intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cảm nhận về đẹp tâm hồn và nhân cách của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Chia sẻ: Lan Si Zhui | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

61
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác là tác phẩm đặc sắc, đánh dấu sự phát triển mới của thể loại kí Việt Nam thời trung đại. Với tác phẩm này, tác giả đã ghi lại những cảm nhận của bản thân trước hiện thực về cảnh vật và con người mà mình tận mắt chứng kiến từ lúc nhận được lệnh triệu về kinh đô chữa bệnh cho thế tử Cán đến lúc xong việc, về tới nhà ở Hương Sơn. Và có thể nói, đoạn trích "Vào phủ chúa Trịnh" là một trong số những đoạn trích tiêu biểu của tác phẩm, vẽ lại một cách chân thực cuộc sống nơi phủ chúa. Đặc biệt, qua đoạn trích còn giúp chúng ta thấy rõ vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cảm nhận về đẹp tâm hồn và nhân cách của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Đề bài: Cảm nhận về đẹp tâm hồn và nhân cách của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu  <br /> Trác<br /> Bài làm:<br /> Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác là tác phẩm đặc sắc, đánh dấu sự phát triển mới của  <br /> thể loại kí Việt Nam thời trung đại. Với tác phẩm này, tác giả đã ghi lại những cảm nhận <br /> của bản thân trước hiện thực về cảnh vật và con người mà mình tận mắt chứng kiến từ <br /> lúc nhận được lệnh triệu về kinh đô chữa bệnh cho thế tử Cán đến lúc xong việc, về tới  <br /> nhà ở Hương Sơn. Và có thể nói, đoạn trích "Vào phủ chúa Trịnh" là một trong số những  <br /> đoạn trích tiêu biểu của tác phẩm, vẽ  lại một cách chân thực cuộc sống nơi phủ  chúa. <br /> Đặc biệt, qua đoạn trích còn giúp chúng ta thấy rõ vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách của Hải <br /> Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.<br /> Trước hết, Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác hiện lên là một con người coi thường danh <br /> lợi. Bước vào khung cảnh lộng lẫy, nguy nga, tráng lệ  và nghiêm trang, cung kính nơi  <br /> chốn phủ  chúa với những gác tía, "Đại đường", "Quyển bồng" Lê Hữu Trác đã bộc lộ <br /> cảm xúc của mình một cách trực tiếp. "Mình vốn con quan, sinh trưởng ở chốn phồn hoa,  <br /> chỗ  nào trong cấm thành mình cũng đã từng biết. Chỉ  có những việc trong phủ  chúa là <br /> mình chỉ mới nghe nói thôi. Bước chân đến nơi này mới hay cảnh giàu sang của vua chúa <br /> thực khác hẳn người thường." Với những câu văn đã dẫn ở trên có thể thấy được thái độ <br /> ngỡ ngàng, bất ngờ của tác giả trước khung cảnh nơi phủ chúa. Tuy nhiên, ẩn sau cái thái <br /> độ ngỡ ngàng ấy, ông cũng gián tiếp lên tiếng phê phán cuộc sống xa hoa, hưởng lạc nơi <br /> phủ  chúa. Thái độ  phê phán  ấy của ông thể  hiện qua cách ông miêu tả  quang cảnh nơi <br /> phủ  chúa một cách chi tiết, tỉ  mỉ, từ  ngoài vào trong, từ  xa đến gần, dường như  ông đã  <br /> dẫn người đọc đi chiêm ngưỡng hết mọi nơi trong phủ chúa và để rồi cuối cùng ông khép <br /> lại bằng một bài thơ  miêu tả  cảnh phủ chúa nhưng xét đến cùng chính là tiếng lòng của  <br /> ông:<br /> Quê mùa cung cấm chưa quen<br /> Khác chi ngư phủ đào nguyên thuở nào!<br /> Đồng thời, thái độ phê phán cảnh sống xa hoa nơi phủ chúa còn được thể hiện qua giọng  <br /> điệu mỉa mai, giễu cợt khi ông nói về  những đồ  dùng trong phủ  chúa lúc được mời ăn <br /> cơm: "Mâm vàng chén bạc, đồ ăn toàn là của ngon vật lạ, tôi bấy giờ mới biết cái phong <br /> vị của nhà đại gia". Như vậy, xét đến cùng, ẩn sau cách miêu tả tỉ mỉ  quang cảnh xa hoa  <br /> nơi phủ  chúa và thái độ  mỉa mai trong cách ghi chép, miêu tả  chính là một Hải Thượng  <br /> Lãn Ông coi thường danh lợi, tiền bạc, không đồng tình với cuộc sống xa hoa nhưng thiếu <br /> khí trời nơi chốn phủ chúa.<br /> Không dừng lại  ở đó, Lê Hữu Trác còn là một thầy thuốc tài giỏi, có kinh nghiệm trong <br /> nghề, giàu lương tâm, đức độ và luôn giữ cho mình một lối sống, một cốt cách thanh cao. <br /> Có thể nói, trước khi chữa bệnh cho thế tử  Cán trong nội tâm Lê Hữu Trác có sự  giằng  <br /> co, mâu thuẫn giữa một bên là ông hiểu căn bệnh, biết cách chữa trị  nhưng sợ  chữa có  <br /> hiệu quả ngay sẽ được chúa tin dùng, bị công danh trói buộc, không được về với núi rừng  <br /> ẩn dật với một bên là muốn chữa cầm chừng nhưng lại sợ trái với lương tâm, y đức, sợ <br /> phụ lòng cha ông. Nhưng để rồi, đến cuối cùng, tấm lòng, lương y của người thầy thuốc  <br /> cùng với việc ông luôn lấy việc nối tiếp lòng trung thành của cha ông làm tôn chỉ, làm lẽ <br /> sống đã chiến thắng tất cả  mọi suy tư, trăn trở, mâu thuẫn trong ông, để  rồi cuối cùng  <br /> ông đưa ra phương pháp, cách thức chữa trị  bệnh cho thế  tử ­ căn bệnh mà nhiều thầy  <br /> thuốc đã không tìm ra cách chữa trị. Tuy nhiên, việc Lê Hữu Trác sợ  chữa có hiệu quả <br /> ngay sẽ  được chúa tin dùng, bị công danh trói buộc, không được về  với núi rừng  ẩn dật <br /> xét đến cùng là sự biểu hiện cho lòng yêu thích cuộc sống tự do, thanh đạm nơi quê nhà,  <br /> không vướng bận vinh hoa phú quý của ông. Thêm vào đó, tài năng, kinh nghiệm trong <br /> nghề  thầy thuốc của ông không chỉ  được thể  hiện trực tiếp  ở  việc chữa khỏi bệnh cho  <br /> thế tử Cán mà còn ở lời nhận xét của Quan chánh đường "Phương thuốc và lập luận của <br /> cụ khác chúng ta nhiều."<br /> Tóm lại, qua đoạn trích Vào phủ  chúa Trịnh giúp chúng ta thấy được rằng Hải Thượng  <br /> Lãn Ông Lê Hữu Trác bên cạnh là một thầy thuốc giỏi, giàu kinh nghiệm còn là một <br /> người giàu y đức, có tâm hồn và nhân cách cao đẹp ­ coi thường tiền bạc, vinh hoa, yêu  <br /> thích cuộc sống tự do, thanh đạm. Vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách cao đẹp của ông là tấm <br /> gương sáng cho lớp lớp thế hệ sau ngưỡng mộ và học tập, noi theo.<br /> Bài Mẫu Số 2:<br /> Nhắc đến Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác là nhắc đến một nhà y giàu y đức, ông cũng  <br /> là một nhà thơ, nhà văn lỗi lạc. Trong suốt cuộc đời, ông đã để  lại vô vàn những tác  <br /> phẩm, những cống hiến to lớn cho đất nước, và một trong số  đó phải kể  đến là cuốn <br /> “Thượng kinh kí sự” được viết năm 1782, là thành quả của chuyến đi đến kinh đô Thăng <br /> Long chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán. Qua đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh”, ta thấy được <br /> cuộc sống xa hoa của bọn chúa phong kiến và nổi bật hơn hết là tâm hồn, nhân cách sáng  <br /> ngời của một nhà y có tâm đức không ham tiền tài danh vọng.<br /> Đoạn trích “Vào phủ  chúa Trịnh” đã ghi lại chân thực toàn bộ  những điều mà ông chính  <br /> mắt thấy, tai nghe. Khi được tận mắt chứng kiến mọi thứ trong phủ chúa, ông lại không  <br /> khỏi sững sờ, kinh ngạc bởi các vẻ quyền quý, cao sang. Mọi thứ còn hơn cả lời đồn mà <br /> ông đã nghe được ở bên ngoài.<br /> Mở đầu tác phẩm ông đã lấy ngòi bút của mình để phác lại bức tranh rực rỡ ở phủ chúa. <br /> Từ  ngoài vào trong không biết bao nhiêu kẻ  hầu người hạ, những hàng cây um tùm nối  <br /> đuôi nhau tít tắp, rồi có chỗ  lại có những hòn đá hình thù kì lạ, nơi có những chiếc cột  <br /> được dát vàng. Nghe tác giả kể mà ta như đi lạc vào một thế giới cổ tích nào đó, một thế <br /> giới sặc sỡ sắc màu và uy quyền không tưởng. Nhà y được đưa vào trong phủ  bằng cửa  <br /> sau, đi hết hành lang này đến hành lang kia rồi lại qua cửa lớn cửa nhỏ, bắt gặp những  <br /> cung điện đài các nguy nga đến ngộp thở, đứng trước khung cảnh kiêu sa thế  khiến cho  <br /> ông trầm trồ nhưng cũng chỉ ngẩng đầu lên liếc vài cái rồi lại cúi gằm xuống đất. Dường  <br /> như ngay từ khi bước chân vào trong phủ ông đã nhận ra đây không phải là thế giới dành  <br /> cho mình, đó là cuộc sống đối nghịch với thực tại của hàng nghìn hàng vạn con người  <br /> ngoài kia đang đầu sấp mặt tối chỉ mong có đủ cơm ăn, áo mặc. Có lẽ ông nhận ra đây là  <br /> cái cao sang bất nhân, bất nghĩa có được bằng cách bóc lột, tước đoạt công sức của người  <br /> khác.<br /> Và con người nhân đức ấy cũng ngạc nhiên bởi cung cách sinh hoạt của phủ chúa. Trong  <br /> phủ người hầu kẻ hạ tấp nập, lại thêm bữa ăn đầy sơn hào hải vị, của ngon vật lạ ở trên <br /> đời khiến ông ấn tượng không sao quên nổi. Đó là khi ông được mời một bữa cơm trong <br /> phủ, dù chỉ là cơm sẻ của quan nhưng với ông nó cũng quá xa xỉ, mâm vàng, chén bạc và <br /> mọi thứ tươm tất đến không tưởng. Đây chẳng còn là thế giới của con người mà là một  <br /> thế giới thần tiên nào đó được tạo ra dành cho chúa trời.<br /> Thật vậy, nhân cách sáng ngời của ông cũng bộc lộ rõ nét khi chuẩn bệnh cho thế tử. Đó  <br /> là một đứa bé tầm năm, sáu tuổi bị mắc một căn bệnh mà nguyên nhân lại rất đơn giản. <br /> Đó là vì không vận động lại được ăn sung mặc sướng lâu ngày dẫn đến hại thân và mang  <br /> bệnh. Sự phục vụ chu đáo của kẻ hầu người hạ khiến cho nó không phải động tay chân, <br /> mắc bệnh lâu ngày mà chưa khỏi khiến sinh khí khô héo, gầy guộc, gân xanh nổi lên khắp <br /> người. Chỉ cần nhìn xơ  qua thôi, nhà y thông thái  ấy cũng đã có thể  chuẩn đoán ra được <br /> bệnh tình của đứa trẻ  mang danh con trời kia nhưng rồi ông lại đắn đo, dằn vặt, đấu <br /> tranh tìm ra cách tốt nhất cho lựa chọn của mình. Và cuối cùng sau bao trăn trở  ông đã  <br /> chọn phương thuốc hòa hoãn để  chữa bệnh cho thế  tử  mặc dù có khả  năng chữa khỏi  <br /> ngay lập tức. Ông trăn trở  vì sợ  tiền tài danh vọng sẽ  cướp mất tự  do, tự tại của cuộc  <br /> đời, sợ chữa bệnh khỏi nhanh quá sẽ bị giữ lại. Qua chi tiết trên, có thể thấy Lê Hữu Trác  <br /> là người không ham mê danh vọng, điều ông coi trọng hơn ca là cái y đức, cái đạo đức lẽ <br /> sống của mình. Không có gì quý giá hơn tự do tự tại của cuộc đời, và ông đã quyết định  <br /> tránh xa nơi thị  phi ganh đua để  sống an nhàn. Ông thà làm lang y bình thường chứ  nhất <br /> định không trở thành con chim quý trong lồng lúc nào cũng phải khom lưng quỳ gối trước  <br /> kẻ lãnh chúa tàn bạo.<br /> Kẻ  có tài luôn là người có tâm. Thật vậy từ  xưa đến nay, đã có biết bao nhân tài chọn  <br /> cách buông bỏ triều chính vì nhận ra được cái bản chất, cái bộ mặt thật sự của triều đình.  <br /> Luật lệ được đặt ra để đàn áp con người nghèo khổ, nó là công cụ để cướp bóc một cách  <br /> hợp pháp. Cả một đất nước rộng lớn bị bao phủ bởi bóng tối đặc kịt, những tiếng khóc,  <br /> tiếng kêu van thảm thiết. Con người cứ chìm trong đau khổ còn bọn thống trị thì cứ nhởn <br /> nhơ hưởng thụ. Một xã hội thối nát và vô nhân đạo làm sao. Thế nhưng sau tất cả ta vẫn  <br /> còn hy vọng, niềm tin vẫn được tiếp nối bởi xã hội vẫn còn những người có tâm có đức <br /> như Lê Hữu Trác, ông là một người có tài, có tâm và mang trong mình nhân cách cao đẹp.<br />  <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2