Cảm nhận về bài thơ Tràng Giang
lượt xem 3
download
Tràng Giang là một trong những bài thơ tiêu biểu của tài năng Huy Cận và thể hiện rõ chất tâm hồn ông. Huy Cận cũng đã nhiều lần kể lại quá trình viết nó. Cảm hứng thơ được gợi từ phong cảnh sông nước vùng Chèm Vẽ ngoại thành Hà Nội. Bây giờ nơi này đã là nội thành đông đúc với nhiều nhà cao tầng, biệt thự nhưng vào thời Huy Cận viết Tràng giang cho đến mấy chục năm sau, nó đìu hiu sông nước, vắng lặng, đẹp và buồn đúng như trong bài thơ đã tả.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Cảm nhận về bài thơ Tràng Giang
VĂN MẪU LỚP 11 CẢM NHẬN VỀ BÀI THƠ TRÀNG GIANG CỦA HUY CẬN BÀI MẪU SỐ 1: Tràng Giang là một trong những bài thơ tiêu biểu của tài năng Huy Cận và thể hiện rõ chất tâm hồn ông. Huy Cận cũng đã nhiều lần kể lại quá trình viết nó. Cảm hứng thơ được gợi từ phong cảnh sông nước vùng Chèm Vẽ ngoại thành Hà Nội. Bây giờ nơi này đã là nội thành đông đúc với nhiều nhà cao tầng, biệt thự nhưng vào thời Huy Cận viết Tràng giang cho đến mấy chục năm sau, nó đìu hiu sông nước, vắng lặng, đẹp và buồn đúng như trong bài thơ đã tả. Huy Cận kể lại, ông đã thử vào bài bằng nhiều thể thơ, nhưng cuối cùng chọn thơ bảy chữ, đậm chất Đường thi. Ông còn cho biết Lớp lớp mây cao đùn núi bạc là do ông học ở bản dịch thơ Đỗ Phủ “Mặt đất mây đùn cửa ải xa". Ý kết là ông tựa vào thơ Thôi Hiệu, qua bản dịch của Tản Đà “Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai” để tả nỗi buồn của lòng mình: Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà. Chính không gian Đường thi trong hơi thơ bảy chữ tạo nên sự cộng hưởng cảm xúc đồng chiều ấy. Nếu viết ở thể thơ khác, chưa chắc đã có sự cộng hưởng ấy. Huy Cận buồn hơn Thôi Hiệu. Huy Cận thừa biết mình đứng nhờ trên vai người ta, có cao nhưng không chắc mình có chiều cao hơn người ta. Đọc Tràng giang có thể thấy buồn Hoàng Hạc lâu nhưng là ở nhiều chỗ khác chứ không phải ở câu kết so đo ấy. Bài thơ này có vẻ đẹp cổ điển, trang trọng mở vào cao rộng trời đất mà nỗi buồn lại thấm thía sâu thẳm xuống một cõi lòng. Nỗi buồn bàng bạc mơ hồ nhưng đụng vào đầu cũng thấy. Mơ hồ vì buồn không rõ lí do cụ thể. Bàng bạc vì không rõ sắc thái, không rát bỏng nhưng ngân nga như một nỗi bâng khuâng, một tâm trạng nhớ không đối tượng: trời rộng nhớ sông dài. Câu đề từ quả đã ôm đủ chủ đề bài thơ. Nỗi bâng khuâng buồn nhớ đựng đầy không gian. Cảnh nào cũng gợi buồn, cảnh bị nhiễm vào từ trường tình cảm. Huy Cận nói: Đây là bài thơ của tâm hồn. Tâm hồn ông khi ấy thường trực một nỗi buồn thế hệ, cái thế hệ vừa biết suy nghĩ thì chạm ngay vào nỗi buồn mất nước, vào thân phận nhược tiểu, một linh hồn nho nhỏ/ mang mang thiêng cổ sầu. Chất tâm hồn bất thường bắt rất nhạy cảm xúc không gian rộng xa, vắng lặng hắt hiu. Riêng với Huy Cận, người đã từng “nghiêng tai kì diệu” nửa nghe vũ trụ nửa nghe lòng mình. Nghe trời nặng nặng, nghe ta buồn buồn thì không gian trời nước quãng sông Hồng nơi Chèm Vẽ cộng hưởng với lòng ông mà thành thơ là điều không khó hiểu. Chữ tràng trong Tràng giang đề bài và trong câu đầu tiên vốn ít dùng trong ngôn ngữ giao tiếp hơn trường nhưng Huy Cận lại chọn dùng... Có người giảng là để khỏi nhầm với sông Trường Giang bên Trung Quốc. Chả hiểu có đúng thế không. Nhưng chỉ căn cứ vào âm thanh (chứ không phải chỉ nghĩa chữ) thì giang hai âm vang đồng dạng đứng liền nhau gợi được khoảng rộng, dàn theo chiều ngang, bát ngát bao la hơn là trường. Trường chỉ cho thấy chiều dài, đa nghĩa chữ và hình âm trường thuôn lại trong khi tràng mở ra. Mặt sông dài rộng, nên đầu sóng của sông, vốn thấp như càng thấp thêm, chỉ như gợn nhẹ mặt sông phẳng. Đã rộng lại tĩnh nên gợi buồn, buồn điệp điệp. Chứ sóng mà dào dạt hay réo sôi chắc dẫn tới cảm giác khác. Điệp điệp là trạng thái của gợn sóng trên tràng giang và cũng là của gợn buồn trong lòng người. Câu vào này buồn thật. Nhưng câu thứ hai: “Con thuyền xuôi mái nước song song" có người cũng cho là câu thơ buồn, buồn lắm, lấy lí rằng: song song là chẳng bao giờ gặp nhau, là không gắn bó gì với nhau. Đấy là vận dụng định lý đường song song trong hình học sơ cấp vào hình tượng văn chương. E khó thuyết phục. Thuyền nước trong câu thơ này là đang gắn bó, thậm chí hài hoà xuôi chèo mát mái. Câu thơ này không buồn. Hơn nữa, vui. Đang vui. (Chữ nước song song chỉ là một dụng ý để đối với buồn điệp điệp). Có đang vui mới dẫn đến cái buồn ở câu sau. Mới tạo nên mối tương quan: vui chỉ khoảnh khắc mà buồn thì tất yếu, ấy là lúc thuyền về tới bến, nước vẫn tiếp tục đi, đi một mình, phiêu bạt hai ngả rẽ vô thường nên mới kinh hãi với cái sầu trăm ngả. Hình ảnh sông nước đến đây đã nhập vào thân phận con người. Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả. Một chữ lại (trạng từ), lại sầu... cho thấy cách nhìn đời hồi ấy của Huy Cận khá giống Xuân Diệu (hoa nở để mà tàn - Trăng trong để mà khuyết - Bèo hợp để chia tan - Người gần để li biệt). Thuyền và nước song song xuôi mái chỉ khoảnh khắc rồi lẻ loi với bao nhiêu ngã ba sông nước, sầu trăm ngả. Từ hình ảnh trăm ngả dẫn đến câu cuối đoạn như mội tổng kết: Củi một cành khô lạc mấy dòng. Trên sông Hồng, nhất là mùa lũ có thể thấy cả cây trôi, thân gỗ trôi, vật vã nổi chìm trong sóng đục phù sa. Cảnh gợi tang thương. Nhưng không phải mạd cảm xúc Huy Cận ở bài này. Ông nói ông phải lựa chọn hình ảnh sao cho ra cai thân phận nổi nênh của kiếp người. Chọn củi hơn là gỗ, chọn một cành không hơn là những cây tươi. Củi một cành mà lạc mấy dòng thì đắt quá, chưa kể nó còn ứng với sầu trăm ngả ở ưên. Đoạn một là nhìn vào mặt sông mà tả. Chi tiết tung hứng, ngôn ngữ đăng đổi và ngay trung tâm của chủ đề. Đoạn hai nhìn ra xa xung quanh: cồn nhỏ, làng xa, trời sâu, bến rộng... không gian mở ra rộng - cao để hồn ngấm vào thưa vắng. Thưa vắng và yên tịnh. Chỉ một âm thanh xa, vọng tự đâu không rõ, mơ hồ như nghe trong hoài niệm một phiên chợ quê lúc vãn người. Âm thanh