Đề bài: Cảm nhận về truyện Hai đứa trẻ của nhà văn Thạch Lam<br />
Bài làm<br />
Nếu như các nhà văn thuộc Tự lực văn đoàn miêu tả cuộc sống với tất cả những gì đẹp <br />
nhất, trong sáng nhất thì Thạch Lam lại tìm cho mình một lối đi riêng. Dưới con mắt của <br />
ông, đời không chỉ có tình yêu mãnh liệt đến quên cả đất trời, quên cả mọi người mà còn <br />
có cả những nỗi đau. Ngòi bút Thạch Lam hòa cùng cuộc sống, lách vào sâu những ngõ <br />
ngách tâm hồn con người để từ đó chắt lọc ra cả một bức tranh đời sống nơi phố huyện <br />
nghèo (Hai đứa trẻ) mà ở đó bóng tối đè nặng lên cuộc sống cùng cực, luẩn quẩn của con <br />
người.<br />
Bức tranh đời sống huyện bắt đầu với cảnh nhá nhem tối và kết thúc với cảnh chờ tàu <br />
của chị em Liên và mọi người. Toàn bộ bức tranh là bóng tối, bóng tối lan tỏa, bao trùm <br />
lên cảnh vật, tạo nên bầu không khí nặng nề, u uất. Dường như cuộc sống ở đây chỉ có <br />
một màu đen xám xịt. Bóng tối ớ rặng tre, bóng tối ở góc quán, bóng tối ở ánh sáng lập <br />
lòe của đom đóm. Tất cả, tất cả đều chìm vào bóng tối. Cuộc sống con người nơi phố <br />
huyện vốn đã không sung túc gì lại bị màn đêm bao trùm, đè nặng lại càng trở nên côi cút, <br />
lẻ loi đến tội nghiệp. Đâu đó vài đứa trẻ nhặt nhạnh nơi góc chợ hoang vắng lúc vào <br />
đêm. Chị em Liên quanh quẩn cùng quán hàng xén vốn đã vắng khách. Hàng phở của bác <br />
Siêu lặng lẽ lăn bánh.. Những hình ảnh lẻ loi, đơn chiếc ấy cùng vài ánh sáng nhỏ nhoi <br />
không đủ để xua tan bóng tối dày đặc, lan tỏa đang dần đè lên cuộc sống của họ những <br />
con người mà số lượng có thể đếm được trên đầu ngón tay "mấy chú", "mấy người". <br />
Bóng tối cùng người bạn đồng hành của mình là sự im lặng đã thống trị trên cõi người. <br />
Thời gian bỗng chốc trở nên im lặng, uất ức đến lạ kì. Không gian bị uất nghẹn của kiếp <br />
người. Bức tranh ấy gợi lên bao nỗi xót xa.<br />
Nhưng Thạch Lam người nghệ sĩ của tâm hồn ấy không dừng lại ở khắc họa bóng tối. <br />
Bóng tối đã đáng sợ nhưng cuộc sống quẩn quanh ở góc phố còn đáng sợ hơn. Họ ở đây <br />
chỉ toàn những người nghèo. Đó là gia đình chị em Liên do túng quẫn mà phải về phố <br />
huyện. Đó là bà cụ Thi hơi điên: là gia đình bác Xẩm; là gánh hàng chị Tí; là quán phở của <br />
bác Siêu... Những mảnh đời nghèo khó nơi phố huyện tụ họp lại không đủ để làm nên <br />
cuộc sống ồn ào. Cả một sự tẻ nhạt đến kinh khủng hiện ra. Chỉ qua một chi tiết nhỏ: chị <br />
em Liên không ngoái lại cùng biết tiếng cười khanh khách đằng sau là của bà cụ Thi, nhìn <br />
đốm sáng xanh lúc ẩn lúc hiện đằng xa cũng biết là gánh phở của bác Siêu. Dường như <br />
bao năm, bao tháng rồi họ chỉ một công việc lập đi lập lại đó. Một công việc nhàm chán, <br />
tẻ nhạt như chính cuộc đời của họ. Những sự việc ấy làm cho cuộc sống của họ thêm tù <br />
túng, ngột ngạt, không có lối thoát., không biết đi đâu. Đối với họ, tương lai dường như <br />
không có mà chỉ có thực tại u buồn, quẫn bách. Trước mắt họ, tương lai đã khép kín cánh <br />
cửa. Họ không hi vọng điều gì, không ngóng đợi ai. Hiện tại chỉ là những nghèo khó, cơ <br />
cực, tù túng cùng những công việc nhàm chán. Bức tranh ấy xoáy lên một nỗi đau trong <br />
tâm hồn độc giả, bật lên thành những tiếng kêu uất ức mà không có lời giải đáp.<br />
Tất cả những hành động, sự việc và cuộc đời con người ở phố huyện nghèo đều lặp lại <br />
và nhàm chán. Duy chỉ có con tàu vẫn lặp đi lặp lại nhưng không nhàm chán. Con tàu là <br />
hiện thân của ước vọng, của tương lai đối với mọi người. Họ tìm đến với con tàu, chờ <br />
đợi nó không phải chỉ để buôn bán mà còn đón chờ một cái gì lạ lẫm đối với cuộc sống <br />
chung quanh vốn đã đơn điệu. Con tàu đó với tiếng máy gầm phá tan bầu không khí vốn <br />
đã u uất nặng nề, với ánh sáng chói lọi, rực rỡ xé toang màn đêm bao phủ rồi lại rơi vào <br />
tối tăm như cũ. Với chị em Liên, con tàu còn là hiện thân của quá khứ huy hoàng với cuộc <br />
sống sung túc ở Hà Nội, là chút gì mới mé ở hiện tại và cả niềm mơ ước ở tương lai. <br />
Hình ảnh con tàu vụt qua đã làm giảm bớt sự bế tắc tù túng của một cuộc sống để lại <br />
ước mơ một ước mơ hết sức tội nghiệp cho mỗi con người.<br />
Nếu như các nhà văn thuộc Tự lực văn đoàn đã xa rời thực tại, thi vị hóa cuộc sống thì <br />
Thạch Lam lại gắn chặt ngòi bút với đời sống, dù ông là thành viên chủ chốt của văn đàn <br />
ấy. Nếu đồng nghiệp của ông ca ngợi tình yêu khi say đắm, khi đau đớn, lúc xô bồ (Hồn <br />
bướm mơ tiên, Trăng sáng, Tình tuyệt vọng...) thì Thạch Lam lại đến với tình người. Văn <br />
chương Thạch Lam lay động đến cõi sâu thẳm nhất của tâm hồn con người và thức tỉnh <br />
họ bằng những nỗi đau. Với phong cách vừa lãng mạn, vừa hiện thực, ngòi bút Thạch <br />
Lam thực sự xuất sắc khi viết về cuộc sống con người nghèo khổ, cùng những nỗi đau <br />
âm thầm, nhẹ nhàng nhưng khi gấp sách lại ta không sao quên được. Không phải là những <br />
nụ cười đến thắt ruột, cười ra nước mắt của Nguyễn Công Hoan, không phải cái xót xa <br />
đến tận xương tủy như Nam Cao nhưng những trang văn nhẹ nhàng, tinh tế và sâu lắng <br />
của Thạch Lam đã lột tả hết cuộc sống phố huyện và cũng là cuộc sống của xã hội Việt <br />
Nam tù túng, ngột ngạt đương thời, đem đến cho người đọc những tình cảm thương xót <br />
đầy tính nhân bản.<br />
http://thuthuat.taimienphi.vn/camnhanvetruyenhaiduatrecuanhavanthachlam<br />
42142n.aspx <br />
Dù chưa mạnh mẽ và nhất quán ở hành động như một số nhà văn giàu tính cách mạng, <br />
nhưng với quan niệm nghệ thuật sâu sắc và đúng đắn: Văn chương không phải là một <br />
cách để thoát li hay lãng quên, mà trái lại, văn chương "phải thực sự là thứ vũ khí thanh <br />
cao và đắc lực", là tiếng kêu thương thoát ra những kiếp lầm than, khổ cực, Thạch Lam <br />
đã khác xa với những nhà văn lãng mạn cùng thời và bức phù điêu quý giá ấy của ông nơi <br />
Hai đứa trẻ sẽ còn mãi xúc động đối với người đọc<br />
<br />