Đề bài: Cảm nhận về đoạn thơ sau trong bài Tây Tiến của Quang Dũng: "Tây Tiến <br />
đoàn binh không mọc tóc... Sông Mã gầm lên khúc độc hành."<br />
<br />
Bài làm<br />
<br />
Viết về Tây Tiến Quang Dũng viết bằng dòng hồi ức. Và trong dòng hồi ức ấy nỗi nhớ <br />
đồng đội luôn xao động, gợi về những kỉ niệm, hình ảnh thân thương, tha thiết, sâu lắng. <br />
Ta bắt gặp dòng hoài niệm về đồng đội, về những tình cảm, nỗi lòng người lính Tây <br />
Tiến qua đoạn thơ:<br />
<br />
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc,<br />
<br />
Quân xanh màu lá dữ oai hùm.<br />
<br />
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới,<br />
<br />
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.<br />
<br />
Rải rác biên cương mồ viễn xứ,<br />
<br />
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh,<br />
<br />
Áo bào thay chiếu anh về đất,<br />
<br />
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.<br />
<br />
Từ bối cảnh rừng núi hoang vu, hiểm trở trong đoạn đầu bài thơ đến đây hiện lên rõ nét <br />
hình ảnh của đoàn chiến binh Tây Tiến:<br />
<br />
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc,<br />
<br />
Quân xanh màu lá dữ oai hùm.<br />
<br />
Thoạt đầu, câu thơ tưởng như chỉ mang một chút ngang tàng, một chút đùa nghịch đầy <br />
chất lính, nhưng càng đọc mới càng thấy hiện thực khắc nghiệt, mới thấy hết những gieo <br />
neo, khổ ải của đoàn quân Tây Tiến. Không mọc tóc đó là hậu quả của những cơn sốt <br />
rét rừng run người làm tiều tụy, làm rụng hết cả tóc của các chiến sĩ. Rồi nước độc, rừng <br />
thiêng, bệnh tật hành hạ... tất cả như vắt kiệt sức lực khiến cho quân xanh màu lá.... Hai <br />
câu thơ cho ta thấy được hình ảnh rất thực của các chiến sĩ Tây Tiến khi phải đối phó với <br />
bệnh tật: ốm, xanh, rụng tóc... Nhưng không phải vì thế mà họ mất đi vẻ oai phong dữ <br />
dội "Mắt trừng gửi mộng qua biên giới..."<br />
<br />
Đoàn quân mỏi, xanh tựa lá mà vẫn mang oai linh rừng thẳm. Mắt trừng lên dữ dội là để <br />
gửi mộng vượt biên cương và để "Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm". Những người chiến <br />
sĩ Tây Tiến hầu hết là những chàng trai thị thành khoác áo lính dù ra đi chiến đấu, dấn <br />
thân vào gian khổ, họ vẫn luôn mang và giữ một tâm hồn hào hoa, thanh lịch, đa tình, một <br />
tâm hồn đầy thơ mộng. Mơ dáng kiều thơm là mơ dáng vẻ kiều diễm, quyến rũ, thanh <br />
lịch của những người bạn gái thủ đô ngàn năm văn hiến, có người cho rằng Quang Dũng <br />
viết câu thơ này là mộng rớt vì nó không phù hợp với hoàn cảnh kháng chiến. Song thực <br />
chất đây là một tình cảm hết sức chân thật của người chiến sĩ, nó mang một ý nghĩa nhân <br />
văn chân chính bởi thể hiện ước mơ đẹp của con người về một cuộc sống hoà bình, hạnh <br />
phúc đẩy người lính ra đi chiến đấu.<br />
<br />
Cả đoạn thơ bốn câu thì ba câu trên toàn nói về cái khác thường, oai dữ. Câu thơ thứ tư <br />
ngược lại đầy vẻ mềm mại, trữ tình, mơ mộng. Đoạn thơ khắc họa những hiện thực hết <br />
sức nghiệt ngã, nhưng lại không chỉ sử dụng phương pháp tả thực, mà thể hiện bằng bút <br />
pháp lãng mạn cho ta thấy hình ảnh của người lính không xanh xao, tiều tụy mà oai <br />
phong, dữ dội. Chữ nghĩa và bút pháp của Quang Dũng thật tài hoa. Các chữ không mọc <br />
