Đề bài: Cảm hứng về bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm<br />
<br />
Bài Làm<br />
<br />
Đoạn Đất Nước trích gần chọn chương V của trường ca Mặt đường khát Vọng, thể hiện <br />
khá tập trung những cảm nhận sâu sắc và có phần mới mẻ về đất nước của nhà thơ <br />
Nguyễn Khoa Điềm. Nếu không đọc kĩ trọn vẹn trường ca Mặt đường khát vọng dễ <br />
nhầm tưởng rằng dường như chương V này không đề cập trực tiếp đến các vấn đề của <br />
thanh niên trí thức miền Nam, không nói đến hiện thực sôi động trong cuộc chiến đấu <br />
trong các thành thị miền Nam thời Mỹ Nguỵ, do đó nó không thật gắn bó chặt chẽ với <br />
toàn bộ tác phẩm. Song, thực ra chương này lại là hạt nhân quan trọng nhất của tác phẩm: <br />
Sự ý thức về đất nước, về nhân dân đã dẫn đến sự ý thức về trách nhiệm của thế hệ trẻ, <br />
cuộc chiến tranh oanh liệt vì đất nước, vì nhân dân.<br />
<br />
Trong văn học Việt Nam, đất nước vốn là một đề tài lớn. Điều đó có thể giải thích bằng <br />
đặc điểm quá trình lịch sử đấu tranh sinh tồn của dân tộc. Trải qua hàng ngàn năm phải <br />
liên tục chiến đấu gìn giữ đất nước, hơn ai hết, người Việt Nam luôn luôn gắn bó sâu <br />
nặng với đất nước, với đồng bào. Trong văn học viết thời phong kiến đã có những kiệt <br />
tác viết về đất nước như bài thơ Thần của Lý Thường Kiệt, Bài cáo bình Ngô của <br />
Nguyễn Trãi. Từ sau Cách mạng Tháng Tám, để tài này thường xuyên xuất hiện trong văn <br />
học: Nguyễn Đình Thi viết bài Đất nước nổi tiếng chủ yếu thời kỳ chống Pháp. Cùng <br />
thế hệ với Nguyễn Khoa Điềm, Nguyễn Duy, Thanh Thảo, Hữu Thỉnh... đều có những <br />
tác phẩm thể hiện đề tài đất nước, ở đề tài này, các tác giả ghi nhận những thành công <br />
nhất định. Nhưng đoạn trích Đất Nước nói riêng, và trường ca Mặt đường khát vọng nói <br />
chung vẫn chiếm được cảm tình của người đọc bởi nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã mang <br />
đến cho đề tài này một số nội dung có phần mới mẻ và một cách phô diễn khá độc đáo, <br />
hấp dẫn, không giống bất kỳ cây bút nào đi trước.<br />
<br />
Cảm nhận về đất nước của Nguyễn Khoa Điềm bắt đầu thật bình dị. Dưới cách nhìn và <br />
cảm nhận của nhà thơ trẻ (khi viết trường ca này Nguyễn Khoa Điềm mới 28 tuổi, nhưng <br />
có học vấn cử nhân văn khoa), đất nước là những gì vô cùng gần gũi, bình dị, gắn bó thật <br />
sâu nặng với mỗi con người, mỗi gia đình. Đất nước hiện diện từng giây, từng phút trong <br />
cuộc sống thường nhật vừa là trừu tượng, song lại hết sức cụ thể đối với từng thành <br />
viên. Theo tác giả, đất nước không có gì xa lạ. Đất nước có trong những câu chuyện mà <br />
mỗi bà mẹ thường kể cho con nghe hay bắt đầu bằng câu "Ngày xửa ngày xưa...". Đất <br />
nước còn là tập quán lưu giữ từ ngàn đời nay, biểu hiện ở miếng trầu bà ta vẫn ăn, hay <br />
thói quen "bới tóc sau đầu" của mẹ. Đất nước còn là mối quan hệ thuỷ chung son sắt giữa <br />
người với người cùng sống trên dải đất Việt Nam này. Điều ấy, trước hết được chứng <br />
minh bằng quan hệ bền vững trước sau của mẹ với cha của vợ với chồng. Trong căn nhà <br />
đơn sơ, bao thế hệ người Việt Nam đã sinh con đẻ cái, cần mẫn, lam lũ sớm trưa không <br />
bao giờ thiếu mái rạ, cây tre. Trong nhà rất đỗi quen thân ấy, không thể thiếu cái kèo, cái <br />
cột... Đây cũng chính là đất nước!<br />
<br />
Cái mới lạ, sức hấp dẫn ở đoạn thơ này chính là cách nói hết sức bình dị của nhà thơ. <br />
Điều này đã khơi dậy trong tiềm thức sâu xa của người đọc những kỉ niệm, những ấn <br />
tượng về một quê hương Việt Nam, con người Việt Nam quen thuộc gần gũi mà bất kì <br />
một người đọc nào cũng đã từng chứng kiến, khiến họ không khỏi bồi hồi xao xuyến <br />
nhận ra: Trong đất nước có một phần máu thịt của mình.<br />
<br />
Tiếp tục mạch cảm hứng ở khổ đầu, đến khổ thơ tiếp theo, nhiều khi Nguyễn Khoa <br />
Điềm tách riêng hai yếu tố đất và nước. Đất nước chính là sự hợp thành hai yếu tố đất và <br />
nước. Nó luôn gần gũi với cuộc sống mỗi người:<br />
<br />
Đất là nơi anh đến trường,<br />
<br />
Nước là nơi em tắm,<br />
<br />
Đất Nước là nơi ta hò hẹn,<br />
<br />
Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm<br />
<br />
Đất là nơi con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc<br />
<br />
Nước là nơi con cá ngư ông móng nước biển khơi<br />
Tiếp theo, nhà thơ cảm nhận đất nước qua độ dài vô tận của "thời gian đằng đẵng" lẫn <br />
độ dài vô tận của "không gian mênh mông". Và thời gian không chỉ dài mà điều quan trọng <br />
hơn là trên nền thời gian ấy đã có bao biến thiên lịch sử vừa chân thực vừa phảng phất <br />
chất huyền thoại. Đồng bào ta vẫn tự hào là con Rồng cháu Tiên, cha là Lạc Long Quân <br />
và mẹ là bà u Cơ. Như vậy thời gian chủ yếu được cảm nhận trong chiều sâu của lịch sử <br />
hình thành và phát triển của đất nước, của dân tộc. Không gian vừa là núi cao sông rộng, <br />
muôn trùng núi bạc, bát ngát biển khơi, lại vừa là nơi sinh sống của bao nhiêu người Việt <br />
Nam từ thế hệ này qua thế hệ khác:<br />
<br />
Những ai đã khuất,<br />
<br />
Những ai bây giờ,<br />
<br />
Yêu nhau và sinh con đẻ cái,<br />
<br />
Gánh vác phần người đi trước để lại,<br />
<br />
Dặn dò con cháu mai sau,<br />
<br />
Hàng năm ăn đâu nằm đâu,<br />
<br />
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ.<br />
<br />
Đất nước gắn bó thân thiết với mỗi con người, khi tuổi ấu thơ ("Đất là nơi anh đến <br />
trường Nước là nơi em tắm") cũng như khi ta lớn hơn bước vào đời ("Yêu nhau và sinh <br />
con đẻ cái")<br />
<br />
Bởi vậy, như một tất yếu, mỗi thành viên phải có nghĩa vụ đối với đất nước này. Nhờ sự <br />
dắt dẫn ở phần trên, nhờ xúc cảm chân thành, lời nhắn nhủ có vẻ như là "hô khẩu hiệu" <br />
của tác giả, ở phần sau được người đọc chấp nhận một cách khá tự nhiên, rất ít có cảm <br />
giác sống sượng:<br />
<br />
Em ơi em, Đất Nước là máu xương của mình.<br />
<br />
Phải biết gắn bó và san sẻ,<br />
Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở.<br />
<br />
Làm nên Đất Nước muôn đời...<br />
<br />
Như vậy, đất nước được cảm nhận một cách khá phong phú, có sự kết hợp hài hòa trên <br />
nhiều lĩnh vực: những phong tục lâu đời, những truyền thống văn hoá, giữa không gian và <br />
thời gian, giữa cá nhân và cộng đồng, giữa cái to lớn hùng vĩ với những sinh hoạt thường <br />
nhật của mỗi một con người. Nếu một số tác phẩm trước đây, đất nước được biểu hiện <br />
bằng một giọng điệu trang trọng, uy nghi, chủ yếu với những hình ảnh lớn lao, thì ở Mặt <br />
đường khát vọng đất nước được thể hiện bằng những hình ảnh gần gũi với một giọng <br />
thơ thiết tha lắng đọng, ý thơ được phát triển một cách khá tự do, tự nhiên: nhưng đoạn <br />
thơ vẫn đảm bảo được kết cấu hợp lý.<br />
<br />
Điều đặc biệt đáng lưu ý là tác giả đã sử dụng một cách hết sức linh hoạt sáng tạo vốn <br />
hiểu biết phong phú về văn hoá dân gian. Chẳng hạn, muốn diễn đạt ý tưởng đất nước ta <br />
có từ lâu đời, tác giả cho người đọc liên tưởng đến kho tàng truyện cổ tích. Truyện cổ <br />
tích thường bắt đầu bằng lời kể Ngày xửa ngày xưa.... Tiếp đến nhà thơ giúp người đọc <br />
nhớ đến truyện Trầu cau bất hủ bằng câu: " Đất nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà <br />
ăn". Và mấy ai không nghĩ đến truyền thuyết Thánh Gióng, khi đọc câu thơ "Đất nước <br />
lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc". Còn câu "Cha mẹ thương nhau bằng <br />
gừng cay muối mặn" chính là sự vận dụng tuyệt vời câu ca dao từng làm rung động con <br />
tim bao người Việt Nam:<br />
<br />
Tay nâng chén muối đĩa gừng<br />
<br />
Gừng cay muối mặn, xin đừng quên nhau.<br />
<br />
Cũng có lúc tác giả trích nguyên văn một số câu dân ca:<br />
<br />
Con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc<br />
<br />
Con cá ngư ông móng nước biển khơi...<br />
<br />
Cho dù chỉ sử dụng ý trong ca dao trong các truyện dân gian, hay là trích nguyên văn, nhìn <br />
chung Nguyễn Khoa Điềm đều tạo nên được những câu thơ mới, những ý thơ mới. <br />
Những ý thơ này gắn bó một cách khá chặt chẽ với nhau. Chẳng hạn, đang nói chuyện <br />
"ngày xửa ngày xưa"... nhà thơ chuyển đột ngột đến chuyện bây giờ (Đất là nơi anh đến <br />
trường Nước là nơi em tắm). Rồi từ đó, tác giả lại dẫn người đọc vào thế giới xa xưa <br />
với dân ca và truyền thuyết (truyện Sự tích trăm trứng, dân ca xứ Huế...)<br />
<br />
Cách diễn đạt ấy khá khêu gợi trí tưởng tượng người đọc. Các yếu tố văn hoá dân gian đã <br />
góp phần không nhỏ biểu hiện tư tưởng cốt lõi của tác phẩm Đất Nước của nhân dân. <br />
Đồng thời nó tạo được ở người đọc ấn tượng sâu sắc về một đất nước Việt Nam phong <br />
phú, sống động lạ thường, muôn màu muôn vẻ, trải dài theo không gian và thời gian, gần <br />
gũi thân thiết với từng con người Việt Nam.<br />
<br />
Ngày nay đọc lại đoạn trích này, chúng ta càng thấy rõ phần nào những cống hiến của <br />
Nguyễn Khoa Điểm đối với sự phát triển của thơ ca thời chống Mĩ. Sự dồi dào trong xúc <br />
cảm và chiều sâu trí tuệ đã khiến cho đoạn thơ có chất chính luận trên đây ít bị cũ kĩ theo <br />
thời gian, có phần tránh được số phận của một số bài thơ cùng thời.<br />
<br />
<br />