Câu hỏi chính thức dùng thi hết học phần môn luật dân sự 2
lượt xem 133
download
Câu 1: Khái niệm hợp đồng? Phân biệt hợp đồng dân sự và hợp đồng trong kinh doanh, thương mại. Ý nghĩa pháp lý? Câu 2: Các điều kiện có hiệu lực bắt buộc đối với tất cả các hợp đồng?
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Câu hỏi chính thức dùng thi hết học phần môn luật dân sự 2
- CÂU HỎI CHÍNH THỨC DÙNG THI HẾT HỌC PHẦN MÔN LUẬT DÂN SỰ 2 Câu 1: Khái niệm hợp đồng? Phân biệt hợp đồng dân sự và hợp đồng trong kinh doanh, thương mại. Ý nghĩa pháp lý? Câu 2: Các điều kiện có hiệu lực bắt buộc đối với tất cả các hợp đồng? Câu 3: A vay B 2000 USD với lãi xuất 4%, giao bằng ngoại tệ. A đã trả được 4 triệu tiền lãi và không trả được nợ nữa. B kiện đòi 2000 đô la Mỳ và lãi theo thoả thuận. Hợp đồng trên vi phạm điều kiện nào và xử lý như thế nào? (đều là công dân Việt Nam) . Câu 4: A và B có ngôi nhà là tài sản chung hợp nhất. Hai người thoả thuận bán cho K với giá 700 triệu đồng. Vì giấy tờ đứng tên của A nên khi công chứng hợp
- đồng chỉ có A và K đứng tên trong hợp đồng mua bán. Sáu tháng sau chị B yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu. Toà án giải quyết và định giá ngôi nhà là 850 triệu đồng. Hợp đồng trên vi phạm điều kiện nào và cách giải quyết? Câu 5: Phân biệt thế chấp tài sản và cầm cố tài sản. Nhà ở là đối tượng của thế chấp hay cầm cố tài sản? Câu 6: A, B và C được thừa kế 500 m2 quyền sử dụng đất của bố đẻ (ông H, đất có giấy tờ hợp pháp), nhưng chưa làm thủ tục sang tên mà giao cho A quản lý. A đã thoả thuận sang nhựơng cho K lô đất trên với giá 500 triệu đồng và yêu cầu K đặt cọc 50 triệu và cam kết 45 ngày sau sẽ hoàn tất thủ tục bìa đỏ sẽ lập hợp đồng chính thức ra chính quyền. K tin tưởng nên đã đặt cọc và viết giấy tờ. Sau đó A không làm được giấy tờ do hai người em không đồng ý. Vụ án trên giải quyết như thế nào? Câu 7:
- A, B và C được thừa kế 500 m2 quyền sử dụng đất của bố đẻ (ông H, đất có giấy tờ hợp pháp), nhưng chưa làm thủ tục sang tên mà giao cho A quản lý. A đã thoả thuận sang nhựơng cho K lô đất trên với giá 500 triệu đồng và yêu cầu K đặt cọc 50 triệu và cam kết 45 ngày sau sẽ hoàn tất thủ tục bìa đỏ sẽ lập hợp đồng chính thức ra chính quyền. K tin tưởng nên đã viết giấy đặt cọc cho A 2.500 đô la Mỹ. Sau đó A không làm được giấy tờ do hai người em không đồng ý. Vụ án trên giải quyết như thế nào? Câu 8: Điểm mới về bảo lãnh trong BLDS 2005 so với BLDS năm 1995? Cho ví dụ cụ thể về bảo lãnh vay vốn tại ngân hàng. Câu 9: A là chủ thầu xây dựng ký hợp đồng xây dựng nhà ở với B, xây ngôi nhà 3 tầng, thời hạn 6 tháng. Khi thực hiện hợp đồng kéo dài 14 tháng (hoàn toàn do lỗi của bên A). Bên B đã khởi kiện yêu cầu bồi thường số tiền thuê nhà kéo dài 8 tháng (mỗi tháng 5 triệu đồng, tổng cộng 40 triệu). Trường hợp trên vi phạm điều khoản gì và các điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng.
- Câu 10: Các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán nhà ở. Trong hợp đồng này những điều khoản nào là điều khoản căn bản. Vì sao? Câu 11: A vay B 100 triệu đồng, lãi 3% tháng, thời hạn 10 tháng (đến ngày 26/2/2010). Đến hạn trả nợ do chưa trả được nợ gốc và lãi nên B kiện đòi nợ. Toà án thụ lý giải quyết và xét xử vào ngày 26/09/2010. Giải quyết tranh chấp như thế nào? (được biết: Lãi xuất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố là 0,8%/tháng, lãi xuất nợ quá hạn bằng 200% lãi xuất cơ bản). Câu 12: Xác định các trường hợp sau đây thuộc loại trách nhiệm bồi thường cụ thể nào: a, Voi rừng (ở Tánh Linh, Bình Thuận) gây thiệt hại cho người và tài sản của dân ở cạnh rừng.
- b, Dây điện cao thế gây chết 3 con trâu nhà ông A do nhiễm điện vào trời mưa. c, Trâu của nhà ông Lê Văn A xổng chuồng phá hoại một sào lúa của ông Nguyễn Văn B. Câu 13: Những khẳng định sau đây là đúng hay sai, tại sao? 1. Đối tượng của thế chấp tài sản phải là bất động sản. 2. Mọi sự thoả thuận giữa các chủ thể đều là hợp đồng. 3. Mức bồi thường tổn thất về tinh thần khi sức khỏe bị xâm phạm không được vượt quá 60 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định. Câu 14: 1. Hợp đồng cầm cố, thế chấp hoặc đặt cọc có thể thoả thuận dưới hình thức bằng lời nói hoặc bằng văn bản. 2. Nghĩa vụ dân sự chỉ phát sinh theo hợp đồng. 3. Trong mọi trường hợp người gây thiệt hại đồng thời là người phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
- Câu 15: Xác định các trường hợp sau đây thuộc loại trách nhiệm bồi thường cụ thể nào: a, A mượn xe máy của B đi chơi và gây tai nạn cho K thiệt hại 10% sức khoẻ. b, Dây điện cao thế gây chết 3 con trâu nhà ông A do nhiễm điện vào trời mưa. c, Do thù hằn với C, nên A rủ B đi đánh C gây thương tích phải vào điều trị hết 20 triệu đồng. Câu 16: Nguyễn Văn A đang xây nhà nên thiếu tiền. Ngày 14 tháng 6 năm 2007 ông A có mượn của ông Lê Văn B 30 triệu đồng, thời hạn trả nợ hết ngày 14 tháng 2 năm 2008. Đến hạn trả nợ nhưng A không trả, vì vậy B đã kiện đòi nợ số tiền trên (có giấy mượn tiền của A với nội dung: Tôi là Nguyễn văn A có mượn của anh B 30 triệu đồng và thời hạn trả nợ hết ngày 14/02/2008”). Toà án đã áp dụng các quy định của hợp đồng mượn tài sản để giải quyết tranh chấp trên. Căn cứ vào các quy định trong Bộ luật dân sự 2005, hãy xác định:
- - Việc áp dụng pháp luật của Toà án là đúng hay sai, tại sao? - Cách giải quyết tranh chấp trên. Câu 17: Sự khác nhau về căn cứ pháp lý trong trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong quy định nào của Bộ luật dân sự? Câu 18: Xác định căn cứ pháp lý và trách nhiệm bồi thường trong những trường hợp sau đây: 1. A đang lái xe ô tô tham gia giao thông theo đúng quy định của pháp luật, thì bất ngờ có anh H lao vào xe để tự tử và hậu quả là người này bị thương nặng hoặc bị chết. . 2. A là chủ sở hữu xe máy đã giao xe cho chị B mượn tập lái để thi lấy bằng lái xe. Trong quá trình chiếm hữu, sử dụng xe, chị B đã gây thiệt hại cho H về sức khoẻ 20 triệu đồng. Câu 19:
- Các điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường do nguồn nguy hiểm cao đọ gây ra. Lấy một ví dụ thực tế để chứng minh. Câu 20: Xác định căn cứ pháp lý và trách nhiệm bồi thường trong những trường hợp sau đây: 1. A đang lái xe ô tô tham gia giao thông theo đúng quy định của pháp luật, thì có chị B không để ý đi bộ qua đường. Xe của A đã gây thiệt hại cho chị B 10% sức khoẻ, chi phí hết 6 triệu đồng. 2. A là chủ sở hữu xe máy, khi đến cơ quan A quên khoá xe và cắm chìa ở xe. Anh M cùng cơ quan tự ý lấy xe đi của A và gây thiệt hại cho T (chi phí hết 8 triệu đồng), xe của A bị hỏng phải sửa hết 1 triệu đồng.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Câu hỏi ôn tập môn kinh tế quốc tế
4 p | 1020 | 230
-
Câu hỏi ôn tập môn luật ngân hàng
8 p | 1776 | 182
-
Câu hỏi ôn tập Tài chính quốc tế
16 p | 1005 | 176
-
Câu hỏi ôn tập dùng cho hình thức thi vấn đáp học phần luật hiến pháp Việt Nam
6 p | 576 | 93
-
Câu hỏi ôn tập môn luật hành chính 1 - dùng cho hình thức thi vấn đáp
4 p | 551 | 70
-
Câu hỏi và trả lời tài chính công
22 p | 251 | 66
-
Đề thi kết thúc học phần môn Kinh tế vi mô (năm 2014): Đề số 03
7 p | 664 | 46
-
Diễn đàn đối thoại Chính sách pháp luật lần thứ nhất năm 2013: Pháp luật Hình sự trong thời kỳ hội nhập tại Việt Nam - Bộ Tư pháp
77 p | 172 | 35
-
SLIDE - TÓM LƯỢC CHÍNH SÁCH CÔNG
17 p | 126 | 31
-
Câu hỏi ôn tập Luật tố tụng hình sự
15 p | 300 | 30
-
Câu hỏi lý thuyết Tài chính quốc tế
2 p | 263 | 29
-
Câu hỏi bài tập ôn: Kinh tế chính trị
40 p | 222 | 28
-
Bộ câu hỏi thi vấn đáp môn luật tài chính
5 p | 499 | 22
-
Câu hỏi ôn tập hướng dẫn dùng cho hình thức thi vấn đáp học phần Luật hành chính 2
5 p | 196 | 19
-
Đề thi kết thúc học phần Kinh tế quốc tế (năm 2014): Đề số 01
7 p | 148 | 14
-
Đề thi kết thúc học phần môn Kinh tế lượng (Hệ ĐHCQ): Trường ĐH kinh tế TP. HCM (Đề số 3 - K39)
2 p | 115 | 9
-
Bài giảng Kinh tế quốc tế: Chương 5 - ThS. Nguyễn Thị Vũ Hà
52 p | 50 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn