Đề bài: Phân tích Tràng giang để làm rõ nhận định: "Tràng giang đã tiếp nối mạch <br />
thi cảm truyền thống với sự cách tân đích thực"<br />
Bài làm:<br />
Nếu Xuân Diệu là nhà thơ của nỗi ám ảnh thời gian thì Huy Cận lại là nhà thơ của nỗi <br />
khắc khoải không gian, nhà thơ của nỗi sầu nhân thế. Tài năng nghệ thuật độc đáo của <br />
một hồn thơ, "ảo não nhất" trong phong trào thơ mới đã sáng tạo thành công nhiều dòng <br />
thơ độc đáo với sự kết hợp hài hoà giữa vẻ đẹp cổ điển và hiện đại. Có nhận định cho <br />
rằng "Trường giang đã tiếp nối mạch thi cảm truyền thống với sự cách tân đích thực".<br />
Mạch thi cảm truyền thống hiểu nôm na là nguồn cảm hứng của văn học truyền thống <br />
thường thiên về những nỗi buồn, ẩn chứa những tâm trạng của thi nhân. Đó là những nỗi <br />
buồn về nhân tình thế thái, sự chia li về không gian và thời gian địa lí diễn tả qua sự vận <br />
động của cảnh vật nhưng được nhìn bằng lăng kính của nỗi niềm tâm sự như cách diễn <br />
tả của đại thi hào Nguyễn Du "Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ". Còn sự cách tân <br />
đích thực được hiểu là sự đổi mới trong thơ ca, sáng tạo từ lời thơ, ý thơ với sự nhận của <br />
những hồn thơ mang hơi hướng của văn học phương Tây hiện đại. Tràng giang là một bài <br />
thơ vừa mang một nét buồn của thơ ca truyền thống vừa mang chất lãng mạn của thơ <br />
mới với cách nhìn, cách tiếp cận đầy mới mẻ dưới ngòi bút tài hoa của Huy Cận.<br />
Tràng giang là bài thơ được sông Hồng gợi tứ. Là nỗi niềm tâm trạng của một hồn thơ <br />
mới mỗi khi đối diện trước cảnh thiên nhiên sông nước bao la, hiu quạnh nơi bến Chèm <br />
trong một buổi chiều tà. Bài thơ được in trong tập "Lửa thiêng" 1940 và là "bài thơ đạt <br />
đến trình độ cổ điển của một hồn thơ mới".<br />
Sự tiếp nối mạch thi cảm truyền thống của Tràng giang được thể hiện qua cảm hứng <br />
chủ đạo bao trùm toàn bộ bài thơ là nỗi buồn, tâm trạng bơ vơ của một "cái tôi cô đơn" <br />
khi đang một mình đối diện với vũ trụ để cảm nhận được sự bao la, vô tận, vô cùng của <br />
đất trời và nỗi cô đơn nhỏ bé của kiếp người. Điều đó được thể hiện ngay từ nhan đề <br />
của tác phẩm. Hai chữ "tràng giang" không chỉ gợi hình ảnh về một con sông có chiều dài, <br />
chiều rộng địa lí mà còn là con sông cổ kính có chiều sâu của lịch sử. Đó cũng là một <br />
không gian mênh mang, lớn lao, vô tận. Ở câu thơ để từ "Bâng khuâng trời rộng nhớ sông <br />
dài", chất cổ điển và hiện đại hiện hữu ngay cách dùng từ và thủ pháp nghệ thuật. Đó là <br />
nỗi niềm bâng khuâng, buồn man mác lan tỏa vào trong không gian rộng lớn, đa chiều <br />
"trời rộng, sông dài". Đây cũng chính là mạch cảm xúc chủ đạo của bài thơ và cũng thể <br />
hiện rõ phong cách nghệ thuật của Huy Cận trước cách mạng. "Bâng khuâng" và "nhớ" <br />
được thể hiện xuyên suốt và dàn trải trong cả bốn khổ thơ của Tràng giang qua cách diễn <br />
đạt những sắc thái khác nhau của cảnh và tình.<br />
Trong khổ thơ thứ nhất, nhà thơ Huy Cận đã mượn những hình ảnh của "sóng", "thuyền", <br />
"củi" để diễn tả nỗi buồn sầu trước cảnh sông nước mênh mông. Dòng thơ mở đầu của <br />
tác phẩm khi được cảm nhận như một hình ảnh so sánh mà ở đó sóng gợn được ví với <br />
nỗi buồn của lòng người, giống như cách nói quen thuộc trong ca dao "Sóng bao nhiêu <br />
gợn dạ em sầu bấy nhiêu". Các từ láy "điệp điệp", "song song" đã làm nổi bật nỗi buồn <br />
triền miên không dứt, cứ lặp đi lặp lại vô hồi, vô hạn như những sóng nước Tràng giang. <br />
Câu thơ "Thuyền về nước lại sầu trăm ngả" được tác giả vận dụng nghệ thuật tiểu đối <br />
nhằm diễn tả sự chia ly giữa thuyền và nước phá vỡ thế sóng đôi, cân bằng mỏng manh ở <br />
câu thơ trên "Con thuyền xuôi mái nước song song". Qua cái nhìn của Huy Cận, hình bóng <br />
con thuyền nhỏ bé cô đơn đã hoàn toàn mất hút, chỉ còn lại mỗi sóng nước mênh mang. <br />
Đối diện trước thế giới thiên nhiên ấy, nỗi buồn vô hạn của nhà thơ như càng thêm sâu <br />
sắc thấm thía trở thành nỗi "sầu trăm ngả", "một cành củi khô lạc giữa dòng".<br />
Nếu ở khổ thứ nhất, tác giả chủ yếu miêu tả cảnh mặt sông nước với sự trống trải, khắc <br />
khoải thì ở khổ thơ thứ 2, tác giả diễn tả nỗi cô đơn và lạc lõng trước thiên nhiên hiu <br />
quạnh, cô liêu, hình tượng Tràng giang tiếp tục mở ra trong tầm vóc cao xa và rộng hơn. <br />
Những hình ảnh "gió đìu hiu", "vãn chợ chiều" diễn tả cảm giác thưa thớt, trống trải của <br />
thiên nhiên cảnh vật gợi sự liên tưởng đến những hình ảnh tương đồng "tiều vài chú", <br />
"chợ mấy nhà" trong bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan. Cách đặt vấn đề <br />
"Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều" như nhấn mạnh thêm sự hoang vắng, heo hút khi âm <br />
thanh duy nhất của bài thơ thể hiện dấu hiệu của sự sống con người chỉ là một dấu vết <br />
vô cùng nhỏ bé, mong manh, mơ hồ bị chìm lấp giữa một thế giới toàn thiên nhiên ngự trị.<br />
Thiên nhiên được cảm nhận ở tầm cao, tầm xa bằng cái nhìn khái quát toàn cảnh giống <br />
như thiên nhiên trong thơ cổ trong tương quan nội tại về mặt ý nghĩa ở hai dòng thơ trên. <br />
Qua cách cảm nhận của Huy Cận, sông như dài thêm, trời như rộng hơn và bến cũng cô <br />
liêu thêm đi.<br />
Sang đến khổ thơ thứ ba, nỗi cô đơn hoang hoải, bơ vơ, lạc loài được diễn tả cụ thể, sâu <br />
lắng trước bối cảnh hoang vắng đến rợn ngợp. Dòng thơ "Bèo dạt về đâu hàng nối hàng" <br />
trong cái tầm quan sát của nhà thơ đã trở lại với khung cảnh nơi dòng sông mặt nước. Lời <br />
thơ vẫn diễn tả sự vận động của thiên nhiên nhưng là sự vận động vô định, vô hướng, <br />
giống như các hình ảnh con thuyền xuôi mái, "củi một cành khô lạc mấy dòng". Một dòng <br />
sông toàn củi trôi, bèo dạt là một dòng sông hoang. Với dòng sông ấy, Huy Cận cũng kín <br />
đáo bộc lộ một nỗi buồn, nỗi sầu trước một thế giới không có chút dấu vết sự sống của <br />
con người.<br />
Bèo dạt về đâu hàng nối hàng<br />
Mênh mông không một chuyến đò ngang<br />
Không cầu gợi chút niềm thân mật<br />
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng<br />
Từ láy "mênh mông" được tác giả đẩy lên đầu câu thơ nhằm khéo léo mở ra tầm nhìn bao <br />
quát toàn cảnh "tràng giang". Trong cái nhìn bao quát ấy, Huy Cận càng như thất vọng <br />
trước cái hoang vắng lạnh lẽo của thiên nhiên. Hình ảnh cây cầu và chuyến đò ngang <br />
xuất hiện trong đoạn thơ không chỉ là hiện thân cho dấu vết của sự sống con người mà <br />
còn là những nhịp cầu nối những bờ sông, là con đò nối hai bờ sông nước. Tuy nhiên, cách <br />
nói phủ định "không cầu, không một chuyến đò ngang" và hình ảnh "bờ xanh tiếp bãi <br />
vàng" đã khiến cho cảnh vật thiên nhiên càng hoang vắng, trống trải.Lời thơ đó của Huy <br />
Cận gợi nhớ cảm nhận về thiên nhiên của Truyện Kiều khi nàng đang đứng ở lầu Ngưng <br />
Bích:<br />
Bốn bề bát ngát xa trông<br />
Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia<br />
Đến khổ thơ cuối cùng, nỗi cô đơn trước thiên nhiên cảnh vật cái nhìn của nhà thơ không <br />
chỉ là ở ngoại cảnh nữa mà đi sâu vào trong tâm cảnh thể hiện nỗi hoài hương sầu xứ, <br />
khắc khoải khôn nguôi của một người dân mất nước. Các thi liệu "mây, núi", "cánh <br />
chim", "bóng chiều" xuất hiện rất phổ biến trong thơ ca cổ điển. Nếu hai câu thơ đầu <br />
miêu tả cảnh ngoại cảnh trời cao cùng lớp lớp mây trắng đùn ra như những núi bạc thật <br />
đẹp thì hai câu thơ cuối là bức tranh tâm cảnh của người thi sĩ đang mang một nỗi niềm <br />
tâm sự chung với Bà Huyện Thanh Quan "nỗi nhớ nhà", "nhớ quê hương, đất nước".<br />
Lòng quê dợn dợn vời con nước<br />
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà<br />
Đến đây, nỗi niềm nhớ quê hương, đất nước được dồn nén từ đầu giờ được mới được hé <br />
mở, bộc bạch. Nếu ở khổ thơ đầu là "sóng gợn" nghiêng về tả cảnh thật thì bây giờ ở <br />
khổ thơ cuối ý thơ là một phép nhân hoá giữa sóng sông và sóng lòng đang dâng trào. Câu <br />
thơ cuối cùng đã kín đáo diễn tả "mối lòng với quê hương" đang nặng trĩu. Hình ảnh con <br />
người và nỗi lòng nhớ nhà vốn đã quen thuộc trong thơ cổ. Những ý vị cổ điển của lời <br />
thơ Huy Cận còn được tô đậm thêm nỗi nhớ kín đáo gợi nhớ một nỗi thơ Đường:<br />
"Quê hương khuất bóng hoàng hôn<br />
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai"<br />
(Hoàng Hạc Lâu Thôi Hiệu)<br />
Bên cạnh việc sử dụng các từ ngữ, hình ảnh, thủ pháp nghệ thuật vốn quen thuộc trong <br />
thơ ca cổ điển, sự tiếp nối mạch nguồn truyền thống ấy còn được nhà thơ thể hiện qua <br />
việc vận dụng nhuần nhuyễn thể thơ thất ngôn với cách cách gieo nhịp 2/2/3, hoặc 4/3, <br />
gieo vần, cấu trúc thơ đăng đối, mượn cảnh để giãi bày tâm trạng,...Và hơn hết, "cái tôi <br />
lãng mạn" trong phong cách thơ của Huy Cận còn được thể hiện ở những dấu ấn "cách <br />
tân đích thực". Đó là "nỗi buồn của cái tôi cô đơn" thơ mới thời mất nước "chưa tìm được <br />
lối ra". Huy Cận tiếp cận "Tràng giang" theo không gian truyền thống mênh mông, hùng <br />
vĩ, hoang vu, rợn ngợp nhưng đã mở rộng không gian đó theo ba chiều tít tắp, vô tận đến <br />
mênh mông (dài rộng cao) qua các hình ảnh "nắng", "trời", "sông", "bến" ở hai câu thơ <br />
sau càng khiến cho không gian Tràng giang được mở ra vô tận, vô cùng hơn:<br />
Nắng xuống trời lên sâu chót vót<br />
Sông dài trời rộng bến cô liêu<br />
Sự cách tân còn được thể hiện trong cách dùng từ để miêu tả cảnh vật, diễn tả tâm trạng, <br />
cách sử dụng các thi liệu: củi, sông, bèo, nắng, thuyền, cát, cánh chim, hoàng hôn,... Tất <br />
cả đã mang đến một bức tranh thiên nhiên quê hương gần gũi, quen thuộc. Hình ảnh "cánh <br />
bèo" trong thơ ca cổ là biểu tượng cho thân phận trôi dạt, không nơi nương tựa, thì đến <br />
với Huy Cận, cách sử dụng từ "bèo dạt hàng nối hàng" đã thể hiện một cái tôi thơ mới rất <br />
tinh tế, nhạy cảm, đầy trắc ẩn luôn rung động cùng một nhịp với thiên nhiên. Ba chữ <br />
"hàng nối hàng" làm nổi bật cảnh tượng những đám bèo nối tiếp nhau trôi qua ngay trước <br />
mắt nhà thơ. Hay trong câu thơ "Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa", sau bốn chữ <br />
đầu, Huy Cận đã khéo léo sử dụng dấu (:) tạo thành lối thơ giải thích cắt nghĩa mà vế <br />
trước là hệ quả vế sau là nguyên nhân. Trong cảm nhận của riêng nhà thơ, chim nghiêng <br />
cánh nhỏ vì bóng chiều sa xuống. "Bóng chiều" vốn vô hình hư ảo "Bóng chiều dường có <br />
lại dường không" (Trần Nhân Tông), qua cảm nhận của nhà thơ bỗng trở lên vô cùng, cụ <br />
thể như có hình có khối có trọng lượng đè trĩu lên đôi cánh chim mỏng manh. Dấu ấn <br />
cách tân được thể hiện qua lời thơ tinh tế diễn tả cái mong manh, nhỏ nhoi cô đơn của <br />
cánh chim trời, cũng như cái cảm giác trêu ngươi bất lực của một sinh linh vô tội khi <br />
đứng trước cái vô cùng.<br />
Sự sáng tạo của Huy Cận mang dấu ấn cá nhân riêng biệt nhất, có lẽ nằm ở hai câu thơ <br />
cuối cùng. Nhà thơ đã mượn tứ thơ của Thôi Hiệu cho câu kết của Tràng giang nhưng về <br />
mặt âm điệu, ngữ nghĩa, cách truyền tải nội dung có sự khác biệt rất lớn. Nếu như Thôi <br />
Hiệu nhớ nhà được gợi lên từ khói hoàng hôn thì Huy Cận lại không phụ thuộc vào khói <br />
hoàng hôn, mà nỗi nhớ xuất phát từ nội tâm, không phải do ngoại cảnh gợi lại. Như vậy, <br />
nỗi nhớ của Huy Cận là nỗi nhớ vừa mới mẻ, vừa sâu sắc mãnh liệt, nhưng cũng rất mực <br />
cổ điển.<br />
Với nỗi niềm khát khao hơi ấm của tình người tình đời, thiết tha gắn bó với quê hương <br />
xứ sở với đất nước, hồn thơ Huy Cận đã mang đến một Tràng giang "bài thơ đạt đến <br />
trình độ cổ điển của một hồn thơ mới" (Xuân Diệu) và cũng là tứ thơ "Ca ngợi cảnh trí <br />
non sông và dọn đường cho lòng yêu quê hương đất nước" (Xuân Diệu)<br />
<br />