intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cách tìm việc hiệu quả

Chia sẻ: Thuy Trang | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:24

155
lượt xem
29
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Người tìm việc có thể bằng nhiều cách để tìm một công việc phù hợp. Internet là một trong những phương tiện được sử dụng nhiều. Thế nhưng, có một cách tìm việc truyền thống mang lại hiệu quả khá cao, nếu bạn thực hiện đầy đủ các bước cần thiết. Phương pháp đó có tên gọi khá dài dòng: Ðiện thoại người nghe không mong đợi (cold calling).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cách tìm việc hiệu quả

  1. Cold calling: Một cách tìm việc hiệu quả Người tìm việc có thể bằng nhiều cách để tìm một công việc phù hợp. Internet là một trong những phương tiện được sử dụng nhiều. Thế nhưng, có một cách tìm việc truyền thống mang lại hiệu quả khá cao, nếu bạn thực hiện đầy đủ các bước cần thiết. Phương pháp đó có tên gọi khá dài dòng: Ðiện thoại người nghe không mong đợi (cold calling). Ðầu tiên, bạn hãy lập danh sách tất cả những công ty bạn thích làm việc cho họ, và đừng lo lắng rằng danh sách của mình quá dài. Thật ra, bạn cần có một danh sách dài vì điều đó có nghĩa là cơ hội tìm được việc làm của bạn sẽ nhiều hơn. Bạn có thể lập danh sách này theo vị trí địa lý, ngành nghề, xếp hạng từ loại công ty tốt nhất đến loại chấp nhận được, hay theo bất kỳ trật tự nào bạn thích. Bước thứ 2 là thu thập tất cả tên người có chức năng và quyền hạn cho bạn một việc làm. Ðể thực hiện được điều này, bạn hãy gọi điện thoại tới từng công ty trong danh sách và hỏi nhân viên tiếp tân tại đó để biết tên và chức danh của người giám đốc sẽ trực tiếp tuyển bạn trong lĩnh vực bạn có “sở trường”. Ðừng buộc những người tiếp tân phải cho bạn biết tên của giám đốc phụ trách nguồn nhân lực. Bước này quan trọng bởi các giám đốc tuyển người trực tiếp thường “vất đi” bất kỳ lá thư nào không gửi trực tiếp tới họ. Bước thứ 3 là viết một thư gửi kèm theo (covering letter) thật “hào hứng”. Khi gửi những lá thư này đi nhiều nơi, bạn phải đảm bảo có nêu tên cá nhân người nhận. Nếu có thể, bạn hãy nói một chút về công ty để
  2. cho thấy rằng bạn có sự chuẩn bị kiến thức nhất định về nơi xin việc. Nên nhớ rằng thư gửi kèm cực kỳ quan trọng do nó đóng vai trò là điểm tiếp xúc đầu tiên với nhà tuyển dụng. Nên tham khảo kỹ cách viết thư gửi kèm. Ngoài ra, bản lý lịch mà bạn gửi cho các nhà tuyển dụng cũng cần phải sạch sẽ. Bước thứ 4 là liên hệ với những người bạn gửi thư tới trong bước trước. Ðối với nhiều người, đây là bước khó nhất vì nó đòi hỏi bạn phải gọi điện thoại liên lạc với những người này và dàn xếp một cuộc phỏng vấn. Hãy bền chí ngay cả trong trường hợp các nhà tuyển dụng tiềm năng nói rằng họ không có chỗ làm trống, nhưng không nên quá thô bạo hay hấp tấp. Nếu nhà tuyển dụng tiềm năng không muốn thu xếp một cuộc phỏng vấn tìm việc, bạn nên yêu cầu có một cuộc phỏng vấn thông tin. Vì qua cuộc phỏng vấn này, ngoài kiến thức, bạn còn có thể mở rộng quan hệ với nhiều quan chức hơn. Nếu họ không chấp nhận, bạn có thể yêu cầu họ giới thiệu hồ sơ của bạn cho những nhà tuyển dụng khác như những tài liệu tham khảo. Nếu thực hiện hết những bước nói trên, bạn sẽ sớm nhận thấy đây là một phương pháp tìm việc khá thành công. Dĩ nhiên, đây không phải là phương pháp duy nhất bạn cần làm khi tìm việc, vì nhiều khi việc làm đến tay bạn là kết quả của một sự kết hợp nhiều phương pháp tìm việc khác nhau. Lần đầu tìm việc làm thêm
  3. (Sức trẻ VN) – Khi bạn chưa có chút kinh nghiệm nào, bạn có thể thấy khó khăn khi lần đầu tiên tìm việc làm thêm. Nhưng luôn có những chỉ dẫn hữu ích giúp bạn thành công. Chuẩn bị kế hoạch tìm việc Đây là bước không thể thiếu và phải được làm ngay trước khi bạn bước chân ra cửa. Không chỉ là giấy tờ, hồ sơ cần thiết, bạn còn phải xác định tâm lý mình đã thực sự sẵn sàng chấp nhận thử thách hay chưa. Một bản tóm tắt cá nhân đơn giản Rất nhiều bạn lần đầu tiên đi tìm việc không nghĩ rằng mình cần phải có một bản tóm tắt cá nhân quá trình làm việc và kinh nghiệm (resume). Lý do đơn giản là: “Mình chưa có kinh nghiệm đi làm ở đâu, vậy cần gì đến resume?” Nhưng có 2 lý do khiến bạn thực sự phải quan tâm đến việc hoàn thành một resume trong hồ sơ xin việc của mình nếu muốn thành công ngay từ lần tìm việc đầu tiên. Thông qua bản tóm tắt đó, bạn có thể giúp các nhà tuyển dụng thấy được những nỗ lực của bạn trong quá trình tìm kiếm công việc như thế nào. Resume cho phép bạn thể hiện những nét tiêu biểu của bản thân mà bạn
  4. muốn nhà tuyển dụng ghi nhớ. Ngay cả khi bạn chưa từng có chút kinh nghiệm nào, bạn vẫn có thể giới thiệu với họ bạn là ai, điểm mạnh của bạn là gì. Nếu tất cả những gì bạn làm mới chỉ là các công việc gia đình như trông em, đừng ngần ngại viết vào mục tóm tắt quá trình làm việc. Bạn có thể liệt kê những khó khăn và kinh nghiệm thu được khi làm nhiệm vụ chăm nom này. Ngoại hình Hãy chắc chắn rằng khi bạn bước ra cửa lớn, bạn phải trông thật gọn gàng, lịch sự. Không cần thiết phải trang bị cho mình một bộ comple quá sang trọng, chỉ cần bạn trông thật chỉnh tề. Chuẩn bị danh sách những nơi bạn sẽ xin việc Có rất nhiều cách để tìm kiếm các nhà tuyển dụng và danh sách việc làm. Các trang web giới thiệu việc làm là lựa chọn thuận tiện nhất dành cho bạn. Một tờ báo địa phương, trung tâm tư vấn nghề nghiệp của trường hay hỏi thăm những người xung quanh, bạn đã có thể lên một danh sách dài các công việc có thể đáp ứng được. Thậm chí, bạn có thể thêm vào danh sách đó những công việc mà bạn
  5. thấy thích như làm ở vườn thú, trông coi quán điện tử… Trực tiếp đến hỏi người quản lý và thể hiện bạn sẵn sàng như thế nào ngay cả khi những việc đó không được quảng cáo. Chuẩn bị cho việc bị “từ chối” Trước khi bạn nộp hồ sơ xin việc vào một nơi nào đó, hãy chuẩn bị tâm lý rất có thể bạn nhận được một câu nói “không”. Điều đó hoàn toàn bình thường. Không có bất kỳ ai thành công trong mỗi lần họ tìm việc. Tuy nhiên, điều quan trọng là phản ứng của bạn khi người quản lý nói: “Xin lỗi, chúng tôi không cần tuyển người cho vị trí này nữa.” Không bộc lộ thái độ gì khác lạ, hãy nhẹ nhàng trả lời: “Vậy nếu ông cần một nhân viên trong tương lai, ông có thể liên hệ với tôi. Tôi xin gửi lại một bộ hồ sơ. Cảm ơn ông rất nhiều đã dành thời gian cho tôi.” Điều này sẽ giúp bạn khẳng định với người quản lý đó rằng bạn thực sự nghiêm túc trong khi tìm việc và muốn theo đuổi những gì đang làm. Nếu bạn quay gót bước đi luôn, đó sẽ không phải là giải pháp hay cho một người trưởng thành đi xin việc. Luôn đứng thẳng và tỏ ra thật chững chạc Bước vào công ty nơi bạn muốn nộp hồ sơ xin việc một cách tự tin và hãy giữ đầu thẳng, ánh mắt nhìn đầy hào hứng. Đó là ấn tượng tốt đẹp ban đầu bạn có thể tạo ra. Nếu bạn rụt rè, e ngại, bạn có thể đánh mất cơ hội của mình vì người
  6. quản lý sẽ đánh giá khả năng giao tiếp của bạn không tốt. Xin việc: 5 thắc mắc phổ biến Lâu nay những người phụ trách tuyển dụng của chúng tôi dành rất nhiều thời gian cho việc nhận hồ sơ dự tuyển và trả lời những thắc mắc của ứng viên. Xin được thống kê, ghi lại năm câu hỏi mà ứng viên thường thắc mắc nhất, như một chia sẻ với các bạn trẻ đang tìm việc làm. 1. Hồ sơ gồm những gì? Trừ phi bạn ứng tuyển vào một cơ quan nhà nước hoặc những nơi có qui định hồ sơ dự tuyển chặt chẽ, còn thì bạn sẽ trở nên ngô nghê vô cùng nếu đặt câu hỏi ấy với nhà tuyển dụng. Nếu các thông báo tuyển dụng không nêu rõ yêu cầu hồ sơ gồm những gì, rất có thể nhà tuyển dụng muốn để ứng viên thể hiện khả năng sáng tạo của mình trong cách làm một bộ hồ sơ. Trong nhiều trường hợp, cái mà người tuyển dụng muốn xem ở hồ sơ của bạn không phải là đơn xin việc, sơ yếu lý lịch theo mẫu in sẵn bày bán tại các tiệm photocopy. Cái họ muốn xem là khả năng trình bày của bạn về bản thân, các kỹ năng cụ thể của bạn, là những gì bạn muốn làm và có thể làm. Những thứ ấy được thể hiện qua thư dự tuyển và lý lịch tự thuật mà sự chân thật và độc đáo tỉ lệ nghịch với mức độ viết theo “văn mẫu”. Ngoài ra, bộ hồ sơ của bạn sẽ có độ tin cậy cao hơn nếu có được thư
  7. giới thiệu về năng lực của bạn (từ thầy giáo hoặc sếp cũ), hoặc kèm theo các sản phẩm mình đã làm được. 2. Tôi chưa có bằng cấp, dự tuyển được không? Ở đây có sự khác biệt giữa các cơ quan nhà nước với khối ngoài quốc doanh. Muốn làm công chức thì bằng cấp theo yêu cầu là điều kiện cần. Ngược lại, khi nộp hồ sơ vào những công ty ngoài quốc doanh, nếu bạn nộp quá nhiều bằng cấp mình đã “sưu tầm” được, có khi người nhận hồ sơ lại... ngại vì họ sẽ phải mất thời gian trả lại hồ sơ nếu bạn bị loại hoặc tự rút lui. Còn với nhiều công ty nước ngoài, ngay cả khi thông báo tuyển dụng yêu cầu trình độ học vấn, thì một người thiếu bằng cấp nhưng có những năng lực phù hợp vẫn có thể hi vọng mình có cơ hội dự tuyển, thậm chí trúng tuyển...
  8. Một câu chuyện có thật: trong qui trình 3. Bao giờ hết hạn nộp hồ tuyển dụng của một công ty, ứng viên qua sơ? vòng sơ tuyển sẽ được nhận một đề thi Có những loại công việc mà tuyển gửi qua email. nhà tuyển dụng cho rằng chỉ Nhiều ứng viên không biết điều đó, đem cần hô lên một tiếng là nhận hồ sơ nộp trực tiếp, không cung cấp một hồ sơ mệt xỉu thì thời hạn địa chỉ email nào để liên lạc. nhận hồ sơ sẽ được thông báo cụ thể. Mệt mỏi vì cứ phải giải thích đi giải thích lại, cô nhân viên tiếp nhận hồ sơ đã từ Còn khi nhà tuyển dụng chối hồ sơ của anh chàng với lời giải không thông báo gì về thời thích khá sơ sài và lạnh nhạt. Cô bảo: khi hạn ấy, có thể đó là những nào có địa chỉ email anh hãy quay lại. nơi có kế hoạch tuyển dụng và phát triển dài hạn. Đó là một anh chàng đẹp trai với khuôn mặt hiền lành thất vọng quay bước. Cô 4. Nếu gia nhập, tôi có được nhân viên này sau đó cứ áy náy mãi, tâm đào tạo không? sự rằng cô rất mong anh quay lại để Nhiều người đặt câu hỏi này “đền bù” gấp đôi sự niềm nở mà cô dành ngay từ khi họ chưa nộp hồ cho người khác (!). sơ, và nhà tuyển dụng còn chưa biết họ là ai. Thực tế, phần nhiều những người bày tỏ mối băn khoăn ấy với nhà tuyển dụng là những người thiếu tự tin, những người mới ra trường. Những người tự tin và thông minh thì khác. Họ biết cách chủ động chứng tỏ cho nhà tuyển dụng thấy rằng họ xứng đáng để được đào tạo.
  9. Thông thường doanh nghiệp không tiếc rẻ công sức, kinh phí để đào tạo hoặc gửi nhân viên tham gia các khóa đào tạo nếu mang lại hiệu quả. Đồng thời, nếu bạn thật sự quan tâm đến phát triển bản thân, cách tốt nhất là bạn tự đào tạo trước. Nếu bạn là nhân viên có tiềm năng, chưa chắc doanh nghiệp đã có chính sách đào tạo phù hợp với bạn. Nhưng nếu không có tiềm năng thì chắc chắn những cơ hội đào tạo hấp dẫn sẽ không thuộc về bạn. 5. Mức lương ở đây thế nào? Đối với những vị trí mà mức lương đã được ấn định, bạn sẽ có câu trả lời cụ thể. Ngược lại, nếu nhà tuyển dụng không nói rõ lương bao nhiêu, nếu hỏi ngay chưa chắc bạn đã lọt qua sơ tuyển, nhà tuyển dụng cũng không muốn hoặc không thể trả lời cụ thể. Họ cũng phải giữ bí mật về chính sách lương của công ty, hoặc việc quyết định mức lương phải dựa trên kết quả thi tuyển, năng lực, kinh nghiệm, nguyện vọng... của ứng viên Chiến thuật tìm việc hiệu quả Bạn đã đăng hồ sơ xin việc của mình lên mạng và thậm chí nộp đơn cho vài vị trí mà bạn thấy liệt kê ở đấy. Bạn cũng đang lùng kiếm như điên các thông báo tìm người trên báo, gửi thư giới thiệu và đơn xin việc cho những hồ sơ tuyển dụng phù hợp với bạn. Bạn đã đăng hồ sơ xin việc của mình lên mạng và thậm chí nộp đơn cho vài vị trí mà bạn thấy liệt kê ở đấy. Bạn cũng đang lùng kiếm như điên
  10. các thông báo tìm người trên báo, gửi thư giới thiệu và đơn xin việc cho những hồ sơ tuyển dụng phù hợp với bạn. Còn việc nào khác mà bạn có thể làm để tìm việc? Hết rồi! Thật ra, chiến thuật tìm việc của bạn càng đa dạng thì càng hiệu quả. Sau đây là tám chiến thuật mà bạn có thể sử dụng để lần theo các cơ hội nghề nghiệp: Liên lạc các tổ chức nghề nghiệp trong lĩnh vực của bạn Các tổ chức nghề nghiệp toàn quốc, trong khu vực hoặc địa phương tồn tại phần nhiều là để giúp đỡ phát triển sự nghiệp của các thành viên. Nhiều tổ chức còn liệt kê các công việc cụ thể thuộc chuyên ngành trên trang web hoặc trong các ấn phẩm của họ. Tham quan các trang web của công ty hoặc tổ chức Nhiều công ty và tổ chức liệt kê các vị trí còn trống của mình trên web site riêng của họ (thường là dưới các đề mục “Nghề nghiệp” hoặc “Cơ hội việc làm”). Nộp hồ sơ trực tiếp cho tổ chức bạn quan tâm Bạn có biết chính xác là mình muốn làm việc cho công ty X hoặc tổ chức Y? Nếu thế, hãy gửi một lá thư giới thiệu viết cẩn thận cùng đơn xin việc thẳng cho công ty, hoặc cho phòng nhân sự hoặc, thường hiệu quả hơn, cho người có khả năng quyết định tuyển người cho bộ phận bạn quan tâm. Không dễ dàng để biết được chính xác người cần liên lạc; thông thường, bạn sẽ phải tự đào sâu tìm hiểu.
  11. Tìm đến trung tâm hướng nghiệp ở trường đại học Hầu hết các trường đại học đều có một trung tâm hướng nghiệp với đội ngũ nhân viên là các chuyên viên tư vấn cùng những chuyên gia khác nhằm giúp đỡ các sinh viên quan tâm đến việc phát triển sự nghiệp. Tận dụng các dịch vụ hỗ trợ ngay bên mình, bởi lẽ tiền học phí của bạn đã bao gồm luôn các khoản đó. Tham dự các hội chợ việc làm Nhiều thành phố, đặc biệt là các thành phố lớn, tổ chức các hội chợ việc làm ở những địa điểm khác nhau trong năm. Hầu hết các trường đại học cũng có tổ chức hội chợ việc làm riêng của cá nhân trường hoặc kết hợp với các cơ sở khác. Hội chợ việc làm là cơ hội hiếm hoi đưa nhà tuyển dụng đến với bạn. Do vậy, hãy tham dự các hội chợ việc làm bất cứ lúc nào có thể. Sử dụng Trung tâm tuyển dụng hoặc các công ty săn đầu người Bên ngoài có các công ty chuyên giúp mọi người tìm việc. Một số trong đó thậm chí chỉ nhắm vào sinh viên đại học và những sinh viên mới tốt nghiệp. Rất có thể bạn sẽ tìm được sự giúp đỡ từ họ. Tuy nhiên, có một điều nên thận trọng: mặc dù hầu hết các tổ chức này nhận phí phục vụ từ nhà tuyển dụng (chứ không phải bạn, người tìm việc), một vài nơi lại kiếm tiền từ phía bạn. Do vậy hãy cẩn thận và nắm chắc rằng ai sẽ trả phí. Xem xét những công việc ngắn hạn Thông thường, bằng cách làm việc ngắn hạn cho một công ty, bạn có thể được tuyển dụng cho vị trí toàn thời gian, một vị trí chính thức, ổn
  12. định mà sau này có thể xuất hiện. Thậm chí khi nó không xuất hiện, công việc thời vụ cũng có thể giúp bạn tiếp cận với nhiều công ty khác nhau, gặp gỡ những người cùng ngành nghề yêu thích và nhận được mức lương tương đối khá. Phương pháp tìm việc của bạn càng đa dạng thì bạn càng phát hiện ra nhiều cơ hội nghề nghiệp, càng tìm thấy nhiều cơ may và cuối cùng, nhận được công việc bạn thật sự thích thú. Những "nhược điểm" của ứng viên xin việc Có những sai lầm tưởng chừng như nhỏ nhặt mà bạn có thể gặp phải trong lúc đi tìm việc! Những lời khuyên sau sẽ giúp bạn bỏ qua những "hạt sạn" ấy... Đọc và làm theo những chỉ dẫn. Những đơn xin việc thường có một cách viết giống nhau và đề nghị một mức lương quá "rụt rè"! Bạn có đang tự mình đầu tư, sáng tạo trong việc viết đơn xin việc hay chỉ điền vào mẫu đơn có sẵn một cách máy móc? Bạn nên tự thảo cho mình một mẫu đơn xin việc, dựa trên cái nền có sẵn và thêm vào đó những chi tiết nổi bật về chính bạn - đặc biệt những chi tiết ấy phù hợp cho công việc bạn đang ứng cử. Một bản sơ yếu lý lịch nghèo nàn. Hãy ngừng viết về những sở thích của bạn, mà hãy bắt đầu viết về sự thay đổi mà bạn sẽ làm cho công việc của bạn sắp tới. Không kiểm tra cẩn thận. Đừng quên xem lại những lời tựa đầu, địa
  13. chỉ, ngay cả tên của bạn trong những bản sơ yếu lý lịch mà bạn sắp gửi đi. Những lỗi nhỏ về chính tả hoặc những sơ suất nhỏ cũng có thể làm hỏng một cơ hội lớn. Không biết điểm yếu của bạn. Thường thì không có ứng viên nào đáp ứng mọi điều mà hội đồng tuyển dụng mong muốn. Do vậy, bạn đừng quá căng thẳng khi biết rằng bạn có một vài điểm chưa được xuất sắc như bạn mong muốn. Nếu bạn đã bỏ lỡ cơ hội phát triển một kỹ năng nào đó trong thời gian qua, hãy tự nhìn nhận điểm yếu đấy, nhưng ngay sau đó hãy nhấn mạnh về những kỹ năng và kinh nghiệm tốt khác mà bạn có - những điều này sẽ giúp bạn "lấp" được khuyết điểm một cách nhanh chóng. Sự "tò mò" là chìa khóa. Trong quá trình phỏng vấn, nếu ứng viên xin việc chỉ biết trả lời những câu hỏi được đặt ra mà không có một sự quan tâm hỏi lại nào (nếu cần thiết), ví dụ như vị trí công việc, hay nhóm làm việc cùng với bạn trong tương lai... thì bạn sẽ có thể hơi bị mất điểm đi một chút đấy! Không có ý kiến thứ hai. Gửi bản sơ yếu lý lịch, đơn xin việc cho một người bạn, một đồng nghiệp, một chuyên gia tư vấn nghề nghiệp chẳng hạn - sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát hơn. Họ sẽ giúp bạn phát hiện phần nào cần điền thêm vào, phần nào cần bỏ bớt đi! Bạn đừng ái ngại khi chia sẻ với họ những điều này. Đôi mắt của người ngoài sẽ giúp sơ yếu lý lịch hay đơn xin việc của bạn tăng thêm sức mạnh... "Rớt đài" từ những điều sơ đẳng... Nhiều người lao động không hiểu tại sao mình bị "rớt đài" sau các vòng
  14. thi tuyển, dù rằng mình cũng có bằng cấp, chuyên môn "đầy mình". Thực tế, những nguyên nhân tưởng chừng rất nhỏ song cũng đủ khiến nhà tuyển dụng thẳng tay loại bạn ra khỏi danh sách ứng viên, nhất là các công ty lớn và công ty đa quốc gia. Đi dự tuyển hay... đi chợ? Chị Trịnh Thanh Trang - phụ trách phòng Nhân sự Công ty Dịch thuật ngôn ngữ Best (Mỹ) nhận xét, nhiều người đến phỏng vấn trong bộ dạng không khác gì "đi chợ". Họ đến phỏng vấn khi đã quá trễ giờ hoặc chờ đến lượt mình phỏng vấn thì đột ngột gọi điện lại xin hẹn giờ khác... Trong khi đó, anh Nguyễn Văn Sáng - Trưởng phòng Cung ứng lao động, Trung tâm Dịch vụ việc làm Thanh niên (Thành Đoàn TP.HCM) cho biết, các nhân viên tuyển dụng lao động ở đây không thể nào không "ấn tượng" với một số bạn trẻ vào đăng ký việc làm mà khẩu trang vẫn bịt kín trên mặt; bao tay cũng không "thèm" tháo ra cho lịch sự... Theo anh Sáng, nhiều nhà tuyển dụng từng lên tiếng phàn nàn rằng họ thấy "mệt mỏi" trước những người lao động không chịu chuẩn bị những vấn đề cơ bản trước khi bước vào dự tuyển. Hồ sơ xin việc thì hết sức sơ sài, cẩu thả hoặc quá dài dòng; hiểu "lơ tơ mơ" về công việc, công ty mà mình định "đầu quân" vào. Thậm chí, có người đã copy đơn xin việc (bằng tiếng Anh) của một người bạn (vì thấy hay quá (!). Đến khi nhà tuyển dụng đọc đơn xin việc mới "tá hỏa": "Tôi biết Coca
  15. Cola là một đơn vị nổi tiếng về sản xuất bột giặt trên thế giới!”. Chìa khóa thành công: Thái độ là quan trọng Được một công ty dược Hàn Quốc tuyển dụng vào làm vài tuần, anh Nguyễn Huy Vượng (ngụ 22A/16 Hồ Bá Kiệm, P.6, Q.10, TP. HCM) chia sẻ kinh nghiệm chỉ bằng cụm từ ngắn gọn: "Hãy tự tin!". Nhớ lại những lần thất bại "chua cay" trước đây, anh thừa nhận nguyên nhân chủ yếu là do trạng thái không tự tin, đi dự tuyển việc làm mà như đi cầu cạnh, xin xỏ người ta. Tuy nhiên, sự tự tin thái quá, phô trương những kiến thức bằng cách "vung tay vung chân", thao thao bất tuyệt về những điều không ăn nhập với vị trí dự tuyển... cũng đủ khiến người lao động bị "nốc-ao" ngay trên "sàn" tuyển dụng. Chị Nguyễn Vân Thủy - Trưởng phòng Hành chính nhân sự Công ty LG (liên doanh Hàn Quốc - Việt Nam) tại TP.HCM nhận xét: "Nhiều người đưa ra nhiều bằng cấp, kiến thức giỏi nhưng lại không chứng tỏ được khả năng thực tế trong lĩnh vực nào cả”. "Tưởng phỏng vấn gì, té ra là mấy câu bâng quơ về gia đình, bạn bè..."; "không ngờ công ty lớn như vậy mà gọi mình tới chỉ hỏi về ba loại đặc sản, sở thích và cả... khuyết điểm của mình!", sau một số cuộc phỏng vấn, không ít người lao động bày tỏ sự "ngỡ ngàng" như vậy. Tuy nhiên, với những nhà tuyển dụng, đó là những câu hỏi hoàn toàn không là "bâng quơ", "chơi chơi" chút nào. Đó chính là sự kiểm tra phản ứng
  16. linh hoạt và kiến thức về cuộc sống của người lao động. Giám đốc Công ty Phát triển nguồn nhân lực NetViet, ông Dương Xuân Giao khẳng định, 3 yếu tố quan trọng quyết định sự thành hay bại của các ứng viên lao động, theo thứ tự như sau: 1- Thái độ; 2- Kinh nghiệm làm việc; 3- Kiến thức, chuyên môn. Ông Giao nói: "Cái người lao động thiếu khi đi phỏng vấn chính là thái độ (attitude), thể hiện sự nhiệt tâm và trung thực của họ đối với công việc mà họ đang dự tuyển. Trên thực tế, không ít doanh nghiệp chấp nhận tái đào tạo những người chưa hoàn thiện lắm về kiến thức, kinh nghiệm, miễn sao họ có thái độ chân thành, đúng đắn và bản lĩnh...". Vì thế, ông luôn dặn dò các ứng cử viên: "Hãy thi bằng tất cả tâm hồn của mình!"... Chuẩn bị từ... xa Sau một năm lặn lội đi tìm việc, bạn Nguyễn Thị Điệp - cựu sinh viên khoa Công nghệ thông tin, Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM vừa bị... rớt trong cuộc thi tuyển vào Công ty Tin học Lạc Việt. Lý do chính: thiếu kinh nghiệm viết các phần mềm. Cô đã tự rút ra kinh nghiệm “xương máu” là: "Hồi còn trên ghế giảng đường, hầu như chỉ biết có kiến thức từ bên trong giảng đường, tức thầy dạy bao nhiêu thì "hưởng" bấy nhiêu. Lẽ ra, học 1 phải biết 5, 6, thậm chí phải biết 10 - phải tranh thủ trang bị thêm kiến thức và tiếp
  17. xúc thực tế càng nhiều càng tốt". Hiện nay, Điệp vừa làm các công việc văn phòng tạm thời để kiếm sống, vừa đeo đuổi các lớp học về lập trình, thiết kế đồ họa và cả phương pháp làm việc theo nhóm... để chuẩn bị cho các cuộc phỏng vấn mới với niềm tin "đánh chắc, thắng chắc". Để trở thành ứng viên có năng lực Năng lực của một người được hiểu như hành vi cư xử, đặc điểm nổi bật hoặc khả năng cần thiết để một người có thể giải quyết công việc đúng theo cương vị, chức danh của mình. Theo công ty "săn đầu người" quốc tế Boyden International, năm điều kiện sau đây được xem là rất quan trọng mà những ứng viên sáng giá ứng tuyển vào các vị trí quản lý, lãnh đạo ở các công ty. 1. Khả năng giải quyết vấn đề: Thi tuyển vào những chức danh trưởng bộ phận, trưởng phòng ban... trong một công ty nào đó, các ứng viên có thể chạm ngay với những câu hỏi phỏng vấn mang tính thử thách khả năng giải quyết vấn đề như: Bạn có thể kể lại một tình huống khó khăn mà trong đó bạn đã dùng khả năng và kinh nghiệm để giải quyết tình huống. Vấn đề của tình huống đó là gì và bạn đã giải quyết vấn đề đó ra sao? Nếu bạn nghe những câu hỏi phỏng vấn tương tự như vậy, bạn nên hiểu ngay người phỏng vấn đang tìm kiếm những người có một số năng lực nào đó (trong trường hợp này là khả năng giải quyết tình huống bất ngờ của bạn). Hãy lưu ý những câu hỏi như vậy và
  18. chuẩn bị trước một số câu trả lời để “làm vốn” khi dự phỏng vấn. 2. Giao tế: Khả năng giao tiếp đóng vai trò quan trọng và là một điều kiện không thể thiếu đối với những ứng viên thi tuyển vào các chức danh quản lý. Theo các chuyên gia của Boyden International, đó là các kỹ năng giao tế qua điệu bộ, cử chỉ, kỹ năng lắng nghe và đối đáp. Nếu bạn chỉ giỏi tay nghề thôi vẫn chưa đủ, vì cương vị lãnh đạo đòi hỏi bạn khả năng truyền đạt ý tưởng và biết lắng nghe cấp trên lẫn cấp dưới của bạn. Có một quy tắc đơn giản là bạn nên dùng câu ngắn gọn, nói rõ, đừng né tránh những câu hỏi người phỏng vấn đặt ra cũng như nên đặt ra những câu hỏi nếu bạn chưa hiểu rõ ý của người phỏng vấn. Làm như vậy, người phỏng vấn sẽ biết được bạn đang lắng nghe và hiểu lời họ đến mức độ nào. 3. Nội lực: Bạn có phải là một người năng động không? Bạn làm việc như thế nào khi chịu nhiều sức ép? Bạn có thể làm việc liên tục và bền bỉ trong một khoảng thời gian bao lâu? Những câu hỏi như vậy, theo Boyden International, chỉ hướng đến một mục tiêu muốn khám phá nội lực của chính bản thân người được tuyển dụng. Và điều kiện về nội lực này càng trở thành điều kiện không thể thiếu trong môi trường làm việc đầy cạnh tranh hiện nay và luôn được các công ty lớn coi trọng. 4. Kỹ năng về quan hệ song phương: Boyden International đưa ra ba câu hỏi chính về kỹ năng thiết lập và phát triển quan hệ song phương. · Hỏi: Bạn dùng uy tín, sức cuốn hút của bản thân, sự quả quyết hay sự sáng suốt để “điều khiển” trực tiếp hành vi cư xử của người khác theo
  19. ý mình? Câu trả lời là sự sáng suốt. · Hỏi: Bạn có bày tỏ sự quan tâm đến nhu cầu hay cảm xúc của người khác? Suy nghĩ sáng suốt và thông cảm sẽ giúp bạn. Đó là câu trả lời, bởi vì bất cứ ai, ở đâu đều mong muốn có sự cảm thông. · Hỏi: Bạn có tin tưởng vào bản thân? Có yêu cầu được người khác tôn trọng? Đây là một câu hỏi “cũ rích” và hơi dớ dẩn vì không có lòng tin tưởng, bạn sẽ không thể đi thi tuyển. Nhưng đây là câu hỏi do nhà tuyển dụng đặt ra và bạn cần biết trước có những câu hỏi như vậy để dự phòng câu trả lời. 5. Quản trị: Kiến thức về quản lý hành chính, quản trị là điều kiện bắt buộc đối với các chức danh ở cấp quản lý lãnh đạo, nhưng bạn cũng nên nhớ rằng vấn đề quản trị doanh nghiệp luôn đổi mới theo từng giai đoạn và môi trường. Bạn không những là người biết tổ chức công việc, mà còn là người săn lùng kiến thức quản trị mới và tìm giải pháp quản lý tổ chức công việc tùy theo tình hình công ty, mục tiêu cuối cùng là để khai thác khả năng làm việc, sáng tạo của nhân viên mang ích lợi cho công ty và nhân viên.
  20. Xin việc trực tuyến - 7 điều lưu ý Chỉ cần click vào góc "Việc tìm người", bạn đã có cơ hội thử sức với nghề mới. Vấn đề còn lại là đơn xin việc trực tuyến. Hãy làm cho các nhà tuyển dụng dù không thấy mặt vẫn "bắt hình dong"! Đề cao sự chính xác Bạn hãy tận dụng tối đa những từ ngữ và cách nói chuyện chuyên môn của nghề nghiệp để viết lá đơn xin việc của mình. Không nên dài dòng mà hãy sử dụng một văn phong khoa học, ngắn gọn nhất mà bạn có thể. Hãy nói chính xác những gì bạn có và những gì bạn hy vọng qua lá đơn này. Trung thực Đừng nghĩ rằng xin việc qua mạng nên nếu bạn có "nói quá" điều gì thì cũng... "ai biết đấy là đâu". Trên thực tế, nhà tuyển dụng hoàn toàn có thể dùng chính Internet để kiểm tra độ chính xác của thông tin bạn đưa ra. Đừng phí thời gian giả mạo, hãy khai không trung thực về kinh nghiệm làm việc của mình. Như thế rất có thể bạn sẽ tìm được một việc không đúng với chuyên môn và sở thích của mình, mà còn có nguy cơ gặp rắc rối về sau. Nộp đơn nhiều lần Khi đơn xin việc của bạn "đáp xuống" website của nhà tuyển dụng, website này sẽ tự động xếp nó vào cùng các lá đơn khác theo trình tự thời gian. Nếu trong ngày hôm đó lá đơn của bạn đến sớm nhất thì thật là may mắn, vì nhà tuyển dụng thường chỉ đọc một vài lá đơn nộp gần
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2