intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi KSCL môn Ngữ văn lớp 11 năm 2020-2021 có đáp án (Lần 2) - Trường THPT Triệu Sơn 4, Thanh Hóa

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

9
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn tham khảo “Đề thi KSCL môn Ngữ văn lớp 11 năm 2020-2021 có đáp án (Lần 2) - Trường THPT Triệu Sơn 4, Thanh Hóa” sau đây để hệ thống lại kiến thức đã học và biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chủ yếu được đề cập trong đề thi để từ đó có thể đề ra kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn ôn tập thật tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi KSCL môn Ngữ văn lớp 11 năm 2020-2021 có đáp án (Lần 2) - Trường THPT Triệu Sơn 4, Thanh Hóa

  1. SỞ GD&ĐT THANH HÓA ĐỀ KSCL LẦN 2 – KHỐI 11 TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 4 MÔN: NGỮ VĂN Năm học: 2020 – 2021 (Đề thi gồm có 01 trang) Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian giao đề) Đề 112 I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: (…) Với học sinh, thách thức của các em cũng vô cùng to lớn. Là thế hệ của thế kỷ XXI, các em sẽ phải đối mặt với một thế giới đầy biến động. Trong thế kỷ của mình, các em đang chứng kiến những biến đổi khí hậu bất thường, nguồn tài nguyên đang cạn kiệt, môi trường đang ô nhiễm và bị tàn phá ghê gớm. Ngoài ra, những định hướng nghề nghiệp em chọn cho mình trong hôm nay, chưa chắc có thể tồn tại ở ngày mai. Trong một công trình nghiên cứu của mình, Howard Gardner, cha đẻ của thuyết đa trí tuệ đã từng chỉ ra: đến năm 2030, 47% nghề nghiệp hiện nay sẽ bị biến mất. Nghĩa là có những nghề nghiệp mới ra đời và thay thế nghề nghiệp cũ, em đã chuẩn bị tâm thế cho mình trước sự thay đổi đó chưa? Lại thêm một câu hỏi nữa đặt ra “Liệu chúng ta, thế hệ của một Việt Nam đầy sức trẻ có tụt hậu với cuộc cách mạng 4.0 như khi ta tụt hậu với cuộc cách mạng 3.0 hay không?”.Cốt lõi của sự thay đổi là sự dũng cảm của mỗi người. Dũng cảm để thừa nhận, dũng cảm để học hỏi, dũng cảm để tìm giải pháp, cách thức, dũng cảm để đối đầu. (…) Các em dũng cảm để đối mặt với việc lười nhác, với việc học tập thụ động. Đối mặt với những thói hư tật xấu của mình và xã hội. Đối mặt với sự vô cảm của mình ngay cả với những người thân yêu nhất. Đối mặt để các em nhận ra mình thiếu tư duy phản biện, một phẩm chất không thể thiếu của công dân thế kỷ XXI. (Bài phát biểu trong Lễ khai giảng năm học 2017-2018, Nhà giáo Nguyễn Minh Quý - Hiệu trưởng Trường THPT Trần Nguyên Hãn - Hải Phòng, 05/9/2017) Câu 1.Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên. Câu 2. Trong đoạn trích, người viết đã chỉ ra những thách thức nào mà học sinh phải đối mặt ở thế kỉ XXI? Câu 3. Nêu hiệu quả của việc sử dụng câu hỏi tu từ trong câu văn sau: Liệu chúng ta, thế hệ của một Việt Nam đầy sức trẻ có tụt hậu với cuộc cách mạng 4.0 như khi ta tụt hậu với cuộc cách mạng 3.0 hay không? Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với quan điểm:Những định hướng nghề nghiệp em chọn cho mình trong hôm nay, chưa chắc có thể tồn tại ở ngày mai? Vì sao? II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm): Từ vấn đề được đề cập trong đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về tác hại của mất kiểm soát giận dữ. Câu 2 (5 điểm): Phân tích bức tranh thiên nhiên trong hai khổ thơ đầu bài thơ Tràng giang, từ đó nêu cảm nhận về cái tôi trữ tình nhà thơ qua hai khổ thơ. --------------- HẾT --------------- Thí sinh KHÔNG sử dụng tài liệu, cán bộ coi thi KHÔNG giải thích gì thêm.
  2. SỞ GD&ĐT THANH HÓA HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 4 ĐỀ KSCL LẦN – KHỐI 11 MÔN: NGỮ VĂN (Hướng dẫn chấm có 02 trang) Năm học: 2020 – 2021 Mã đề 112 PHẦN CÂU NỘI DUNG CẦN ĐẠT ĐIỂM I. ĐỌC 1 Phương thức biểu đạt: Nghị luận 0.5 – HIỂU 2 Người viết đã chỉ ra những thách thức mà học sinh phải đối 0.5 mặt ở thế kỷ XXI: biến đổi khí hậu, tài nguyên cạn kiệt, môi trường ô nhiễm, thay đổi nghề nghiệp. 3 - Tác dụng cuả việc sử dụng câu hỏi tu từ: 1.0 + Nhấn mạnhtrách nhiệm của thế hệ trẻ trong thời đại mới. Thế hệ trẻ cần thay đổimạnh mẽ, tránh tụt hậu trong cuộc cách mạng 4.0. + Tạo giọng điệu trăn trở của tác giả, đồng thời xoáy sâu vào suy tư của người nghe. 4 - Thí sinh trình bày ý kiến của mình. 1.0 - Lí giải một cách thuyết phục, hợp lí. II. NLX Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết 2.0 LÀM H một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trả lời cho câu hỏi:Làm thế VĂN nào để rèn tư duy phản biện ở mỗi người Về hình thức: 0.25 - Đảm bảo thể thức của một đoạn văn - Xác định đúng vấn đề nghị luận - Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Có thể viết đoạn văn theo định hướng sau: Chính tả, dùng từ đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt * Giải thích: Tư duy phản biện (còn được gọi là tư duy 0.25 phân tích) là một quá trình tư duy nhằm chất vấn các giả định hay giả thiết. Bạn biết cách phải suy nghĩ như thế nào khi đứng trước một điều gì đó. * Phân tích, chứng minh: Biểu hiện của tư duy phản biện: 0.5 - Tìm ra những sự không nhất quán và lỗi sai phổ biến trong cách lập luận. - Giải quyết vấn đề một cách có hệ thống. - Xem xét cách lập luận và sự đúng đắn trong quan điểm, niềm tin của người khác. * Bàn luận: Làm thế nào để có tư duy phản biện? Để có tư duy phản biện tốt, mỗi người cần học cách quan sát, đánh giá vấn đề một cách khách quan, đa chiều; luôn 0.75
  3. đặt ra những câu hỏi khi đứng trước vấn đề; không a dua theo số đông mà phải có chính kiến,có bản lĩnh, tự tin vào chính mình để mạnh dạn tranh luận; phải biết cách lắng nghe và chấp nhận lý lẽ của người khác, nếu họ đúng… * Bài học: Hãy mạnh dạn bày tỏ chính kiến cùng lập luận 0.25 để bảo vệ chính kiến của mình. “Mọi thứ đều khó trước khi dễ” (Goethe), mọi thứ mới mẻ đều là khó khăn, nhưng phải biết chấp nhận nó như một thử thách thú vị nhất! NLVH Phân tích bức tranh thiên nhiên trong hai khổ thơ đầu 5.0 bài thơ Tràng giang, từ đó nêu cảm nhận về cái tôi trữ tình nhà thơ qua hai khổ thơ. - Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: có đầy đủ 0.5 Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài giới thiệu được tác giả, tác phẩm; Thân bài triển khai được các luận điểm làm rõ được nhận định; Kết bài khái quát được nội dung nghị luận. - Xác định đúng vấn đề nghị luận - Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; có sự kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Thí sinh có thể giải quyết vấn đề theo hướng sau: 1. Giới thiệu tác giả Huy Cận, bài thơ Tràng giang và vấn 0.5 đề cần nghị luận. Huy Cận (1919 – 2005), quê ở Hương Sơn – Hà Tĩnh, là một trong những thi sĩ có công đưa phong trào này lên tới đỉnh cao. Ở độ chín nhất, phong cách thơ Huy Cận có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố cổ điển nhất là cổ điển Đường thi với yếu tố thơ Mới, cụ thể hơn là sự hòa hợp giữa nỗi sầu vũ trụ và thế nhân từng chan chứa trong thơ Đường với nỗi cô đơn của cái “tôi” cá nhân, cá thể trong thơ Mới tạo nên nỗi sầu vạn kỉ. + Bài thơ Tràng giang sáng tác năm 1939, in trong tập Lửa thiêng là bài thơ tiêu biểu và nổi tiếng nhất của Huy Cận trước Cách mạng tháng Tám được xếp vào hàng kiệt tác. Bức tranh thiên nhiên về trời rộng sông dài trong 2 khổ thơ 1.5 đầu +) Khổ 1: Bức tranh sông nước buồn vắng - Câu thơ mở đầu đã mở ra một không gian sóng nước mênh mông: Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp - Trên bức tranh sông nước ấy hiện lên một hình ảnh quen thuộc: Con thuyền xuôi mái nước song song + Sự xuất hiện của con thuyền trong thơ văn xưa nay thường chỉ sự lênh đênh trôi dạt. + Ở đây ngoài ý nghĩa ước lệ ấy, con thuyền hiện lên giữa sông nước mênh mang còn gợi ra sự bé nhỏ, đơn độc, lẻ loi.
  4. + Con thuyền ấy lại đang ở trạng thái “xuôi mái”, nghĩa là còn có thêm tính chất thụ động, phó mặc cho dòng nước đẩy đưa… - Đến câu thơ thứ ba, nhà thơ tiếp tục những nét vẽ về thuyền và nước nhưng lại đặt trong sự chia lìa: “Thuyền về nước lại sầu trăm ngả” - Giữa dòng tràng giang cổ điển mang phong vị Đường thi, nhà thơ đã thả xuống một hình ảnh “sống sít” của hiện thực (chữ dùng của Xuân Diệu) ở câu cuối cùng: +) Khổ 2: Bức tranh cồn bãi hoang vắng 1.5 - Trên nền không gian dòng sông dài rộng không cùng và cổ kính lâu đời, nổi bật lên hình ảnh của cồn bãi: Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu + Từ láy “lơ thơ” được đảo lên đầu câu nhấn mạnh sự thưa thớt, khiến cồn cát vốn đã nhỏ càng trở nên trống trải giữa mênh mang sông nước. + Từ láy “đìu hiu” gợi ra hình ảnh của ngọn gió lạnh vắng, hiu hắt. - Nhà thơ không chỉ cảm nhận Tràng giang bằng thị giác mà còn cảm nhận bằng thính giác: Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều + Âm thanh của tiếng chợ chiều dù là dấu hiệu của sự sống con người nhưng lại vào lúc đã vãn, gợi ra sự tàn tạ, chứa chất nỗi buồn. + Âm thanh ấy lại vẳng đến từ một không gian rất xa, càng trở nên nhỏ nhoi và buồn vắng, gọi cảm giác đây là chốn bị bỏ quên trên trái đất này. - Đến hai câu thơ cuối, cái nhìn của Huy Cận còn bao quát một phạm vi không gian từ cao đến thấp, từ gần đến xa: “Nắng xuống trời lên sâu chót vót Sông dài trời rộng bến cô liêu” + Hai cặp tiểu đối “nắng xuống – trời lên”, “sông dài – trời rộng” đã tạo nên một bức tranh không gian ba chiều rất đặc sắc. + Xuất thần nhất là cụm từ “sâu chót vót”. => Giữa không gian vũ trụ mênh mang không cùng, nổi bật lên hình ảnh “bến cô liêu” nhỏ bé, lạc lõng đến tội nghiệp. - Cái tôi trữ tình tác giả qua 2 đoạn thơ: 0.75 - Cái tôi mang đầy nỗi cô đơn lạc lõng, đó là tâm hồn của một con người nhỏ bé, một thanh niên trẻ tuổi nhưng đa sầu, đa cảm. - Cái tôi với những cảm giác bất lực, bế tắc trước những đớn đau của quê hương đất nước - Cái tôi thầm kín với lòng yêu quê hương, đất nước sâu sắc 3. Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bìa thơ Với ngôn ngữ cô đọng, hàm súc, linh hoạt trong cách dùng
  5. từ, sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa cổ điển và hiện đại, bài thơ đã phản ánh tâm trạng, nỗi buồn da diết, khắc khoải của 0.25 cái tôi trữ tình trước cuộc đời, trước nhân thế. “Tràng giang là một bài thơ ca hát non sông, đất nước, do đó dọn đường cho lòng yêu giang sơn, Tổ quốc” (Xuân Diệu)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2