CAO HUYẾT ÁP TRONG THAI KỲ VÀ PHÁI TÍNH THAI NHI
lượt xem 7
download
Cao huyết áp trong thai kỳ luôn là mối hiểm họa lớn cho thai nhi và thai phụ. Một số các nghiên cứu về sự liên hệ giữa cao huyết áp và phái tính của thai nhi, vẫn còn những ý kiến chưa thống nhất với nhau. Nghiên cứu hồi cứu trên 6566 trường hợp đơn thai sống, không dị tật, bao gồm 665 trường hợp huyết áp cao, 5901 trường hợp có huyết áp bình thường, và có thời gian chờ sanh từ 2 ngày trở lên, tính từ ngày nhập viện đến ngày sanh, trong thời gian 2...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: CAO HUYẾT ÁP TRONG THAI KỲ VÀ PHÁI TÍNH THAI NHI
- CAO HUYẾT ÁP TRONG THAI KỲ VÀ PHÁI TÍNH THAI NHI TÓM TẮT Cao huyết áp trong thai kỳ luôn là mối hiểm họa lớn cho thai nhi và thai phụ. Một số các nghiên cứu về sự liên hệ giữa cao huyết áp và phái tính của thai nhi, vẫn còn những ý kiến chưa thống nhất với nhau. Nghiên cứu hồi cứu trên 6566 trường hợp đơn thai sống, không dị tật, bao gồm 665 trường hợp huyết áp cao, 5901 trường hợp có huyết áp bình thường, và có thời gian chờ sanh từ 2 ngày trở lên, tính từ ngày nhập viện đến ngày sanh, trong thời gian 2 năm từ 01/01/1996 đến 31/12/1997. Nghi ên cứu loại trừ những trường hợp có chẩn đoán không rõ ràng, hay hồ sơ không đầy đủ, hay đa thai. Kết quả nghiên cứu góp phần khẳng định sự phân bố giữa thai nhi trai: gái là do cơ hội đơn thuần, mà không có s ự liên hệ với huyết áp cao trong thai kỳ. D ù còn nhiều ý kiến chưa thống nhất về sự liên hệ giữa cao huyết áp và phái tính của thai nhi, giả thiết này cần được kiểm định thêm bằng những nghiên cứu so sánh tiền cứu.
- SUMMARY HYPERTENSIVE PREGNANCY AND OFFSPRING GENDER Nguyen Thi Tu Van * Y hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 3 - No 1 - 1999: 160- 164 Hypertension disorder of pregnancy is a major cause of fetal and maternal morbidity and mortality. Previous literature searched for data on the sex ratios of offspring associated with placental pathology and pregnancy induced hypertension, but unequivocal evidence of this association is currently unavailable. The gender of offspring associated with hypertensive pregnancy was studied in order to investigate whether this may throw light on the causes of the pathology. A retrospective review analyzed collected data on 6566 singleton pregnancies, without fetal anomalies, after 2-day hospitalized, including hypertensive (n = 665) and normotensive (n = 5901) status, admitted during a 2-year period from January 1, 1996 to December 31, 1997. Exclusions were mainly women with unclear diagnosis, or incomplete records, or multiple births. The results showed that no significant fetal gender effect on hypertensive condition. Although clinical suspicion of offspring gender associated with hypertensive pregnancy remains a
- controversial issue; the point should be tested by further prospective comparative investigations. ÐẶT VẤN ÐỀ Cao huyết áp do thai vẫn còn là vấn đề lớn tại các nước đang phát triển(5), có thể dẫn tới hội chứng HELLP, hay sản giật, luôn là mối hiểm họa lớn cho thai nhi và thai phụ, nên có rất nhiều nghiên cứu đâ được làm về vấn đề này, đặc biệt trong lĩnh vực điều trị, tiên lượng, dự phòng bệnh. Cao huyết áp do thai được coi như là một sự rối loạn chức năng các tế bào nội mạch(4), nhiều cơ quan bị rối loạn, các bất thường ở nhau thai và gia tăng đề kháng các mạch máu, làm thiếu máu ở bánh nhau kéo dài, dẫn đến tế bào nội mạch càng bị tổn thương, và gây nên sự rối loạn chuyển hóa prostaglandin. Các giả thuyết gần đây cho rằng có thể có các rối loạn hệ thống miễn nhiễm của người mẹ gây ra bởi sự làm tổ của nhau thai; do đó Orvieto-R và cộng sự(8) đề cập đến việc tạo ra miễn nhiễm thụ động bằng cách tiêm mạch immunoglobulin cho người mẹ. Nói chung, cao huyết áp do thai, dù chưa rõ nguyên nhân, nhưng đa số các tác giả đều cho rằng có vai trò của bánh nhau trong cao huyết áp do thai, hoặc là một trong những nguyên nhân, hoặc là một hậu quả của bệnh, và sau đó tác động trở lại làm nặng thêm tình trạng bệnh.
- Trên quan niệm dịch tể học, cao huyết áp do thai cũng đ ược đánh giá đúng mức tầm quan trọng của nó trong các chương trình bảo vệ sức khỏe của phụ nữ có thai và thai nhi. Một số các nghiên cứu, tuy chưa nhiều, về các yếu tố liên quan với cao huyết áp trong thai kỳ, được tiến hành nhiều nơi cho những kết quả tương tự nhau, như bệnh thường xảy ra ở phụ nữ có thai con so, tỉ lệ mới mắc thay đổi rất rộng tùy theo tuổi, đặc điểm của từng dân số nghiên cứu, chủng tộc, có tính cách gia đình.(6,10); nhưng đôi khi có một số nghiên cứu có kết luận rất khác nhau; đặc biệt là sự liên hệ giữa cao huyết áp và phái tính của thai nhi, vẫn còn những ý kiến chưa thống nhất với nhau. Trong một nghiên cứu năm 1995, James-WH(3) nhận thấy có sự kết hợp giữa thai nhi trai với những bệnh lý của bánh nhau, và với cao huyết áp do thai. Trong khi, Guo-ZC(2), năm 1992, cho rằng không có sự liên hệ giữa phái tính thai nhi và tình trạng cao huyết áp của thai phụ. Từ những nhận định trên có thể nêu lên một giả thuyết cần được kiểm định là thai nhi trai có thể làm tăng nguy cơ cao huyết áp. Tuy nhiên, qua kinh nghiệm lâm sàng đơn thuần, người làm công tác sản khoa khó có thể khẳng định được điều này bằng cảm nhận chủ quan, vì sự khác biệt nếu có sẽ không lớn do xác suất xảy ra thai nhi hay gái xấp xỉ nhau, do đó phải cần
- một cỡ mẫu lớn để chứng minh. Qua đó, mới có thể có một kết luận tương đối chính xác. Vì những lý do trên, nghiên cứu được tiến hành nhằm mục đích kiểm định giả thuyết có sự liên hệ giữa phái tính thai nhi và cao huyết áp trong thai kỳ. ÐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu là kiểu nghiên cứu hồi cứu cắt ngang. Những thai phụ được chọn vào nghiên cứu là những trường hợp đơn thai sống, không dị tật, và có thời gian chờ sanh tại bệnh viện Phụ Sản Từ Dũ từ 2 ngày trở lên, tính từ ngày nhập viện đến ngày sanh, trong thời gian 2 năm từ 01/01/1996 đến 31/12/1997. Nghiên cứu loại trừ những trường hợp có thể gây ra các sai lầm tình cờ hay hệ thống cho mẫu chọn, các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu, như những trường hợp có chẩn đoán không rõ ràng hay hồ sơ không đầy đủ. Cao huyết áp được ghi nhận khi huyết áp (140 / 90 mmHg, ít nhất qua 2 lần đo huyết áp của 2 lần khám (10), cách nhau 2 ngày, tính từ ngày nhập viện. Phái tính được xác định rõ qua khám lâm sàng sau sanh.
- KẾT QUẢ Tổng cộng có 6566 trường hợp thỏa mãn các tiêu chuẩn chọn mẫu, với tuổi trung bình là 30,17; cân nặng thai nhi là 3130,29g (bảng 1), bao gồm 665 trường hợp huyết áp cao, và 5901 trường hợp có huyết áp bình thường; có 3406 bé trai và 3160 bé gái (bảng 2). Bảng 1. Các trị số Trung Ðộ lệch Mi M trung bình bình chuẩn n ax Tuổi thai phụ 30,17 5,62 15 49 (năm) nặng 3130,2 445,17 Cân 18 49 thai (g) 9 90 20 Bảng 2. Phân loại huyết áp và phái tính thai nhi Phái HA cao HA bình Tổng
- tính thường cộng Trai 338 3068 3406 Gái 327 2833 3160 Tổng 665 5901 6566 cộng Bảng 3. Sự phân bố nghề nghiệp Nghề Số ca % % dồn nghiệp Công 1553 23,7 23,7 nhân Nội trợ 2899 44,2 67,9 Buôn 988 15,0 82,9
- bán Thợ 534 8,1 91,0 may Làm 263 4,0 95,0 ruộng Giáo 329 5,0 100 viên Bảng 4. Sự phân bố theo số lần sanh Số lần Số ca % % dồn sanh Con so 3508 53,4 53,4 Con rạ lần 2228 34,0 87,4 2
- Con rạ lần 568 8,7 96,1 3 Con rạ lần 187 2,8 98,9 4 Con rạ (5 75 1,1 100 Bảng 5. So sánh các trị số trung b ình của 2 nhóm có cao huyết áp và huyết áp bình thường Số Trun S.D. S.E. Leve t ca g ne s test bình tesr Cân nặng thai nhi (g)* HA 5901 3151, 428, 5,57 P =t = bình 61 16 77,74 9,7 thườ
- ng 3 HA 665 2941, 539, 20,9 P =P = cao 08 09 1 0,00 0,0 0 Tuổi mẹ (năm)** HA 5901 29,92 5,52 0,07 P =t = bình 18,04 9,7 thườ 3 ng HA 665 32,32 6,05 0,24 P =P = cao 0,00 0,0 0 * Sự khác biệt về cân nặng 210,52 (95% khoảng tin cậy từ 168 đến 253) ** Sự khác biệt về tuổi mẹ 2,38 (95% khoảng tin cậy từ 1,91 đến 2,87) Bảng 6. Sự phân bố phái tính trong số những trường hợp huyết áp cao
- Số ca % dồn % Trai 338 50,83 50,83 Gái 327 49,17 100 Với sự phân bố phái tính này của những trường hợp huyết áp cao, dựa vào phân phối nhị thức chúng ta có bảng 7 gồm các giá trị
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đái tháo đường thai kỳ (Kỳ 2)
5 p | 178 | 31
-
Bài giảng Cao huyết áp và thai kỳ - PGS.TS. Huỳnh Nguyễn Khánh Trang
40 p | 228 | 21
-
Tiền sản giật - nguy cơ của nhiều thai phụ
19 p | 132 | 13
-
Điều trị ổn định cao huyết áp trong thai kỳ
5 p | 122 | 13
-
HYDRALAZIN BƠM TRUYỀN TĨNH MẠCH ĐIỀU TRỊ HẠ ÁP TRONG TIỀN SẢN GIẬT NẶNG
15 p | 132 | 11
-
Cao huyết áp trong thai kỳ
7 p | 189 | 11
-
Các rối loạn cao huyết áp trong thai kỳ
12 p | 275 | 10
-
Khuyến nghị mới nhất về tăng cân trong quá trình mang thai
4 p | 121 | 8
-
VIÊM ÂM ĐẠO VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
13 p | 91 | 8
-
Bệnh học sản - Rối loạn cao huyết áp và thai kỳ
13 p | 95 | 8
-
Bài giảng Rối loạn cao huyết áp trong thai kỳ
58 p | 99 | 7
-
Bài giảng Rối loạn cao huyết áp trong thai kỳ - Võ Thị Thu Thủy
28 p | 81 | 6
-
Một số bệnh mạn tính và thai nghén (Kỳ II)
8 p | 121 | 6
-
Tại sao thai phụ phải kiểm tra huyết áp thường xuyên?
5 p | 92 | 6
-
Bài giảng Ứng dụng của sFlt-1 và PlGF trong quản lý Tiền sản giật - PGS.TS. Huỳnh Nguyễn Khánh Trang
28 p | 40 | 4
-
Bài giảng Quản lý tăng huyết áp trong thai kỳ: Dự phòng các bệnh lý tăng huyết áp trong thai kỳ - Quan điểm hiện nay
2 p | 32 | 3
-
Bài giảng Sản Phụ khoa - Học phần 6: Thai kỳ nguy cơ cao II
251 p | 2 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn