intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác qua đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh

Chia sẻ: Vũ Phương | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

305
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhân cách và tâm hồn danh y họ Lê được bộc lộ ngay trong suy nghĩ của ông khi kê đơn thuốc cho thế tử Trịnh Cán. Một đấu tranh quyết liệt trước tòa án lương tâm. Một bên là sự trói buộc của công danh, một bên là cái tâm của người thầy thuốc, cái đạo làm người, cái phận làm bề tôi. Để hiểu rõ hơn về những vẻ đẹp đó mời các em thamkhaor bài văn mẫu "Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác qua đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh" dưới đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác qua đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh

VĂN MẪU LỚP 11 CẢM NHẬN VỀ VẺ ĐẸP TÂM HỒN VÀ NHÂN CÁCH CỦA HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG LÊ HỮU TRÁC QUA ĐOẠN TRÍCH VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH BÀI MẪU SỐ 1: Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác là một danh y tài năng, giàu y đức, sống vào cuối thế kỉ XVIII, thời vua Lê - chúa Trịnh. Ông còn là một nhà văn, nhà thơ đáng kính. Trong cuốn “Thượng kinh kí sự (viết năm 1782), với ngòi bút kí sự chân thực và sắc sảo, ông đã vẽ lại một bức tranh sinh động về cuộc sống xa hoa trong phủ chúa Trịnh, về quyền uy, thế lực của nhà chúa, miêu tả kinh đô Thăng Long lúc bấy giờ nhân dịp ông được triệu vào kinh đô chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán. Đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh là một trong những đoạn thể hiện tập trung giá trị của tác phẩm kí sự này. Cũng qua đoạn trích, ta thấy được đôi nét về tâm hồn và nhân cách của Hải Thượng Lãn ông. Đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh cũng như tập Thượng kinh kí sự khắc họa chân thực những điều mắt thấy tai nghe nhân dịp Lãn Ông được triệu vào kinh đô chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán. Qua doạn trích, ta còn thấy rõ vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của ông: đó là sự coi thường danh lợi, giữa cho nhân cách được trong sạch. Lê Hữu Trác ngỡ ngàng trước quang cảnh kinh đô. Đó là bởi “cái cảnh giàu sang của vua chúa thực khác hẳn người thường” (!). Cảnh giàu sang ở đây khác quá. Lê Hữu Trác, vốn con quan, sinh trường ở chôn phồn hoa cũng phải thốt lên rằng: “Cả trời Nam sang nhất là đây!” Bao nhiêu giàu sang phú quý đều tập trung ở phủ chúa. Những người dân bình thường có bao giờ được biết đến cái cảnh sang giàu này. Nhưng đó cũng mới chỉ là cái biểu hiện ban đầu. Bài thơ mà cụ Lê Hữu Trác ngâm đọc đường đi được kết thúc bằng câu: “Quê mùa, cung cấm chưa quen Khúc gì ngư phủ đào nguyên thủa nào!" Câu kết thúc ấy đã phần nào phản ánh tâm tư của cụ. Cuộc sống bên ngoài và bên trong phủ chúa thật là khác nhau. Giống như người ngư phủ năm xưa lạc vào chốn thần tiên, huyền ảo, thơ mộng. Có một cảm giác xót xa lần quất ở đâu đây. Một sự phân vân, trăn trở trong tâm hồn người làm nghề y. Không phải ngẫu nhiên cụ Trác có hứng ngâm thơ chơi, mà đó là để ghi nhớ cái sự giàu sang khác thường trong phủ chúa. “Đâu đâu cũng là cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm, gió đưa thoang thoảng mùi hương.” Được ngồi trên cáng để vào phủ mà “khổ không nói hết”. Chỉ với chi tiết ấy đã cho thấy tâm hồn Lê Hữu Trác không hợp với chốn này. Ông sinh ra không phải để dành cho những chốn “rèm châu, hiên ngọc, bóng mai ánh vào”. Sự ngỡ ngàng ngạc nhiên cũng được tăng dần qua từng nơi cụ đặt chân đến. “Những cái cây lạ lùng và những hòn đá kì lạ” chưa bao giờ thấy được đặt trong cái điểm ven hồ. Rồi những đồ dùng trong phủ chúa đều được sơn son thếp vàng, từ cái kiệu để vua chúa đi, đến các đồ nghi tượng, từ cái sập đến những cây cột... Bàn ghế thì toàn những đồ đạc “nhân gian chưa từng thấy”. Tác giả chỉ dám “ngước mắt nhìn rồi lại cúi đầu đi”. Cái cử chỉ cúi đầu đi ấy chứng tỏ rằng Lê Hữu Trác không phải là người đam mê vinh hoa phú quý, ham tiền bạc hay lợi lộc. Đó là một nét đẹp trong nhân cách con người ông. Ông cảm thấy lạ lẫm và lạc lõng giữa cuộc sống xa hoa trong phủ chúa. Tất cả những điều đó đều bộc lộ qua ngòi bút kí sự đặc sắc, chân thực. Nhân cách và tâm hồn danh y họ Lê còn được bộc lộ ngay trong suy nghĩ của ông khi kê đơn thuốc cho thế tử Trịnh Cán. Một đấu tranh quyết liệt trước tòa án lương tâm. Một bên là sự trói buộc của công danh, một bên là cái tâm của người thầy thuốc, cái đạo làm người, cái phận làm bề tôi. “Nếu mình làm có kết quả ngay thì sẽ bị danh lợi ràng buộc, không làm sao về núi được (...). Nhưng rồi lại nghĩ: “Cha ông mình đời đời yêu nước, ta phải dốc hết lòng thành, để nối tiếp cái lòng trung của cha ông mình mới được”. Có thể thấy Lê Hữu Trác là người không màng công danh, không ham bổng lộc. Ngược lại ông còn đấu tranh với chính mình để thoát khỏi sự ràng buộc ấy, để được sống tự do cùng núi non để tâm hồn thanh thản. Mặt khác ông cũng là người thầy thuốc có tâm huyết và giàu đức độ. Vì thế mà ông đã kê cho thế tử “phương thuốc hòa hoãn nếu không trúng thì cũng không sai bao nhiêu”, vì lương tâm không cho phép. Nếu làm sai thì sẽ phải phỉ báng cái nghề y của mình, sẽ có lỗi với lòng mình; nếu làm đúng và tốt thì sẽ bị danh lợi ràng buộc. Dù thế nào cũng phải giữ được cho tâm hồn trong sạch, giữ cho nhân cách được trọn vẹn. Cách lí giải về bệnh tình của Trịnh Cán cũng như diễn biến suy nghĩ, tâm trạng của ông khi kê đơn cho thấy Lê Hữu Trác là người thầy thuốc có lương tâm. Như vậy, từ cách nhìn của Lê Hữu Trác đối với đời sống nơi phủ chúa, đến sự suy nghĩ cân nhắc khi kê đơn cho thế tử đều cho thấy ông là người có tâm huyết với nghề và có nhân cách, giàu đức dộ, coi thường công danh, bình thường danh lợi và một chút đau xót trước cảnh sống xa hoa, quyền quý của chúa Trịnh. Tài năng ấy, tâm hồn ấy, nhân cách ấy của Lê Hữu Trác đã giúp cho ông sống mãi trong lòng người thầy thuốc nói riêng, người dân đất Việt nói chung. Ông xứng đáng được phong tặng danh hiệu ông tổ của nghề thuốc và được người đời sau nhắc đến với lòng thành kính nhất BÀI MẪU SỐ 2: Vào phủ chúa Trịnh, trích trong Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác (1724 -1791) - văn bản tác phẩm được khắc in vào năm 1879, tức 88 năm sau khi tác giả qua đời, do thầy thuốc Vũ Xuân Hiên và hòa thượng Thích Thanh Cao ở chùa Đồng Nhân, Quế Võ, Bắc Ninh quyên tiền thực hiện, việc khắc in kéo dài trong hơn 6 năm - đã được các tác giả của chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn 11 bậc THPT. Vào phủ chúa Trịnh, trích trong Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác (1724 -1791) - văn bản tác phẩm được khắc in vào năm 1879, tức 88 năm sau khi tác giả qua đời, do thầy thuốc Vũ Xuân Hiên và hòa thượng Thích Thanh Cao ở chùa Đồng Nhân, Quế Võ, Bắc Ninh quyên tiền thực hiện, việc khắc in kéo dài trong hơn 6 năm - đã được các tác giả của chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn 11 hiện hành (cả ở bộ nâng cao và bộ cơ bản) giới thiệu cho học sinh trung học phổ thông nước nhà. Những người làm chương trình và sách giáo khoa quả có cặp mắt xanh. Với dụng ý giới thiệu cho thế hệ trẻ học đường về một tác phẩm kí trung đại đặc sắc, của một trong những tác giả thuộc mô thức nhà nho ở ẩn tiêu biểu. Thượng kinh kí sự là tác phẩm kí độc đáo được Lê Hữu Trác hoàn thành vào tháng 8-1783. Ở đó, tác giả đã kết hợp nhiều hình thức nghệ thuật của kí như: du kí, nhật kí, hồi kí, kí phong cảnh, kí ghi người, ghi việc... Phải thừa nhận rằng, đến Thượng kinh kí sự, thể kí văn học đích thực của Việt Nam mới thật sự ra đời. Đọc xong tác phẩm, ta thấy hình tượng nhân vật tác giả hiện lên rõ ràng, sinh động. Đấy là một thi nhân, một ẩn sĩ thanh cao, một danh y lỗi lạc đã tự đặt mình ra ngoài vòng cương tỏa và mỗi khi nghe tới hai chữ "công danh" thì sợ đến "dựng cả tóc gáy" bởi đã mắc vào rồi thì "trời cứu cũng không thoát được". Ngoài ra, ta còn thấy Lê Hữu Trác là người lúc nào cũng đau đáu một nỗi thương cha mẹ, yêu quê hương, nhớ bạn bè thân thích đến không cầm được nước mắt[1]. Các câu hỏi hướng dẫn học bài trong sách giáo khoa và những gợi ý trong sách giáo viên đã cố gắng để làm rõ những kết quả cần đạt: 2. Đoạn trích nói riêng, tác phẩm nói chung viết về người thật việc thật, nhưng thông qua những sự kiện tai nghe mắt thấy ấy, dường như Hải Thượng Lãn Ông muốn gửi gắm trong đó những suy tư trăn trở của ông về thế sự, về sự tồn vong của chính thể nhà Lê -Trịnh mà giới sử học gọi là thời Lê Mạt. Trong mắt Lê Hữu Trác tuy ở ẩn tận sơn thâm cùng cốc nhưng vốn con quan, chỗ nào trong cấm thành (cung vua Lê - chúng tôi thêm) cũng đã từng biết. Chỉ có những việc ở trong phủ chúa là (...) chỉ mới nghe thôi. Bước chân đến đây mới hay cảnh giàu sang của vua chúa thực khác hẳn người thường[3]. Ông làm thơ ghi lại, lời thơ bề ngoài có vẻ như ca ngợi nhưng ngầm phê phán hết sức sâu sắc nhà chúa: Lính nghìn cửa vác đòng nghiêm nhặt, Cả trời Nam sang nhất là đây! Lầu từng gác vẽ tung mây, Rèm châu, hiên ngọc, bóng mai ánh vào. Hoa cung thoảng ngạt ngào đưa tới, Vườn ngự nghe vẹt nói đòi phen. Quê mùa, cung cấm chưa quen, Khác gì ngư phủ đào nguyên thuở nào![4] Phủ chúa Trịnh là thế giới thần tiên nơi cõi trần, là nơi sang nhất nước Nam tức sang hơn cả cung vua Lê: đâu đâu cũng cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm, gió đưa thoang thoảng mùi hương. Những hành lang quanh co nối nhau liên tiếp. Người giữ cửa truyền báo rộn ràng, người có việc qua lại như mắc cửi. Vệ sĩ canh giữ cửa cung, ai muốn ra vào phải có thẻ. (...) Điếm làm bên một cái hồ, có những cái cây lạ lùng và những hòn đá kì lạ. Trong điếm, cột và bao lơn lượn vòng kiểu cách thật là xinh đẹp[5]. Phủ chúa giàu sang tột cùng như vậy do đâu mà có? Phan Huy Chú (1782-1840) trong Lịch triều hiến chương loại chí cho biết nạn sưu cao thuế nặng thời ấy: Vào khoảng năm Giáp Thìn (1724) xét biên, trong dân gian, ai có nghề nghiệp gì là chiếu bổ thuế sản. Vì sự trưng thu quá mức, vật lực kiệt không thể nộp nổi đến nỗi người ta thành ra bần cùng mà phải bỏ nghề nghiệp. Có người vì thuế sơn sống mà phải chặt cây sơn, có người vì thuế vải lụa mà phải phá khung cửi. Cũng có kẻ vì nộp gỗ cây mà bỏ rìu, búa, vì phải bắt tôm cá mà xé lưới chài, vì phải nộp mật mía mà không trồng mía nữa, vì phải nộp bông chè mà phải bỏ vườn hoang. Làng xóm náo động. Dân phiêu tán, dắt díu nhau đi ăn xin đầy đường. Giá gạo cao vọt, một trăm đồng tiền không được một bữa no. Nhân dân phần nhiều phải ăn rau ăn củ, đến nỗi ăn cả thịt rắn, thịt chuột, chết đói chồng chất lên nhau, số dân còn lại mười phần không được một. Làng nào vốn có tiếng trù mật cũng chỉ còn lại độ năm ba hộ mà thôi[6]. Phạm Đình Hổ (1768-1839) viết trong Vũ trung tùy bút như sau: Khoảng năm Giáp Ngọ (1774-1775), trong nước vô sự, Thịnh Vương (Trịnh Sâm) thích chơi đèn đuốc, thường ngự ở các li cung trên Tây Hồ, núi Tử Trầm, núi Dũng Thúy. Việc xây dựng đình đài cứ liên miên. Mỗi tháng ba bốn lần, Vương ra cung Thụy Liên trên bờ Tây Hồ, binh lính dàn hầu vòng quanh bốn mặt hồ, các nội thần thì đều bịt khăn, mặc áo đàn bà, bày bách hóa chung quanh bờ hồ để bán. Thuyền ngự đi đến đâu thì các quan hỗ tụng đại thần tùy ý ghé vào bờ mua bán các thứ như ở cửa hàng trong chợ. Cũng có lúc cho bọn nhạc công ngồi trên gác chuông chùa Trấn Quốc, hay dưới bóng cây bến đá nào đó, hòa vài khúc nhạc. Buổi ấy, bao nhiêu những loài trân cầm dị thú, cổ mộc quái thạch, chậu hoa cây cảnh ở chốn dân gian, Chúa đều sức thu lấy, không thiếu một thứ gì. Có khi lấy cả cây đa to, cành lá rườm rà, từ bên bắc chở qua sông đem về. Nó giống như một cây cổ thụ mọc trên đầu non hốc đá, rễ dài đến vài trượng, phải một cơ binh mới khiêng nổi, lại bốn người đi kèm, đều cầm gươm, đánh thanh la đốc thúc quân lính khiêng đi cho đều tay. Trong phủ, tùy chỗ, điểm xuyết bày vẽ ra hình núi non bộ trông như bến bể đầu non. Mỗi khi đêm thanh vắng, tiếng chim kêu vượn hót ran khắp bốn bề, hoặc nửa đêm ồn ào như trận mưa sa gió táp, vỡ tổ tan đàn, kẻ thức giả biết đó là triệu bất tường. Bọn hoạn quan cung giám lại thường nhờ gió bẻ măng, ra ngoài dọa dẫm. Họ dò xem nhà nào có chậu hoa cây cảnh, chim tốt khướu hay, thì biên ngay hai chữ "phụng thủ" vào. Đêm đến, các cậu trèo qua tường thành lẻn ra, sai tay chân đem lính đến lấy phăng đi, rồi buộc cho tội đem giấu vật cung phụng để dọa lấy tiền. Hòn đá hoặc cây cối gì to lớn quá, thậm chí phải phá nhà hủy tường để khiêng ra. Các nhà giàu bị họ vu cho là giấu vật cung phụng, thường phải bỏ của ra kêu van chí chết, có khi phải đập bỏ núi non bộ, hoặc phá bỏ cây cảnh để tránh khỏi tai vạ. Nhà ta ở phường Hà Khẩu, huyện Thọ Xương, trước nhà tiền đường có trồng một cây lê, cao vài mươi trượng, lúc nở hoa, trắng xóa thơm lừng: trước nhà trung đường cũng trồng hai cây lựu trắng, lựu đỏ, lúc ra quả trông rất đẹp, bà cung nhân ta sai chặt đi cũng vì cớ ấy[7]. Ở một đoạn khác Phạm Đình Hổ còn cho biết thêm: Hồi loạn năm Canh Thân (1740), Tân Dậu (1741), tỉnh Hải Dương ta chịu hại về việc binh đao đến mười tám năm, ruộng đất hầu thành rừng rậm. Giống gấu chó, lợn lòi sinh tụ đầy cả ngoài đồng. Những người dân sống sót phải đi bóc vỏ cây, bắt chuột mà ăn. Mỗi một mẫu ruộng chỉ bán được một cái bánh nướng. Tổng Minh Luân ta có một bà cụ góa mà giàu, người làng bầu cụ làm hậu phần. Vì tiền của bà cụ chất như núi, nên tục gọi là bà "Hậu Núi". Gặp năm mất mùa, nhà hết cả thóc ăn, bà mang năm bao bạc đi đổi thóc không được, phải chết đói ở bên xóm chùa Bình Đê. Bấy giờ làng ta bỏ hoang rậm rạp ngập mắt. Đến khi loạn lạc đã yên, người làng mới từ chốn kinh đô lục tục kéo về, chặt tranh phá cỏ, đi tìm nhận nền nhà cũ, thu nhặt những xương tàn đem chôn. Nay ở phía nam đầu làng vẫn còn có một khu nghĩa trang, hàng năm cứ đến rằm tháng bảy, người làng đem cỗ bàn ra cúng viếng. Các cụ nhà nho làng ta ngày xưa, như ông nho sinh Phạm Diên Bá, thường nói chuyện với ta rằng: Đương lúc loạn lạc, ông đi đường về tỉnh Đông, có vào nghỉ nhà hàng cơm bên đường, thấy mùi thịt rất tanh, trên mặt nước bát canh thịt nổi sao lên như hình bán nguyệt. Hỏi người hàng cơm thì họ nói đó là thịt lợn lòi. Khi ăn đến nửa chừng, thấy có con rận chết ở trên mặt bát mới biết là thịt người, vội vàng chạy ra móc cổ thổ ra. Ôi! Đời xưa bảo rằng "thú ăn thịt người" cũng chưa đến nỗi quá tệ như vậy[8]. Trong khi đó, bữa cơm mà Lê Hữu Trác được ăn trong phủ chúa Trịnh thì: mâm vàng, chén bạc, đồ ăn toàn là của ngon vật lạ, tôi bấy giờ mới biết cái phong vị của nhà đại gia[9]. Có gì đó khiến ta nhớ đến câu thơ Đỗ Phủ: Cửa son rượu thịt để ôi - Có thằng

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2