Cẩm nang hướng dẫn kỹ năng số cho người dân: Phần 1
lượt xem 3
download
Tài liệu "Hướng dẫn kỹ năng số cho người dân" phần 1 trình bày các nội dung chính sau: Kỹ năng số, công dân số và xã hội số; Hướng dẫn sử dụng internet để tìm kiếm thông tin hữu ích; Thương mại điện tử và hướng dẫn thanh toán không dùng tiền mặt;... Mời các bạn cùng tham khảo để nắm nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Cẩm nang hướng dẫn kỹ năng số cho người dân: Phần 1
- HỘI ĐỒNG CHỈ ĐẠO XUẤT BẢN Chủ tịch Hội đồng Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương TRẦN THANH LÂM Phó Chủ tịch Hội đồng Giám đốc - Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật VŨ TRỌNG LÂM Thành viên NGUYỄN HOÀI ANH PHẠM THỊ THINH NGUYỄN ĐỨC TÀI TỐNG VĂN THANH 2
- NGUYỄN NGỌC THÀNH HƯỚNG DẪN KỸ NĂNG SỐ CHO NGƯỜI DÂN NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT
- LỜI NHÀ XUẤT BẢN Cách mạng công nghiệp lần thứ tư ra đời đã tác động rất lớn đến chất lượng cuộc sống, thói quen của người dân trên toàn cầu, đặc biệt là sự thay đổi về nhận thức và hành động. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã tạo ra những phát minh thay đổi hoàn toàn cách các doanh nghiệp vận hành thông qua các công nghệ. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tập trung vào công nghệ kỹ thuật số từ những thập niên gần đây lên một cấp độ hoàn toàn mới với sự trợ giúp của kết nối thông qua internet vạn vật, truy cập dữ liệu thời gian thực và giới thiệu các hệ thống vật lý không gian mạng. Nó kết nối vật lý với kỹ thuật số và cho phép cộng tác và truy cập tốt hơn giữa các bộ phận, đối tác, nhà cung cấp, sản phẩm và con người. Ở Việt Nam, ngày 03/6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, mục tiêu là đến năm 2030 Việt Nam sẽ trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới, đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, 5
- điều hành của Chính phủ, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức làm việc của các nhà quản lý, lãnh đạo, phát triển môi trường số an toàn, nhân văn, rộng khắp. Để giúp bạn đọc, đặc biệt là bạn đọc ở cơ sở xã, phường, thị trấn, có thêm tài liệu nghiên cứu, ứng dụng, thực hành thông thạo về kỹ năng số, công nghệ số, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách Hướng dẫn kỹ năng số cho người dân do tác giả Nguyễn Ngọc Thành biên soạn. Cuốn sách gồm 7 chương, đi sâu phân tích và làm rõ những vấn đề mà bạn đọc rất quan tâm, đó là: Kỹ năng số, công dân số, không gian số; Cách tìm kiếm thông tin hữu ích trên internet, trên các cổng thông tin điện tử, tìm kiếm trên mạng xã hội; Hướng dẫn thanh toán không dùng tiền mặt; Hướng dẫn sử dụng dịch vụ công trực tuyến; Hướng dẫn sử dụng thiết bị số an toàn; Kỹ năng giao tiếp trên không gian mạng và một số ứng dụng trong học tập và làm việc trực tuyến qua các phần mềm Zoom, Meeting, Skype, Hangouts, v.v.. Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc. Tháng 10 năm 2023 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT 6
- LỜI MỞ ĐẦU Trong kỷ nguyên số, các hoạt động cơ bản đều được chuyển dịch lên không gian số. Ở Việt Nam cũng như trên thế giới đang tập trung xây dựng chiến lược phát triển kỹ năng số cho người dân. Cái gốc của chiến lược này nhằm xây dựng được thế hệ công dân số, trong đó kỹ năng số là năng lực quan trọng nhất để trở thành công dân số. Do vậy, việc phổ cập, nâng cao nhận thức và đào tạo kỹ năng về công nghệ số, dịch vụ số, ứng dụng số, khai thác tối ưu các tiện ích số cho người dân là hết sức cần thiết. Việc xây dựng kỹ năng số như một kỹ năng học tập suốt đời trong cộng đồng với mọi thành phần xã hội. Xuất phát từ thực tiễn đó, cuốn sách Hướng dẫn kỹ năng số cho người dân được biên soạn nhằm mục đích tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ người dân sử dụng công nghệ số, đưa công nghệ số vào mọi ngõ ngách của cuộc sống; người dân được tiếp cận công nghệ theo cách đơn giản, tự nhiên, xuất phát từ nhu cầu và tạo ra giá trị thiết thực cho người dân. 7
- Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình biên soạn, song nội dung cuốn sách khó tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của độc giả để nội dung cuốn sách ngày càng được hoàn thiện hơn trong lần xuất bản sau. TÁC GIẢ 8
- Chương 1 KỸ NĂNG SỐ, CÔNG DÂN SỐ VÀ XÃ HỘI SỐ 1. Kỹ năng số a) Kỹ năng số Theo định nghĩa từ Đại học Cornell, kỹ năng số là “khả năng tìm kiếm, đánh giá, sử dụng, chia sẻ và tạo nội dung bằng công nghệ thông tin và internet”. Nghĩa là, kỹ năng số là bất kỳ kỹ năng nào liên quan đến các kiến thức, hiểu biết về kỹ thuật số. Theo Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO), kỹ năng số được định nghĩa là các khả năng sử dụng thiết bị kỹ thuật số, ứng dụng truyền thông và mạng internet để truy cập và quản lý thông tin. Chúng cho phép mọi người tạo và chia sẻ nội dung kỹ thuật số, giao tiếp và cộng tác cũng như giải quyết các vấn đề theo mong đợi của bản thân một cách hiệu quả và sáng tạo trong cuộc sống, học tập, công việc và các hoạt động xã hội nói chung. Ở mức độ cơ bản, kỹ năng số thể hiện qua khả năng sử dụng các thiết bị số và ứng dụng trực tuyến. Ở phạm vi nâng cao, kỹ năng số là khả năng 9
- tận dụng các công nghệ kỹ thuật số nhằm nâng cao năng lực và thích ứng trong các lĩnh vực nghề nghiệp, như các ngành nghề trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông. Các công nghệ như trí tuệ nhân tạo (AI), học máy (machine learning), phân tích dữ liệu lớn (big data analytics), blockchain... làm thay đổi các đòi hỏi về kỹ năng, từ đó ảnh hưởng đến việc xây dựng năng lực và phát triển kỹ năng của lực lượng lao động trong nền kinh tế số. Báo cáo của World Bank (năm 2020) cho rằng, kỹ năng số là khả năng truy cập, quản lý, hiểu, tích hợp, giao tiếp, đánh giá, tạo ra thông tin an toàn và phù hợp. Theo đó, khung kỹ năng số cho lực lượng lao động nói chung được xác định gồm 7 năng lực: vận hành phần mềm và thiết bị; kiến thức về dữ liệu và thông tin; giao tiếp và cộng tác; sáng tạo nội dung kỹ thuật số; an toàn; giải quyết vấn đề; các năng lực liên quan đến nghề nghiệp ở 4 cấp độ thành thạo (cơ bản, trung cấp, cao cấp và chuyên môn cao). Theo Quyết định số 749/QĐ-TTg, ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” thì kỹ năng số cơ bản cho người dân gồm: truy cập và sử dụng internet, thư điện tử, mua bán trực tuyến, thanh toán điện tử, dịch vụ công trực tuyến và bảo đảm an toàn thông tin cá nhân. Trong giai đoạn hiện nay, Bộ Thông tin và Truyền thông đưa ra một số kỹ năng số cần tập trung hướng dẫn người dân như: 10
- (1) Sử dụng dịch vụ công trực tuyến. (2) Thanh toán không dùng tiền mặt. (3) Mua bán trên sàn thương mại điện tử Voso, Postmart. (4) Sử dụng nền tảng số Việt Nam do địa phương lựa chọn. (5) Kỹ năng sử dụng phần mềm đảm bảo an toàn thông tin mạng cơ bản. Trong phạm vi nội dung cuốn sách này, tác giả trình bày các nội dung hướng dẫn kỹ năng số cho người dân gồm: hướng dẫn sử dụng internet và tìm kiếm thông tin hữu ích, thương mại điện tử và hướng dẫn thanh toán không dùng tiền mặt, hướng dẫn sử dụng dịch vụ công trực tuyến, hướng dẫn sử dụng thiết bị số đảm bảo an toàn thông tin mạng, hướng dẫn giao tiếp trong không gian mạng, hướng dẫn học tập và làm việc trực tuyến. Hình 1.1. Giao tiếp trên không gian mạng 11
- Lợi ích mà kỹ năng số mang lại cho người dân là rất hữu ích và thiết thực, có thể kể đến như: - Chủ động cập nhật các xu hướng công nghệ để làm việc hiệu quả hơn; - Hiểu về các công nghệ đang có sẵn và biết cách sử dụng chúng; - Sử dụng thiết bị kỹ thuật số, phần mềm và ứng dụng tại nơi làm việc, trong môi trường giáo dục và cuộc sống hằng ngày; - Giao tiếp, cộng tác và chia sẻ thông tin với mọi người bằng các công cụ kỹ thuật số; - Đảm bảo tính an toàn và bảo mật trong môi trường kỹ thuật số. Ngày 28/01/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 146/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”: Phổ cập kỹ năng số là chìa khóa để người dân được tiếp cận kiến thức, kỹ năng số để cùng tham gia vào quá trình chuyển đổi số, mở ra cơ hội tiếp cận các dịch vụ số một cách bình đẳng, giúp xây dựng một xã hội số bao trùm và toàn diện. Hướng dẫn kỹ năng số đến người dân để thúc đẩy chuyển đổi số, đưa người dân lên môi trường số, người dân tiên phong sử dụng nền tảng số, công nghệ số, qua đó, trở thành tác nhân thúc đẩy chính quyền chuyển đổi số mạnh mẽ hơn. 12
- Những tiến bộ đột phá của khoa học và công nghệ số như điện toán đám mây, big data, AI, internet vạn vật (IoT)... cùng với chất xúc tác là đại dịch Covid-19 làm xuất hiện nhiều xu hướng việc làm mới như làm việc từ xa, công việc ảo... Theo Sabina Weston (năm 2021), đến năm 2030 có tới 75% công việc sẽ yêu cầu các kỹ năng số nâng cao. Điều này khiến cho lực lượng lao động chịu ảnh hưởng rất lớn từ công nghệ số. Để đáp ứng nhu cầu công việc trong kỷ nguyên số; việc trang bị các kỹ năng mới, đặc biệt là kỹ năng số được xem là vấn đề mang tính sống còn đối với lực lượng lao động. Theo báo cáo của Microsoft (năm 2020), trong giai đoạn 2020 - 2025 sẽ có thêm khoảng 149 triệu công việc liên quan đến các công nghệ mới được tạo ra, trong đó 98 triệu công việc liên quan đến phát triển phần mềm, 23 triệu công việc liên quan đến dữ liệu và điện toán đám mây và khoảng 20 triệu công việc liên quan đến AI, học máy, phân tích dữ liệu. Điều này có nghĩa là sẽ có sự chuyển đổi công việc trong lực lượng lao động toàn cầu và người lao động phải trang bị cho mình nhiều kỹ năng mới, đặc biệt là kỹ năng số để đáp ứng nhu cầu mới của thị trường lao động nếu không muốn bị thất nghiệp. b) Thực trạng kỹ năng số của người dân hiện nay Trên thế giới hiện nay đều đang tập trung xây dựng chiến lược phát triển chính phủ số, kinh tế số, 13
- xã hội số, nhưng cái gốc của tất cả các chiến lược này thì đầu tiên phải có công dân số, có nghĩa là cần phải phổ cập, nâng cao nhận thức và đào tạo kỹ năng về công nghệ số, dịch vụ số, ứng dụng số, khai thác tối ưu các tiện ích số phục vụ cho người dân, nâng cao chất lượng cuộc sống. Ở Việt Nam, việc đẩy mạnh nâng cao kỹ năng số cho người dân cũng được xem là nhiệm vụ trọng tâm. Trong thời gian qua, Việt Nam tổ chức nhiều hoạt động nâng cao kỹ năng số cho người dân, đặc biệt là tổ công nghệ số cộng đồng nhằm hỗ trợ, nâng cao nhận thức về công nghệ số cho người dân, tiếp cận trực tiếp với người dân. Việc xây dựng kỹ năng số cho người dân như một kỹ năng học tập suốt đời là hết sức quan trọng. Hiểu biết số không chỉ là xử lý máy tính mà còn cho phép các cá nhân tham gia vào việc xử lý thông tin với tư duy phản biện, tham gia tích cực vào việc tạo ra nội dung và chia sẻ kiến thức qua mạng xã hội. Trọng tâm về hiểu biết số là hỗ trợ sự phát triển của một công dân có hiểu biết và kết nối, có thể thích ứng với các nhu cầu thay đổi nhanh chóng của xã hội, bao gồm cả nhu cầu của thị trường lao động. Đặc biệt, mở ra cơ hội cho trẻ em và thanh, thiếu niên khi có thể kết nối, học tập, sử dụng các thiết bị, nội dung và dữ liệu với giá cả phải chăng cũng như sự tham gia của những người trẻ tuổi. 14
- Thời gian qua Bộ Thông tin và Truyền thông đã phối hợp với một số tổ chức, doanh nghiệp hỗ trợ thúc đẩy thí điểm chuyển đổi số tại một số làng/xã tại các địa phương nhằm xây dựng mô hình để từng bước phổ biến, triển khai nhân rộng trên toàn quốc. Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ thông tin, kỹ năng số của người dân nói chung còn gặp rất nhiều bất cập, hạn chế, cần thiết phải có sự tác động tích cực và định hướng cụ thể để thúc đẩy chuyển đổi số về mọi mặt của đời sống xã hội. Kỹ năng số sẽ giúp thu hẹp khoảng cách số giữa đô thị và nông thôn, giúp chính quyền cấp xã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin hiệu quả hơn. Đồng thời, hỗ trợ quản lý và phục vụ người dân, giúp người dân nâng cao kỹ năng số để quảng bá những sản phẩm và nét văn hóa đặc trưng của địa phương mình. Internet đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Đầu năm 2023, Việt Nam có 77,93 triệu người dùng internet, chiếm 79,1% tổng dân số. Theo phân tích của Kepios, số lượng người dùng internet tại Việt Nam đã tăng thêm 5,3 triệu (+7,3%) so với năm 2022. Tuy nhiên, vẫn còn khoảng 20,9% dân số Việt Nam, tức là 20,60 triệu người không sử dụng internet vào đầu năm 2023. Ngoài ra, số lượng người dùng mạng xã hội cũng đạt con số 70 triệu, tương đương với 71% tổng dân số. Tổng số kết nối di động 15
- đang hoạt động là 161,6 triệu, tương đương với 164,0% tổng dân số. Vào tháng 01/2023, Việt Nam có 70 triệu người dùng mạng xã hội. Theo các tổ chức GWI và data.ai, sự phổ biến của mạng xã hội ở Việt Nam vẫn đang tiếp tục gia tăng mà không có dấu hiệu chững lại. Tuy nhiên, không phải mỗi tài khoản người dùng mạng xã hội đều tương ứng với một cá nhân duy nhất. Đầu năm 2023, số lượng người dùng mạng xã hội ở Việt Nam đạt 71,0% tổng dân số, nhưng theo dữ liệu từ các công cụ lập kế hoạch quảng cáo của các nền tảng mạng xã hội hàng đầu, chỉ có 64,4 triệu người dùng từ 18 tuổi trở lên. Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn rất cao, đạt 89% tổng dân số từ 18 tuổi trở lên. Nói cách khác, 89,8% tổng số người dùng internet của Việt Nam đã sử dụng ít nhất một nền tảng mạng xã hội vào tháng 01/2023. Trong số người dùng mạng xã hội ở Việt Nam, tỷ lệ nữ cao hơn nam, với 50,6% là nữ và 49,4% là nam. 2. Công dân số Mọi công dân trên môi trường số đều dần trở thành công dân số (digital citizen), là những công dân có kiến thức và kỹ năng sử dụng để thích nghi với những thay đổi của môi trường, như giao tiếp với người khác, tham gia vào hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội một cách an toàn và có trách nhiệm. Hiểu một cách đơn giản thì công dân số là những 16
- công dân có kỹ năng số, biết sử dụng các phương tiện số, biết sống trên môi trường số. Hình 1.2. Làm việc và giao tiếp trên môi trường số Một số yếu tố cấu thành công dân số có thể kể đến như: khả năng truy cập các nguồn thông tin số, khả năng giao tiếp trong môi trường số, kỹ năng số cơ bản, mua bán hàng hóa trên mạng, chuẩn mực đạo đức trong môi trường số, bảo vệ thể chất và tâm lý trước các ảnh hưởng từ môi trường số, quyền và trách nhiệm của công dân trong môi trường số, định danh và xác thực, dữ liệu cá nhân và quyền riêng tư trong môi trường số. Trên môi trường số, công dân sẽ có danh tính số. Danh tính số là tập hợp thông tin số cho phép xác định duy nhất một cá nhân trong các giao dịch điện tử trên môi trường số. Danh tính số ánh xạ một 17
- cá nhân trên môi trường số tới duy nhất một cá nhân trong xã hội thực. Vào năm 2025, đại đa số người dân trên thế giới sẽ trải qua sự thay đổi to lớn chỉ trong vòng một thế hệ: từ chỗ gần như không tiếp cận được thông tin đến chỗ có thể truy cập tất cả thông tin trên thế giới thông qua điện thoại di động thông minh. Có ba nguyên tắc phổ biến rộng rãi để mọi người biết được quyền và cách sử dụng công nghệ số có trách nhiệm là: tôn trọng, giáo dục và bảo vệ. Ba nguyên tắc trên liên quan chặt chẽ đến quyền công dân số (digital citizenship), xác định việc các công dân số phải sử dụng công nghệ số một cách phù hợp và có trách nhiệm trên môi trường số. - Tôn trọng: Quan hệ của mỗi người với người khác trên không gian số, gồm các yếu tố về nghi thức (việc dùng công nghệ số của mỗi người ảnh hưởng đến người khác thế nào), quyền truy nhập (người có thể sử dụng công nghệ số nhiều hơn nên giúp người ít khả năng hơn) và luật pháp (không thể lấy nội dung không được phép) được sử dụng để tôn trọng những người dùng kỹ thuật số khác. - Giáo dục: Về việc mọi người cần được giáo dục về môi trường số và công nghệ số, gồm học vấn (học tập và biết đánh giá tính chính xác, quan điểm và tính hợp lệ của các nguồn thông tin), giao tiếp (biết cách giao tiếp với người khác) và thương mại 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
BÀI THU HOẠCH LỚP CẢM TÌNH ĐẢNG
10 p | 4811 | 535
-
Giáo trình nghiệp vụ hướng dẫn - CHƯƠNG IV TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HƯỚNG DẪN DU LỊCH
30 p | 781 | 203
-
Cẩm nang chuyển giao công nghệ
595 p | 406 | 153
-
Phân loại nghề cùng với những đặc điểm tâm lý và năng lực học tập
4 p | 210 | 44
-
Sử dụng lời trích dẫn hiệu quả
7 p | 157 | 35
-
Tài liệu hướng dẫn tập huấn: Nâng cao năng lực phòng chống lụt bão - ADPC
56 p | 158 | 22
-
Cẩm nang đổi mới trong lãnh đạo - Lê Hoàng Quân
136 p | 93 | 22
-
Tài liệu hướng dẫn thực hành Công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần (Dành cho cán bộ xã hội cấp cơ sở)
84 p | 142 | 17
-
Cẩm nang truyền thông Huy động sự tham gia của gia đình và cộng đồng trong việc hỗ trợ trẻ em học tập tích cực
41 p | 146 | 14
-
hướng dẫn các kỹ năng kiểm soát trầm cảm
72 p | 117 | 12
-
Cẩm nang Đổi mới trong lãnh đạo: Phần 1
66 p | 77 | 12
-
cẩm nang hướng dẫn nghiệp vụ thư viện
10 p | 167 | 6
-
Cẩm nang giảng viên về giới và kinh doanh
262 p | 29 | 5
-
Phối hợp với cơ sở giáo dục mầm non hướng dẫn sinh viên thực hành, thực tập chuyên đề “phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non”
5 p | 54 | 4
-
Cẩm nang hướng dẫn kỹ năng số cho người dân: Phần 2
135 p | 4 | 3
-
Hướng dẫn phòng tránh đuối nước: Phần 1
47 p | 18 | 2
-
Quy trình xây dựng ngữ liệu hỗ trợ giáo viên dạy kĩ năng phòng ngừa xâm hại tình dục cho học sinh tiểu học
6 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn