 64 | 4
-
Nghiên cứu mối liên quan giữa mức độ tổn thương động mạch vành với một số yếu tố nguy cơ tim mạch
7 p | 71 | 4
-
Khảo sát mối liên quan giữa tăng huyết áp ẩn giấu với các yếu tố nguy cơ tim mạch và tổn thương cơ quan đích
8 p | 82 | 4
-
Khảo sát các yếu tố nguy cơ tim mạch, tổn thương động mạch vành ở bệnh nhân có tuổi bị nhồi máu cơ tim cấp, có hoặc không có đái tháo đường
7 p | 66 | 3
-
Bài giảng Các yếu tố nguy cơ gây hen phế quản và cách phòng ngừa (Cập nhật GINA 2020)
19 p | 25 | 3
-
Tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ tim mạch chính ở người trưởng thành ≥ 25 tuổi tại tỉnh Thái Bình
6 p | 30 | 3
-
Nghiên cứu các yếu tố nguy cơ mắc đái tháo đường týp 2 ở các nhóm đối tượng dân cư của tỉnh Ninh Bình
9 p | 9 | 3
-
Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ của nhồi máu não ở người trẻ
8 p | 71 | 2
-
Đánh giá các yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân phẫu thuật tim mở bệnh van hai lá theo thang điểm Euroscore II
7 p | 81 | 2
-
Nghiên cứu mối liên quan giữa thang điểm henry và đường kính ổ nhồi máu não với các yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân nhồi máu não
7 p | 77 | 2
-
Các yếu tố nguy cơ đề kháng với điều trị aspirin ở bệnh nhân cao tuổi bệnh mạch vành đã được can thiệp mạch vành qua da
5 p | 62 | 2
-
Nghiên cứu các yếu tố nguy cơ, đặc điểm lâm sàng và hóa sinh ở bệnh nhân viêm tụy mạn
7 p | 64 | 2
-
Tỷ lệ và mối liên quan giữa rối loạn nhịp, rối loạn dẫn truyền với các yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân khám tim mạch tại khoa khám bệnh, Bệnh viện Quân y 103
7 p | 77 | 2
-
Tỷ lệ các loại nhau tiền đạo và một số yếu tố nguy cơ tại Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ năm 2019 - 2021
7 p | 5 | 2
-
Khảo sát yếu tố nguy cơ dãn mạch vành trong bệnh kawasaki ở trẻ em tại bệnh viện Nhi đồng I
6 p | 65 | 1
-
Tìm hiểu mối liên quan giữa độ dày nội trung mạc động mạch đùi chung với một số yếu tố nguy cơ tim mạch ở phụ nữ mãn kinh bằng siêu âm doppler
6 p | 54 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn