intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cảm nhận về tác phẩm hồn Trương Ba da hàng thịt của Lưu Quang Vũ

Chia sẻ: Nguyễn Triềuu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

160
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Hồn Trương Ba, da hàng thịt” là một trong những vở kịch gây tiếng vang nhất của Lưu Quang Vũ. Từ một cốt truyện dân gian, tác giả đã dựng thành một vở kịch nói hiện đại, tập trung thể hiện tình cảnh trớ trêu và nỗi đau khổ, dằn vặt của Trương Ba từ khi “bên trong một đàng, bên ngoài một nẻo”. Từ đó, tác giả đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ, có ý nghĩa tư tưởng triết lí sâu sắc. Để cảm nhận rõ nét  về tác phẩm, mời các bạn tham khảo tài liệu Cảm nhận về tác phẩm hồn Trương Ba da hàng thịt của Lưu Quang Vũ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cảm nhận về tác phẩm hồn Trương Ba da hàng thịt của Lưu Quang Vũ

VĂN MẪU LỚP 12 CẢM NHẬN VỀ TÁC PHẨM HỒN TRƯƠNG BA DA HÀNG THỊT CỦA LƯU QUANG VŨ BÀI MẪU SỐ 1: Kịch là một loại hình nghệ thuật sân khấu phát triển mạnh mẽ ở nước ta từ thế kỉ XX. Đã có rất nhiều nhà soạn kịch và nhiều vở kịch thành công được ra đời vào thời kì này. Và cái tên Lưu Quang Vũ đã không còn xa lạ đối với ai yêu kịch, vở kịch "hồn Trương Ba da Hàng Thịt" lại càng không thể là một cái tên mới. Là một nhà soạn kịch, nhà thơ hiện đại Việt Nam, câc tác phẩm của ông đã để lại dấu ấn đáng kể trong lòng khán giả. Gần 50 vở kịch của ông luôn được khán giả ủng hộ bởi tính chân thực và nhân văn của nó. Tác phẩm Hồn Trương Ba da Hàng Thịt được lấy từ côts truyện dân gian. Nhưng không vì thể mà nó trở nên nhàm chán. Cái tài của tác giả đó chính là ông đã sangs tạo ra tình huống trớ trêu, nỗi đau khổ dày vò Trương Ba khi phải sống trong xác anh hàng thịt. Và cuối cùng đi đến một cáí kết đầy tính nhân văn: Trương Ba được trở về với con người thật của mình. Tác phẩm được ra đời vào những năm 80 của thế kỷ XX. Đây là thời kỳ đất nước ta đang trong công cuộc đổi mới, nhằm giải phong sứ lao động, phát huy sức sáng tạo của nhân dân trong đó có lực lương cầm bút. Số phận con người, vấn đề cá nhân được khai thác mạnh,. Những vấn đề nóng bỏng, chông tiêu cực đã trở thành cảm hứng cho nhiều nhà văn. Và Lưu Quang Vũ cũng không ngoại lệ. Với mục đích phê phán những tiêu cực lúc bấy giờ, ông đã viết vở kịch này. Những tiêu cực ấy được thể hiện rất rõ qua những xung đột trong đoạn trích. Theo ông, chạy theo những ham muốn tầm thường về vật chất, chỉ muốn hưởng thụ trở thành phàm phu thô thiển. Ai cũng biết tâm hồn là quí, đời sôngs tinh thần là trọng nhưng không quan tâm đến đời sống vật chất , không phấn đấu vì hạnh phúc toàn vẹn thì chỉ là biểu hiện của chủ nghĩa duy tâm. Tình trạng con người phải sống giả, không dám được như bản thân đó là nguy cơ đẩy con người đến chỗ tha hóa do danh và lợi. Nếu sống vay mượn chắp vá, không hài hòa giữa tâm hồn, nhân cách và nhu cầu vật chất thì con người chỉ gặp bi kịch mà thôi. Cuộc sống của con người thực sự có hạnh phúc có giá trị khi được sống là chính mình. Đó là tất cả nhưng gì mà tác giả muốn truyền đạt đến người đọc, người nghe, người xem. Ngay từ nhan đề, ta đã có thể thấy được sự khập khễnh, mâu thuẫn. "Hồn" là phần tinh thần, là nội dung bên trong, là phần lí trí , tình cảm con người. Ở đây hồn Trương Ba là một người có lối sống thannh cao, nhân hậu, luôn đấu tranh với hoàn cảnh để được trở về với cuộc sống nguyên vẹn trong sạch thẳng thắn. "Xác" là phần vật chất, là hình thức bên ngoài. Trong vở kịch, xác anh Đồ tể mà hồn Trương Ba buộc phải trú ngụ. Từ nhan đề, tác giả đã gợi ra được sự vênh lệch, khấp khễnh,giữa bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo, một mâu thuẫn giữa nội dung và hình thức, giữa vật chất-tinh thần, lí trí-bản năng, con người -hoàn cảnh, thamh cao-phàm tục. Qua cuộc đối thoại giữa hồn và xác, hồn Trương Ba đã bày tỏ sự chán ghét với cái xác mình nương nhờ, khinh bỉ hoàn cảnh mình đang sinh sống, khát khao sống nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn. Nhưng đối lập với hồn, xác bị ảnh hươngr bởi những dung tục tầm thường, đại diện cho kiểu người vừa chú trọng vật chất, bản năng, vừa là kiểu nhân vật đại diện cho nhiều người trong xã hội, quan tâm đến lợi ích của nhiều người đòi hỏi sự hài hòa giữa vật chất và tinh thần. Bi kịch của hồn là nhận ra một con người cần phải hài hòa cả về vật chất, tinh thần, nhận ra mình đã bị tha hóa. Tiếp theo trong các cuộc đối thoại với người thân, hồn bị người thân xa cách, nghi ngờ. Triết lý của vở kịch được thể hiện rõ qua cuộc đối thoại của Trương Ba với Đế Thích. Trương Ba bày tỏ khao khát được sống với chính mình, không nhờ vả, không giả dối, ông quyết định tìm đến cái chết chứ không chấp nhận nhập vào xác cu Tị. Kết của vở kịch có ý nghĩa triết lý sâu sắc, đó là sự gieo mầm cho những gì nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn, là sự sống trong tâm hồn mỗi người. Trương Ba chính là tấm gương về lòng nhân hậu, thanh cao. Vén màn kết thúc vở kịch, Lưu Quang Vũ đã để lại nhiều dư âm trong lòng khán giả, với triết lý sâu sắc, vở kịch đã trở thành một sáng tác nổi tiếng của ông và còn có giá trị mãi cho đến tận bây giờ. BÀI MẪU SỐ 2: Như chúng ta đã biết, Lưu Quang Vũ trở thành một hiện tượng đặc biệt của sân khấu kịch những năm tám mươi của thế kỉ XX, một nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn hoá nghệ thuật Việt Nam hiện đại. Nhiều vở kịch của ông đã gây chấn động dư luận, ta có thể kể đến: Lời nói dối cuối cùng, Lời thề thứ 9, Nàng xi la... Hồn Trương Ba, da hàng thịt là một trong số đó. Hồn Trương Ba, da hăng thịt (viết năm 1981 đến năm 1984 mới ra mắt công chúng) là một trong những vở kịch đặc sắc nhất của Lưu Quang Vũ, đã công diễn nhiều lần trên sân khấu trong và ngoài nước. Từ một cốt truyện dân gian, tác giả đã xây dựng thành một vở kịch nói hiện đại, đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ, có ý nghĩa tư tưởng, triết lí và nhân văn sâu sắc. Tóm tắt nội dung vở kịch: Trương Ba đánh cờ bị Nam Tào bắt chết nhầm. Vì muốn sửa sai, nên Nam Tào và Đế Thích cho hồn Trương Ba sống lại, nhập vào xác anh hàng thịt vừa mới chết. Trú nhờ linh hồn trong thể xác anh hàng thịt Trương Ba gặp rất nhiều phiền toái: lí trưởng sách nhiễu, chị hàng thịt chống, gia đinh Trương Ba cũng thấy anh xa lạ...; bản thân Trương Ba thì khổ vì phải sống trái tự nhiên, giả tạo. Đặc biệt thân xác hàng thịt làm Trương Ba nhiễm một số thói xấu, một số nhu cầu vốn không phải của chính bản thân mình. Trước nguy cơ tha hoá về nhân cách và sự phiền toái do mượn thân của kẻ khác. Trương Ba quyết định trả lại xác cho hàng thịt và chấp nhận chết, để "không còn cái vật quái gở mang lên "Hồn Trương Ba. da hàng thịt nữa. Trước khi lìa đời, hồn Trương Ba dặn dò, an ủi, vĩnh biệt vợ con. Cảnh VII là đoạn cuối, mâu thuẫn kịch được đẩy lên cao trào để giải quyết. Muôn thế phải đưa hồn Trương Ba vào sự đau khổ cực độ: bị những người thân chê trách xa lánh, tự mình ý thức được sự tha hoá của mình, bị thân xác của anh hàng thịt sỉ nhục, bị cường hào nhũng nhiễu, nhìn thấy con trai hư hỏng không dạy dỗ được,... Tất cả những cái đó làm cho hồn Trương Ba vốn cao khiết không thể chịu đựng được nữa và nhận cái chết. Những lớp trong đoạn , sự dồn nén của mâu thuẫn kịch. Đoạn đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác anh hàng thịt vừa là hành động kịch đẩy mâu thuẫn lên cao vừa là một đoạn văn sinh động đầy ý nghĩa triết lí. Trước khi kết thúc, tác giả còn đưa nhân vật vào thử thách cuối cùng, lúc đối mặt với cái chết: có thể còn một sự lựa chọn là nhập vào thân xác cu Tị, một em bé hàng xóm vừa chết. Hồn Trương Ba đã xin dành phép màu duy nhất của Đế Thích cho cu Tị sống lại còn mình kiên quyết nhận cái chết. Kịch hấp dẫn đến cùng và đầy chất nhân văn. Đoạn kết ngắn nhưng đầy chất thơ và dư ba. Dưới đây, chúng la sẽ tìm hiểu các lớp của cảnh VII và đoạn kết của vở kết qua các câu hỏi trong phần Hướng dẫn học bài: - Lớp kịch Cuộc đổi thoại giữa Hồn và Xác (câu hỏi 1) - Lớp kịch hồn Trương Ba và gia đình (vợ, cháu gái, con dâu) (câu hỏi 2) - Lớp kịch hồn Trương Ba và Đế Thích (câu hỏi 3 và 4) - Đoạn kết (cảnh vườn cây, Trương Ba chập chờn xuất hiện, vợ Trương Ba chị Lụa, cu Tị, cái Gái) (câu hỏi 5). 1. Qua đoạn đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hành thịt, tìm hàm ý mà nhà viết kịch muốn gửi gắm Ý nghĩa ẩn dụ của đoạn đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt: hành động kịch đầy mâu thuẫn, xung đột tới cao trào. Một đoạn văn sinh động đầy nghĩa triết lí. Xác hàng thịt tỏ ra lấn lướt hồn Trương Ba, sỉ nhục hồn Trương Ba. Hồn Trương Ba đau khổ đến cực độ và thấy không thể chịu đựng được nữa Xác hàng thịt: ẩn dụ về thể xác của con người. Hồn Trương Ba: ẩn dụ về linh hồn của con người. Cuộc đối thoại giữa xác hàng thịt và hồn Trương Ba là cuộc đâu tranh giữa thể xác và linh hồn trong một con người. Thể xác và linh hồn là hai thực thể có quan hệ hữu cơ với nhau. Thể xác có tính độc lập tương đối của nó, có tiếng nói của nó, có khả năng tác động vào linh hồn, linh hồn phải đâu tranh với những đòi hỏi không chính đáng của thể xác để toàn diện nhân cách. Hàm ý mà nhà viết kịch muốn gửi gắm chính là: trong một con người, hồn và xác không thể tách rời (lời xác hàng thịt: "Đã bảo chúng ta tuy hai mà một!"), vì vậy việc hồn Trướng Ba phải trú ngụ trong xác anh hàng thịt là một bi kịch, một mâu thuẫn đòi hỏi phải có cách giải quyết như ta sẽ thấy trong các lớp nếp theo. 2. Qua lớp kịch hồn Trương Ba và gia đình (vợ, con dâu, cháu gái), nguyên nhân nào đã khiến cho người thân của Trương Ba và cả chính Trương Ba rơi vào bất ổn và phải chịu đau khổ? Trương Ba có thái độ như thế nào trước những rắc rối đó? Nguyên nhân đã khiến cho người thân của Trươns Ba và cả chính Trương Ba rơi vào bất ổn là do hồn Trương Ba đã phải sống trong xác hàng thịt và chính cái xác hàng thịt đó đã làm thay đổi con người của Trương Ba, làm cho hồn Trương Ba giờ đây không còn là của Trương Ba trước kia nữa: - Mang xác hàng thịt, hồn Trương Ba trở nên thô vụng hơn (làm gãy cây trong vườn, gãy diều của cu Tị,...) bởi bây giờ "ông đâu còn là ông, đâu còn là ông Trương Ba làm vườn ngày xưa” (lời vợ Trương Ba). - Trương Ba ngày càng xa lạ hơn với những người thân: vợ muốn bỏ đi để "ông được thảnh thơi... với cô vợ người hàng thịt": cháu gái nội không nhận ông vì "ông nội đời nào thô lỗ phũ phàng như vậy", mà còn rủa ông và đuổi ông: "Ông xấu lắm, ác lắm! Cút đi! Lão đồ tể, cút đi!"; ngay cả con dâu, người thông cảm với hồn Trương Ba hơn cả, cũng thây bố chồng "mỗi ngày một đổi khác dần, mất mát dần". Đây chính là điều đau đớn nhất của hồn Trương Ba, là bi kịch lớn, là mâu thuẫn đã được đẩy tới cao trào. - Hồn Trương Ba cũng nhận ra những điều đó.,ông thây không thể sống như thế được nữa, không thể khuất phục trước thể xác tự đánh mất mình. Thái độ của hồn Trương Ba lúc này thật rõ ràng, dứt khoát, quyết liệt: "Nhưng lẽ nào ta lại chịu thua mày, khuất phục mày và tự đánh mất mình?" "Chẳng còn cách nào khác!" "Mày nói như thế hả? Nhưng có thật là không còn cách nào khác? Không cần đến cái đời sống do mày mang lại! Không cần!" và ông quyết đi: thắp hương gọi Đế Thích xuống để bàn chuyện này. 3. Sự khác nhau trong quan niệm của Trương Ba và Đế Thích vê ý nghĩa sự sống - Đế Thích quan niệm về sự sống còn đơn giản: sống chỉ là để được sống với hàm nghĩa là không chết: cho nên Đế Thích mới cho nhập hồn Trương Ba vào xác anh hàng thịt để sống và bây giờ lại giúp Trương Ba lần thứ hai: nhập hồn Trương Ba vào xác cu Tị để sông. Chính vì vậy nên Trương Ba mới trách Đế Thích, người đem lại cho mình sự sống: "Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết!” Như thế thì sự sống còn có ý nghĩa gì? - Lời trách Đế Thích trên đây đã nói lên một quan niệm đúng đắn vẻ ý nghĩa sự sống của Trương Ba, sống không phải là để tồn tại (không chết) mà phải để được sống trong một cuộc sống có ý nghĩa: "sống nhờ vào đồ đạc, cài cải người khác đã là chuyện không nên, đằng này đến cái thân tôi cũng phải sống nhờ anh hàng thịt", "Ông tưởng tôi không ham sống hay sao? Nhưng sống thế này, còn khổ hơn là cái chết. Mà không phải chỉ một mình tôi khổ! Những người thân của tôi sẽ còn phải khổ vì tôi!" chính thế mà Trương Ba muốn trả thân xác này cho anh hàng thịt để không còn cái quái gở mang tên "Hồn Trương Ba, da hàng thịt" nữa. 4. Khi Trương Ba kiên quyết đòi trả xác cho hàng thịt, Đế Thích định cho hồn Trương Ba nhập vào xác cu Tị, Trương Ba đã từ chối. Vì sao? Trước khi kết thúc, tác giả còn đưa nhân vật vào cuộc thử thách cuối cùng lúc đôi mặt với cái chết, trước một sự lựa chọn: nhập vào xác cu Tị, một em bé hàng xóm vừa chết. Hồn Trương Ba rất thương cu Tị vì đó là một đứa bé ngoan bạn thân của cái Gái, cháu nội yêu quý của ông. Nhưng ông không thể tái diễn bi kịch sống trong thân xác mượn của người khác: "Không thể bên trong một đằng bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn". Vì thế ông đi xin cho cu Tị được sống lại, còn mình thì xin được chết. Hành động chấp nhận cái chết, trả lại xác cho anh hàng thịt của hồn Trương Ba là một hành động đúng đắn, dũng cảm và đạo đức. Từ tư tưởng triết lí ví quan hệ giừa thể xác và linh hồn. Lưu Quang Vũ đã đi đến một quan niệm đúng đắn về cách sống: sống chân thật,

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2