Tạp chí Khoa học – Số 01 (2013): 48 – 56<br />
<br />
Trường Đại học An Giang<br />
<br />
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC NGƯỜI TIÊU DÙNG CHỌN MUA HÀNG<br />
THỰC PHẨM VIỆT NAM<br />
Ngô Thái Hưng1<br />
<br />
ABSTRACT<br />
Food industry affects wellbeing and society. Food selection of customers challenges the survival of food<br />
business. Xenophilia (people’s attraction to that which is foreign) of several Vietnamese groups caused<br />
difficulties for market competition of Vietnamese companies. The objectives of this research were to identify<br />
factors and assess their impacts on food selection of Vietnamese customers. Patriotism, food safety concern,<br />
product information, price strategy, marketing, and consumers' preferences were found as determinant for<br />
food selection. We also suggested practical solutions for Vietnam’s government and companies in<br />
identification of customers’ demands and business policy and strategy development to improve<br />
competitiveness of Vietnamese products that promotes local food market.<br />
Keywords: buying decisions, Vietnamese food products, customers<br />
Title: Factors affect the Vietnamese food customers<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Thực phẩm là mặt hàng thiết yếu, đóng vai trò quan trọng trong đời sống con người. Thực tế, tâm lý ưa<br />
chuộng hàng ngoại từ lâu đã hình thành và tồn tại trong một bộ phận người tiêu dùng Việt Nam, điều này gây<br />
ra khó khăn không nhỏ cho các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình cạnh tranh và phát triển. Vì vậy, mục<br />
tiêu nghiên cứu là xác định, đánh giá tác động của các yếu tố then chốt ảnh hưởng đến quyết định chọn mua<br />
hàng thực phẩm Việt Nam của người tiêu dùng. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 5 yếu tố bao gồm yêu nước,<br />
an toàn thực phẩm, thông tin sản phẩm, chiến lược giá, chiêu thị, khẩu vị có ảnh hưởng đến hành vi tiêu<br />
dùng. Từ đó, đề xuất một số giải pháp, kiến nghị để nhà nước và các doanh nghiệp Việt hiểu rõ nhu cầu người<br />
tiêu dùng, đưa ra các chính sách, chiến lược kinh doanh phù hợp để tăng tính cạnh tranh cho hàng thực phẩm<br />
Việt Nam, giúp thị trường hàng thực phẩm nội địa ngày càng phát triển.<br />
Từ khóa: quyết định mua hàng Việt, hàng thực phẩm Việt Nam, người tiêu dùng<br />
<br />
1. GIỚI THIỆU<br />
Ngày 7/11/2006, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO),<br />
đánh dấu một “bước ngoặt” lớn của nước ta, mở ra nhiều cơ hội mới cho nền kinh tế nước nhà. Tuy<br />
nhiên, điều này cũng mang lại không ít thách thức cho nền kinh tế nước nhà .Nếu công tác chuẩn bị<br />
không tốt, không loại trừ khả năng một số ngành kinh tế sẽ bị phá sản trước sức tấn công của hàng<br />
hóa ngoại nhập. Ngành hàng thực phẩm Việt Nam cũng không nằm ngoài thách thức ấy. Thị trường<br />
thực phẩm đang chứng kiến sự tăng nhanh của hàng ngoại cả ở phân khúc sản phẩm cao cấp lẫn bình<br />
dân. Sự lấn lướt của thực phẩm ngoại là nỗi lo không nhỏ cho doanh nghiệp nội. Điều lo lắng nhất<br />
đối với giới doanh nghiệp chính là lộ trình giảm thuế đã cam kết khi gia nhập WTO đang rõ dần với<br />
hàng loạt mặt hàng nhập được giảm thuế. Ngoài ra, rất nhiều thương hiệu ngoại được người tiêu<br />
dùng quen thuộc vì mạnh về quảng cáo, trong khi sản phẩm của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong<br />
nước khá lặng lẽ khi ra thị trường.<br />
<br />
1<br />
<br />
ThS. Khoa Cơ bản, Trường Đại học Tài chính – Marketing, Tp. Hồ Chí Minh<br />
Email: ngothai.hung@gmail.com<br />
<br />
48<br />
<br />
Tạp chí Khoa học – Số 01 (2013): 48 – 56<br />
<br />
Trường Đại học An Giang<br />
<br />
Câu hỏi đặt ra là làm sao tăng tính cạnh tranh cho mặt hàng thực phẩm Việt? Để trả lời câu hỏi này,<br />
chúng tôi nghiên cứu quyết định chọn đề tài “Các Yếu Tố Tác Động Đến Quyết Định Chọn Mua<br />
Hàng Thực Phẩm Việt Của Người Tiêu Dùng Tại Địa Bàn TP. Hồ Chí Minh Và Bà Rịa – Vũng<br />
Tàu”. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu là đánh giá mức độ tác động của các yếu tố đến quyết định<br />
mua hàng thực phẩm Việt của người tiêu dùng. Từ đó, góp phần giúp các doanh nghiệp trong nước<br />
nắm bắt được nhu cầu thị trường, đề ra những biện pháp thiết thực để tăng sức cạnh tranh cho hàng<br />
thực phẩm Việt Nam.<br />
2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU<br />
Theo Philip Kotler, việc mua sắm của người tiêu dùng chịu ảnh hưởng bởi các nhóm nhân tố nội tại<br />
(nhân tố tâm lý và nhân tố cá nhân), nhân tố bên ngoài (nhân tố văn hóa và nhân tố xã hội). Ngoài ra,<br />
các nghiên cứu trước đây cũng cho thấy song song với các nhân tố đặc điểm của người mua thì<br />
thành phần marketing 4P bao gồm: sản phẩm, giá cả, phân phối, chiêu thị cũng là nhân tố quan trọng<br />
ảnh hưởng tới hành vi người tiêu dùng. Trong khi đó, nghiên cứu của Chamhuri và Batt (2010) cho<br />
thấy các nhân tố quan trọng thu hút người tiêu dùng Malaysia mua thực phẩm (cụ thể là sản phẩm<br />
thịt tươi) tại kênh siêu thị gồm: nhân tố sản phẩm, nhân tố giá cả, nhân tố địa điểm. Đối với nhân tố<br />
sản phẩm, bao gồm sản phẩm tươi, sản phẩm chất lượng, sự đa dạng sản phẩm; đối với nhân tố giá<br />
cả bao gồm giá rẻ, các nhân tố này càng được đáp ứng thì họ càng ưu tiên kênh siêu thị khi mua thực<br />
phẩm.<br />
Cùng với nghiên cứu của Chu Nguyễn Mộng Ngọc và Phạm Tấn Nhật (2013) cho rằng các yếu tố<br />
ảnh hưởng đến quyết định mua thực phẩm tươi sống tại kênh siêu thị bao gồm nhân tố liên quan đến<br />
sản phẩm, hình thức bao bì, giá cả, địa điểm và hoạt động chiêu thị. Đối với thị trường TP.HCM và<br />
tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu trong giai đoạn hiện nay ít nhiều đã có sự thay đổi so với những năm trước<br />
đây, cũng như có sự khác biệt về hành vi tiêu dùng đối với người tiêu dùng Hà Nội, hay ở các nước<br />
khác trên thế giới. Vì vậy khi thực hiện nghiên cứu đề tài này chúng tôi không áp dụng nguyên mẫu<br />
bất kỳ mô hình nghiên cứu nào mà đã hiệu chỉnh các thành phần trong mô hình sao cho phù hợp<br />
nhất. Với mục đích xác định được mối liên hệ giữa các nhân tố với quyết định chọn kênh mua hàng<br />
thực phẩm Việt Nam, trên cơ sở khảo cứu các mô hình nghiên cứu đã có trong các công trình nghiên<br />
cứu trước, nhóm nghiên cứu đề xuất một mô hình nghiên cứu thể hiện qua sơ đồ số 1.<br />
2.1 Các giả thuyết nghiên cứu<br />
Nghiên cứu đã đề ra 5 giả thuyết với 31 yếu tố đại diện ảnh hưởng đến quyết định chọn mua hàng<br />
thực phẩm Việt của người tiêu dùng<br />
a. Yếu tố về chất lượng có ảnh hưởng đến quyết định tiêu dùng<br />
Do mức sống của người dân ta ngày càng nâng cao nên nhu cầu về thực phẩm ngày càng đa dạng và<br />
phong phú về cả chất lượng lẫn số lượng. Theo báo cáo giám sát của Ủy ban Khoa học, Công nghệ<br />
và Môi trường cho thấy, tất cả thực phẩm từ khâu sản xuất tới chế biến, kinh doanh đều có vấn đề.<br />
Và hậu quả của vấn đề đó là số vụ ngộ độc thực phẩm cứ tăng theo hàng năm (Lâm Thụy,<br />
2011).Thực tế cho thấy, khi mua hàng thực phẩm, chất lượng là một trong những yếu tố hàng đầu để<br />
người tiêu dùng chọn mua sản phẩm. Dựa theo cơ sở trên, giả thuyết H1 được phát biểu như sau:<br />
Giả thuyết H1: Mức độ hài lòng về chất lượng ảnh hưởng đến quyết định mua hàng thực phẩm Việt<br />
của người tiêu dùng.<br />
b. Yếu tố về lòng yêu nước có ảnh hưởng đến quyết định tiêu dùng<br />
Hiện nay, không chỉ người có thu nhập thấp mới sử dụng hàng Việt, mà ngay cả người có thu nhập<br />
cao cũng quan tâm tới các mặt hàng sản xuất trong nước. Thay vì mua hàng ngoại nhập, nhiều người<br />
đã chuyển sang mua hàng Việt. Ngoài việc đảm bảo chất lượng, an toàn đối với người tiêu dùng, nó<br />
còn có một ý nghĩa quan trọng khác là thể hiện lòng yêu nước, ý chí tự lực tự cường, tự tôn dân tộc,<br />
xây dựng nếp sống văn hóa tiêu dùng đối với sản phẩm của đất nước mình làm ra. Từ đó, thúc đẩy<br />
49<br />
<br />
Tạp chí Khoa học – Số 01 (2013): 48 – 56<br />
<br />
Trường Đại học An Giang<br />
<br />
sản xuất trong nước phát triển, xây dựng được thương hiệu quốc gia với nhiều sản phẩm chất lượng.<br />
Từ những lý do trên, giả thuyết H2 được phát biểu như sau:<br />
Giả thuyết H2: Lòng yêu nước ảnh hưởng đến quyết định mua hàng thực phẩm Việt của người tiêu<br />
dùng.<br />
c. Yếu tố về giá cả có ảnh hưởng đến quyết định tiêu dùng<br />
Tình hình kinh tế Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn, giá các mặt hàng thiết yếu đồng loạt tăng tác<br />
động đến một bộ phận dân cư có thu nhập trung bình, thấp. Trong khi đó phần lớn lương của người<br />
lao động không thay đổi. Do đó, người tiêu dùng cũng cân nhắc kĩ càng hơn khi mua hàng, kể cả<br />
hàng thực phẩm. Từ thực trạng trên, phát biểu giả thuyết H3.<br />
Giả thuyết H3: Mức độ hài lòng về giá ảnh hưởng đến quyết định mua hàng thực phẩm Việt của<br />
người tiêu dùng.<br />
d. Yếu tố về xã hội có ảnh hưởng đến quyết định tiêu dùng<br />
Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Chính trị phát động vào<br />
tháng 8/2009. Qua hơn ba năm triển khai thực hiện cuộc vận động đã mang lại những hiệu ứng tích<br />
cực. Nhiều thương hiệu hàng Việt đã chiếm thị phần khá lớn trong các trung tâm thương mại, siêu<br />
thị, cửa hàng và ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa trên. Thông qua cuộc vận động, người<br />
tiêu dùng đã hiểu biết đầy đủ, đúng đắn hơn về hàng thực phẩm Việt Nam. Từ đó, tin tưởng và ủng<br />
hộ hàng Việt ngày càng nhiều hơn.<br />
Các chương trình từ thiện cũng có tác động không nhỏ đến quyết định mua hàng của người tiêu<br />
dùng. Báo cáo nghiên cứu mang tên “Đóng góp từ thiện tại Việt Nam” được tiến hành bởi Trung<br />
tâm Nghiên cứu Châu Á - Thái Bình Dương Hà Nội với sự tài trợ của Quỹ Châu Á cho hay, hơn<br />
68% doanh nghiệp ở Hà Nội và 84% doanh nghiệp ở Tp.HCM cho biết có quan tâm đến hoạt động<br />
từ thiện, phản ánh nhu cầu làm từ thiện khá mạnh mẽ trong doanh nghiệp. Điều này thể hiện trách<br />
nhiệm xã hội của doanh nghiệp trước những khó khăn của đất nước, nhưng đồng thời, đây cũng là<br />
một hình thức quảng bá thương hiệu, người tiêu dùng sẽ có xu hướng ủng hộ những sản phẩm có<br />
chương trình từ thiện thiết thực, mang lại lợi ích tích cực cho xã hội.<br />
Ngoài ra tâm lý và những hành vi của người tiêu dùng cũng được quy định bởi những yếu tố mang<br />
tính xã hội như: những nhóm người riêng biệt, gia đình, vai trò xã hội và các qui chế xã hội chuẩn<br />
mực. Từ trạng đó, giả thuyết H4 được phát biểu:<br />
Giả thuyết H4: Mức độ hài lòng về yếu tố xã hội ảnh hưởng đến quyết định mua hàng thực phẩm<br />
Việt của người tiêu dùng.<br />
e. Các yếu tố khác có ảnh hưởng đến quyết định mua hàng thực phẩm của người tiêu<br />
dùng<br />
Trước đây, người tiêu dùng đa phần sử dụng hàng ngoại nhập, sản phẩm nhiều khi cần thì lại không<br />
có, chất lượng thì đôi khi không đảm bảo vì thông tin trên bao bì bằng tiếng nước ngoài. Nay sản<br />
phẩm trong nước bày bán rất đa dạng, phong phú, người tiêu dùng có thể chọn lựa mà lại đảm bảo<br />
chất lượng vì có tên, địa chỉ công ty rõ ràng, và thông tin sản phẩm được ghi bằng tiếng Việt, người<br />
tiêu dùng dễ dàng tiếp cận hơn.<br />
Ngoài ra, các chương trình khuyến mãi, quảng cáo cũng đóng vai trò rất quan trọng trong quyết định<br />
mua hàng của người tiêu dùng, kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy người tiêu dùng mua và mua nhiều hơn<br />
các hàng hoá, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp hoặc phân phối.<br />
Theo nghiên cứu của hãng nghiên cứu thị trường Nielsen tại báo cáo thường niên “Xu hướng tiêu<br />
dùng”, trong đó tìm hiểu về hoạt động mua sắm của người tiêu dùng Việt Nam tại 4 thành phố lớn là<br />
Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng và Cần Thơ, thực hiện tháng 10-11 năm 2010 trên cơ sở<br />
phỏng vấn 1.500 người độ tuổi từ 18 tới 65, những người thường mua sắm và ra quyết định mua<br />
hàng chủ yếu trong gia đình, thì kết quả cho thấy: 87% người Việt Nam sẵn sàng mua hàng khuyến<br />
mại.Từ thực trạng đó, giả thuyết H5 được phát biểu:<br />
Giả thuyết H5: Mức độ ảnh hài lòng về thông tin trên bao bì sản phẩm,các chương trình khuyến<br />
mãi, quảng cáo,… ảnh hưởng đến quyết đinh mua hàng thực phẩm Việt của người tiêu dùng.<br />
50<br />
<br />
Tạp chí Khoa học – Số 01 (2013): 48 – 56<br />
<br />
Trường Đại học An Giang<br />
<br />
2.2 Mô hình nghiên cứu<br />
Dựa trên cơ sở 5 nhóm yếu tố tác động đến quyết định mua hàng thực phẩm Việt của người tiêu<br />
dùng được nêu trên. Mô hình nghiên cứu đề xuất bao gồm 5 yếu tố từ H1 đến H5 giả thuyết là các<br />
biến độc lập định lượng tác động trực tiếp đến biến phụ thuộc là quyết định mua hàng thực phẩm<br />
Việt của người tiêu dùng tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.<br />
Chất Lượng<br />
Quyết<br />
Định<br />
<br />
Giá Cả<br />
<br />
Mua<br />
Yêu Nước<br />
<br />
Hàng<br />
Thực<br />
Phẩm<br />
<br />
Xã Hội<br />
<br />
Việt<br />
Chiêu Thị<br />
<br />
Nam<br />
<br />
Sơ đồ số 1. Mô hình nghiên cứu<br />
<br />
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Nhóm nghiên cứu dựa trên những nghiên cứu trước đây và tham khảo các ý kiến của chuyên gia<br />
trong ngành hàng thực phẩm nhằm hoàn thiện thang đo của nghiên cứu này, thang đo gồm năm<br />
thành phần: an toàn sản phẩm, lòng yêu nước, giá cả - chiêu thị và khẩu vị, các thành phần này được<br />
cấu tạo bởi nhiều biến quan sát và thành phần cuối cùng là quyết định lựa chọn mua hàng thực<br />
phẩm Việt Nam.<br />
Đối tượng nghiên cứu: Là người tiêu dùng tại 2 địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và Bà Rịa<br />
– Vũng Tàu. Với dân số cao và tăng nhanh theo từng năm, vì vậy nhu cầu về hàng thực phẩm ở hai<br />
thành phố này là rất lớn. Đây là những khu vực lý tưởng để các doanh nghiệp đầu tư, sản xuất kinh<br />
doanh các mặt hàng tiêu dùng nói chung và các mặt hàng thực phẩm nói riêng. Đó cũng chính là lý<br />
do chúng tôi chọn Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là địa bàn khảo sát của để tài<br />
nghiên cứu.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành qua 3 bước với sự hỗ trợ của phần<br />
mêm thống kê SPSS<br />
- Xây dựng thang đo.<br />
- Thu thập số liệu sơ cấp.<br />
- Phân tích số liệu.<br />
Thang đo và độ tin cậy của các biến quan sát được đánh giá bằng hệ số Cronbach’s alpha và phương<br />
pháp phân tích nhân tố khám phá EFA ( Exploratory Factor Analysis). Yêu cầu để thang đo được<br />
chấp nhận là loại bỏ các biến có hệ số tương quan biến tổng (item – total correlation) nhỏ hơn 0,3 và<br />
hệ số Cronbach’s alpha nhỏ hơn 0,6. Hơn nữa trong phân tích nhân tố khám phá EFA, những biến có<br />
hệ số tải nhân tố ( Factor Loading) nhỏ hơn 0,5 sẽ bị loại khỏi thang đo vì có tương quan kém với<br />
nhân tố tiềm ẩn ( khái niệm đo lường ). Bước cuối cùng là kiểm định mô hình bằng phương pháp hồi<br />
quy đa biến với mức ý nghĩa 5 %.<br />
51<br />
<br />
Tạp chí Khoa học – Số 01 (2013): 48 – 56<br />
<br />
Trường Đại học An Giang<br />
<br />
Theo Hair và các cộng sự thì quy luật tổng quát cho cỡ mẫu tối thiểu trong phân tích nhân tố khám<br />
phá là gấp 5 lần số biến quan sát và số lượng mẫu phù hợp cho phân tích hồi quy đa biến cũng là gấp<br />
5 lần số biến quan sát. Mô hình nghiên cứu này có 31 biến quan sát, như vậy kích thước mẫu tối<br />
thiểu sẽ là 155, đối với đề tài nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng dữ liệu sơ cấp với 160 mẫu hợp lệ,<br />
do đó số lượng mẫu là đủ tiêu chuẩn. Thang đo Likert với dãy giá trị từ 1:5 được sử dụng để đo<br />
lường cảm nhận của đối tượng khảo sát về tác động của các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến quyết định<br />
mua hàng thực phẩm Việt của người tiêu dùng: 1 điểm là “rất không đồng ý”; 2 điểm là “ không<br />
đồng ý” ; 3 điểm là “ trung lập” ; 4 điểm là “ đồng ý”; 5 điểm là “ rất đồng ý”. Nguồn cung cấp dữ<br />
liệu gồm dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp. Dữ liệu thứ cấp tham khảo từ sách báo, Internet, số liệu<br />
tại tổng cục thống kê TP.Hồ Chí Minh và cục tiêu dùng TP. Hồ Chí Minh... Đối với dữ liệu sơ cấp<br />
bảng câu hỏi được gửi trực tiếp đến các đối tượng phỏng vấn là người tiêu dùng tại các hệ thống siêu<br />
thị Big C, Co.op Mart, Co.op Food trên địa bàn các quận Tân Bình, Tân Phú và Phú Nhuận tại TP.<br />
Hồ Chí Minh, Tại Bà Rịa - Vũng Tàu chúng tôi khảo sát ở siêu thị Co.op Mart Vũng Tàu.<br />
4. CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỐNG KÊ<br />
4.1 Thống kê mô tả<br />
Số lượng phiếu phát ra là 200 phiếu, số lượng phiếu thu về sau khi loại bỏ những phiếu không hợp lệ<br />
là 160 phiếu đạt tỷ lệ 80% tổng số phiếu phát ra. Trong đó:<br />
Bảng 1. Địa bàn khảo sát<br />
<br />
Số lượng<br />
Tp. Hồ Chí Minh<br />
Bà Rịa - Vũng Tàu<br />
Tổng<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
86,9<br />
13,1<br />
100<br />
<br />
139<br />
21<br />
160<br />
(Khảo sát được thực hiện vào tháng 4 năm 2013)<br />
<br />
4.2 Phân Tích Nhân Tố Khám Phá EFA<br />
Bảng 2. Hệ Số KMO và Kiểm Định Bartlett<br />
Hệ Số KMO<br />
Kiểm Định Bartlett<br />
<br />
0,773<br />
Df<br />
Sig<br />
<br />
465<br />
0,000<br />
<br />
Theo kết quả ở bảng 4, KMO = 0,773 nên phân tích nhân tố là thích hợp. Kiểm định Bartlett xem xét<br />
giả thuyết H0: độ tương quan giữa các biến quan sát bằng không trong tổng thể. Nếu kiểm định này<br />
có ý nghĩa thống kê (Sig ≤ 0,05 ) thì các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể (Hair,<br />
Anderson,Tatham và William 2006). Theo đó, sig của kiểm định trên là 0,000 nên các biến có tương<br />
quan với nhau trong tổng thể. Với kết quả hệ số KMO và kiểm định Bartlett ở bảng 2 như trên cho<br />
thấy có đủ điều kiện để tiến hành phân tích nhân tố.<br />
<br />
Bảng 3: Phân Tích Nhân Tố Khám Phá EFA<br />
Nhân Tố<br />
Các Biến Quan sát<br />
1<br />
2<br />
3<br />
Yên tâm khi sử dụng hàng thực phẩm Việt Nam<br />
.812<br />
Hàm lượng chất bảo quản hàng thực phẩm Việt phù<br />
.804<br />
hợp<br />
Hàng thực phẩm Việt an toàn với sức khỏe<br />
.775<br />
Hài lòng về chất lượng hàng thực phẩm Việt Nam<br />
.655<br />
<br />
4<br />
<br />
5<br />
<br />
52<br />
<br />