intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cảnh giác với bệnh “lạ mà quen”

Chia sẻ: Vien Sinh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

44
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Có những bệnh do ký sinh trùng gây ra tưởng vắng bóng từ lâu hoặc rất hiếm gặp, nhưng thực tế vẫn xuất hiện không ít tại TP.HCM.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cảnh giác với bệnh “lạ mà quen”

  1. Cảnh giác với bệnh “lạ mà quen” Có những bệnh do ký sinh trùng gây ra tưởng vắng bóng từ lâu hoặc rất hiếm gặp, nhưng thực tế vẫn xuất hiện không ít tại TP.HCM. Chân một bệnh nhân bị
  2. apxe mô mềm do giun Thống kê của phòng khám ký sinh đầu gai - Ảnh: tư liệu bệnh trùng Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM cho thấy mỗi ngày phòng viện khám này tiếp nhận 40-50 bệnh nhân có các biểu hiện ngứa không rõ nguyên nhân, nổi u cục trên da, da có các vệt đỏ dài ngoằn ngoèo. Kết quả xét nghiệm, chẩn đoán của bệnh viện sau đó xác định 30-40% số bệnh nhân đến khám bị mắc một số bệnh do ký sinh trùng gây ra. Tuy nhiên, bệnh do ký sinh trùng ít được các bác sĩ khám bệnh chú ý nên thường bị bỏ qua. Đi chữa nhiều nơi vẫn không hết bệnh
  3. TS.BS Trần Phủ Mạnh Siêu - phòng khám ký sinh trùng - Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP - cho biết trong năm 2010 bệnh viện phát hiện một số bệnh nhân bị bệnh gạo heo thể dưới da điển hình. Các bệnh nhân đều cư trú tại TP, nguồn lây bệnh không rõ, gia đình không ai mắc bệnh tương tự. Đơn cử, từ ngày 23-6 đến 14-7 vừa qua, phòng khám ký sinh trùng xác định có ba bệnh nhân ở TP.HCM bị bệnh gạo heo (dân gian gọi là bệnh sán xơ mít). Các bệnh nhân này đều cùng triệu chứng: có nhiều nốt cứng dưới da vùng da bụng, cẳng tay, cẳng chân, không đau, không đỏ hoặc bề mặt da có khối u xung huyết, màu đỏ, kích thước từ 1x1cm - 2x2cm.
  4. Có người còn xuất hiện vài nốt nhỏ tương tự vùng sau tai, cứng chắc. Các bệnh nhân này đi khám ở nhiều bệnh viện, uống nhiều loại thuốc vẫn không đỡ mới đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP. Sau bốn tuần điều trị bằng thuốc đặc hiệu, các nốt gạo heo trên người bệnh nhân hoàn toàn biến mất. Chưa kể chỉ trong gần hai tháng, phòng khám ký sinh trùng tiếp nhận ba bệnh nhân bị bệnh giun đầu gai. Cụ thể, bệnh nhân H.T.B. (40 tuổi, ngụ tại H.Củ Chi) đến khám vì có khối sưng nề ở mặt trước cẳng chân trái kích thước 8x12cm, ấn đau; mu bàn chân trái sưng to, đỏ, đau, kích thước 5x8cm, chỗ sưng di chuyển vị trí.
  5. Nấu chín kỹ thức ăn Không chỉ ăn sống mới bị nhiễm bệnh do ký sinh trùng mà ăn chín nhưng nấu không kỹ (nhất là khi ăn lẩu lươn, lẩu cá lóc) thì nang ký sinh trùng vẫn còn sống. Để phòng
  6. bệnh, người dân cần thay đổi cách ăn uống, ăn chín, uống sôi, nấu thức ăn sôi ở nhiệt độ 1000C trong 5-10 phút. Ngoài ra, cần vệ sinh môi trường xung quanh, giường nệm (nếu nhà có nuôi chó, mèo). Dù
  7. Trường hợp thứ hai là bệnh nhân V.Q.T. điều trị khỏi bệnh (29 tuổi, ngụ Q.2) bị sưng, đau góc hàm trái nhân vẫn bị tái nửa năm nay. Bệnh nhân đi khám nhiều nơi nhiễm nếu còn tiếp nhưng việc điều trị vẫn không đem lại kết xúc với nguồn lây. quả. Bệnh nhân thứ ba là N.T.N.D. (44 tuổi, dễ bị Nông dân ngụ Q.Bình Tân) đến khám vì một năm nay nhiễm giun lươn, có những chỗ sưng nề dưới da vùng cẳng giun móc; khi tiếp tay, ấn đau, to 3x5cm... Chỗ sưng tự xẹp, với đất nên xúc sau đó lại nổi lên chỗ khác. Người bị bệnh mang ủng cao su, này thường cư ngụ ở khu vực Bình Chánh, găng tay. Hóc Môn, Củ Chi. Đặc biệt, ở Củ Chi người
  8. dân hay bị mắc bệnh do ăn lươn sống trong môi trường tự nhiên và bị nhiễm loại ký sinh trùng này rất nhiều. TS Mạnh Siêu cho biết nhiều bệnh nhân bị mắc bệnh viêm màng não nước trong do ký sinh trùng Angiostrongylus cantonensis xâm nhập vào người sau khi ăn một số loại ốc như ốc bươu, ốc ma... có ký sinh trùng này. Thống kê của phòng khám ước tính cứ khoảng 10 bệnh nhân đến khám với triệu chứng ban đầu là ngứa, nổi mề đay mà không rõ nguyên nhân thì 15-20% do ký sinh trùng gây ra. Còn lại do những nguyên nhân khác như xơ gan, tiểu đường, rối loạn điện giải, dị ứng... Đa số bệnh nhân đã đến khám ở chuyên khoa da
  9. liễu, uống cả thuốc kháng sinh, kháng viêm, chống dị ứng mà không hết hoặc chỉ hết tạm thời rồi tái phát. Do ăn sống, tái Theo TS Mạnh Siêu, bệnh gạo heo (cysticercosis) là bệnh do nuốt phải trứng sán dải heo (Taenia solium) từ môi trường qua rau xanh bị nhiễm trứng sán hoặc ăn phải thịt heo gạo. Trứng sán dải heo vào ruột và trở thành sán trưởng thành, đôi khi do phản nhu động ruột, đốt sán dải heo sẽ trào ngược lên dạ dày, vỡ ra, trứng sán được phóng thích. Ấu trùng thoát ra khỏi vỏ trứng xuyên qua thành ruột, theo máu đi khắp cơ thể. Nang gạo heo có thể lên não, mắt, gan, cơ tim, mô dưới da.
  10. Triệu chứng điển hình của bệnh gạo heo dưới da do ấu trùng sán dải heo xâm nhập vào mô dưới da tạo nên những nốt cứng, chắc, lúc mới xuất hiện gây đau, có khi sốt. Sau nhiều tháng nang gạo heo nhỏ dần và hóa vôi, bệnh nhân thấy giảm đau dần và hết đau. Bệnh có thể tự khỏi dù có để lại những nốt vôi hóa dưới da. Còn loại giun đầu gai (Gnathostoma spinigerum) sống ký sinh trong vách dạ dày của chó, mèo và thú ăn thịt như cọp, beo, sư tử... Trứng giun theo phân ra ngoài nở thành ấu trùng giai đoạn 1 bơi trong nước, bị lăng quăng đỏ cyclop nuốt vào. Sau đó đến lượt lăng quăng đỏ bị cá, tôm, cua, ếch, lươn, rắn nuốt vào. Ấu trùng từ cyclop sẽ chui ra đi vào cơ, gan của cá, lươn, ếch, rắn...
  11. Khi ăn phải thủy sản chưa chín chứa nang ấu trùng, 1-2 tuần sau nang ấu trùng theo máu đến các cơ quan nội tạng như gan hoặc lên não (gây tử vong rất nhanh) hoặc ra ngoài gây khối u ở da hoặc ở mô dưới da. Thời gian tồn tại của nang ký sinh trùng trong cơ thể người có thể từ vài tuần đến 10 năm. Bệnh xảy ra nhiều vào mùa mưa do mầm bệnh dễ phát tán theo nước mưa vào môi trường.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2