intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhà thơ Xuân Diệu có nhận xét về bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng: “Đọc Tây Tiến, ta có cảm hưởng như ngậm nhạc trong miệng”. Em hãy chứng minh nhận định trên.

Chia sẻ: Lan Zhan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

207
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong trải nghiệm văn học song hành cùng một phần ba cuộc đời, hình tượng người lính Tây Tiến trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng đã để lại trong lòng tôi những dấu ấn khó phai mờ để rồi mỗi lần đọc lại, tôi lại khẽ thốt lên: “Đất nước ơi” – đất nước của những con người kiên trung, hào hùng không bao giờ biết cúi đầu chịu khuất. “Tây Tiến” đi sâu vào lòng người hơn bảy mươi năm chẳng bao giờ vơi nhạt một phần nhờ chất nhạc trong thơ mà Quang Dũng khéo léo gieo vào.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhà thơ Xuân Diệu có nhận xét về bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng: “Đọc Tây Tiến, ta có cảm hưởng như ngậm nhạc trong miệng”. Em hãy chứng minh nhận định trên.

Đề  bài: Nhà thơ  Xuân Diệu có nhận xét về  bài thơ  “Tây Tiến” của Quang Dũng:  <br /> “Đọc Tây Tiến, ta có cảm hưởng như  ngậm nhạc trong miệng”. Em hãy chứng <br /> minh nhận định trên<br /> <br /> Bài văn mẫu<br /> <br /> Đất nước ơi! Tổ quốc ơi! Ba tiếng đó sao nghe thân thương quá! Đất nước trưởng thành  <br /> từ trong những gian khổ, hy sinh. Giọt mồ hôi đầm đìa trên gương mặt người cầm súng.  <br /> Giọt nước mắt chan hòa trên mắt lệ nhòa người quê nhà mỏi mắt ngóng vọng tin chồng,  <br /> tin con. “Bốn ngàn năm Đất Nước” của tôi, đã bao người đã từng hiên ngang trước quân  <br /> thù, đã từng ngã xuống trong tư  thế  đường hoàng, đĩnh đạc của người lính Vệ  quốc.  <br /> Trong trải nghiệm văn học song hành cùng một phần ba cuộc đời, hình tượng người lính <br /> Tây Tiến trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng đã để lại trong lòng tôi những dấu ấn <br /> khó phai mờ để rồi mỗi lần đọc lại, tôi lại khẽ thốt lên: “Đất nước ơi” – đất nước của  <br /> những con người kiên trung, hào hùng không bao giờ biết cúi đầu chịu khuất. “Tây Tiến”  <br /> đi sâu vào lòng người hơn bảy mươi năm chẳng bao giờ  vơi nhạt một phần nhờ  chất  <br /> nhạc trong thơ mà Quang Dũng khéo léo gieo vào. Nhà thơ  Xuân Diệu đã từng nhận xét: <br /> “Đọc Tây Tiến, ta có cảm tưởng như  ngậm nhạc trong miệng”. Nhạc điệu dường như <br /> bàng bạt khắp bài thơ, nhất là những đoạn thơ  tái hiện khung cảnh thiên nhiên núi rừng  <br /> Tây Bắc vừa dữ dội, vừa thi vị, nên thơ, thấp thoáng đằng sau là bóng dáng con người âm  <br /> thầm dựng xây Tổ quốc. <br /> <br /> Trong văn chương, mỗi nhà văn, nhà thơ đều phải trăn trở, nỗ lực tìm ra một “chất giọng  <br /> riêng” cho mình để  không trộn lẫn với bất kì giọng điệu của một tác giả  nào khác trên <br /> văn đàn. Ở mỗi tác phẩm văn chương, giọng điệu chính là: “một hiện tượng nghệ thuật  <br /> toát ra từ  bản thân tác phẩm và mang một nội hàm tư  tưởng thẩm mĩ” (Trần Đình Sử). <br /> Giọng điệu nghệ thuật bị chi phối từ rất nhiều yếu tố: cảm hứng sáng tác, cái nhìn hiện <br /> tượng, tư  tưởng tình cảm của tác giả  đối với sự  vật, con người, phong cảnh,… Giọng  <br /> điệu ấy được cụ thể hóa qua từ ngữ, lời văn, ngữ điệu và các thủ pháp nghệ thuật trong  <br /> tác phẩm, để qua đó bộc lộ thái độ, tình cảm, lập trường, tư tưởng đạo của nhà văn đối <br /> với các hiện tượng được miêu tả. Mỗi tác phẩm văn chương đều có giọng điệu, sắc thái <br /> riêng. Sắc thái giọng điệu trở thành phương tiện chuyển tải bức tranh hiện thực vào trong  <br /> tác phẩm, đồng thời chuyển tải nội dung tư tưởng, tình cảm của nhà thơ  đến với người  <br /> đọc, thể  hiện thái độ  của thi sĩ trước cuộc sống. Đó là “nhạc” trong nhận định Xuân <br /> Diệu, những giai điệu khi hùng tráng, khi mềm mại… khiến bài thơ trở nên phong phú và  <br /> riêng biệt không lẫn lộn với những thi phẩm cùng thời khi viết về đề tài người lính. <br /> <br /> “Tây Tiến” – thi phẩm xuất sắc cho đời thơ Quang Dũng, bài thơ được viết năm 1948 khi  <br /> Quang Dũng đã rời xa đoàn quân Tây Tiến, dòng hồi tưởng đưa Quang Dũng trở  về  với <br /> những kí ức xa xưa: về những cung đường chiến đấu, về đồng đội của mình… mỗi kí ức <br /> là một mảng màu khác nhau góp phần làm nên muôn mặt sắc thái của bài thơ “Tây Tiến”.  <br /> Rời xa đoàn quân Tây Tiến, xa núi rừng Tây Bắc, xa dòng sông Mã thân thương, người <br /> lính năm xưa làm sao quên được một Tây Bắc dữ dội, bí ẩn, đe dọa tính mạng con người.  <br /> Vẻ hoang dã, khắc nghiệt được Quang Dũng tái hiện qua hai câu thơ:<br /> <br /> Chiều chiều oai linh thác gầm thét<br /> <br /> Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người<br /> <br /> Cái hay của Quang Dũng là đã mở  ra được hai chiều không gian và thời gian để  gợi lại  <br /> bức tranh núi rừng Tây Bắc. Ở những dòng thơ  trước đó, người lính Tây Tiến được đặt  <br /> trong  miền không gian  hoang  vu,  núi cao  dốc  thẳm “Ngàn thước  lên cao  ngàn thước <br /> xuống”, người lính mệt nhoài khi hành quân trên cung đường mà một bên là vách đá cheo <br /> leo, một bên là vực thẳm sâu hun hút, mây mờ  che cả  chóp núi đỉnh đồi, che lấp dáng  <br /> người đi trong mờ mịt. Đến đây, thiên nhiên Tây Bắc lại được mở ra theo chiều thời gian: <br /> “Chiều chiều”, “Đêm đêm”. Ta tự hỏi tại sao Quang Dũng lại không chọn mốc thời gian  <br /> nào khác mà chọn buổi chiều tà và đêm tối để  miêu tả  khung cảnh núi rừng? Bởi chỉ  có <br /> “Chiều chiều” và “Đêm đêm” mới thấy được hết cái uy lực của núi rừng. Tây Bắc là <br /> chốn non ngàn, rừng thiêng, vùng lam sơn chướng khí nghìn trùng ẩn chứa nhiều điều bí <br /> ẩn mà con người khó lòng khám phá được hết.  Ở  nơi này thời tiết thất thường, những  <br /> cơn thác lũ mưa nguồn thường đổ   ầm  ầm vào mỗi buổi chiều xám xịt. Biện pháp nhân  <br /> hóa “thác gầm thét” nhằm chỉ cái “oai linh” của thiên nhiên. Cảnh tượng ấy thật ghê rợn,  <br /> tưởng như thác lũ có thể cuốn nhà cửa bản làng đi bất cứ lúc nào. Ta tưởng đâu Tây Bắc <br /> là chốn núi non ít chịu những cơn lũ quét như dải đất ven biển miền Trung hay đồng bằng <br /> Nam Bộ. Nhưng không, nước lũ Tây Bắc mới thật đáng sợ  bởi nó đổ  từ  trên thác cao  <br /> xuống dốc ầm ầm, cuốn trôi mọi thứ. Dòng thơ khắc họa sự khắc nghiệt của thiên nhiên,  <br /> một Tây Bắc với thiên tai bất ngờ  đe dọa tính mạng đồng bào và đoàn quân Tây Tiến <br /> trong chiều hành quân vất vả. Và “Đêm đêm”, đâu đó trong rừng Mường Hịch lại văng <br /> vẳng thanh âm rùng rợn của cọp gầm. Tiếng “cọp trêu người” nghe thật xa xót trong lòng. <br /> Người đồng bào phải sống trong thấp thỏm lo âu. Thú dữ  là nỗi lo lắng của con người <br /> nơi đây, rừng hoang Tây Bắc nơi hùm thiêng ngự  trị  biết một lúc nào sẽ  cướp đi tính  <br /> mạng con người? Từ  đây, người đọc nhận ra một hành trình Tây Tiến thật vất vả, gian  <br /> nan, vắt kiệt sức người trai trẻ để  rồi nhiều người ngậm ngùi “bỏ  quên đời”  ở  cái tuổi  <br /> thanh xuân. <br /> <br /> Vẫn là mưa nguồn nước lũ đó thôi, nhưng đến đoạn thơ  sau thiên nhiên Tây Bắc lại  <br /> khoác lên một nét hoàn toàn mới. Trước mắt người lính, cảnh vật Tây Bắc êm dịu, lãng  <br /> mạn, thi vị đến diệu kỳ. Quang Dũng chỉ gợi chứ không tả, qua vài nét đơn sơ mà ghi lại  <br /> được linh hồn của cảnh Châu Mộc chiều sương giăng. Sông nước Tây Bắc không giống  <br /> như sông nước miệt Cửu Long xa xôi, chất thơ chảy tràn ngấm và từng dòng sông ngọn <br /> cỏ :<br /> <br /> Người đi Châu Mộc chiều sương ấy<br /> <br /> Có thấy hồn lau nẻo bến bờ<br /> <br /> Có nhớ dáng người trên độc mộc<br /> <br /> Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa<br /> <br /> Ai đi qua Châu Mộc chiều sương mới thấy hết sự quyến rũ, gợi cảm của thiên nhiên nơi  <br /> này. Đối với người lính, cảnh và người sơn cước đã để  lại ấn tượng khó phai mờ. Bản <br /> làng sương giăng mờ  mịt, không gian nửa thực nửa hư   ảo, mơ  màng. Điệp khúc: “Có <br /> thấy”, “Có nhớ” vừa để hỏi chính lòng mình, vừa là cái cớ để khơi nhắc những hình ảnh <br /> đẹp. Đằng sau mỗi “Có thấy”, “Có nhớ”  ấy chính là một nét phác họa không gian thiên <br /> nhiên dựa vào những gì “thấy” và “nhớ” còn sót lại trong dòng hồi ức xuôi chảy. Về Châu  <br /> Mộc, người lính “thấy” cỏ  lau phơ  phất, bến bờ lặng lẽ chìm trong sương chiều. Dòng <br /> sông hiền hòa chảy ngang qua núi rừng về  đâu chẳng biết. Người lính Tây Tiến “nhớ”  <br /> bóng dáng người thiếu nữ  Tây Bắc yêu kiều, thướt tha trên chiếc thuyền “độc mộc”.  <br /> Hình ảnh con người hiện lên tùy mềm mại, dịu dàng nhưng khỏe khoắn biết bao, đôi bàn <br /> tay chèo chống con thuyền xuôi ngược trên dòng sông yên  ả. Cảnh vật và con người hài  <br /> hòa, xen lẫn vào nhau. Con người tuy bé nhỏ so với sông nước, mây trời nhưng con người  <br /> chính là nhân vật trung tâm của bức tranh chiều sương Châu Mộc. <br /> <br /> Cảnh Châu Mộc đẹp trong từng đường nét, người Tây Bắc duyên dáng, hồn hậu, chân <br /> tình. Ngay cả dòng nước lũ cũng hiện lên thật thi vị, lãng mạn biết chừng nào: “Trôi dòng  <br /> nước lũ hoa đong đưa”. Bằng đôi mắt đa tình của những người lính trẻ trung sôi nổi, cánh <br /> hoa trôi bồng bềnh trên dòng nước lũ trông thật thơ  mộng, không giống cái lần đi ngang <br /> qua thác ghềnh oai, nghe tiếng “thác gầm thét” mà bồn chồn trong dạ. Chỉ mấy nét vẽ vời  <br /> mà bức tranh thơ  đang hiện ra trước mắt người đọc. Đó cũng là những hình  ảnh khắc  <br /> đậm vào tâm trí người lính Tây Tiến, trong lòng Quang Dũng dẫu xa rời một thời Tây  <br /> Tiến lửa máu hào hùng cũng chẳng thể nào quên được nơi đây.<br /> <br /> Cùng là thiên nhiên núi rừng Tây Bắc, song mỗi đoạn thơ  là một nét vẽ  khác nhau. Một  <br /> bên là Tây Bắc dữ  dội, hiểm trở, oai linh rừng núi và sự  khắc nghiệt của khí hậu sơn <br /> cước đe dọa tính mạng con người, trở thành nỗi ám ảnh trong lòng người chiến đấu. Một <br /> bên là Tây Bắc thơ mộng, hữu tình, cảnh vật đẹp trong từng đường nét, con người trầm  <br /> mặc giữa bức tranh thơ. Cảm hứng lãng mạn đã giúp Quang Dũng nhận ra trong gian lao,  <br /> vất vả người lính Tây Tiến vẫn mở rộng tâm hồn nhìn cuộc đời ở góc độ tuyệt mĩ, mộng <br /> mơ. Có một bản tình ca Tây Bắc nào đó len lỏi trong từng dòng thơ, con chữ. Bản trường  <br /> ca của thác lũ. Tiếng cọp gầm hung dữ, tiếng hú của rừng thiêng.   m thanh dòng nước  <br /> chảy róc rách có bông hoa đong đưa làm duyên. Hai đoạn thơ là minh chứng hùng hồn cho  <br /> chất nhạc trong thơ  Quang Dũng. Quả  thật, “Đọc Tây Tiến, ta cảm tưởng như  ngậm  <br /> nhạc trong miệng”. Thơ  giàu chất nhạc, chất họa là phong cách của Quang Dũng không <br /> lẫn lộn vào ai. Nhà thơ  Hoàng Cầm từng cho rằng: “Nhạc là cỗ  xe chở  hồn thi phẩm”.  <br /> Chính vì chất nhạc trong thơ đã giúp “Tây Tiến” đi vào lòng người đọc bao thế hệ, để rồi <br /> mỗi lần đọc lại, cái chất nhạc ấy lại vang ra cộng hưởng cùng tiếng nói tâm hồn khiến  <br /> lời thơ đọng mãi trong tâm trí.<br /> <br /> Xin hát về Người đất nước ơi<br /> <br /> Xin hát về Mẹ Tổ quốc ơi…<br /> <br /> Xin cảm  ơn những người đã không tiếc máu xương để  đất nước tôi được thanh bình,  <br /> đồng bào tôi được no ấm. Xin cảm ơn người lính năm nào tay súng vững vàng, mắt trừng  <br /> trừng hướng về  phía quân thù mà lòng mơ  về một ngày mai tươi sáng. Xin tri ân những  <br /> người bà, những người mẹ, những người dân tình nghĩa nuốt nước mắt vào tim để chồng,  <br /> để con ra đi đánh giặc đuổi thù. Thế hệ tôi đã thừa hưởng từ đất nước và những người đi <br /> trước rất nhiều. Trong bối cảnh ngày nay, trước nguy cơ xâm lăng của thế lực bên ngoài,  <br /> chúng tôi luôn trăn trở  làm thế  nào để  trọn vẹn bổn phận, thực hiện sứ mệnh của công  <br /> dân Việt Nam đối với hình hài Tổ  quốc. Dẫu chưa làm được gì vĩ đại cho Tổ  quốc máu <br /> xương nhưng tôi biết rằng chỉ khi nào con người có trách nhiệm với non sông, với dân tộc  <br /> thì khi đó con người mới trưởng thành, nhất định sẽ trở thành người công dân có ích. “Tây <br /> Tiến” – bài thơ  đã giúp thế  hệ  tôi nhìn nhận lại lịch sử  hào hùng của dân tộc, tạo nên  <br /> nguồn sức mạnh to lớn để chúng tôi sống tốt hơn, bản lĩnh hơn.<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2