intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

CÂU, CÁC BỘ PHẬN TRONG CÂU: (CHỦ NGỮ, VỊ NGỮ, TRẠNG NGỮ, ĐỊNH NGỮ, BỔ NGỮ, HÔ NGỮ,)

Chia sẻ: Lotus_3 Lotus_3 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

2.298
lượt xem
84
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

I. MỤC TIÊU: - HS ôn tập các kiến thức cơ bản về câu và các bộ phận trong câu (chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, định ngữ, bổ ngữ, hô ngữ.) II. NỘI DUNG: I. Câu: Câu do từ kết hợp lại diễn đạt được một ý trọn vẹn. Khi đọc ta phải nghỉ hơi ở cuối mỗi câu. Khi viết, chữ cái đầu câu phải viết hoa, cuối câu phải có dấu chấm. Ví dụ: Học sinh lớp 5A học rất giỏi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: CÂU, CÁC BỘ PHẬN TRONG CÂU: (CHỦ NGỮ, VỊ NGỮ, TRẠNG NGỮ, ĐỊNH NGỮ, BỔ NGỮ, HÔ NGỮ,)

  1. CÂU, CÁC BỘ PHẬN TRONG CÂU: (CHỦ NGỮ, VỊ NGỮ, TRẠNG NGỮ, ĐỊNH NGỮ, BỔ NGỮ, HÔ NGỮ,) I. MỤC TIÊU: - HS ôn tập các kiến thức cơ bản về câu và các bộ phận trong câu (chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, định ngữ, bổ ngữ, hô ngữ.) II. NỘI DUNG: I. Câu: Câu do từ kết hợp lại diễn đạt được một ý trọn vẹn. Khi đọc ta phải nghỉ hơi ở cuối mỗi câu. Khi viết, chữ cái đầu câu phải viết hoa, cuối câu phải có dấu chấm. Ví dụ: Học sinh lớp 5A học rất giỏi. 1. Chủ ngữ và vị ngữ là hai bộ phận chính trong câu: a. Chủ ngữ: Nêu người, vật, sự vật được nhận xét hoặc miêu tả trong câu. b. Vị ngữ: Nêu hoạt động, trạng thái hay tính chất của người, vật, sự vật,… được nói đến trong câu. Ví dụ: Cô giáo // giảng bài. CN VN
  2. * Câu đủ hai bộ phận chính được gọi là câu đơn bình thường. 2. Bộ phận chủ ngữ thường đứng trước vị ngữ. * Để tìm bộ phận chủ ngữ ta thường đặt câu hỏi: Ai ? Cái gì ? Việc gì ? * Để tìm bộ phận vị ngữ ta thường đặt câu hỏi: Làm gì ? Thế nào ? Ra sao? Ví dụ: Quyển sách này rất hay (là một câu) - Muốn tìm chủ ngữ ta đặt câu hỏi: + Cái gì rất hay? + Trả lời: Quyển sách này (chủ ngữ) - Muốn tìm vị ngữ ta đặt câu hỏi: + Quyển sách này như thế nào? + Trả lời: Rất hay (vị ngữ) * Chú ý: Trong Tiếng Việt có câu chỉ có 1 chủ ngữ và 1 vị ngữ, cũng có câu có nhiều chủ ngữ và có một hoặc nhiều vị ngữ. Ví dụ: Khẩu hiệu, cổng chào, biểu ngữ // xuất hiện khắp nơi. CN1 CN2 CN3 VN II. Các bộ phận phụ trong câu: 1. Trạng ngữ:
  3. Trạng ngữ là bộ phận phụ của câu, thường đứng đầu câu, ngăn cách chủ ngữ, vị ngữ bằng một dấu phẩy. Trạng ngữ d ùng để bổ sung ý nghĩa về nơi chốn, thời gian, mục đích, nguyên nhân, tình hình, … cho câu. a) Trạng ngữ chỉ nơi chốn: Ví dụ: Trên đường làng, lũ trẻ tung tăng cắp sách đến trường. b) Trạng ngữ chỉ thời gian: Ví dụ: Buổi sáng, bố mẹ đi làm, em đi học. c) Trạng ngữ chỉ mục đích: Ví dụ: Để cha mẹ và thầy cô vui lòng, chúng em quyết tâm học tập tốt. d) Trạng ngữ chỉ nguyên nhân: Ví dụ: Vì trời mưa, buổi cắm trại đành phải hoãn lại. e) Trạng ngữ chỉ tình hình: Ví dụ: Xong việc, em về nhà ngay. 2. Định ngữ: Định ngữ là những từ đứng trước hoặc sau danh từ, có tác dụng làm rõ nghĩa cho danh từ đó. Ví dụ: Tất cả học sinh trường ta // đều chăm học. ĐN DT ĐN
  4. “tất cả” và “trường ta” làm rõ nghĩa cho danh từ “học sinh”, chúng là định ngữ. 3. Bổ ngữ: Là những từ ngữ đứng trước hoặc sau động từ, tính từ để làm rõ nghĩa cho động từ, tính từ đó. Ví dụ: Bạn Thanh // chăm chỉ học suốt ngày BN ĐT BN Đường ta // rộng thênh thang TT BN 4. Hô ngữ: Những từ ngữ bao gồm lời hô, gọi, hỏi, đáp trong khi trò chuyện trực tiếp gọi là hô ngữ. Hô ngữ là bộ phận phụ trong câu. * Hô ngữ thường đứng ở vị trí đầu hoặc cuối câu. Hô ngữ thường kèm các từ: ạ, ơi, hả, … để biểu thị thái độ kính trọng, thân mật. + Bà ơi ! Cháu xin phép bà đi học ạ ! Ví dù: + Cậu giúp mình việc này nhé !
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2