tóc, dữ oai hùm, mắt trừng khắc họa rất sâu tư thế chủ động, vẻ kiêu hùng, ngang tàng <br />
của những chiến binh Tây Tiến. Hoàn cảnh gian khổ, những thử thách, gian nan của một <br />
miền Tây thâm u, hiểm trở không làm cho những người lính Tây Tiến chùn bước, họ vẫn <br />
giữ ý chí, quyết tâm. Bên cái bi của hoàn cảnh vẫn trỗi lên cái tráng của ngoại hình và tinh <br />
thần. Bằng thủ pháp dường như đối lập, Quang Dũng đã vừa khắc họa được vẻ đẹp hào <br />
hùng, kiêu dũng, vừa khắc họa được tâm hồn hào hoa và đa cảm của người chiến sĩ Tây <br />
Tiến. Núi rừng miền Tây hùng vĩ và hoang sơ, đi trong sự hùng vĩ ấy, sự hoang sơ ấy, <br />
những người lính Tây Tiến như được truyền thêm sức mạnh, vững bước vượt qua những <br />
gian khổ, hy sinh:<br />
<br />
Rải rác biên cương mồ viễn xứ,<br />
<br />
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh...<br />
<br />
Những người lính Tây Tiến không tiếc đời ra đi chiến đấu cho quê hương, không tiếc đời <br />
sẵn sàng hi sinh cho Tổ quốc. Họ ra đi mà vẫn nhớ, vẫn mang theo những tình riêng mơ <br />
mộng, khi họ hi sinh thì "áo bào thay chiếu anh về đất". Bằng hai chữ "áo bào", nhà thơ đã <br />
nâng cao giá trị, đã tái tạo được vẻ đẹp cao quý. một vẻ đẹp như những người tráng sĩ <br />
xưa nơi những người Tây Tiến, vẻ đẹp ấy làm mờ đi thực trạng thiếu thốn ở chiến <br />
trường. Rồi "anh về đất', cái chết nhẹ như không, như về lại những gì thương yêu, thân <br />
thuộc ngày xưa. "Anh về đất là để sống mãi trong lòng quê hương, đất nước. Và sông Mã <br />
thay lời núi sông cất lên lời ai điếu bi hùng: "Sông Mã gầm lên khúc độc hành".<br />
<br />
Nỗi đau thật dữ dội, chỉ một tiếng "gầm than trầm uất", nỗi đau như dồn nén, quặn thắt <br />
từ bên trong. Không có nước mắt của đồng đội, chỉ có con sông Mã với nỗi đau cuộn <br />
chảy trong lòng, độc hành... chảy ngược vào tim.<br />
<br />
Cả đoạn thơ nói đến cái chất thật bi mà cũng thật hùng. Những người lính Tây Tiến đã <br />
được nhà thơ khắc họa với nỗi nhớ thương tha thiết, với vẻ đẹp hoang sơ, dữ dội như vẻ <br />
đẹp của núi rừng.<br />
<br />
Hình ảnh những người lính, tình cảm đồng đội, đồng chí vốn xuất hiện trong thơ ca <br />
kháng chiến. Ta vẫn thường bắt gặp những người lính chân chất, giản dị, gần gũi trong <br />
thơ Chính Hữu:<br />
<br />
Áo anh rách vai,<br />
<br />
Quần tôi có vài mảnh vá.<br />
<br />
Miệng cười buốt giá,<br />
<br />
Chân không giày...<br />
Hay trong bài thơ Hồng Nguyên:<br />
<br />
Lũ chúng tôi,<br />
<br />
Bọn người tứ xứ<br />
<br />
Gặp nhau hồi chưa biết chữ,<br />
<br />
Quen nhau từ buổi "một, hai"...<br />
<br />
Nhưng với Tây Tiến của Quang Dũng thì khác. Bài thơ đã khắc hoạ không phải là những <br />
người lính xuất thân từ những người nông dân cày sâu cuốc bẫm mà là những chàng trai, <br />
những học sinh, sinh viên thành thị khoác áo lính. Với Tây Tiến, Quang Dũng đã đưa <br />
người đọc ngược lên một miền Tây thăm thẳm, nơi núi rừng, thiên nhiên mang nét đẹp <br />
hoang dại, hiểm trở. Và nỗi bật lên trên nền núi rừng miền Tây ấy là hình ảnh những <br />
người lính Tây Tiến vượt lên trên mọi khổ ải, gian lao, toả sáng ý chí anh hùng. Với tám <br />
câu thơ chan chứa niềm thương nỗi nhớ da diết, Quang Dũng đã đưa người đọc trở lại <br />
một thời Tây Tiến với biết bao đồng đội mến thương của nhà thơ... Tất cả đã giúp Quang <br />
Dũng tái tạo và khắc họa hình ảnh oai hùng về người lính Tây Tiến. Với bút pháp tài hoa <br />
và giàu tình, nhà thơ đã xây dựng hình ảnh những chiến binh Tây Tiến không chỉ mang vẻ <br />
dữ dội, mãnh liệt mà còn mang vẻ đẹp hào hoa, hào hùng thật bi tráng. Và Tây Tiến không <br />
chỉ phổ đúng hồn thơ Quang Dũng má còn sáng lên chất thẩm mĩ hiếm thấy.<br />
<br />
Sau khi đã Cảm nhận về đoạn thơ sau trong bài Tây Tiến: "Tây Tiến đoàn binh... lên khúc <br />
độc hành" các em có thể đi vào Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng trong bài thơ Tây <br />
Tiến hoặc tham khảo Bình giảng bài thơ Tây Tiến nhằm củng cố kiến thức của mình.<br />
<br />
Bài làm 2<br />
<br />
Nói đến thơ ca kháng chiến chống Pháp chúng ta không thể không nhắc đến Quang Dũng<br />
Một nhà thơ tài hoa được mệnh danh là nhà thơ của "Xứ Đoài mây trắng". Trong thơ <br />
Quang Dũng người đọc ấn tượng nhất khi khắc họa bức chân dung người lính trong cuộc <br />
kháng chiến chống Pháp. Đó là bức tượng đài bất tử về người lính Tây Tiến vừa lẫm liệt, <br />
kiêu hùng vừa hào hoa lãng mạn thể hiện qua đoạn thơ<br />
<br />
"Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc<br />
<br />
...<br />
<br />
Sông Mã gầm lên khúc độc hành"<br />
<br />
Bài thơ "Tây Tiến" ra đời trong hoàn cảnh đặc biệt. Tây Tiến là một đơn vị quân đội <br />
được thành lập đầu năm 1947, có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào, bảo vệ biên giới <br />
Việt Lào, đồng thời đánh tiêu hao lực lượng địch. Chiến sĩ Tây Tiến phần đông là thanh <br />
niên, học sinh, trí thức Hà Nội, chiến đấu trong những hoàn cảnh gian khổ nhưng họ sống <br />
rất lạc quan và chiến đấu rất dũng cảm.Quang Dũng là đại đội trưởng ở đơn vị Tây Tiến, <br />
cuối năm 1948 khi rời đơn vị cũ chưa bao lâu, tại Phù Lưu Chanh, Quang Dũng viết bài <br />
thơ "Nhớ Tây Tiến". Khi in lại, tác giả đổi tên bài thơ là "Tây Tiến".<br />
<br />
Trên cái nền hùng vĩ, dữ dội mà thơ mộng mĩ lệ của núi rừng Quang Dũng đã xây dựng <br />
bức tượng đài về người lính Tây Tiến hiện lên vừa oai phong lẫm liệt, vừa lãng mạn hào <br />
hoa bằng bút pháp lãng mạn mà vẫn rất chân thực:<br />
<br />
"Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc<br />
<br />
Quân xanh màu lá dữ oai hùm"<br />
<br />
Hai câu thơ mở đầu đã tạo nên ấn tượng trong lòng người đọc về vẻ đẹp bi tráng. Cái bi <br />
thương ấy gợi lên từ ngoại hình ốm yếu, tiều tụy, đầu trọc, da xanh như màu lá. Không <br />
phải là một người mà là cả một đoàn quân kì dị. Đoàn quân kì dị ấy lại được khắc họa <br />
bằng cái nhìn gân guốc bắt nguồn từ hiện thực đến từng chi tiết "không mọc tóc", "xanh <br />
màu lá" là hiện thực mà người lính Tây Tiến phải trải qua.Theo lời kể của Quang Dũng <br />
thời kỳ đó bộ đội ta phải cạo trọc đầu để đánh giáp lá cà và dễ dàng trong sinh hoạt. <br />
Nhưng nguyên do quan trọng hơn cả chính là hậu quả của những ngày hành quân vất vả, <br />
đói rét, sốt rét rừng, những cơn sốt rét rừng ấy không chỉ có trong thơ Quang Dũng mà còn <br />
xuất hiện trong bài thơ "Đồng chí" của Chính Hữu:<br />
"Tôi với anh biết từng cơn ớn lạnh<br />
<br />
Sốt run người vầng trán đẫm mồ hôi"<br />
<br />
Hay trong thơ ca kháng chiến chống Pháp chúng ta cũng không khó để bắt gặp những vần <br />
thơ:<br />
<br />
"Khuôn mặt đã lên màu bệnh tật<br />
<br />
Đâu còn tươi nữa những ngày hoa"<br />
<br />
Bên cạnh hình ảnh bi thương chính là vẻ đẹp hào hùng của những người lính Tây Tiến <br />
được thể hiện trong việc sử dụng nghệ thuật đối lập giữa thân hình ốm yếu và tâm hồn <br />
bên trong làm nên khí chất, tư thế của người lính "dữ oai hùm" cho thấy người lính lạc <br />
quan, coi thường gian khổ, hiên ngang xung trận, oai phong, lẫm liệt, toát lên cốt cách, khí <br />
phách hào hùng. Ngay cả khi đánh giáp lá cà với kẻ thù hình ảnh người lính Tây Tiến <br />
mang vẻ đẹp làm chủ núi rừng, chế ngự khó khăn, vượt qua gian khổ.<br />
<br />
Ẩn đằng sau ngoại hình ấy là một vẻ đẹp tâm hồn lãng mạn, hào hoa:<br />
<br />
"Mắt trừng gửi mộng qua biên giới<br />
<br />
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm"<br />
<br />
Trong gian khổ nhưng những người lính Tây Tiến vẫn luôn "mắt trừng" đó là đôi mắt mở <br />
to nhìn thẳng kẻ thù, thề sống chết với kẻ thù. Đôi mắt ấy như miêu tả cả sự phẫn nộ <br />
đối với kẻ thù, là đôi mắt của nội tâm sục sôi chiến đấu. Đôi mắt ấy còn "mộng qua biên <br />
giới", đó là giấc mộng lập chiến công, giấc mộng của chiến thắng, của hòa bình. Không <br />
chỉ vậy mà đôi mắt ấy còn có tình, thao thức nhớ về Hà Nội nơi có hình ảnh "dáng kiều <br />
thơm" trong mộng và mơ. Những người lính Tây Tiến không chỉ biết cầm súng theo tiếng <br />
gọi non sông mà còn vô cùng hào hoa, lãng mạn. Có một thời người ta hiểu rằng câu thơ <br />
này mang mộng tiểu tư sản quá nhiều, làm giảm tinh thần chiến đấu. Nhưng thời gian đã <br />
chứng minh giấc "mộng" và "mơ" như tiếp thêm sức mạnh cho người lính Tây Tiến. Đó <br />
cũng chính là vẻ đẹp của một tấm lòng luôn hướng về tổ quốc. Chính quê hương là động <br />
lực sức mạnh giúp người lính vượt qua khó khăn, là sợi dây thiêng liêng của niềm tin <br />
mang họ vượt bao khó khăn bom đạn trở về với quê hương. Chẳng thế mà bài thơ "Đợi <br />
anh về" của Ximônốp trở thành bài thơ được nhắc nhiều đến vậy trong thời kì khói lửa. <br />
Đâu chỉ thế trong bài thơ của Huỳnh Văn Nghệ cũng từng viết:<br />
<br />
"Từ thuở mang gươm đi mở cõi<br />
<br />
Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long"<br />
<br />
Điều đặc biệt hơn những chàng trai Hà Thành trong đoàn quân Tây Tiến ấy họ ra đi không <br />
chỉ bằng trách nhiệm công dân mà còn cả lí tưởng của những chàng trai gác bút nghiên <br />
cầm súng vì lý tưởng. Những chàng trai ấy là những học sinh, sinh viên, nghệ sĩ họ lên <br />
đường bằng khát vọng tuổi trẻ, khát vọng của hòa bình cho những "dáng kiều thơm". <br />
Tình yêu ấy đáng để mỗi chúng ta trân trọng và ngưỡng vọng trong mọi thời đại.<br />
<br />
Vẻ đẹp của người lính Tây Tiến còn là lí tưởng trong những chàng trai mười tám đôi <br />
mươi:<br />
<br />
"Rải rác biên cương mồ viễn xứ<br />
<br />
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh"<br />
<br />
Với việc sử dụng từ Hán Việt "biên cương", "viễn xứ" đã gợi không khí cổ kính,trang <br />
trọng về nơi xa xôi của tổ quốc. Khác với những nhà thơ cùng thời, Quang Dũng khi nói <br />
về chiến tranh đã dám nhìn thẳng vào sự khốc liệt của chiến tranh, miêu tả cái chết, <br />
không né tránh hiện thực. Trong chặng đường hành quân gian khổ đã có những người lính <br />
ngã xuống. Những nấm mồ hoang lạnh vô danh mọc lên trên đường hành quân. Khi miêu <br />
tả cái bi thương ấy nhà văn lại nâng đỡ lên bằng đôi cánh lí tưởng, lãng mạn "Chiến <br />
trường đi chẳng tiếc đời xanh". "Đời xanh" là tuổi trẻ, là bao ước vọng đang đón chờ mỗi <br />
người phía trước. Vậy nhưng với họ không có gì quý giá bằng độc lập, tự do của Tổ <br />
quốc. Vượt lên trên tất cả là khát vọng được ra đi và cống hiến. Đó là lý tưởng quên mình <br />
vì tổ quốc, dữ dội như lời thề sông núi. Đó là vẻ đẹp thời đại "quyết tử cho tổ quốc <br />
quyết sinh". Đúng như Trần Lê Văn đã nhận xét "Tây Tiến phảng phất nét buồn, nét đau, <br />
nhưng buồn đau mà không hề bi lụy". Và Quang Dũng là một trong những nhà thơ đầu <br />
tiên nói rất cảm động sự hi sinh của những con người vô danh ấy để rồi hơn hai mươi <br />
năm sau trong kháng chiến chống Mĩ Nguyễn Khoa Điềm đã viết<br />
<br />
"Họ đã sống và chết<br />
<br />
Giản dị và bình tâm<br />
<br />
Không ai nhớ mặt đặt tên<br />
<br />
Nhưng họ đã làm ra Đất Nước"<br />
<br />
(Trích "Đất Nước")<br />
<br />
"Chiến trường" khốc liệt mà câu thơ nghe sao bình tĩnh quá, có chút ngạo nghễ khinh đời <br />
để rồi hai từ "chẳng tiếc" mang vẻ bất cần cho "đời xanh". Tuổi trẻ ai chẳng cần cho <br />
mình khát vọng tình yêu, thanh xuân thơ mộng. Họ hiểu lắm, biết lắm vẻ đẹp của "đời <br />
xanh" nhưng chết cho tổ quốc chính là chết cho lý tưởng thiêng liêng.<br />
<br />
Chính lý tưởng thiêng liêng cao quý ấy của những người lính mà hi sinh của họ cũng thật <br />
cao đẹp:<br />
<br />
"Áo bào thay chiếu anh về đất<br />
<br />
Sông mã gầm lên khúc độc hành"<br />
<br />
Hình ảnh "áo bào thay chiếu" là cách nói bi tráng hóa, tráng lệ hóa sự hy sinh của người <br />
lính Tây Tiến. Quang Dũng từng trải lòng về câu thơ trên "Sự thật khi người lính ngã <br />
xuống không có được mảnh vải liệm. Nói áo bào là nói theo cách của thơ xưa để an ủi <br />
những người đã nằm xuống". Sự khắc nghiệt của chiến trường, sự khó khăn gian khổ <br />
trong chiến đấu, vậy mà khi ngã xuống câu thơ sao mà nghe nhẹ nhàng đến vậy. Không <br />
phải là ngã xuống, không phải là chết mà đơn giản là "anh về đất". Mỗi chúng ta ai chẳng <br />
sinh ra từ đất mẹ Xita, ai chẳng từ luống cày mà lớn lên. Vậy nên giờ đây các anh chỉ là <br />
đang ngủ một giấc thật dài, thật bình yên bên đất mẹ dịu dàng và ấm áp. Câu thơ với biện <br />
pháp nói giảm nói tránh đã tạo cho câu thơ bi mà không lụy ý ,thơ mang đến một cảm giác <br />
vĩnh hằng, là thế giới của:<br />
<br />
"Những người chưa bao giờ khuất<br />
<br />
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất<br />
<br />
Những buổi ngày xưa vọng nói về"<br />
<br />
(Nguyễn Đình Thi)<br />
<br />
Để rồi "Sông Mã gầm lên khúc độc hành", con sông Mã cũng chính là nhân chứng của lịch <br />
sử, người bạn đồng hành của những người lính Tây Tiến. Và giờ đây con sông Mã đã tấu <br />
lên khúc nhạc độc tấu đau thương, hùng tráng để tiễn người lính vào cõi bất tử. Tiếng <br />
gầm ấy là khúc nhạc bi tráng, khúc tráng ca tiễn biệt người lính Tây Tiến vào cõi vĩnh <br />
hằng hòa cùng muôn ngàn âm thanh của sống núi, trường tồn trong khúc bi tráng của sông <br />
Mã. Tác giả đã sử dụng hàng loạt từ Hán Việt đã gợi không khí tôn nghiêm, trang trọng <br />
khi nói về sự hi sinh của người lính Tây Tiến.phảng phất vẻ đẹp lãng mạn mà bi tráng <br />
của người tráng sĩ anh hùng xưa lẫm liệt, kiêu hùng, hào hoa, lãng mạn.<br />
<br />
Qua đoạn thơ trên Quang Dũng không chỉ thể hiện thành công nỗi nhớ về thiên nhiên và <br />
miền Tây hùng vĩ mà còn thành công với các biện pháp nghệ thuật như cảm hứng lãng <br />
mạn, bi tráng. Sử dụng ngôn từ đặc sắc về địa danh, từ tượng hình, từ Hán Việt, kết hợp <br />
hài hòa chất nhạc và họa thơ.<br />
<br />
Khổ thơ trên trong bài thơ "Tây Tiến" của Quang Dũng đã dựng nên một tượng đài bất tử <br />
về người lính. Người chiến sĩ Tây Tiến hào hoa, anh dũng, kiêu hùng một thời đã gây nên <br />
ấn tượng sâu sắc cũng như mối xúc động lớn lao cho bao thế hệ người đọc. Hình tượng <br />
ấy dù vẫn có những hi sinh mất mát nhưng vượt lên tất cả vẫn là một khí phách hiên <br />
ngang, một khát vọng, lí tưởng sống cao đẹp đáng trân trọng. Đây cũng chính là chất bi <br />
tráng của tác phẩm.<br />
<br />
Bài làm<br />
Nằm trong mảng đề tài viết về người lính Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống <br />
Pháp, 'Tây Tiến" là bài thơ thành công khi xây dựng được hình ảnh người lính không chỉ <br />
mang phẩm chất chung của tất cả những người lính Việt Nam mà còn mang những nét <br />
riêng độc đáo. Điểm nổi bật trong bài thơ là hình tượng người lính với vẻ đẹp bi tráng, <br />
được khai thác thông qua bút pháp lãng mạn. Vẻ đẹp này của hình tượng người lính tập <br />
trung nhất trong khổ thơ:<br />
<br />
"Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc<br />
<br />
Quân xanh màu lá dữ oai hùm<br />
<br />
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới<br />
<br />
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm<br />
<br />
Rải rác biên cương mồ viễn xứ<br />
<br />
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh<br />
<br />
Áo bào thay chiếu anh về đất<br />
<br />
Sông Mã gầm lên khúc độc hành"<br />
<br />
Bài thơ ra đời vào năm 1948 tại Phù Lưu Chanh, khi Quang Dũng nhớ đến những người <br />
đồng đội cũ của mình trong binh đoàn Tây Tiến xưa. Đây là bài thơ viết về một binh đoàn <br />
mà phần lớn là thanh niên trí thức Hà Nội. Họ ra đi chiến đấu, mang trong mình nhiệt <br />
huyết hừng hực của tuổi hai mươi nhưng tâm hồn cũng chất chứa đầy nét hào hoa lãng <br />
mạn của một chàng trai Hà thành. Ở những khổ trước, người ta bắt gặp hình ảnh người <br />
lính Tây Tiến trong cuộc hành quân vất vả nhưng vẫn đầy lãng mạn, mở rộng hồn mình <br />
ra để cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời, sửng sốt trước sự xuất hiện của một <br />
"bông hoa về trong đêm hơi", say đắm trong bức tranh "nhà ai Pha Luông mưa xa khơi". <br />
Và cũng chính họ thật tinh nghịch, dí dỏm khi phát hiện ra hình ảnh đầy sức gợi "Heo hút <br />
cồn mây súng ngửi trời". Người lính không được miêu tả trực tiếp (từ hình ảnh "anh bạn <br />
dãi dầu không bước nữa") mà chủ yếu hiện lên qua bức tranh thiên nhiên, trong nét vừa <br />
tương đồng vừa đối lập với thiên nhiên đó. Đến khổ thơ này nhà thơ đã giành cả một <br />
đoạn thơ dài chỉ để nói về hình ảnh người chiến sĩ và sự hi sinh đầy bi tráng của họ. <br />
Người lính được miêu tả qua những hình ảnh thực, gợi cảm:<br />
<br />
"Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc<br />
<br />
Quân xanh màu lá dữ oai hùm"<br />
<br />
Hình ảnh miêu tả xuất phát từ hiện thực những khó khăn gian khổ mà người lính gặp <br />
phải. Đó là thời tiết khắc nghiệt, đói ăn, bệnh tật, sốt rét hoành hành khiến cho hình hài <br />
trở nên tiều tụy: "không mọc tóc", "xanh màu lá". Nói đến những gian khổ, vất vả nhưng <br />
giọng thơ Quang Dũng thật hào hùng. Ông gọi binh đoàn Tây Tiến là đoàn binh không <br />
mọc tóc. Cả một "đoàn binh" lại mang "oai" của hùm tạo cho người ta cảm giác ở đó <br />
dường như đang toát lên sức mạnh lớn lao không thế nào khuất phục được. Sức mạnh đó <br />
được bổ sung thêm bằng hình ảnh:<br />
<br />
"Mắt trừng gửi mộng qua biên giới<br />
<br />
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm"<br />
<br />
Hai hình ảnh, một thực tế, một lãng mạn được đặt cạnh nhau thậm chí còn là cầu nối cho <br />
nhau. Anh mắt trừng "gửi mộng qua biên giới" thế hiện cái uy phong lẫm liệt của họ. Ta <br />
tự hỏi tại sao lại là "mắt trừng gửi mộng" mà không phải là ánh mắt nào khác? Phải <br />
chăng khoảng cách là quá xa mà người chiến sĩ thì chỉ muốn rút ngắn nó lại trong chốc lát <br />
đế nhanh được trở về với Hà Nội thân thương? Cũng có thế, nhưng điều quan trọng là <br />
thông qua hình tượng ấy, người lính Tây Tiến hiện lên không chỉ anh dũng, hào hùng mà <br />
còn đầy chất uy nghiêm và đầy sức mạnh. Ba câu thơ đang miêu tả theo cấp độ có thể nói <br />
là tăng tiến về hình ảnh đầy ấn tượng của người lính chợt chùng lại bởi một "dáng kiều <br />
thơm" ở mảnh đất quê hương. Chi tiết này thế hiện sự tinh tế của Quang Dũng, nhà thơ <br />
miêu tả người lính trong những nét phi thường nhưng vẫn không quên đồng cảm với một <br />
giấc mơ bình thường nhất và cũng là lãng mạn nhất: giấc mơ về một dáng kiều thơm. <br />
Họ là những chàng trai mười chín, hai mươi tràn đầy nhựa sống, khát khao yêu và khát <br />
khao hạnh phúc. Họ có quyền mơ về một bóng hình giai nhân nào đó chứ! Nhiều hơn thế, <br />
hình ảnh người con gái còn gắn với mảnh đất Hà thành, nơi người lính đã sinh ra nên có <br />
lẽ giấc mơ ấy còn là giấc mơ về gia đình, về quê hương, mảnh đất nơi họ đã sinh ra và <br />
gắn bó. Sự thay đổi đột ngột của hình tượng thơ làm cho bài thơ thêm hấp dẫn đồng thời <br />
khẳng định nét lãng mạn trong tâm hồn những người lính trẻ. Người lính trẻ hiện lên <br />
trong đoạn trích anh hùng bất khuất trước gian khổ nhưng cũng ngang tàng và đầy nghịch <br />
ngợm. Thêm một nét để họ trở nên gần gũi, đáng yêu và đáng quý.<br />
<br />
Trước đó chỉ bằng hình ảnh "gục lên súng mũ bỏ quên đời", Quang Dũng đã khiến cho <br />
người đọc ngậm ngùi về sự hi sinh của người lính Tây Tiến. Nhà thơ tránh không dùng <br />
đến từ hi sinh mà khắc họa người lính Tây Tiến ngã xuống nhưng vẫn trong tư thế bước <br />
tiếp khúc quân hành cùng đồng đội. Những câu thơ tiếp theo này lại một lần nữa nhắc <br />
đến hi sinh của những người lính trong binh đoàn Tây Tiến:<br />
<br />
"Rải rác biên cương mồ viễn xứ<br />
<br />
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh<br />
<br />
Áo bào thay chiếu anh về đất<br />
<br />
Sông Mã gầm lên khúc độc hành"<br />
<br />
Bốn câu thơ trước hết dựng lên một thực tế trong cuộc chiến đấu. Người chiến sĩ ra đi là <br />
đã xác định trước được những gì mình sẽ phải trải qua:<br />
<br />
"Làm cách mạng từ khi tôi biết<br />
<br />
Dấn thân vô là chịu tù đày<br />
<br />
Là gươm kề cổ, súng kề tai<br />
<br />
Là thân sống chỉ coi còn một nửa"<br />
<br />
Chiến trường khốc liệt không thể mang lại cho người nằm xuống một nơi an nghỉ vĩnh <br />
viễn bên cạnh những người thân yêu. Ngã xuống, họ sẽ là một trong những "nấm mồ <br />
viễn xứ" trên biên cương, tiếp tục làm công việc ngày đêm canh giữ từng tấc đất thân <br />
thương. Không ai không xác định được điều ấy. Vậy mà họ vẫn ra đi, vẫn cống hiến:<br />
<br />
"Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh"<br />
<br />
Bởi nói như nhà thơ Thanh Thảo:<br />
<br />
"Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình<br />
<br />
Nhưng tuổi hai mươi làm sao không biết?<br />
<br />
Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi<br />
<br />
Thì còn chi Tổ quốc"<br />
<br />
Chính bởi xác định được lí tưởng sống cao đẹp ấy mà lớp thanh niên vẫn ngày đêm hát <br />
vang khúc quân hành, ra đi bảo vệ quê hương, đất nước. Rồi có những người ngã xuống <br />
"giản dị và bình tâm" nhưng cái chết của họ lại mang dáng dấp của một vị anh hùng sử <br />
thi. Hoàn cảnh chiến tranh thiếu thốn, người hi sinh không có lấy một mảnh chiếu trước <br />
khi đưa về với đất. Tấm áo ngày thường vương bụi trường chinh trở thành áo bào đưa <br />
các anh về với đất mẹ. Cuộc ra đi có sự chứng kiến và tiễn đưa của đất trời. Dòng sông <br />
Mã "gầm lên" khúc bi ca độc hành đầy đau đớn xót xa nhưng cũng thật hào hùng.<br />
<br />
Khổ thơ sử dụng hàng loạt các biện pháp tu từ có ý nghĩa trong việc khắc họa hình tượng <br />
người lính. Hình ảnh thơ cụ thể, gần gũi như "không mọc tóc", "quân xanh màu lá", "mắt <br />
trừng"... kết hợp với sự đối lập, so sánh (quân xanh màu lá), sự chuyển đổi linh hoạt của <br />
cảm xúc:<br />
<br />
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới<br />
<br />
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm<br />
<br />
Cùng biện pháp nhân hóa:<br />
<br />
Sông Mã gầm lên khúc độc hành...<br />
Làm cho người lính hiện lên chân thực, gần gũi: dữ dội, can trường nhưng cũng rất đa <br />
tình, hào hoa.<br />
<br />
Có thể nói, hình tượng người lính Tây Tiến hiện lên trong đoạn thơ mang vẻ đẹp bi tráng <br />
mà không hề bi lụy. Cái bi tráng được thế hiện ở những khó khăn, gian khổ cũng như mất <br />
mát, hy sinh mà người lính phải trải qua nhưng tâm hồn và ý chí của con người thì luôn <br />
bất khuất, vượt qua và chiến thắng hoàn cảnh. Giữa cái khổ con người vẫn hiện lên thật <br />
đẹp. Trong cái chết nhưng vẫn thấm đẫm chất hùng. Nhắc đến đau thương, mất mát <br />
nhưng không làm nhụt chí mà chỉ góp phần thể hiện hình tượng người lính, tăng thêm vẻ <br />
đẹp hào hùng cho hình tượng đó. Chất bi tráng được kết hợp với cảm hứng lãng mạn và <br />
ngợi ca tạo nên hình ảnh người chiến sĩ Tây Tiến mang vẻ đẹp sử thi nhưng vẫn vô cùng <br />
gần gũi và thân thuộc.<br />
<br />
Đoạn thơ đã thể hiện trọn vẹn hình tượng người lính trong bài thơ, góp phần vào sự thể <br />
hiện chủ đề chung của tác phẩm. Hình tượng người lính hiện lên mang vẻ đẹp bi tráng <br />
trong cảm hứng lãng mạn và ngợi ca hào sảng. Thành công của đoạn thơ và cả bài thơ đã <br />
diễn tả cảm động tình cảm của Quang Dũng dành cho những người đồng đội của mình ở <br />
binh đoàn cũ: Binh đoàn Tây Tiến.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />