Đề bài: Cảm nghĩ khi đọc bài Về thăm cố hương trích trong tác phẩm Thượng kinh <br />
kí sự<br />
Bài Mẫu Số 1:<br />
Đoàn Minh Tuấn từng nhận định: "Lê Hữu Trác không những là một nhà y học lớn nhất <br />
của nước Việt thời trước, một nhà văn lỗi lạc, mà còn là ông tổ của nghề báo Việt... Xưa <br />
kia tầng lớp nho sĩ chuộng về từ chương, ít ai viết văn chương lối phóng sự kể những <br />
việc tầm thường của cuộc sống...Ngoài giá trị văn học, tập ký sự còn là một sử liệu vô <br />
giá." Bài Về thăm cố hương được trích trong tập kí sự này đã bày tỏ được tấm lòng yêu <br />
quê hương sâu sắc và sự thủy chung ân tình với quê hương của tác giả trong những ngày <br />
trở lại quê nhà.<br />
Quê hương đối với mỗi người đều rất thiêng liêng, đó là đất mẹ mà những ai xa quê đều <br />
mong ngày trở về. Lê Hữu Trác trở lại quê hương sau những năm tháng chốn quan trường <br />
với một tâm trạng háo hức, vui mừng khôn xiết. Ngày trở lại quê nhà, được gặp lại chốn <br />
cũ ông bồi hồi xúc động, ngậm ngùi khó tả. Trên đường trở về, có dịp được ngắm nhìn <br />
cảnh vật bên đường, bao cảm xúc trỗi dậy thật thiết tha, làng gốm bên tả ngạn sông <br />
Hồng hiện lên thật đẹp đẽ và đầy ấn tượng."Hai bên đường, làng mạc sầm uất, đình <br />
chùa mái ngói đỏ san sát; hàng quán bún rượu, bún nước liền nhau". Hình bóng quê nhà <br />
hiện lên qua hình ảnh chiếc cầu gạch mà ông nhận ra sau những tháng ngày cách biệt quê <br />
hương. Trở về gặp lại ngôi nhà thân yêu cùng những người thân trong gia đình, nỗi mừng <br />
tủi xúc động xúc động ngập tràn trong phút giây gặp gỡ bởi tình thân là điều quý giá vô <br />
cùng.<br />
Dạo chơi vườn cũ bao cảnh huy hoàng của ngày xưa giờ hoang tàn, đổ nát, hiu hắt. Trong <br />
tâm khảm người con ấy vẫn nhớ như in hình bóng xưa của bao cảnh vật, gian nhà xưa cũ. <br />
Dạo chơi vườn nhà tìm lại những dấu vết còn sót lại của tháng năm, nghĩ suy về cuộc <br />
đời, về sự trôi chảy của thời gian, về lẽ sống chết, hưng phế của cuộc đời. Kẻ li hương <br />
được dịp gặp lại những người trong dòng họ khi đi thăm nhà thờ họ trong lễ cáo yết nhà <br />
thờ. Và những kỉ niệm ấu thơ hiện về trong trí nhớ với những đêm thoả mình trong dòng <br />
sông trăng tắm mát, ngụp lặn. Tất cả đều quá đỗi thân thương trong lòng người xa xứ bao <br />
năm, nỗi thương yêu da diết ấy khiến tác giả nghẹn ngào mà xúc động viết nên những <br />
dòng thơ đầy sâu sắc:<br />
"Lá vàng mấy độ bay dồn,<br />
Trở về, trông thấy sóng còn trắng phau.<br />
Cầu ngang in cũ quanh queo,<br />
Cây xưa bóng vẫn đứng nao tà tà"<br />
Tình cố hương của Lê Hữu Trác đã gợi lên cho chúng em những người trẻ lòng yêu quê <br />
hương thiết tha. Tình yêu ấy là sự chung thủy, bền chặt, khó phai mờ trong tâm hồn mỗi <br />
người con xa quê. Và có lẽ quê hương hai tiếng thiêng liêng ấy mãi là nguồn cội, nhắc <br />
nhở ta sống ân tình, thủy chung với quá khứ, với làng quê. Bằng tâm hồn thanh cao, trái <br />
tim yêu thiên nhiên và lòng nhiệt thành hết mực với nơi chôn rau cắt rốn, Lê Hữu Trác đã <br />
viết nên những trang kí sự mang đậm nỗi lòng, khiến lòng người rung động, thấm thía <br />
qua từng dòng chữ.<br />
Bài Mẫu Số 2:<br />
“Cử đầu vọng minh nguyệt<br />
Đê đầu tư cố hương”<br />
(“Ngẩng đầu nhìn trăng sáng<br />
Cúi đầu nhớ cố hương”)<br />
(Trích “Tĩnh dạ tứ” Lý Bạch)<br />
Đó là những vần thơ rất hay nói về quê hương của nhà thơ Lý Bạch người được mệnh <br />
danh là “thi tiên” trong nền văn học Trung Hoa. Ánh trăng và “cố hương” cùng xuất hiện <br />
trong mối quan hệ gần gũi, tương đồng, bởi đối với người Trung Hoa cổ đại thì “trăng <br />
chính là ánh sáng của quê hương” (“Nguyệt thị cố hương minh”). Vậy trong nền văn học <br />
trung đại Việt Nam, hình ảnh “cố hương” được khắc họa và miêu tả như thế nào trong <br />
tâm tưởng? Nằm trong mạch cảm xúc viết về đề tài quê hương, đoạn trích “Về thăm cố <br />
hương” trích từ tác phẩm “Thượng kinh kí sự” của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác đã <br />
làm nổi bật tình cảm đối với quê hương, đất nước quyện hòa trong dòng chảy của thời <br />
gian.<br />
Trích đoạn “Về thăm cố hương” nằm ở chương thứ XVI của “Thượng kinh kí sự”. Với <br />
nỗi niềm đầy sự xúc động của một người con xa hương sau hơn ba mươi năm mới trở về <br />
quê nhà, tác giả đã miêu tả thành công hình ảnh quê hương cũng như cảnh cũ người xưa <br />
trong mối liên hệ giữa hồi ức thực tại, không gian hoài niệm và không gian đổi thay <br />
khiến mỗi trang kí sự đều thấm đẫm một nỗi buồn hoài cổ mênh mang của người li <br />
khách.<br />
Bằng sự quan sát và ghi chép cụ thể, chi tiết, tác giả đã miêu tả những đổi khác của quê <br />
hương, của gia đình. Nếu đối với mỗi một người dân Việt Nam, hình ảnh làm nên hồn <br />
quê là sự thân thuộc của “cây đa, bến nước, sân đình” thì đối với tác giả Lê Hữu Trác, cái <br />
cầu gạch chính là điều gợi ra nhiều xúc cảm thân quen và in đậm trong tâm hồn. Những <br />
đổi thay của mảnh đất “chôn rau cắt rốn” trên đoạn đường từ Bát Tràng đến Liêu Xá, hay <br />
những đổi khác ngay chính trong ngôi nhà mà ông từng sinh ra và lớn lên đã được miêu tả <br />
chi tiết, cụ thể và thêm phần sinh động hơn qua lăng kính của người con xa xứ trở về sau <br />
hơn ba mươi năm. Tất cả con đường, hàng quán, ngôi nhà thân yêu đã được miêu tả bằng <br />
một tâm hồn nặng tình nặng nghĩa với quê hương. Nhưng có lẽ điều làm cho độc giả xúc <br />
động nhất là những đổi thay về con người. Sau hơn ba thập kỉ, sau hơn ngần ấy năm, mối <br />
quan hệ giữa người người liệu có nhạt phai, tình làng nghĩa xóm, tình thân liệu có phai <br />
mờ?<br />
“Sau một cái lễ cáo yết nhà thờ”, cuộc gặp gỡ giữa kẻ li hương và người ở lại diễn ra. <br />
Như một quy luật tất yếu, cảnh xưa đã khác và con người cũng vậy, khiến cho ông “chỉ <br />
nhớ mặt vài người” trong số vài chục người gặp gỡ, thậm chí “có người phải nói đến tên <br />
cúng cơm của cha ông, nói đến quan hệ thân thuộc như thế nào”. Bánh xe thời gian cùng <br />
vòng quay một đi không trở lại đã khiến cho “vật đổi sao dời”, và tâm hồn người li khách <br />
trở nên xúc động hơn bao giờ hết:<br />
“Chợt về thăm lại cố hương<br />
Bỗng dưng trăm nỗi ngổn ngang bời bời”.<br />
Những vần thơ mà tác giả viết nên trong lúc “cảm hương” trong sự đổi thay của cảnh sắc <br />
và con người gợi nhớ đến những câu thơ của tác giả Hạ Tri Chương:<br />
“Khi đi trẻ, lúc về già<br />
Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao<br />
Trẻ con nhìn lạ không chào<br />
Hỏi rằng: “Khách ở chốn nào lại chơi”<br />
(“Hồi hương ngẫu thư” Bản dịch của Phan Sỹ Vĩ)<br />
Tâm hồn giữa danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác một người con đất Việt và Hạ <br />
Tri Chương một nhà thơ lớn đời Đường như hai tiếng nói đồng điệu bắt gặp nhau trên <br />
địa hạt văn chương khi viết về mảnh đất “cố hương” đầy thiêng liêng. Trong “nỗi ngổn <br />
ngang bời bời” của Lê Hữu Trác hay bi kịch “Khi đi trẻ, lúc về già” của Hạ Tri Chương, <br />
chúng ta đều thấy được tình cảm của những người con mang nặng ân tình đối với nơi <br />
chôn rau cắt rốn. Đồng thời thấy được nỗi đau đáu trong tiềm thức của những người con <br />
xa xứ sau những tháng ngày xa quê.<br />
Qua những con chữ hay từng vần thơ trong từng trang kí sự, chúng ta không chỉ thấy <br />
được tâm trạng của một người con xa quê mà còn thấy được vẻ đẹp trong tâm hồn tác <br />
giả. Đặt cạnh tình cảm sâu nặng với quê hương là một tâm hồn thanh cao cùng chí khí <br />
thanh nhàn: “Người gặp được cảnh nên người vẻ vang, cảnh gặp được người nên canh <br />
cùng thú”. Tình cảm đối với cố hương đã quyện hòa và thống nhất, gắn bó mật thiết với <br />
tình yêu thiên nhiên tạo vật, làm nổi bật bức chân dung tự họa cao đẹp của vị danh y nổi <br />
tiếng.<br />
Như vậy, với những câu chữ mang nặng tâm tình cảm xúc, trích đoạn “Thăm lại cố <br />
hương” đã làm nổi bật tình cảm gắn bó, thủy chung của tác giả đối với quê cha đất tổ. <br />
Tất cả nỗi niềm của người li khách trong dòng thời gian có sự đồng hiện giữa hoài niệm <br />
thực tại đã làm cho độc giả thấm thía hơn nữa về tình cố hương một trong những tình <br />
cảm vô cùng thiêng liêng, cao đẹp trong tâm thức con người Việt Nam.<br />
<br />