intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

ĐỀ: Phân tích tâm trạng bi kịch của nhân vật Trương Ba để làm nổi bật tư ưởng mà tác giả gởi gắm.

Chia sẻ: Kata_9 Kata_9 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

400
lượt xem
55
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

I. MỞ BÀI: - Đối với mỗi người, được sống luôn là điều quý giá. Nhưng sống thế nào cho có ý nghĩa, để tìm được cảm giác thanh thản và hạnh phúc cũng rất quan trọng. - Trong vở kịch “Hồn Trương Ba da hàng thịt”, thông qua việc xây dựng hình tượng nhân vật Trương Ba với những bi kịch của đời sống, tác giả Lưu Quang Vũ đã thể hiện được một quan điểm riêng của mình về sự sống và cách sống của con người. II. THÂN BÀI: 1. Khái niệm “bi kịch”: Là trạng thái...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ĐỀ: Phân tích tâm trạng bi kịch của nhân vật Trương Ba để làm nổi bật tư ưởng mà tác giả gởi gắm.

  1. ĐỀ: Phân tích tâm trạng bi kịch của nhân vật Trương Ba để làm nổi bật tư ưởng mà tác giả gởi gắm. I. MỞ BÀI: - Đối với mỗi người, được sống luôn là điều quý giá. Nhưng sống thế nào cho có ý nghĩa, để tìm được cảm giác thanh thản và hạnh phúc cũng rất quan trọng. - Trong vở kịch “Hồn Trương Ba da hàng thịt”, thông qua việc xây dựng hình tượng nhân vật Trương Ba với những bi kịch của đời sống, tác giả Lưu Quang Vũ đã thể hiện được một quan điểm riêng của mình về sự sống và cách sống của con người. II. THÂN BÀI: 1. Khái niệm “bi kịch”: Là trạng thái đau khổ về tinh thần khi con người đứng trước những mâu thuẫn không thể hóa giải, điều hòa giữa mong muốn, khát vọng và thực tiễn hoàn toàn trái ngược. 2. Bi kịch của nhân vật Trương Ba: a. Bi kịch tha hóa: - Con người Trương Ba trước đây: + Là một người làm vườn chăm chỉ, khéo léo, có tình yêu thiên nhiên, cây cỏ chung quanh mình (nâng niu, chăm sóc vườn cây thuốc, không nỡ làm gãy dù chỉ
  2. một mầm cây). + Là một con người hiền đức, sống mẫu mực và rất có trách nhiệm (quan tâm, yêu thương vợ con; chăm sóc, chiều các cháu; tốt bụng với hàng xóm láng giềng…) - Con người Trương Ba từ khi sống trong xác anh hàng thịt: + Xác hàng thịt: tuy chỉ là xác thịt âm u, đui mù song vẫn có tiếng nói riêng, sức mạnh riêng khiến hồn Trương Ba không thể điều khiển mà còn bị nó chi phối, làm cho đổi khác. + Sự thay đổi của Trương Ba: trở thành con người vụng về (làm gãy cây thuốc quý, làm hỏng diều cụ Tị), thô tục (có những ham muốn tầm thường), thô bạo (đánh con), vô tình (không quan tâm đến hàng xóm láng giềng)… - Cảm nhận của Trương Ba: Những thay đổi này nằm ngoài ý muốn và khả năng kiểm soát nên Trương Ba hoàn toàn bất lực, cho dù không muốn thừa nhận, cố gắng cứu vãn thì Trương Ba vẫn không thể phủ nhận sự thật là ông đang dần đánh mất mình “Mày đã thắng thế rồi đấy, cái thân xác không phải của ta ạ, mày đã tìm được đủ mọi cách để lấn át ta” b. Bi kịch bị từ chối:
  3. - Nguyên nhân: Sự thay đổi của Trương Ba khiến những người thân và hàng xóm láng giềng không sao hiểu nổi. Càng yêu quý con người trước đây của Trương Ba, họ càng không thể chấp nhận con người hiện tại của ông. - Biểu hiện: + Người vợ: muốn bỏ đi vì hiểu lầm mối quan hệ phức tạp giữa Trương Ba và vợ anh hàng thịt. + Cháu gái: phản ứng gay gắt và kiên quyết không thừa nhận chuyện ông sống trong xác lão đồ tể vì điều nó thấy ở Trương Ba bây giờ hoàn toàn khác với những ấn tượng tốt đẹp về ông nội của nó trước đây. + Chị con dâu: người hiểu và thương Trương Ba nhất cũng không giấu nỗi sự thất vọng và đau đớn kho cha chồng “ mỗi ngày … một đổi khác dần, mất mát dần, tất cả cứ như lệch lạc, nhòa mờ dần đi”. Và day dứt về việc “làm sao giữ được thầy ở lại, hiền hậu, vui vẻ, tốt lành như thầy của chúng con xưa kia” - Tác động của những sự chối từ đối với Trương Ba: Gia đình là nơi trú ẩn cuối cùng, nơi cuối cùng có thể tìm thấy sự yêu thương và cảm thông nên khi bị từ chối bởi những người thân, Trương ba vô vùng đau khổ, tuyệt vọng. Nỗi đau khổ biểu hiện ra ở sự lúng túng, bất lực trong cách nói, trong sự nhẫn nhục, chịu đựng của tư thế, trong vẻ nhợt nhạt của thần sắc.
  4. Qua những biểu hiện ấy, có thể thấy Trương Ba phải mang một gánh nặng tinh thần vượt quá khả năng của ông. c. Bi kịch “bên ngoài một đằng, bên trong một nẻo”: - Bên trong: gắn với những nhu cầu tinh thần cao (muốn bảo vệ lương tâm, giữ gìn danh dự, muốn sống có đạo đức và trách nhiệm và sống thanh thản trong những niềm vui giản dị như chăm sóc cây vườn và các cháu…) - Bên ngoài: gắn với những nhu cầu của thể xác phàm tục (thèm ăn thịt, muốn được thỏa mãn những dục vọng tầm thường…). - Mối quan hệ giữa bên ngoài và bên trong: hoàn toàn mâu thuẫn nhưng không thể tách rời (linh hồn cần một thể xác để trú ngụ. Thể xác cần một linh hồn để tiếp tục tồn tại). Sự không phù hợp giữa hồn và xác đã tạo nên một cuộc sống giả tạo và tồi tệ đến mức chính Trương Ba cũng cảm thấy rất “quái gở”. Cuộc sống ấy là nguyên nhân căn bản dẫn tới nỗi khổ tâm của Trương Ba “sống thế này còn khổ hơn là cái chết” và làm khổ những người thân của ông. - Ứng xử của Trương Ba trước tình trạng bi kịch đó: + Không chấp nhận buông xuôi: khi không thể thay đổi được xác hàng thịt để xác có thể hòa hợp với hồn, Trương Ba từ bỏ mối quan hệ với cái xác ấy “lẽ nào ta lại chịu thua mày, khuất phục mà và tự đánh mất mình”, “không cần đến cái đời sống
  5. do mày mang lại” + Khẳng định mạnh mẽ nhu cầu được sống là mình: “không thể bên ngoài một đằng, bên trong một nẻo”. Với Trương Ba, nhu cầu sống cuối cùng vẫn được đánh giá cao hơn nhu cầu tồn tại. Đặt ra vấn đề “sống như thế nào” là biểu hiện của ý thức cao về sự sống và cách sống để có được một cuộc sống hạnh phúc và có ý nghĩa. + Chấp nhận từ bỏ đời sống do cái xác mang lại, từ chối một cuộc sống lệch lạc khác (nhập hồn vào xác cu Tị) để ra đi, vì chỉ có cách đó mới đem lại sự thanh thản “từ lúc tôi có đủ can đảm để đi đến quyết định này, tôi bỗng cảm thấy mình lại là Trương Ba thật, tâm hồn tôi lại trở lại thanh thản, trong sáng như xưa.” 3. Ý nghĩa tư tưởng: a. Tư tưởng của Lưu Quang Vũ: - Được sống làm người là rất quý giá song được sống đúng là mình, sống trọn vẹn giá trị mà mình vốn có và theo đuổi còn quý giá hơn. Sự sống chỉ có ý nghĩa khi con người được sống tự nhiên với sự hài hòa giữa thể xác và tâm hồn. - Con người phải luôn biết đấu tranh với những nghịch cảnh, với chính bản thân, chống lại sự dung tục để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý.
  6. b. Nhận xét ý nghĩa tư tưởng: - Có ý nghĩa thực tế rất cao bởi đây khong chỉ là vấn đề của nhân vật Trương Ba mà còn là vấn đề của con người hiện tại. - Gợi mở một lối sống đúng đắn để đem lại hạnh phúc và sự thanh thản của tâm hồn. III. KẾT BÀI: - Khẳng định tài năng của Lưu Quang Vũ trong khám phá và thể hiện một vấn đề quan trọng trong thời đại mình. - Ý nghĩa của vở kịch.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2