mơ hồ là cách đặc tả cái tĩnh lặng. Đoạn thơ này mở không gian. Chiều thẳng đứng thì như đang dãn dần ra theo nắng, theo trời: “Nắng xuống, trời lên sâu chót vót”. Sâu chứ không cao là một sáng tạo, gây ấn tượng. Chiều năm ngang thì “ Sông dài, trời rộng, bến cô liêu"... Không màu sắc, không âm thanh, không hoạt động. Tất cả bất động, lặng đi, ngấm vào nỗi cô liêu. Cõi rộng không giới hạn, tả dễ miên man. Huy Cận tỉnh táo chuyển lại ánh về mặt sông, về chỗ bắt đầu bài thơ “Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng”. Đẩy mức vắng lặng tới chỗ bặt dấu người. Hai đoạn trên còn có thuyền, có chợ. Giờ đây, trên sông chỉ còn có bèo, duy nhất bèo, hàng nối hàng. Không đò ngang, không cầu bắc, không thấy một công trình nào mang dấu người, chỉ lặng lẽ thiên nhiên với thiên nhiên. Buồn lan theo cảnh. Buồn trải ra xa “Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng”. Rồi lại dựng lên cao “Lớp lớp mây cao đùn núi bạc". Trút qua đôi cánh chim nhỏ và rơi xuống một lòng người, ở chỗ cảnh bặt dấu người, nên lòng mới trội lên nỗi nhớ quê, lòng quê. Tình thế trôi dạt nổi nênh của ngoại cảnh làm con người ngậm ngùi thân phận, thèm tình cảm ấm áp gia đình quần tụ. Bài thơ khép lại trong nỗi nhớ nhà. Tính lôgíc trong những bước chuyển của tâm hồn rất được coi trọng trong bài thơ này. Có lẽ vì thế Huy Cận tự giới thiệu: “Tràng giang là bài thơ tình, và tình gặp cảnh, một bài thơ về tâm hồn BÀI MẪU SỐ 2: Nhắc tới Huy Cận chúng ta không thể bỏ qua được một nhà thơ với những sáng tác mang cảm hứng buồn trước khi bước vào phong trào thơ mới. Những sáng tác của ông mang đậm tâm hồn và tài năng của ông xuyên suốt thời gian sáng tác. Tràng giang là một trong số những sáng tác tiêu biểu, thể hiện nỗi buồn sâu thẳm sự xao xuyến bâng khuâng của cái tôi Huy Cận trước cuộc sống, nhưng cảnh vật hiện ra trước mắt của thi nhân vẫn mang một vẻ đẹp ẩn chứa những bất ngờ trong sáng tác. Cảm hứng để sáng tác bài thơ là khi tác giả đứng trước sông Hồng mênh mông bao la, và khi nhìn thấy sự kì vĩ của thiên nhiên , khiến tác giả lại ngẫm lại chính cuộc sống của mình hiện tại, cũng thật nhỏ bé, không biết sẽ như thế nào trước cuộc đời rộng lớn này. Tràng Giang mang một vẻ đẹp cổ điện, như được chấm phá bằng các nét vẽ linh hoạt của các nghệ sĩ trước bức tranh thủy mặc sơn nước hữu tình. Hai chữ tràng Giang vốn là hai từ hán việt ghép vào nhau mà tạo thành. Tràng có nghĩa là mênh mông, trải rộng còn giang chính là sông. Đây lại là một âm mở,cứ thế nếu cứ ngân dài hai chữ này thì mãi mãi không có kết thúc. Mọi thứ cứ trải dài, trải dài khơi gợi cho độc giả nhiều liên tưởng thú vị. Đầu đề chỉ là 2 chữ đó thôi mà toàn bài thơ lại lấy được cảm xúc của độc giả nhiều đến như vậy. Quả thật sự tài tình của ngòi bút Huy Cận trong miêu tả và thể hiện trong suốt những câu từ của bài thơ. Đứng trước cảnh tượng thiên nhiên hùng vĩ như thế, lòng ông lại dấy lên một nỗi buồn mơ hồ, không hiểu rõ là gì và bắt nguồn từ đâu. Nhưng có lẽ trước sự nhỏ bé của con người trước trời đất, cảnh khiến ta ngẫm nghĩ và chiêm nghiệm về những gì đã xảy ra và những gì đang tới.một nỗi buồn vô cớ, nhưng cái cớ đó lại cho chúng ta những phút giây trải nghiệm và tìm ra câu trả lời cho chính bản thân mình. Hai câu thơ đầu trong bài thơ lại càng gợi ra vẻ mênh mông và một nỗi trống vắng mênh mang của dòng sông và trong chính tâm hồn thi sĩ. Cái hay của bài thơ là ở chỗ, mặc dù những từ ngữ được sử dụng rất đơn giản nhưng chính nó lại được sử dụng đúng chỗ nên càng tăng thêm vẻ đẹp và chiều sâu ý nghĩa cho bài thơ. “ điệp điệp” là từ láy dùng để miêu tả những gợn sóng trên sông, nhưng nó lại kết hợp với từ buồn khiến chúng ta liên tưởng đến nỗi buồn điệp điệp,đến từng đợt trong lòng thi sĩ. Và hình ảnh tiếp theo cũng được cho là một câu thơ mang sắc thái buồn. Xuất hiện giữa dòng sông là hình ảnh con thuyền,nhưng dường như nó cũng là con thuyền cô độc, hai từ “ song song” được Huy Cận sử dụng như nói tới cảnh không có điểm chúng. Nhưng có lẽ câu thơ hay nhất phải kể đến câu “Củi một cành khô lạc mấy dòng”. Hình ảnh củi khô chứ không phải hình ảnh của một chiếc lá xanh hay một sự vật khác đầy sức sống. Nó đã trở thành một thứ mà trên dòng nước ấy, bị trôi dập không biết về nơi đâu.lại với cọm từ” lạc mấy dòng” càng tỏ ra sự đời trôi nổi, không có sự lựa chọn hay không biết phải chọn cái gì. Đứng trước cuộc đời bao nhiêu ngã rẽ, biết đâu là nơi mà mình có thể đi tiếp, cũng như hình ảnh củi khô, mặc cho gió tấp sóng dập mà vẫn cuộn tròn giữa dòng xoáy cuộc đời. Những hình ảnh của đoạn thơ tiếp theo cũng không có gì vui hơn, những chi tiết mà ngay khi chúng ta đọc lên đã có một cảm giác ảm đạm thiếu sức sống. Phải chăng nó là cảnh tượng của một buổi chiều tà. Hình ảnh “ cồn nhỏ, làng xa, trời sâu, bến rộng”..như tác giả đang vẽ khiến không gian mở ra rộng – cao để hồn ngấm vào thưa vắng. Mọi thứ trở nên “thưa vắng và yên tịnh” . sự tính lặng đó lại càng nổi bật làm nền cho âm thanh, chỉ có một âm thanh xa vang vọng về nhưng lại khiến cho bài thơ, càng chìm vào trong không khí cổ kính, nhuốm màu quá khứ và hoài niệm. Âm thanh đó mơ hồ là cách đặc tả cái tĩnh lặng. Đoạn thơ này mở không gian. Chiều thẳng đứng thì như đang giãn dần ra theo nắng, theo trời: “Nắng xuống, trời lên sâu chót vót”. Từ “ sâu “ được sử dụng miêu tả độ cao của trời khiến cho hình ảnh miêu tả này rất đắt. Sâu chứ không cao là một sáng tạo, nó gây ấn tượng cho người đọc.tất cả như chòm vào bến cô liêu. Mỗi chữ mỗi hình ảnh của bài thơ đều ngấm cái buồn, cái trống vắng và cô độc, ngay cả bến chờ cũng là Bến cô liêu. Hình ảnh bèo dạt mây trôi khiến chúng ta liên tưởng về những bài thơ, bài ca dao về sự trôi nổi bấu víu. Không biết từ bao giờ bèo trôi về mặt sông, về chỗ bắt đầu bài thơ “Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng”. Giờ đây, trên sông chỉ còn có bèo, duy nhất bèo, hàng nối hàng. Không đò ngang, không cầu