Cách phân loại về bệnh trĩ
lượt xem 5
download
Bệnh trĩ là một bệnh rất phổ biến ở cả nam và nữ. Y học cổ Trung quốc có câu “Thập nhân cửu trĩ” (Thiên hạ 10 người thì 9 người bị trĩ). Bệnh trĩ thường không nguy hiểm nhưng gây các triệu chứng rất khó chịu, như đau rát, ngứa, chảy máu, và đôi khi có thể tiến triển thành ung thư. - Bệnh trĩ, hay còn gọi là bệnh lòi dom theo dân gian, là bệnh được tạo thành do dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ (hay sự phình tĩnh mạch) ở mô xung quanh...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Cách phân loại về bệnh trĩ
- BỆNH TRĨ VÀ CÁCH PHÂN LOẠI 1. Bệnh trĩ là gì? - Bệnh trĩ là một bệnh rất phổ biến ở cả nam và nữ. Y học cổ Trung quốc có câu “Thập nhân cửu trĩ” (Thiên hạ 10 người thì 9 người bị trĩ). Bệnh trĩ thường không nguy hiểm nhưng gây các triệu chứng rất khó chịu, như đau rát, ngứa, chảy máu, và đôi khi có thể tiến triển thành ung thư. - Bệnh trĩ, hay còn gọi là bệnh lòi dom theo dân gian, là bệnh được tạo thành do dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ (hay sự phình tĩnh mạch) ở mô xung quanh hậu môn. Trong cơ thể mỗi chúng ta có những mạch máu được gọi là tĩnh mạch, với áp suất trong lòng mạch thấp và có nhiệm vụ chuyên chở máu về tim. Quanh lỗ hậu môn cũng có những bó tĩnh mạch này. Khi những bó tĩnh mạch trên bất thường bị to và dãn ra thì gây ra bệnh trĩ. Một chế độ ăn điển hình của người Mỹ với các loại thức ăn đã qua tinh chế, chế biến sẵn, ít các loại ngũ cốc và các thức ăn nhuận tràng làm cho khó tiêu và gây nên chứng táo bón.Chính chứng táo bón này làm tăng áp lực trong lòng các bó tĩnh mạch quanh hậu môn. Chúng to lên, dãn ra và gây bệnh Trĩ.Bệnh trĩ khá phổ biến. Hầu như ai cũng đã từng có những triệu chứng của bệnh này trong suốt cuộc đời. Tỉ lệ nam nữ bị bệnh là như nhau. 2. Phân loại:
- Niêm mạc ống hậu môn được chia làm hai vùng khác nhau dọc theo chiều dài của ống bằng một đường gọi là đường lược. Vùng niêm mạc nằm trên đường này thì không có thần kinh cảm nhận cảm giác đau, còn vùng niêm mạc nằm dưới đường này thì có cảm giác đau. Nếu các xoang tĩnh mạch trĩ trên (trực tràng trên) phồng to, trĩ được hình thành ở trên đường lược và được gọi là trĩ nội. Nếu các xoang tĩnh mạch trĩ dưới (trực tràng dưới) phồng to, trĩ được hình thành ở dưới đường lược và được gọi là trĩ ngoại. Do có sự thông nối giữa hệ tĩnh mạch trĩ trên và hệ tĩnh mạch trĩ dưới, sự tăng áp lực ở xoang tĩnh mạch trĩ trên tất yếu sẽ dẫn đến sự tăng áp lực ở xoang tĩnh mạch trĩ dưới. Như vậy Bệnh Trĩ được chia làm hai nhóm chính : Bệnh trĩ Nội và Bệnh trĩ Ngoại. 2.1. Đặc điểm của trĩ nội - Xuất phát ở bên trên đường lược - Bề mặt là lớp niêm mạc của ống hậu môn - Không có thần kinh cảm giác - Diễn tiến và biến chứng: chảy máu, sa, nghẹt, viêm da quanh hậu môn. - Tuỳ theo diễn tiến, được phân thành bốn độ: Độ 1: mới hình thành, chảy máu là triệu chứng chính Độ 2: búi trĩ sa ra ngoài khi đi tiêu nhưng tự lên Độ 3: búi trĩ sa ra ngoài khi đi tiêu, phải đẩy mới lên được Độ 4: búi trĩ sa ra ngoài thường trực và có thể bị thắt nghẹt, dẫn đến hoại tử 2.1. Đặc điểm của trĩ ngoại: - Xuất phát bên dưới đường lược - Bề mặt là lớp biểu mô lát tầng- Có thần kinh cảm giác - Diễn tiến và biến chứng: đau (do thuyên tắc), mẩu da thừa Ngoài ra còn có thêm Bệnh Trĩ hỗn hợp: Tức là trên cùng một bệnh nhân xuất hiện cả trĩ nội và trĩ ngoại. Thông thường, khi diễn tiến lâu ngày, phần trĩ nội và phần trĩ ngoại sẽ liên kết với nhau, tạo thành trĩ hỗn hợp. Búi trĩ nội, khi đã sa tới độ 3, thường hiện diện dưới hình thái trĩ hỗn hợp.
- BỆNH TRĨ: CÁCH PHÒNG NGỪA VÀ ĐIỀU TRỊ Sự tiến bộ y học, kiến thức giờ đây sẽ giúp cho bệnh nhân trĩ giải quyết được vấn đề không khó khăn và tập hợp hàng loạt lời khuyên sau đây có thể sẽ giúp bạn giảm đi đáng kể đau đớn từ căn bệnh quái ác này. 1. Ăn uống đúng cách Việc ăn uống đúng cách có thể làm một người bị bệnh trĩ nặng giảm hơn một nửa nỗi khó chịu, và có thể làm tiêu tan gần hết bệnh của một người ở thời kỳ nhẹ hay trung bình. Cứ ngon, cay, chua, ngọt là hợp khẩu vị bạn? Thật tai hại, hợp khẩu vị có thể sẽ trở thành tác nhân khiến cho bệnh trĩ trầm trọng… Hãy ăn uống đúng cách, vẫn ăn ngon nhưng khoa học hơn sẽ giúp bệnh trĩ giảm hoặc tiêu tan khi mới bị. - Uống nhiều nước, nó sẽ giúp bạn đi tiêu dễ dàng, không bị táo bón hoặc đặc phân, điều này rất có ý nghĩa ngay cả khi mới bị bệnh hoặc khi đang phòng tránh bệnh. - Hạn chế ăn muối và kiêng các chất gia vị cay, nóng, cà phê, rượu, những thực phẩm chứa chất cafein. Muối có khuynh hướng giữ nước lại trong cơ thể, làm các tế bào và mạch máu trương căng ra, làm nặng hơn triệu chứng bệnh trĩ. Những gia vị cay, nóng và chất kích thích thường tạo cảm giác khó chịu khi phân đi qua hậu môn. - Ăn nhạt, sử dụng ít muối hơn. Nó giúp cho nước không còn được giữ lại nhiều trong cơ thể (để trung hoà lượng muối). Tránh những chất có vị cay nặng, nóng hoặc chất kích thích như rượu, café. Tại sao lại tránh các chất có vị cay, nóng, nó cũng giống như có một
- hòn than nóng đi qua hậu môn mỗi khi bạn đi ngoài! Tất cả những chất nói trên làm cho triệu chứng bệnh trĩ ngày càng nặng hơn. 2. Lao động vừa phải Khi lao động nặng, hoặc khiêng vật nặng, bạn sẽ phải gồng mình lên khi đó các tĩnh mạch trở nên bị căng phồng lên. Đồng thời hệ tuần hoàn bị tăng áp lực, những chỗ “yếu” như các búi trĩ sẽ có thể chuyển trạng thái tệ hơn.Cũng trong trường hợp này, bệnh trĩ có thể đến từ một nguyên nhân ngớ ngẩn như thường xuyên phải gồng mình lên (giống như khi tập thể hình chẳng hạn)… 3. Béo hoặc có thai dễ “dính” Bào thai ngày càng lớn làm sức nặng đè lên các tế bào và mạch máu tại hậu môn dễ khiến sinh ra bệnh trĩ. Điều này cũng tương tự như những người bị béo phì. Bạn có thể nằm nghiêng sang trái, nó sẽ giúp giảm áp lực tĩnh mạnh ở hậu môn làm giảm nguy cơ bị trĩ hoặc không làm tăng nặng bệnh. 4. Rửa sạch hậu môn sau khi đi vệ sinh Đó là một thói quen cực tốt. Rửa hậu môn không chỉ sạch hơn, nó còn giảm đáng kể đau đớn khi bị bệnh trĩ. Việc lau chùi bằng giấy khô sẽ làm bệnh trầm trọng hơn và tất nhiên, bạn sẽ bị đau rát. Nếu bạn không có điều kiện rửa hoặc chỉ đơn giản là không thích, bạn có thể nên dùng loại giấy có độ ẩm (loại sử dụng để lau mặt, có giữ ẩm). 5. Ngâm nước muối ấm Ngâm nước muối âm khoảng 15 phút mỗi ngày có thể xoa dịu nỗi đau đớn khi bị trĩ. Nhiều bác sĩ có lời khuyên này dựa vào kinh nghiệm của họ trong nhiều năm. Bạn có thể thực hiện việc này rất đơn giản bằng chầu nước hoặc sử dụng bốn tắm nếu có. 6. Sinh hoạt và tập luyện khoa học Bạn có thể sẽ không tin rằng công việc đứng lâu, ngồi lâu sẽ dễ bị trĩ, nhưng sự thật là
- như vậy. Các công việc đứng lâu hoặc ngồi lâu sẽ làm ảnh hưởng đến tuần hoàn máu ở khoang xương chậu làm cho ứ máu và căng tĩnh mạch trĩ. Tăng cường vận động cơ bắp một cách khoa học, kiên trì tập luyện một môn thể thao đều và liên tục. Bơi lội luôn là một môn thể thao được để nghị để phòng bệnh trĩ. Ngoài ra, chạy bộ, đi bộ cũng có các tác dụng khác nhau. Một yếu tố nữa đó là chọn một giờ “hợp lý nhất” để dần dần chuyển qua đi đại tiện vào đúng giờ đó, mỗi ngày nên đi một lần. Hạn chế sinh hoạt tình dục nếu bị trĩ hoặc bệnh đang nặng hơn. Nên tập khí công và có thể áp dụng các phương pháp như sau: - Đứng thẳng, khớp gối duỗi thẳng, đặt hai bàn tay ôm lấy khớp gối, đồng thời nhíu hậu môn co lên, giữ càng lâu càng tốt, mỗi ngày tập 2 lần; - Có thể nằm, ngồi hoặc đứng, dùng ý niệm để co thót hậu môn hoặc thả lỏng hậu môn. Khi hít vào thì co thót hậu môn, khi thở ra thì thả lỏng hậu môn, mỗi ngày tập 2 lần, mỗi lần khoảng 20 lần; - Toàn thân thả lỏng, tưởng tượng có một khối khí nhỏ ở giữa bụng, đẩy khối khí này quay quanh rốn 36 vòng theo chiều kim đồng hồ, rồi nhập vào đan điền. Làm liên tục 3 lần như vậy, chú ý giữ ý niệm ở đan điền khoảng 3 phút, thời gian mỗi lần tập khoảng 15 phút, mỗi ngày tập hai lần. 7. Dùng thuốc: Trong trường hợp nên đến Bệnh viện khám và uống thuốc theo đơn của Bác Sỹ. Ngoài ra có thể uống thêm Vỏ hạt mã đề Ấn Độ (Thảo dược OVATA), mỗi ngày 1 gói. Vỏ hạt mã đề có tác dụng: - Bổ xung chất xơ cho cơ thể giúp nhuận tràng. - Trị táo bón - Trị bệnh trĩ - Trị dứt tiêu chảy & các hội chứng ruột kích thích (hiện tượng thường gặp ở những người uống bia nhiều)
- - Giảm cholesterol- Ngăn ngừa và chống tái phát ung thư đại tràng - Cân bằng estrogen ở phụ nữ
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Bệnh lao phổi - ThS.BS. Nguyễn Như Vinh
22 p | 428 | 75
-
Bệnh Trĩ (Phần 1)
6 p | 155 | 33
-
bệnh trĩ và cách điều trị: phần 1
54 p | 83 | 19
-
Giải đáp thắc mắc về bệnh đái tháo đường – Kỳ 1
6 p | 127 | 14
-
Bài giảng Cập nhật về xử trí rung nhĩ 2016 - GS. TS. Nguyễn Lân Việt
33 p | 178 | 9
-
10 câu hỏi về bệnh viêm tai ở trẻ em
6 p | 157 | 9
-
Bệnh cao huyết áp và cách điều trị: Phần 1
148 p | 54 | 7
-
Một số điều cần biết về bệnh trĩ
8 p | 106 | 7
-
Đánh giá kết quả điều trị gãy kín mâm chày theo phân loại Schatzker V, VI bằng nẹp khóa tại Bệnh viện Việt Đức
6 p | 47 | 5
-
Bài giảng Chăm sóc người bệnh cấp cứu: Bài 5 - CNĐD. Nguyễn Thị Thu Hà
49 p | 35 | 4
-
Chẩn đoán và xử trí những rối loạn có kinh giật ở trẻ em
7 p | 65 | 4
-
Làm cách nào để tránh bệnh trĩ
5 p | 95 | 4
-
Tổng quan về bệnh ghép chống chủ cấp trên bệnh nhân ghép tế bào gốc tạo máu đồng loại
8 p | 77 | 3
-
Bài giảng Phân loại giai đoạn lâm sàng & miễn dịch ở trẻ nhiễm HIV
31 p | 78 | 3
-
Bệnh trĩ và cách phòng ngừaTrĩ
6 p | 70 | 2
-
Đánh giá phân loại các bệnh về mắt bằng ResNet trên bộ dữ liệu hình ảnh chụp võng mạc thu thập từ Bệnh viện Tái Bình
8 p | 9 | 2
-
Bài giảng Đại cương về bệnh đái tháo đường - TS. Đặng Nguyễn Đoan Trang
51 p | 1 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn