Cao huyết áp và bệnh thận liên quan với nhau như thế nào?
lượt xem 4
download
Có 2 sự liên quan chính: 1) Cao huyết áp là nguyên nhân chính của suy thận mãn. Cùng với thời gian, huyết áp cao phá huỷ các mạch máu trong cơ thể. Nó làm giảm lượng máu cung cấp đến các bộ phận quan trọng trong cơ thể như thận.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Cao huyết áp và bệnh thận liên quan với nhau như thế nào?
- Cao huyết áp và bệnh thận liên quan với nhau như thế nào? Có 2 sự liên quan chính: 1) Cao huyết áp là nguyên nhân chính của suy thận mãn. Cùng với thời gian, huyết áp cao phá huỷ các mạch máu trong cơ thể. Nó làm giảm lượng máu
- cung cấp đến các bộ phận quan trọng trong cơ thể như thận. Huyết áp cao cũng phá huỷ bộ lọc ở trong thận. Kết quả là, thận sẽ không thể loại bỏ những chất độc hại cũng như nước dư thừa từ trong máu của bạn. Nước ứ thừa ở trong mạch máu có thể tăng cao và làm huyết áp lại càng tăng cao hơn. 2) Cao huyết áp đôi khi cũng là một biến chứng của suy thận mãn. Thận của bạn có một chức năng là giữ cho huyết áp ở mức ổn định. Suy thận làm khả năng điều hoà huyết áp kém đi. Kết quả là, huyết áp tăng cao. Nếu bạn
- bị suy thận, huyết áp cao làm cho bệnh thận của bạn càng tồi tệ hơn và có thể làm bạn bị thêm bệnh tim. Hãy thực hiện đúng theo chương trình trị liệu của bạn và kiểm soát huyết áp ở mức cho phép, điều đó sẽ làm cho bệnh thận của bạn không bị ngày càng xấu đi và ngăn ngừa bệnh tim Làm sao để biết huyết áp của tôi quá cao? Cách duy nhất để có thể biết huyết áp của bạn cao hay không là đo huyết áp. Huyết áp cao thường không có triệu
- chứng rõ rệt. Chính vì vậy nó được gọi là “kẻ giết người thầm lặng”. Một lần đo huyết áp cho kết quả cao cũng chưa chắc là bạn đã bị cao huyết áp; cần phải có kiểm chứng của bác sỹ ở bệnh viện sau nhiều lần khám. Có 2 chỉ số huyết áp, huyểt tối đa, gọi là huyết áp tâm thu, là áp lực khi tim bạn đập, huyết áp tối thiểu, hay huyết áp tâm trương, là áp lực khi tim bạn nghỉ giữa các nhịp đập. Một chỉ số huyết áp được thấy là 130/80 được đọc là 130 trên 80. Huyết áp bình thường ở người lớn 18 tuổi trở lên thường
- thấp hơn 120/80. Những người có huyết áp tối đa giữu 120 và 139 và huyết áp tối thiểu giữa 80 và 89 có khả năng bị huyết áp cao, cần theo dõi và thực hiện các bước kiểm soát huyết áp. Nhìn chung, huyết áp ở khoảng 140/90 hoặc cao hơn bị coi là huyết áp cao. Tuy nhiên, ở bệnh nhân suy thận, huyết áp 130/80 hoặc cao hơn mới được xem là cao. Đo huyết áp như thế nào? Bao lâu phải kiểm tra huyết áp một lần?
- Huyết áp thường được kiểm tra bằng cách quấn 1 băng đo huyết áp vòng quanh tay bạn. Mỗi khi bạn đến khám bác sỹ, bạn cần kiểm tra huyết áp. Bạn cũng có thể học cách tự đo huyết áp tại nhà. Cần lưu giữ bản ghi huyết áp cho mỗi lần bạn đến gặp bác sỹ. Bị cao huyết áp nhưng không chắc có bị bệnh thận hay không? Cần phải làm gì? Bất kỳ ai bị cao huyết áp cũng có nguy cơ phát triển bệnh suy thận Bạn cần hỏi ý kiến bác sỹ để xem có phải làm
- thêm các xét nghiệm sau không: Xét nghiệm máu về Creatinine, một loại chất thải - đã được phân huỷ. Nó dùng để tính mức lọc máu cầu thận – GFR. GFR là chỉ số để biết chức năng thận của bạn còn bao nhiêu. Nếu GFR quá thấp, nghĩa là thận của bạn không còn khả năng loại bỏ các chất thải độc hại và nước dư thừa trong máu. Xét nghiệm nước tiểu xem có protein không. Có - protein trong nước tiểu là một dấu hiệu cho thấy thận đã
- bị tổn thương. Lượng protein cao càng làm tăng nguy cơ thận của bạn đang xấu đi và bạn có khả năng bị thêm bệnh tim nữa. Xét nghiệm đếm số lượng hồng cầu và bạch cầu. - Cần phải làm những xét nghiệm gì nếu bạn bị suy thận? Bên cạnh việc kiểm tra GFR và protein nước tiểu, bạn cần phải làm những xét nghiệm sau:
- Chẩn đoạn loại bệnh thận mà bạn bị. Nó có thể bao - gồm siêu âm để xem ảnh rõ ràng về thận của bạn, qua đó có thể kiểm tra xem có vấn đề gì về kích cỡ hay cấu trúc hoặc có tắc nghẽn gì không. Một số xét nghiệm khác để xem bạn có nguy cơ bị - các bệnh về tim mạch hay không, hoặc nếu bạn đã bị bệnh tim mạch thì xem có bị xấu đi không. Những xét nghiệm đó gồm: Điện tâm đồ o
- Kiểm tra lượng đường glucose trong máu o Kiểm tra lượng Lipid trong máu (mỡ trong máu, o cholesterol) Kiểm tra cân nặng và chiểu cao để tính chỉ số BMI o Bác sỹ cũng sẽ nói với bạn về những tác dụng phụ và các biến chứng nếu có của loại thuốc bạn đang dùng; các khó khăn mà bạn sẽ gặp phải khi theo phác đồ điều trị.
- Bao lâu bạn lại phải đến gặp bác sỹ? Một khi bạn đã theo một phương pháp trị liệu ổn định, bạn có thể không cần đi gặp bác sỹ thường xuyên, bạn chỉ phải gặp bác sỹ nhiều hơn nếu: Bạn bắt đầu dùng một loại thuốc mới - Cần phải thay đổi liều dùng của thuốc -
- Bệnh thận của bạn trở nên tệ hơn - Bạn không thể kiểm soát được huyết áp - Khi đến phòng khám, bác sỹ sẽ kiểm tra Huyết áp - Mức lọc máu cầu thận - Mức protein trong nước tiểu -
- Lượng Kali trong máu, vì khi thận bị suy, lượng Kali - có thể tăng cao trong máu; nó sẽ rất nguy hiểm đến tim. Một số loại thuốc chữa huyết áp cao và ngăn chặn những tổn thương thêm cho thận cũng có thể làm tăng lượng Kali. Nếu lượng Kali trong máu bạn tăng cao, bạn cần phải thay đổi thực đơn ăn kiêng. Phác đồ điều trị thế nào nếu bị cả cao huyết áp và suy thận?
- Phác đồ điều trị sẽ phụ thuộc vào bạn bị suy thận ở giai đoạn nào. Trong một số trường hợp, bác sỹ có thể sẽ yêu cầu bạn đi gặp thêm chuyên gia về thận hoặc cao huyết áp để có được một phương pháp chữa trị hiệu quả nhất. Mục tiêu bạn cần đạt được là: Huyết áp thấp hơn 130/80 - Giữ cho thận không bị xấu đi - Giảm nguy cơ bị bệnh tim -
- Để đạt được những mục tiêu này, bạn cần kết hợp ăn kiêng với một lối sống khoẻ mạnh. Thay đổi những gì để ăn kiêng? Tuỳ thuộc vào bạn đang ở giai đoạn nào của suy thận. Nếu ở giai đoạn 1-2, bác sỹ có thể sẽ yêu cầu bạn theo một thực đơn ăn kiêng nhiều hoa quả, rau và thực phẩm bơ sữa như DASH. Bạn có thể hỏi thêm bác sỹ.
- Nếu bạn ở giai đoạn 1-4, bạn cần phải: Giảm lượng muối. Bạn không được dùng quá - 2400miligrams mỗi ngày. Xem thêm bài viết cụ thể để Kiểm soát lượng muối Giảm thực phẩm có hàm lượng chất béo và - cholesterol cao; vì chúng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Kiểm soát lượng Carbohydrate, chỉ được dùng -
- trong khoảng từ 50-60% tổng số lượng Calo mỗi ngày. Vì Carbohydrate trong thực phẩm sẽ biến đổi thành đường trong cơ thể bạn. Nó có trong rất nhiều loại thực phẩm như bánh mỳ, cơm, mỳ, khoai tây, ngô, đậu, hoa quả và nước hoa quả ép, sữa, sữa chua. Nếu ở giai đoạn 3-4, bạn có thể phải có nhiều thay đổi hơn để hạn chế những biến chứng như các bệnh về xương. Bạn cần làm: Kiểm soát lượng Protein. -
- Ăn rất ít thực phẩm chứa hàm lượng phốt-pho cao, - vì nó sẽ làm tăng nguy cơ bị bệnh về xương. Phốt-pho được thấy trong các sản phẩm bơ sữa như sữa, pho-mát, bánh pudding, sữa chua và kem; ở trong một số đồ uống như coca, bia. Giảm lượng Kali trong bữa ăn. Bác sỹ sẽ kiểm tra - hàm lượng Kali trong máu của bạn, hãy hỏi bác sỹ kết qủa test, nếu quá cao, bạn cần loại bỏ những thức ăn có lượng Kali cao.
- Xem thêm bài viết cụ thể về ăn kiêng, click: Chế độ ăn kiêng dành cho bệnh nhân chạy thận nhân tạo Chế độ ăn uống cho bệnh nhân thận Ngoài ra, cần phải thay đổi những gì nữa? Những bước sau có thể giúp bạn đạt được mục tiêu trị liệu dễ dàng hơn:
- Giảm cân nếu bạn quá béo - Tập thể dục nhẹ nhàng 30 phút mỗi ngày. Luôn - luôn kiểm tra với bác sỹ trước khi thực hiện bất kỳ một chương trình thể dục nào. Không uống rươu, không hút thuốc lá. - Các loại thuốc cần dùng?
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
5 Ngộ nhận nguy hiểm về bệnh cao huyết áp
5 p | 252 | 46
-
Người mắc bệnh cao huyết áp cần biết
6 p | 177 | 33
-
Bệnh cao huyết áp part 2
19 p | 130 | 33
-
Chỉ dẫn dành cho người cao huyết áp (Tăng xông)
16 p | 163 | 27
-
Hướng dẫn dành cho người cao huyết áp (Phần 1)
5 p | 177 | 26
-
Cà rốt chữa cao huyết áp
5 p | 114 | 22
-
Bài Thuốc Trị Bệnh Cao Huyết Áp
7 p | 157 | 20
-
Cẩn thận với tăng huyết áp giả tạo
5 p | 159 | 16
-
Quả dứa chữa cao huyết áp, viêm thận
4 p | 96 | 14
-
Đậu giúp chữa bệnh thận
3 p | 120 | 12
-
Bệnh cao huyết áp và cách phòng ngừa
5 p | 135 | 12
-
Cao huyết áp - Căn bệnh thường gặp ở người cao tuổi
8 p | 119 | 11
-
Bài giảng Tăng huyết áp ở bệnh nhân có nguy cơ cao: Bệnh thận mạn (CKD) - PGS.TS. Nguyễn Thị Bạch Yến
36 p | 103 | 10
-
Ebook Bạn là bác sĩ tốt nhất chữa bệnh Cao huyết áp: Phần 1
85 p | 31 | 10
-
Chữa bệnh cao huyết áp và biến chứng
199 p | 44 | 9
-
Người mắc bệnh cao huyết áp cần biết
5 p | 113 | 8
-
Người cao huyết áp đừng ăn thịt rắn
4 p | 81 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn