Sau khi đọc bài viết “Điều cần quan tâm đối với học sinh thi khối C”trên Diễn đàn Dân trí, tôi muốn được trao đổi thêm về kinh nghiệm ôn luyện cũng như làm bài thi khối C. Cách đây 6 năm, tôi là một học sinh THPT học khá đều các môn, nhưng không giỏi môn nào mà chỉ được xếp vào hạng khá. Tôi là
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Cách ôn và làm bài thi khối C sao cho tốt
- Cách ôn và làm bài thi khối C sao cho tốt
Sau khi đọc bài viết “Điều cần quan tâm đối với học sinh thi khối C”trên
Diễn đàn Dân trí, tôi muốn được trao đổi thêm về kinh nghiệm ôn luyện
cũng như làm bài thi khối C.
Cách đây 6 năm, tôi là một học sinh THPT học khá đều các môn, nhưng
không giỏi môn nào mà chỉ được xếp vào hạng khá. Tôi là người khá
năng động, nhiệt tình trong phong trào của trường lớp nên được nhiều
thầy cô yêu mến. Vậy nên lúc làm hồ sơ thi đại học khi biết tôi chọn
khối C - một khối rất ít trường thi, nhiều thầy cô giáo đã khuyên tôi nên
thi khối A hoặc D. Lúc đó tôi cũng khá phân vân, nhưng cuối cùng vì
tâm hồn "thơ thẩn" yêu văn thơ tôi đã quyết định giữ vững lập trường là
thi vào khối C.
Năm đầu tiên tôi học rất chăm, ngày học, đêm cũng thức đến 1-2 h để
học. Nhưng thú thực tôi học tràn lan, sách gì liên quan cũng cố nhồi nhét
để đọc. Kết quả tôi thi được 16 điểm và vẫn trượt vỏ chuối vì vậy tôi lại
"dùi mài kinh sử" để thi tiếp năm thứ 2.
- Với kiến thức cơ bản tôi được học ở trường THPT cùng một số tài liệu
tham khảo (các tuyển tập đề thi, đáp án và thang điểm, sách nâng cao)
tôi tự ở nhà ôn mà không đến 1 lò luyện thi nào cả.
Năm thứ 2 tôi có nhiều thời gian hơn nên tôi mỗi buổi tôi chỉ học 2
tiếng. Tối 10h đã đi ngủ. Mẹ tôi thấy tôi không "chăm" như năm trước
nên cứ giục học bởi lo cho tôi lại trượt. Nhưng kết quả thật tuyệt, tôi
được 25 điểm đúng như khoảng điểm tôi dự đoán (Thi về tôi ngồi chấm
lại bài của mình và trừ đầu, trừ đuôi tôi đoán tầm 23,5 điểm là chắc
chắn). Sở dĩ tôi tự tin như vậy vì tôi biết mình đã ôn thi đúng hướng. Đó
là:
- Sắp xếp thời gian trong tuần đều cho các môn và Sắp xếp thời gian cho
việc học lý thuyết và thời gian luyện đề, tự chấm bài theo đáp án và
thang điểm như trong sách một cách hợp lý. Mỗi khi so sánh đáp án
trong sách và đáp án mình làm nếu mình có sai sót và thiếu ý gì thì mình
sẽ làm lại cho hoàn chỉnh. Như vậy sẽ nhớ rất chắc.
- - Chọn lọc một số sách để tham khảo, không tham khảo tràn lan, vì như
thế sẽ bị loạn kiến thức và mất nhiều thời gian.
- Khi vào phòng thi nên xem đề thi tổng thể một lượt và căn thời gian
phải hoàn thành cho mỗi câu (ví dụ câu 5 điểm mình căn phải hoàn
thành trong tầm 60-80 phút thì câu 2,5 điểm chỉ cho phép làm trong 35-
40 phút. Hạn chế việc viết dài viết tràn lan, nhất là với những câu có số
điểm không nhiều).
- Khi học nên gạch ý chính. Chỉ cần nhớ ý Bài viết tranh luận của
chính của từng chủ đề trong bài thì khi làm bài bạn về vấn đề này xin
sẽ tự khai triển được các ý bằng lời văn của gửi đến Diễn đàn Dân
chính mình trên cơ sở có sự tìm hiểu, khai thác trí qua địa chỉ e-mail:
những ý cần thiết từ một số sách tham khảo. thaolam@dantri.com.vn
- Nên đọc kỹ câu hỏi của đề thi, xem câu hỏi yêu cầu gì để có tư duy cho
phù hợp. Ví dụ trong 1 câu hỏi lịch sử là chứng minh quân dân ta đi từ
phòng ngự đến phản công và tấn công qua một số chiến dịch thì bạn
không thể nêu hoàn cảnh lịch sủ, diễn biến và ý nghĩa của các chiến dịch
- ấy một cách không logic, không nhằm tới chủ đề của câu hỏi. Cái cần
thiết là chứng minh, cho nên trên cơ sở của hoàn cảnh lịch sử, diễn biễn,
ý nghĩa của các chiến dịch cộng với lập luận của mình, bạn phải hướng
bài viết vào yêu cầu chính của câu hỏi. Không nên biết gì cũng viết tuốt
mà viết phải có chọn lọc xem có phù hợp với yêu cầu của câu hỏi không.
Nếu bạn không chú ý vấn đề này thì bạn sẽ bị lạc đề và điểm không
thể cao.
- Một điều nữa là bạn phải giữ được bình tĩnh trong phòng thi, đừng vì
bất cứ lý do gì mà cuống lên vì như thế bạn sẽ không đủ tỉnh táo để nhớ
và thể hiện được đúng "trình độ" của mình đâu.
- Một điều khác cũng không kém phần quan trọng, đó là khi bạn chưa
hoàn thành xong bài thi mà đã sắp hết giờ, bạn nên hướng đến kết luận
cho bài viết, mặc dù bạn còn muốn viết dài dài nữa mới đến kết luân,
nhưng vì thời gian không cho phép, bạn nên chú ý điều đó. Không nên
để bài viết của mình bị bỏ dở dang mà chưa kết luận.
- Hy vọng những kinh nghiệm của mình sẽ có tác dụng với các bạn thí
sinh chọn khối C trong mùa thi sắp tới này. Chúc các bạn thành công!