bắc, không thấy một hình ảnh hay công trình nào mang dáng dấp con người, chỉ lặng lẽ thiên nhiên với thiên nhiên. Nỗi buồn miên man theo cảnh.mọi thứ đều nhuốm một nỗi buồn trải ra xa “Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng” và dựng lên cao “Lớp lớp mây cao đùn núi bạc”. Qua đôi cánh chim nhỏ và rơi xuống một lòng người, ở chỗ cảnh bặt dấu người, nên lòng càng dội lên nỗi nhớ quê, lòng quê. Tình thế trôi dạt thiên nhiên khiến chính con người chúng ta càng thêm ngậm ngùi thân phận, thèm tình cảm ấm áp gia đình quần tụ.Tính logic trong những bước chuyển của tâm hồn rất được coi trọng trong bài thơ này. Kết thúc của bài thơ là nỗi nhớ nhà, mọi thứ trong bài thơ được đẩy đến cao điểm và do đó nỗi buồn đó có lí do của nó Huy Cận đã mang tới cho người đọc những phút chới với trong cảnh sắc của thiên nhiên với vẻ buồn bã cô độc, mọi thứ trỉa dài theo chiều sâu và chiều rộng nhưng nó càng làm cho sự mênh mang thêm sâu sắc. Cảnh khiến lòng xao động, cảnh khiến người ngậm ngùi và cũng chính là lúc khiến con người nhận ra bản thân mình nghĩ gì.Có lẽ vì thế Huy Cận tự giới thiệu: “Tràng giang là bài thơ tình, và tình gặp cảnh, một bài thơ về tâm hồn.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo án văn học lớp mầm Bài thơ: Làm anh
10 p | 676 | 46
-
Phân tích sự cảm nhận về thời gian của Xuân Diệu trong đoạn 2 bài thơ Vội vàng
11 p | 1771 | 39
-
Cảm nhận về bài thơ Nhàn
5 p | 294 | 22
-
Phân tích 2 khổ đầu trong bài thơ Tràng Giang của Huy Cận
5 p | 814 | 21
-
Nỗi ám ảnh không gian trong bài thơ Tràng Giang của Huy Cận
5 p | 436 | 18
-
Phát biểu cảm nghĩ về bài Cảnh khuya cúa Hồ Chí Minh
3 p | 381 | 13
-
Cảm nhận về bài thơ Tràng Giang của Huy Cận
24 p | 266 | 11
-
Cảm nhận về vẻ đẹp thiên nhiên trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu
14 p | 306 | 10
-
Tư tưởng Nguyễn Khoa Điềm trong bài thơ Đất nước
8 p | 102 | 9
-
Phân tích Tràng giang để làm rõ nhận định: "Tràng giang đã tiếp nối mạch thi cảm truyền thống với sự cách tân đích thực"
5 p | 157 | 9
-
Bình giảng bài thơ Lưu Biệt Khi Xuất Dương của Phan Bội Châu
10 p | 164 | 7
-
Bình giảng đoạn thơ: "Tiếng thơ ai động đất trời... Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày" trong bài Kính gửi cụ Nguyễn Du của Tố Hữu
5 p | 190 | 5
-
So sánh hình ảnh buổi chiều và cảm xúc của chủ thể trữ tình trong bài Mộ của Hồ Chí Minh và khổ cuối bài Tràng giang của Huy Cận. Từ đó nêu lên vẻ đẹp cổ điển mà hiện đại của bài Mộ
3 p | 88 | 3
-
Bình giảng bài thơ Tràng Giang
15 p | 96 | 3
-
Đề thi giữa học kỳ 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2020-2021 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến
3 p | 19 | 3
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2021-2022 có đáp án - Sở GD&ĐT Kiên Giang
7 p | 12 | 3
-
Đề thi KSCL môn Ngữ văn lớp 12 năm 2022-2023 có đáp án (Lần 3) - Trường THPT Thuận Thành số 1, Bắc Ninh
7 p | 8 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn