intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cải thiện giấc ngủ người già

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

114
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với người lớn tuổi, để có một giấc ngủ ngon là điều không dễ. Nếu không tìm hiểu nguyên nhân gây ra chứng mất ngủ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống. Theo các chuyên gia, mất ngủ là rối loạn thường gặp ở người cao tuổi và có khoảng 48% những người trên 50 tuổi thường xuyên bị mất ngủ. Khi giấc ngủ bị rối loạn, thức dậy sẽ có cảm giác mệt mỏi, uể oải, đau đầu vào buổi sáng và chẳng thiết làm gì. Để cải thiện chất lượng giấc ngủ, điều cốt lõi...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cải thiện giấc ngủ người già

  1. Cải thiện giấc ngủ người già Với người lớn tuổi, để có một giấc ngủ ngon là điều không dễ. Nếu không tìm hiểu nguyên nhân gây ra chứng mất ngủ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất l ượng cuộc sống. Theo các chuyên gia, mất ngủ là rối loạn thường gặp ở người cao tuổi và có khoảng 48% những người trên 50 tuổi thường xuyên bị mất ngủ. Khi giấc ngủ bị rối loạn, thức dậy sẽ có cảm giác mệt mỏi, uể oải, đau đầu vào buổi sáng và chẳng thiết làm gì. Để cải thiện chất lượng giấc ngủ, điều cốt lõi là phải tìm hiểu nguyên nhân. Nguyên nhân phổ biến là do mức độ sản sinh melatonin. Khi còn nhỏ tuổi, lượng melatonin tiết ra nhiều và sau đó giảm dần theo độ tuổi. Lượng melatonin tiết ra ít chính là nguyên nhân gây mất ngủ ở người già. Bên cạnh đó, còn một số nguyên nhân khác khiến người già không ngủ ngon như: ít tiếp xúc với ánh sáng, giảm hoạt động thể lực, dễ bị thức giấc, thay đổi nhịp sinh học, giảm các chức năng khi cơ thể bị lão hóa, các bệnh lý sa sút trí tuệ, viêm nhiễm đường hô hấp, tim mạch, đau xương khớp, tiểu đường, mãn kinh, bệnh Alzheimer, tâm lý căng thẳng hoặc rối loạn tâm lý... Muốn có một giấc ngủ sâu, ngon lành, các chuyên gia sức khỏe tại Mỹ khuyên bạn nên cải thiện thói quen và lối sống của mình bằng các hoạt động sau: - Tập thể dục đều đặn, không sử dụng đồ ăn, thức uống hoặc các thuốc có chất kích thích vào cuối ngày, không ngủ ngày nhiều, tạo môi trường thư giãn và yên tĩnh khi đi ngủ, tránh căng thẳng hoặc xúc cảm trước lúc ngủ, tắm nước ấm để làm tăng nhiệt độ cơ thể, giúp giấc ngủ bắt đầu dễ dàng hơn, tắt ti vi và máy tính ít
  2. nhất 1 giờ trước khi đi ngủ, cố gắng tạo thói quen về trình tự giờ giấc, các bước đi giấc ngủ, không nên lắng khi bị mất ngủ. vào lo - Tham gia tích cực các hoạt động xã hội, gia đình. Hãy thử tình nguyện gia nhập một nhóm người cao niên, hoặc đăng ký một lớp học dành cho người lớn tuổi. - Tìm một người nào đó có thể nói chuyện, tốt nhất là mặt đối mặt về các vấn đề lắng của bạn. và lo - Tranh thủ tận hưởng ánh sáng mặt trời. Ánh sáng mặt trời có tác dụng điều tiết melatonin và chu kỳ ngủ - thức. Dành ít nhất 2 tiếng đồng hồ mỗi ngày vào buổi sáng để đón nhận ánh nắng mặt trời. - Hạn chế sử dụng thuốc ngủ bởi loại thuốc n ày thường có tác dụng phụ. Thực tế, một số người dùng thuốc ngủ trong thời gian dài càng làm cho chứng mất ngủ thêm tồi tệ. Một điều cần lưu ý là viêm phế quản, viêm phổi cấp tính ở người cao tuổi do lạnh thân nhiệt thường không tăng cao như người trẻ tuổi nên dễ nhầm là bệnh nhẹ ít được người nhà quan tâm do đó dễ dẫn đến bệnh nặng cho đến khi vào bệnh viện thì bệnh đã rất nặng. Một số người có bệnh mạn tính như hen suyễn, bệnh viêm phổi tắc nghẽn mạn tính thì vào mùa lạnh thì bệnh rất dễ tái phát dễ xuất hiện các biến chứng. Yếu tố thuận lợi gây bệnh trước hết phải kể đến người nghiện hút thuốc lá, thuốc lào. Thuốc lá, thuốc lào khi hít vào đường hô hấp sẽ làm tổn thương các nhu mô phổi (tổ chức phổi) do đó làm tăng nguy cơ bội nhiễm. Môi trường ô nhiễm, nhiều bụi, khói của bếp than, bếp củi, bếp dầu, nhà ở chật
  3. chội, không thông thoáng cũng là những yếu tố thuận lợi làm cho người cao tuổi dễ mắc các bệnh đường hô hấp nhất là vào mùa lạnh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2