intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Câu Hỏi luật dân sự

Chia sẻ: Nguyễn Ngọc Phước Anh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

485
lượt xem
135
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

1. chỉ những quan hệ tài sản phát sinh theo sự thỏa thuận mới là đối tượng điều chỉnh của luật dân sự. 2. mọi quan hệ tài sản do luật dân sự điều chỉnh đều phát sinh theo ý chí của các chủ thể trong quan hệ. 3. quan hệ bồi thường thiệt hại do xâm phạm danh dự nhân phẩm là quan hệ nhân thân do luật dân sự điều chỉnh. 4. năng lực pháp luật và năng lực hành vi của chủ thể quan hệ dân sự không xuất hiện đồng thời và mất đi đồng thời...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Câu Hỏi luật dân sự

  1. Hỏi: 1. chỉ những quan hệ tài sản phát sinh theo sự thỏa thuận mới là đối tượng điều chỉnh của luật dân sự. 2. mọi quan hệ tài sản do luật dân sự điều chỉnh đều phát sinh theo ý chí của các chủ thể trong quan hệ. 3. quan hệ bồi thường thiệt hại do xâm phạm danh dự nhân phẩm là quan hệ nhân thân do luật dân sự  điều chỉnh. 4. năng lực pháp luật và năng lực hành vi của chủ thể quan hệ dân sự không xuất hiện đồng thời và mất  đi đồng thời. 5. khi 1 cá nhân bị tuyên bố mất tích mà sau 3 năm kể từ ngày tuyên bố có hiệu lực mà vẫn không có tin  tức gì thì cá nhân đó sẽ bị tuyên bố là chết. 6. mọi tổ chức đều có thể là pháp nhân. 7. hoạt động của hộ gia đình chỉ có thể thông qua hoạt động của chủ hộ. 8. các thành viên của tổ hợp tác không thể có quan hệ huyết thống hoặc nuôi dưỡng với nhau. 9. cha mẹ không bao giờ là người giám hộ của con mà chỉ có thể là người đại diện theo pháp luật của  con. 10. người đủ 18 tuổi trở lên khi tham gia GDDS thì không buộc phải có người đại diện. 11. GDDS được xác lập mà một bên bị lừa dối là GDDS vô hiệu. 12. người chưa thành niên không được xác lập GDDS khi không có sự đồng ý của người đại diện. 13. tất cả người chưa thành niên đều phải có người giám hộ nếu cha mẹ đều đã chết. 14. người đại diện có quyền yêu cầu xác lập và thực hiện mọi giao dịch vì lợi ích của người đại diện. 15. bất kỳ chủ thể nào cũng có quyền yêu cầu tòa án tuyên bố GDDS do người dưới 6 tuổi xác lập là  GDDS vô hiệu. 16. người đại diện không được xác lập GD có liên quan đến tài sản của người được đại diện. 17. người đại diện theo pháp luật chỉ có thể là cá nhân. 18. khi hết thời hiệu khởi kiện chủ thể có thể yêu cầu tòa án ra hạn thời hiệu khởi kiện nếu người đó không  thể khởi kiện được vì những lý do khách quan. 19. chỉ có chủ sở hữu tài sản gốc mới có quyền xác lập quyền sở hữu với hoa lợi lợi tức. 20. 1 tài sản gốc chỉ có thể sinh ra hoa lợi hoặc lợi tức. 21. chiếm hữu ngay tình là chiếm hữu công khai không giấu giếm. 22. tài sản được hình thành từ sáp nhập là tài sản thuộc hình thức sở hữu chung. 23. khi 1 người phát hiện ra tài sản 1 người đánh rơi, bỏ quên thì sẽ được xác lập quyền sở hữu với toàn  bộ tài sản đó khi đã hết thời hạn chiếm hữu quản lí theo quy định. 24. khi 1 trong các đồng chủ sở hữu chung chết thì tài sản của họ trong khối tài sản chung được mang ra  chia thừa kế. 25. khi quyền sở hữu của chủ thể này chấm dứt sẽ làm phát sinh quyền sở hữu của chủ thể khác. 26. khi tài sản bị xâm phạm quyền sở hữu thì chủ sở hữu chỉ có thể áp dụng 1 trong 3 phương thức kiện  dân sự để bảo vệ. 27. khi 1 bất động sản của chủ sở hữu bị vây bọc thì chủ sở hữu có quyền mở lối đi qua bất kỳ 1 bất động  sản liền kề nào. 28. di sản chia thừa kế là tất cả tài sản mà cá nhân người chết để lại. 29. người nào được nhận di sản của người chết cũng đều phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để  lại. 30. nếu người thừa kế còn nợ người khác mà chưa trả thì chỉ có quyền từ chối nhận di sản nếu thời hạn  trả nợ chưa đến. 31. nếu người chết còn nghĩa vụ tài sản thì sẽ không còn dành 1 phần di sản để thờ cúng, di tặng. 32. người lập di chúc không có quyền truất quyền thừa kế của con bị mất khả năng lao động. 33. khi 1 người chưa thành niên bị người lập di chúc truất quyền thừa kế thì người đó được hưởng theo Đ.  669. Nếu không thuộc Đ.642 và khoản 1 Điều 643. 34. trong trường hợp bố mẹ chết trước ông bà thì con sẽ được hưởng thừa kế thế vị nếu bố mẹ là người có 
  2. quyền hưởng di sản của ông bà. 35. trong trường hợp di chúc bị thất lạc di sản sẽ được chia theo pháp luật. 36. vợ của người để lại di sản mà bị truất quyền thừa kế thì sẽ được hưởng 2/3 một suất thừa kế theo luật. 37. người lập di chúc không được truất quyền thừa kế của người bị tàn tật. 38. trong trường hợp người bị truất quyền thừa kế là người chưa thành niên mà không thuộc khoản 1  Đ.643 và Đ.642 thì sẽ được hưởng 2/3 một suất thừa kế theo pháp luật. 39. nếu người chết mà còn nghĩa vụ tài sản chưa thanh toán thì không được dùng di sản vào việc thờ  cúng di tặng. 40. di chúc hợp pháp là di chúc có hiệu lực pháp luật khi người lập di chúc chết. 41. 1 người để lại di chúc hợp pháp thì khi chết di sản được chia theo di chúc hợp pháp. 42. chia thừa kế theo pháp luật là chia thừa kế theo hàng. 43. khi chia thừa kế theo hàng mà bố mẹ chết trước ông bà thì con sẽ được thừa kế thế vị. 44. nếu bố mẹ chết cùng ông bà thì con chỉ được hưởng thừa kế thế vị nếu còn sống vào thời điểm phân  chia di sản. Đáp án: 1. SAI vì: quan hệ thừa kế không phát sinh theo sự thỏa thuận vẫn là qaun đối tượng điều chỉnh của luật  dân sự. 2. SAI vì: quan hệ tài sản do luật dân sự điều chỉnh thể hiện ý chí của các chủ thể tham gia thì y chí đó  còn phải phù hợp với ý chí của nhà nước. 3. SAI vì: quan hệ bồi thường thiệt hại là biện pháp bảo vệ quyền sở hữu tài sản chứ không phải là quan  hệ nhân thân do luật dân sự điều chỉnh. 4. SAI vì: chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự có thể là cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác và  nhà nước. 5. SAI vì: về nguyên tắc cũng như trình tự của luật tố tụng dân sự ngoài thỏa mãn những điều kiện về thời  gian, không gian….mà không có yêu cầu của người có quyền và lợi ích liên quan đến tòa án thì người đó  sẽ không thỏa mãn bị tuyên bố là đã chết hay mất tích. 6. ĐÚNG vì: “có thể” chứ không phải là chắc chắn. thêm vào nữa nếu thoản mãn những điều kiện được  quy định tại Điều 84 BLDS 2005 thì 1 tổ chức bất kỳ hoàn toàn có thể được coi là 1 pháp nhân. 7. SAI vì: hoạt động của hộ gia đình còn có thể thông qua hoạt động của các thành viên trong hộ gia đình  nếu được chủ hộ ủy quyền cho tham gia. 8. SAI vì: pháp luật không cấm những người trong tổ hợp tác không thể có quan hệ huyết thống hoặc nuôi  dưỡng với nhau. 9. SAI vì: the khoản 3 Điều 63 BLDS 2005 trong trường hợp người thành niên người mất năng lực hành vi  dân sự chưa có vợ, chồng, con hoặc có mà vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ  thì cha mẹ là người giám hộ của con. 10. SAI vì: nếu người từ đủ 18 tuổi trở lên mà bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì vẫn cần người đại  diện để tham gia các giao dịch dân sự. 11. SAI vì: điều kiện để 1 giao dịch dân sự vô hiệu do 1 bên bị lừa dối là phải có yêu cầu đến tòa án thì  giao dịch dân sự đó mới được coi là vô hiệu. vì vậy nếu không có yêu cầu của bên bị lừa dối thì giao dịch  dân sự đó không được coi là vô hiệu. 12. SAI vì: người từ đủ 15 đên 18 tuổi có năng lực hành vi dân sự 1 phần mặc dù chưa đầy đủ nhưng có  thể tham gia 1 số giao dịch dân sự nếu pháp luật không có yêu cầu khác về độ tuổi. 13. SAI vì: người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bắt buộc phải có người giám hộ nếu họ phát  triển bình thường về mặt thể chất. 14. SAI vì: chỉ có người có quyền và nghĩa vụ liên quan mới có quyền yêu cầu tòa án án tuyên bố một  GDDS do người dưới 6 tuổi xác lập là vô hiệu.
  3. 15. SAI vì theo khoản 3 Điều 144. 16. SAI vì theo Điều 144 và Điều 69 BLDS ta thấy người giám hộ được thực hiện các giao dịch liên quan  đến tài sản của người được giám hộ vì lợi ích của người được giám hộ. 17. SAI vì: Theo khoản 1 Điều 141 người đại diện theo pháp luật có thể là tổ chức cơ quan nếu được pháp  luật quy định. 18. ĐÚNG vì: theo điều 161 nếu người đó có lý do gặp phải những trở ngại khách quan không thể khởi  kiện thì hết thời hạn trên người đó có thể yêu cầu tòa án ra hạn thời hiệu khởi kiện. (câu này không chắc  chắn vì thầy chưa chữa). 19. SAI vì theo Điều 235 thì chủ sở hữu, người sử dụng tài sản có quyền sở hữu với hoa lợi lợi tức theo  thỏa thuận, hoặc quy định của pháp luât kể từ thời điểm thu được hoa lợi, lợi tức thì hoàn toàn có thể xác  lập quyền sở hữu đối với hoa lợi lợi tức từ tài sản gốc. 20. SAI vì: tài sản gốc có thể vừa sinh ra hoa lợi lại vừa có thể sinh ra lợi tức. ví dụ: con trâu đẻ ra con  nghé thì con nghé là hoa lợi, nhưng nếu cùng là con trâu là tài sản gốc ban đầu có thể được cho người  khác thuê đi cày sẽ sinh ra lợi tức. 21. SAI vì: Theo Điều 189 người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình là người chiếm  hữu không biết hoặc không thể biết việc chiếm hữu đó là không có căn cứ pháp luật. 22. SAI vì:….. 23. SAI vì: theo điều 241 thì tùy từng trường hợp người phát hiện ra vất đánh rơi bỏ quên là tài sản gì:  động sản hay bất động sản cũng như giá trị của tài sản đó thì việc xác lập quyền sở hữu đối với tài sản đó  có thể được thực hiện hay không. 24. SAI vì: tài sản chung bao gồm tài sản chung theo phần và tài sản chung hợp nhất mà hai loại này lại  có những hậu quả pháp lý khác nhau nếu 1 trong các đồng chủ sở hữu chết. vì vậy nếu trong hình thức  sở hữu chung hợp nhất nếu 1 trong các đồng chủ sở hữu chết thì di sản thừa kế của người chết là phần tài  sản thuộc sở hữu đó đã đóng góp trong khối tài sản chung. Nếu không có người thừa kế thì tài sản đó  thuộc về nhà nước. còn nếu trong trường hợp sở hữu chung hợp nhất nếu một trong các đồng chủ sở hữu  chết thì ½ khối tài sản chung của người đó được mang ra chia cho những người thừa kế. 25. SAI vì theo khoản 3 Điều 173 quy định rõ việc chủ sở hữu chuyển quyền sở hữu tài sản cho người  khác không phải là căn cứ để chấm dứt các quyền sở hữu không phải là chủ sở hữu đối với tài sản đó  được quy định tài khoản 2 Điều 173 như quyền sử dụng đất, quyền sử dụng hạn chế BĐS liền kề. 26. SAI vì: theo khoản 2 Điều 169 BLDS 2005 thì 3 biện pháp bảo vệ là khác nhau và khi bị xâm phạm  quyền sở hữu thì người đó tùy vào những điều kiện cụ thể có thể áp dụng 3 phương thức kiện dân sự để  bảo vệ quyền sở hữu cho phù hợp. 27. SAI vì: theo Điều 275 quy định chủ sở hữu BĐS bị vây bọc bởi BĐS của những chủ sở hữu khác mà  không có lối đi ra có quyền yêu cầu 1 trong các chủ sở hữu của BĐS liền kề dành cho mình 1 lối đi ra  ngoài đường công cộng…… 28. SAI vì theo Điều 634 di sản bao gồm tài sản riêng của người chết và phần tài sản của người chết  trong tài sản chung với người khác. 29. SAI vì theo khoản 1 Điều 637 thì người nào nhận được di sản của người chết cũng phải thực hiện  nghĩa vụ tài sản do người chết để lại trong phạm vi tài sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa  thuận khác. 30. ko hiểu lắm…thầy chưa cho đáp án. 31. SAI vì theo Điều 670 và 671 thì trong trường hợp toàn bộ tài sản của người chết không đủ để thanh  toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành 1 phần di sản dung vào việc thờ cúng, di tặng. 32. SAI vì: theo khoản 1 Điều 648 và nguyên tắc chung trong thừa kế đó là sự bảo hộ của pháp luật tôn  trọng ý chí của người để lại di sản. theo đó người lập di chúc có quyền chỉ định người thừa kế, truất quyền  hưởng di sản của những người thừa kế. 33. SAI vì: nếu người chưa thành niên khoog phải là con mà là cháu thì người đó sẽ không được hưởng  theo Điều 669. 34. SAI vì theo Điều 677 Thừa kế thế vị thì trường hợp nếu bố mẹ chết trước ông bà thì con sẽ được 
  4. hưởng phần di sản mà bố mẹ cháu đáng nhẽ được hưởng nếu còn sống và nếu cháu cũng chết trước với  người để lại di sản thì chắt sẽ được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn  sống. 35. SAI. 36. SAI vì: nếu thuộc trường hợp khoản 1 Điều 642 và Điều 643 thì người vợ sẽ thuộc trường hợp bị tước  quyền thừa kế và vì vậy không được hưởng theo điều 669. 37. SAI vì giải thích giống câu 32. 38. SAI vì giải thích giống câu 33. 39. SAI vì giải thích giống câu 31. 40. SAI vì: nếu di chúc hợp pháp nhưng người thừa kế trong di chúc đều đã chết hết thì di chúc được  mang ra chia theo pháp luật. 41. SAI vì có thể sẽ rơi vào Điều 675 hoặc 677. 42. SAI vì có thể rơi vào trường hợp theo điều 677 hoặc 669. 43. SAI vì theo Điều 677 còn “chắt”. 44. SAI vì chỉ cần còn sống vào thời điểm mở thừa kế chứ không cầm phải còn sống vào thời điểm phân  chia di sản bởi thực tế nhiều trường hợp thời điểm mở thừa kế và thời điểm phân chia di sản cách khá xa  nhau.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2