Câu hỏi ôn tập học phần Dân sự 1
lượt xem 44
download
Để củng cố thêm thông tin và kiến thức trong môn Luật dân sự mời các bạn cùng tìm hiểu và tham khảo "Câu hỏi ôn tập học phần Dân sự 1". Tài liệu gồm có 37 câu hỏi có kèm đáp án và lời giải chi tiết về Dân sự. Cùng tìm hiểu để nắm bắt nội dung thông tin tài liệu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Câu hỏi ôn tập học phần Dân sự 1
- CÂU HỎI ÔN TẬP HỌC PHẦN DÂN SỰ 1 1. Lấy ví dụ minh họa để làm rõquy định của pháp luật về đối tượng điều chỉnh của Luật Dân sự? Đối tượng điều chỉnh của Luật Dân sự bao gồm quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân phát sinh trong đời sống xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tiêu dùng. Ví dụ: Quan hệ tài sản: là quan hệ giữa người với người thông qua một tài sản dưới dạng tư liệu sản xuất hoặc tư liệu tiêu dùng hoặc dịch vụ chuyển, sửa chữa tài sản đó trong quá trình phân phối, sản xuất, tiêu dùng. Điều 168. Thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với tài sản Việc chuyển quyền sở hữu đối với bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký quyền sở hữu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Việc chuyển quyền sở hữu đối với động sản có hiệu lực kể từ thời điểm động sản được chuyển giao, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Điều 234 (BLDS 2005) về xác lập quyền sở hữu theo thoả thuận Người được giao tài sản thông qua hợp đồng mua bán, tặng cho, trao đổi, cho vay có quyền sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm chuyển giao tài sản, nếu các bên không có thoả thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác. ( mua bán điện thoại dđ, mua hàng, sửa chữa đồ điện tử, …) Quan hệ nhân thân: là những quan hệ giữa người với người về những lợi ích phi vật chất , không có giá trị kinh tế, không tính ra được thành tiền và không thể chuyển giao và nó gắn liền với cá nhân tổ chức nhất định. + Quan hệ nhân thân liên quan đến tài sản: là các quan hệ nhân thân làm tiền đề phát sinh quan hệ tài sản nó chỉ phát sinh khi xác định được các quan hệ nhân thân Điều 738 (BLDS 2005) Nội dung quyền tác giả 1. Quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản đối với tác phẩm. 2. Quyền nhân thân thuộc quyền tác giả bao gồm: a) Đặt tên cho tác phẩm; b) Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; 1
- c) Công bố hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm; d) Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén, xuyên tạc tác phẩm. 3. Quyền tài sản thuộc quyền tác giả bao gồm: a) Sao chép tác phẩm; b) Cho phép tạo tác phẩm phái sinh; c) Phân phối, nhập khẩu bản gốc và bản sao tác phẩm; d) Truyền đạt tác phẩm đến công chúng; đ) Cho thuê bản gốc hoặc bản sao chương trình máy tính. ( ví dụ…) + Quan hệ nhân thân không liên quan đến tài sản: là những quan hệ giữa người với người về những lợi ích tinh thần tồn tại một cách độc lập không lien quan gì đến tài sản. Điều 26 (BLDS 2005) Quyền đối với họ, tên 1. Cá nhân có quyền có họ, tên. Họ, tên của một người được xác định theo họ, tên khai sinh của người đó. 2. Cá nhân xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự theo họ, tên của mình đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận. 3. Việc sử dụng bí danh, bút danh không được gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. ( ví dụ: sử dụng tên họ của mình để mua điện thoại, mua bảo hiểm khám chữa bệnh) 2. Lấy ví dụ và cho biết quy định của pháp luật về thời hiệu y êu cầu giải quyết việc Dân sự. Khoản 4 Điều (154 BLDS 2005) Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là thời hạn mà chủ thể được quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền yêu cầu. Cũng giống như thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự không có nghĩa là thời gian cho phép nộp đơn yêu cầu tại TA. TA thụ lý đơn yêu cầu để giải quyết, thời hiệu chỉ có nghĩa khi TA xem xét, giải quyết yêu cầu. Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự bắt đầu từ ngày phát sinh quyền yêu cầu, trừ trường hợp pl có quy định khác. Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là 1 năm, kể từ ngày phát sinh quyền yêu cầu. Ví dụ: yêu cầu tuyên bố một ng mất năng lực hành vi dân sự, tuyên bố mất tích, tuyên bố đã chết.
- 3. Năng lực pháp luật của cá nhân là gì? Anh (chị) hay trinh bay đ ̃ ̀ ̀ ặc điểm cuả năng lực pháp luật? Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân được hưởng các quyền và gánh vác các nghĩa vụ dân sự. Năng lực pháp luật dân sự là khả năng, là tiền đề và là điều kiện cần thiết để tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự. Khả năng này được pl ghi nhận cho tất cả các cá nhân từ lúc sinh ra và chấm dứt khi người đó chết or bị tuyên bố đã chết. Năng lực pháp luật là một mặt của năng lực chủ thể của cá nhân. Đặc điểm: Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân không phải do tạo hóa sinh ra mà do mỗi Nhà nước nhất định ghi nhận, quy định cho cá nhân; ở những hình thái kt xh khác nhau thì năng lực pháp luật dân sự đc quy định khác nhau. Trong cùng một hình thái kt xh song những quốc gia khác nhau thì năng lực pháp luật dân sự của cá nhân khác nhau. Trong cùng một quốc gia, cùng một hình thái kt xh nhưng vào những thời điểm lịch sử nhất định nang lực pháp luật dân sự của cá nhân cũng được quy định khác nhau. Mọi cá nhân đều bình đẳng về năng lực pháp luật dân sự. Khoản 2 Điều 14 BLDS 2005 quy định: “Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau.” Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là một thuộc tính nhân thân không thể chuyển dịch. Năng lực plds do pl quy định, Nhà nước không cho phép cá nhân tự hạn chế năng lực plds của mình hay hạn chế năng lực plds của người khác. Tính bảo đảm của năng lực pháp luật dân sự . Nhà nước luôn tạo điều kiện để cho “khả năng” trở thảnh quyền và nghĩa vụ dân sự cụ thể thông qua các quy định của pl. 4. A và B kết hôn hợp pháp năm 1999 trong thời kỳ chung sông hai ́ người có 2 người con C sinh năm 2001, D sinh năm 2005, hai người tạo lập được tài sản chung là ngôi nhà trên diện tích đất 100m2. Tháng 1 năm 2008 anh A bỏ nhà đi từ đó đến tháng 10 năm 2011 không có tin tức A còn sống hay đã chết. Vì vậy B nộp đơn lên Tòa án yêu cầu tuyên bố anh A mất tích. Áp dụng quy định pháp luật, hãy cho biết hậu quả pháp lý trong trường hợp trên? 3
- Áp dụng Điều 78 BLDS 2005, vì anh A bỏ nhà đi biệt tích 3 năm 9 tháng ( từ tháng 1/2008 đến tháng 10/2011) không có tin tức A còn sống hay đã chết nên khi chị B nộp đơn lên TA yêu cầu tòa án tuyên bố anh A mất tích thì theo khoản 1 Điều 78 BLDS 2005 TA tuyên bố anh A mất tích. Và vì anh A bị TA tuyên bố mất tích nên trong trường hợp này nếu chị B gửi đơn xin ly hôn thì TA sẽ giải quyết ly hôn theo yêu cầu của chị B ( khoản 2, Điều 78 BLDS 2005) Áp dụng Điều 79 BLDS 2005 thì tài sản của anh A sẽ được chị B tức là vợ anh A quản lý, trừ những tài sản được anh A ủy quyền cho người khác quản lý thì những tài sản đó vẫn thuộc quyền quản lý của người được ủy quyền. Trường hợp chị B yêu cầu ly hôn và được TA giải quyết ly hôn, vì hai đứa con của anh A là C và D đều chưa thành niên nên tài sản của anh A sau khi ly hôn sẽ được TA giao cho cha, mẹ của anh A quản lý; nếu cha, mẹ không còn thì giao cho người thân thích của anh A quản lý; nếu không có ng thân thích thì TA sẽ chỉ định ng khác quản lý tài sản. Tư cách chủ thể: tạm thời chấm dứt Điều 76. Nghĩa vụ của người quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú Người quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú có các nghĩa vụ sau đây: 1. Giữ gìn, bảo quản tài sản của người vắng mặt như tài sản của chính mình; 2. Bán ngay tài sản là hoa màu, sản phẩm khác có nguy cơ bị hư hỏng; 3. Thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, thanh toán nợ đến hạn của người vắng mặt bằng tài sản của người đó theo quyết định của Toà án; 4. Giao lại tài sản cho người vắng mặt khi người này trở về và phải thông báo cho Toà án biết; nếu có lỗi trong việc quản lý tài sản mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. Điều 77. Quyền của người quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú Người quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú có các quyền sau đây: 1. Quản lý tài sản của người vắng mặt; 2. Trích một phần tài sản của người vắng mặt để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, nghĩa vụ thanh toán nợ đến hạn của người vắng mặt; 3. Được thanh toán các chi phí cần thiết trong việc quản lý tài sản. Điều 78. Tuyên bố một người mất tích 1. Khi một người biệt tích hai năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án có thể tuyên bố người đó mất tích. Thời hạn hai năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó; nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng.
- 2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Toà án giải quyết cho ly hôn. Điều 79. Quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tích Người đang quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú quy định tại khoản 1 Điều 75 của Bộ luật này tiếp tục quản lý tài sản của người đó khi người đó bị Toà án tuyên bố mất tích và có các quyền, nghĩa vụ quy định tại Điều 76 và Điều 77 của Bộ luật này. Trong trường hợp Toà án giải quyết cho vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích ly hôn thì tài sản của người mất tích được giao cho con đã thành niên hoặc cha, mẹ của người mất tích quản lý; nếu không có những người này thì giao cho người thân thích của người mất tích quản lý; nếu không có người thân thích thì Toà án chỉ định người khác quản lý tài sản. 5. Anh(chị ) hãy cho biết cơ sở pháp lý, hậu quả pháp lý của việc tuyên bố một người là đã chết. Cơ sở pháp lý: Sau ba năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Toà án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống Biệt tích trong chiến tranh sau năm năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống. Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau một năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm hoạ, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Biệt tích năm năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống; thời hạn này được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 78 của Bộ luật này Hậu quả pháp lý: Về tư cách chủ thể: chấm dứt hoàn toàn Quan hệ nhân thân: giải quyết như một ng đã chết Tài sản: được giải quyết theo pl thừa kế. 6. A và B kết hôn hợp pháp năm 1992 trong thời kỳ chung sông hai ́ người có 2 người con là C sinh năm 1993 và D sinh năm 1996, hai người tạo lập được tài sản chung là ngôi nhà trên diện tích đất 100m2. Tháng 1năm 2002 anh A bỏ nhà đi từ đó đến tháng 10 năm 2008 không có tin tức A còn sống hay đã chết. Vì vậy B nộp đơn lên Tòa án yêu cầu tuyên bố anh A là đã chết. Áp dụng quy định pháp luật hãy cho biết hậu quả pháp lý trong trường hợp trên ? 5
- Áp dụng Điều 81 BLDS 2005, vì anh A đã biệt tích 6 năm 9 tháng (từ 1/2002 đến 10/2008) cho nên khi chị B nộp đơn lên TA yêu cầu tuyên bố anh A là đã chết thì theo điểm a khoản 1 Điều 81 BLDS 2005 TA sẽ tuyên bố anh A là đã chết. Áp dụng Điều 82 BLDS 2005, sau khi TA tuyên bố anh A đã chết thì tư cách chủ thể của anh A sẽ chấm dứt hoàn toàn tại thời điểm có tuyên bố của TA, và theo đó thì chị B sẽ có quyền kết hôn với ng khác (khoản 1 Điều 82). Tài sản chung của vợ chồng là ngôi nhà trên diện tích đất 100m vuông sẽ được chia đôi, và một nữa giá trị của ngôi nhà trên diện tích đất 100m vuông đó được coi sẽ là di sản do ông A để lại và sẽ được chia theo pháp luật thừa kế cho bà B là vợ hợp pháp cùng với hai người con là C và D (khoản 2 Điều 82). 7. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là gì? Căn cứ để BLDS 2005 quy định mức độ năng lực hành vi dân sự? Điều 14 BLDS 2005 quy định: Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là nhứng khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự Năng lực hành vi dân sự của cá nhân không chỉ bao gồm khả năng tạo ra các quyền và gánh vác nghĩa vụ dân sự bằng chính hành vi của mình mà còn phải tự chịu trách nhiệm về những hậu quả pháp lý do chính hành vi of họ mang lại. BLDS 2005 xác định mức độ năng lực hành vi dân sự dựa vào độ tuổi và khả năng nhận thức (hiểu đc hành vi và hậu quả of hành vi) để phân biệt thành các mức độ khác nhau. 8. Mức độ năng lực hành vi dân sự của cá nhân? Ý nghĩa của việc xác định mức độ năng lực hành vi dân sự của cá nhân? Năng lực hành vi dân sự của cá nhân được chia làm 5 mức độ: Năng lực hành vi dân sự đầy đủ: Ng từ đủ 18t trở lên có khả năng nhận thức và làm chủ đc hành vi của mình có quyền tự tham gia vào các quan hệ plds một cách độc lập và tự chịu trách nhiệm về những hành vi do họ thực hiện. Mất năng lực hành vi dân sự: khi một ng bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ hành đc hành vi của mình, thì theo yêu cầu của ng có quyền, lợi ích có liên quan TA ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định
- có thẩm quyền. trường hợp cá nhân bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự thì mọi giao dịch dân sự đều có ng đại diện theo pl xác lập, thực hiện. Không có năng lực hành vi dân sự: ng chưa đủ 6 tuổi thì k có năng lực hành vi dân sự, mọi giao dịch dân sự của ng chưa đủ 6t đều do ng đại diện theo pl xác lập,thực hiện. Hạn chế năng lực hành vi dân sự: Điều 23 BLDS 2005 quy định: “Người nghiện ma tuý, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan, tổ chức hữu quan, Toà án có thể ra quyết định tuyên bố là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự”. Năng lực hành vi dân sự một phần: ng có năng lực hành vi dân sự một phần là những ng chỉ có thể xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trong một giới hạn nhất định, ngoài ra các quan hệ dân sự khác phải có sự đồng ý của ng đại diện mới có giá trị pháp lý. Điều 20 BLDS quy định ng từ đủ 6t đến chưa đủ 18t khi xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự thì phải đc ng đại diện theo pl đồng ý, trừ giao dịch phục vụ nhu cầu hàng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc pl có quy định khác. Những ng từ đủ 15t đến chưa đủ 18t có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi tài sản riêng mà không cần ng đại diện theo pl, trừ trường hợp pl có quy định khác. Ý nghĩa của việc xác định mức độ năng lực hành vi dân sự cá nhân: vì tùy theo độ tuổi, khả năng nhận thức của mỗi ng thì sẽ có sự nhận thức và điểu khiển hành vi dân sự là k giống nhau. Vậy nên việc chia mức độ này để hướng tới từng đối tượng khác nhau từ đó định hướng giải quyết và điều chỉnh hành vi cho từng đối tượng. Xác định quyền và nghĩa vụ của mỗi cá nhân trong việc tham gia giao dịch dân sự, bảo vệ lợi ích các cá nhân tham gia giao dịch dân sự 9. Mất năng lực hành vi dân sự của cá nhân? (Điều kiện, nguyên nhân, hậu quả pháp lý) Áp dụng Điều 22 BLDS 2005 7
- Điều kiện: bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình. Nguyên nhân: do bẩm sinh hoặc lúc đầu có năng lực hành vi dân sự nhưng vì một lý do gì đó nên mất. Hậu quả pháp lý: ng bị TA tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự thì cần có ng đại diện theo pl. các giao dịch dân sự của ng mất năng lự hành vi dân sự phải do ng đại diện theo pl xác lập, thực hiện. 10. Hạn chế năng lực hành vi dân sự của cá nhân? (Điều kiện, nguyên nhân, hậu quả pháp lý) Áp dụng Điều 23 BLDS 2005 Điều kiện: Bị nghiện ma túy hoặc các chất kích thích khác Phá tán tài sản gia đình nghĩa là làm cho tài sản bị thiệt hại, mất mát, hao hụt mà k mang lại lợi ích gì, thường những trường hợp nghiện ma túy, cờ bạc, rượu chè và sống vô trách nhiệm với gia đình, xã hội thì có hành vi phá tán tài sản Nguyên nhân: nghiện ma túy hoặc các chất kích thích khác gây phá tán tài sả n Hậu quả pháp lý: ng bị TA tuyên bố là ng bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì cần có ng đại diện theo pl, ng đại diện và phạm vi đại diện sẽ do TA quyết định. Giao dịch dân sự có lien quan đến tài sản của ng bị hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của ng đại diện theo pl, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu hằng ngày. 11. Khái niệm giám hộ? Các loại giám hộ? Địa vị pháp lý của người giám hộ Theo Điều 58 BLDS 2005: Giám hộ là việc cá nhân, tổ chức (sau đây gọi chung là người giám hộ) được pháp luật quy định hoặc được cử để thực hiện việc chăm sóc và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự (sau đây gọi chung là người được giám hộ). Các loại giám hộ: Giám hộ đương nhiên
- + Giám hộ đương nhiên là hình hức giám hộ do pl quy định. Quan hệ giám hộ này được xác định bằng quy định về ng giám hộ, ng đc giám hộ, quyền và nghĩa vụ của họ. + Giám hộ đương nhiên of ng chưa thành niên. Trong trường hợp anh, chị, em k có thỏa thuận gì khác thì anh cả, chị cả đã thành niên đương nhiên phải là ng giám hộ của em chưa thành niên; nếu anh, chị cả k đủ điều kiện thì những anh chị tiếp theo đủ điều kiện làm ng giám hộ. + Trường hợp k có anh chị em ruột hoặc có nhưng đều k đủ điều kiện thì ông bà nội ngoại đủ điều kiện phải là ng giám hộ. trường hợp này ông bà nội ngoại cử một bên làm ng giám hộ + Giám hộ đương nhiên của những ng mắc bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà k có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình. + Đối với vk ck, ck đủ đkiện phải là ng giám hộ cho vk, ngược lại vk đủ đkiện phải là ng giám hộ cho ck. + Đối với cha mẹ và con,nếu cha mẹ đều mất năng lực hành vi đân sự thì con cả đã thành niên có đủ đkiện phải là ng giám hộ, nếu ng con cả k đủ điều kiện thì những ng con kế tiếp đủ đkiện làm ng giám hộ. đối với con đã thành niên mà k có khả năng nhận thức và làm chủ được hành vi của chình mình mà chưa có vk, ck hoặc đã có nhưng k đủ đkiện làm ng giám hộ thì cha mẹ đủ đkiện phải là ng giám hộ. + Trong trường hợp này cha mẹ thỏa thuận với nhau về việc đại diện theo pl cho con trong các giao dịch dân sự và lợi ích của con. Giám hộ cử + Trường hợp k có giám hộ đương nhiên thì những ng thân thích của ng được giám hộ cử một ng đủ đkiện để giám hộ; nếu k cử đc thì UBND xã phường, thị trấn có trách nhiệm cử ng giám hộ hoặc đề nghị với tổ chức từ thiện đảm nhận việc giám hộ. + Ngoài quy định trên, luật HN và GĐ còn quy định việc cha mẹ cử giám hộ cho con trong trường hợp k có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục. cha mẹ và ng giám hộ thỏa thuận về việc ng giám hộ thực hiện một phần hay toàn bộ việc giám hộ. Địa vị pháp lý của ng giám hộ Áp dụng Điều 65 BLDS 2005, nghĩa vụ của ng giám hộ đối với ng được giám hộ chưa đủ 15t: + Chăm sóc, giáo dục ng được giám hộ. + Đại diện cho ng đc giám hộ trong các giao dịch dân sự, trừ trường hợp pl quy định ng chưa đủ 15t có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự + Quản lý tài sản của ng đc giám hộ 9
- + Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của ng đc giám hộ Áp dụng Điều 66 BLDS 2005, nghĩa vụ của ng giám hộ đối với ng đc giám hộ từ đủ 15t đến chưa đủ 18t: + Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự, trừ trường hợp pháp luật quy định người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự + Quản lý tài sản của người được giám hộ; + Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ. Áp dụng Điều 67 BLDS 2005, nghĩa vụ của ng giám hộ đối với ng đc giám hộ mất năng lực hành vi dân sự: + Chăm sóc, bảo đảm việc điều trị bệnh cho người được giám hộ; + Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự; + Quản lý tài sản của người được giám hộ; + Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ. Áp dụng Điều 68 BLDS 2005, quyền của ng giám hộ: + Sử dụng tài sản của người được giám hộ để chăm sóc, chi dùng cho những nhu cầu cần thiết của người được giám hộ; + Được thanh toán các chi phí cần thiết cho việc quản lý tài sản của người được giám hộ; + Đại diện cho người được giám hộ trong việc xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ. Áp dụng Điều 69 BLDS 2005, quản lý tài sản của ng đc giám hộ + Ng giám hộ có trách nhiệm quản lý tài sản của người được giám hộ như tài sản của chính mình. + Người giám hộ được thực hiện các giao dịch liên quan đến tài sản của người được giám hộ vì lợi ích của người được giám hộ. Việc bán, trao đổi, cho thuê, cho mượn, cho vay, cầm cố, thế chấp, đặt cọc và các giao dịch khác đối với tài sản có giá trị lớn của người được giám hộ phải được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ. Người giám hộ không được đem tài sản của người được giám hộ tặng cho người khác. + Các giao dịch dân sự giữa người giám hộ với người được giám hộ có liên quan đến tài sản của người được giám hộ đều vô hiệu, trừ trường hợp giao dịch được thực hiện vì lợi ích của người được giám hộ và có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.
- 12. Người giám hộ, các điều kiện và địa vị pháp lý của người giám hộ? Người giám hộ là ng chăm sóc, bảo vệ quyền lợi của ng chưa thành niên, ng bị bệnh tâm thần, cũng là ng đại diện cho ng đc giám hộ khi tham gia các giao dịch dân sự. Điều kiện của ng giám hộ: Phải có năng lực hành vi đầy đủ Có tư cách đạo đức tốt, k phải là ng đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc ng bị kết án nhưng chưa bị xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của ng khác; Có điều kiện cần thiết để đảm bảo việc giám hộ. Địa vị pháp lý của ng giám hộ: Áp dụng Điều 65 BLDS 2005, nghĩa vụ của ng giám hộ đối với ng được giám hộ chưa đủ 15t: + Chăm sóc, giáo dục ng được giám hộ. + Đại diện cho ng đc giám hộ trong các giao dịch dân sự, trừ trường hợp pl quy định ng chưa đủ 15t có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự + Quản lý tài sản của ng đc giám hộ + Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của ng đc giám hộ Áp dụng Điều 66 BLDS 2005, nghĩa vụ của ng giám hộ đối với ng đc giám hộ từ đủ 15t đến chưa đủ 18t: + Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự, trừ trường hợp pháp luật quy định người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự + Quản lý tài sản của người được giám hộ; + Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ. Áp dụng Điều 67 BLDS 2005, nghĩa vụ của ng giám hộ đối với ng đc giám hộ mất năng lực hành vi dân sự: + Chăm sóc, bảo đảm việc điều trị bệnh cho người được giám hộ; + Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự; + Quản lý tài sản của người được giám hộ; 11
- + Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ. Áp dụng Điều 68 BLDS 2005, quyền của ng giám hộ: + Sử dụng tài sản của người được giám hộ để chăm sóc, chi dùng cho những nhu cầu cần thiết của người được giám hộ; + Được thanh toán các chi phí cần thiết cho việc quản lý tài sản của người được giám hộ; + Đại diện cho người được giám hộ trong việc xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ. Áp dụng Điều 69 BLDS 2005, quản lý tài sản của ng đc giám hộ + Ng giám hộ có trách nhiệm quản lý tài sản của người được giám hộ như tài sản của chính mình. + Người giám hộ được thực hiện các giao dịch liên quan đến tài sản của người được giám hộ vì lợi ích của người được giám hộ. Việc bán, trao đổi, cho thuê, cho mượn, cho vay, cầm cố, thế chấp, đặt cọc và các giao dịch khác đối với tài sản có giá trị lớn của người được giám hộ phải được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ. Người giám hộ không được đem tài sản của người được giám hộ tặng cho người khác. + Các giao dịch dân sự giữa người giám hộ với người được giám hộ có liên quan đến tài sản của người được giám hộ đều vô hiệu, trừ trường hợp giao dịch được thực hiện vì lợi ích của người được giám hộ và có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ. 13. Cho biết các điều kiện đê m ̉ ột tổ chức có tư cách pháp nhân? Áp dụng Điều 84 BLDS 2005, một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây: Được thành lập hợp pháp Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập. 14. Trách nhiệm dân sự của pháp nhân? Lấy ví dụ làm ro ̃quy định pháp luật về trách nhiệm dân sự của pháp nhân?
- Áp dụng Điều 93 BLDS 2005 về trách nhiệm dân sự của pháp nhân: Pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh pháp nhân. (Ví dụ: khi giám đốc công ty xây dựng A ký hợp đồng thiết kế và xây dựng công trình nhà ở cho chị B) Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản của mình; không chịu trách nhiệm thay cho thành viên của pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do thành viên xác lập, thực hiện không nhân danh pháp nhân. (Ví dụ: Anh A là nhân viên lái xe cho công ty cổ phần vận tải hành khách Huế. Tranh thủ ngày nghỉ của công ty anh A đã sử dụng xe của công ty để vận chuyển hành khách nhằm phục vụ lợi ích cá nhân, không may trên đường anh A gây tai nạn cho chị B. Trong trường hợp này anh A phải tự chịu hoàn toàn trách nhiệm do hành vi của mình gây ra) Thành viên của pháp nhân không chịu trách nhiệm dân sự thay cho pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do pháp nhân xác lập, thực hiện. (Ví dụ:Ông A là giám đốc công ty TNHH X, sau một thời gian hoạt động công ty sở hữu số vốn 10 tỷ. Công ty vay ngân hàng 12 tỷ mua một chiếc tàu thủy, chưa kịp mua bảo hiểm thì tàu bị chìm, công ty bị phá sản. Tòa án bán toàn bộ tài sản nhà, ôtô và tài sản công ty sở hữu được 10 tỷ trả nợ ngân hàng. Ngân hàng bị mất 2 tỷ mà không thể đòi ông A) 15. Đại diện của pháp nhân? Các loại đại diện của pháp nhân? Ng đại diện cho pháp nhân là ng nhân danh pháp nhân và vì lợi ích của pháp nhân xác lập, thực hiện giao dich dân sự trong phạm vi đại diện. Có hai loại đại diện của pháp nhân: Đại diện theo pháp luật: là ng đứng đầu theo điều lệ pháp nhân hoặc theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Đại diện theo ủy quyền: là một chế định pháp lý mà theo đó một ng có năng lực hành vi xác lập, thực hiện quan hệ plds nhưng k t ự mình mà ủy quyền cho ng khác nhân danh mình để xác lập, thực hiện một hay nhiều quan hệ plds. Việc ủy quyền phải lập thành văn bản, đây là chứng cứ xác thực cho việc ủy quyền. Phạm vi thẩm quyền đại diện là giới hạn quyền, 13
- nghĩa vụ theo đó ng đc ủy quyền nhân danh ng ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạp vi đc ủy quyền. 16. Tài sản là gì? Phân loại tài sản? Ý nghĩa pháp lý của việc phân loại đó? Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản. Căn cứ vào bản chất và tính năng sử dụng của tài sản mà phân tài sản thành hai loại là: động sản và bất động sản. Việc phân loại động sản và bất động sản có ý nghĩa thực tiễn hết sức quan trọng thể hiện: Đối với bất động sản (nhà ở, công trình xây dựng khác,…) là loại tài sản cần được đăng ký quyền sở hữu. Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể đối với mỗi loại tài sản cũng khác nhau chẳng hạn mua bán nhà ở phải lập thảnh văn bản, có công chứng và đăng ký quyền sở hữu. BLDS còn có quy chế pháp lý riêng đối với từng loại tài sản (động sản hay bất động sản) 17. Phân loại vật? Ý nghĩa pháp lý của việc phân loại vật? Vật là một bộ phận của thế giới vật chất có thể đáp ứng nhu cầu nào đó của con ng. muốn trở thành vật trong dân sự thì phải có những điều kiện sau: Là một bộ phận của thế giới vật chất Con ng chiếm hữu đc Mang lại lợi ích cho chủ thể Có thể đang tồn tại or sẽ đc hình thành trong tương lai Phân loại vật: Hoa lợi (là những sản vật tự nhiên mà tài sản mang lại như hoa quả thu đc từ cây cối) và lợi tức (là các khoản lợi thu được từ việc khai thác tài sản như tiền thu đc do cho thuê nhà) Vật chính (là vật độc lập có thể khai thác công dụng theo tính năng) và vật phụ (là vật trực tiếp phục vụ việc khai thác công dụng của vật chính là
- một bộ phận của vật chính k thể tách rời vật chính). Khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật chính thì phải chuyển giao cả vật phụ, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Vật chia được (là vật khi bị phân chia vẫn giữ nguyên tính chất và tính năng use ban đầu) và vật không chia đc (là vật khi bị phân chia thì k giữ nguyên đc tính chất và tính năng use ban đầu). khi muốn phân chia vật k chia đc thì phải trị giá thành tiền để chia. Vật tiêu hao (là vật khi đã qua một lần sử dụng thì mát đi or k giữ đc tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu. vật tiêu hao k thể là đối tượng của hợp đồng cho thuê hay cho mượn) và vật k tiêu hao (là vật khi đã qua sử dụng nhiều lần mà cơ bản vẫn giữ đc tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu) Vật cùng loại (là những vật có cùng hình dáng, tính chất, tính năng sử dụng và đc xác định đc bằng những đơn vị đo lường. Vật cùng loại có cùng chất lượng có thể thay thế cho nhau) và vật đặc định (là vật phân biệt đc với các vật khác bằng những đặc điểm riêng về kí hiệu, hình dáng, màu sắc, chất liệu, đặc tính, vị trí). Ý nghĩa: Khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật đặc định thì phải giao đúng vật đó. Vật đồng bộ (là vật gồm các phần or các bộ phận ăn khớp, liên hệ với nhau hợp thành chỉnh thể mà thiếu một trong các phần, các bộ phận or có phần or bộ phận k đúng quy cách, chủng loại thì k use đc or giá trị use bị giảm sút. Ý nghĩa: Khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật đồng bộ thì phải chuyển giao toàn bộ các phần or các bộ phận hợp thành, trừ trường hợp có thỏa thuận khác). 18. Quyền sở hữu? Nội dung quyền sở hữu? Lấy ví dụ minh họa. Quyền sở hữu là chỉ tổng hợp các quy phạm pl do Nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực chiếm hữu, sử dụng và định đoạt các tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng. Nội dung quyền sở hữu gồm quyền chiếm h ữu, quyền s ử d ụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo qy định của pl.( Điều 164 BLDS 2005) 15
- (Ví dụ: quyền sở hữu ti vi…) 19. Phân tích quy định của pháp luật dân sự về quyền c hiếm hữu; phân loại các trường hợp chiếm hữu? Ý nghĩa pháp lý của việc phân loại đó? Điều 182 BLDS 2005: “quyền chiếm hữu là quyền nắm giữ, quản lý tài sản”. Trong trường hợp chủ sở hữu tự mình chiếm hữu tài sản của mình thì chủ sở hữu thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, quản lý tài sản. việc chiếm hữu của chủ sở hữu là chiếm hữu có căn cứ pl bị hạn chế giai đoạn thời gian. Phân loại, có 2 loại chiếm hữu đó là chiếm hữu có căn cứ pháp luật (chiếm hữu hợp pháp) và chiếm hữu tài sản k có căn cứ pl (chiếm hữu bất hợp pháp) Chiếm hữu có căn cứ pl + Quyền chiếm hữu của chủ sở hữu (Điều 184 BLDS 2005): Trong trường hợp chủ sở hữu chiếm hữu tài sản thuộc sở hữu của mình thì chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, quản lý tài sản nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội. Việc chiếm hữu của chủ sở hữu không bị hạn chế, gián đoạn về thời gian, trừ trường hợp chủ sở hữu chuyển giao việc chiếm h ữu cho ng ười khác hoặc pháp luật có quy định khác. + Quyền chiếm hữu của ng đc chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản (Điều 185 BLDS 2005): Khi chủ sở hữu uỷ quyền quản lý tài sản cho người khác thì người được uỷ quyền thực hiện quyền chiếm hữu tài sản đó trong phạm vi, theo cách thức, thời hạn do chủ sở hữu xác định. Người được uỷ quyền quản lý tài sản không thể trở thành chủ sở hữu đối với tài sản được giao theo căn cứ về thời hiệu quy định tại khoản 1 Điều 247 của Bộ luật này. + Quyền chiếm hữu của ng đc giao tài sản thông qua giao dịch dân sự (Điều 186 BLDS 2005): Khi chủ sở hữu giao tài sản cho người khác thông qua giao dịch dân sự mà nội dung không bao gồm việc chuyển quyền sở hữu thì người được giao tài sản phải thực hiện việc chiếm hữu tài sản đó phù hợp với mục đích, nội dung của giao dịch. Người được giao tài sản có quyền sử dụng tài sản được giao, được chuyển quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản đó cho người khác, nếu được chủ sở hữu đồng ý.
- Người được giao tài sản không thể trở thành chủ sở hữu đối với tài sản được giao theo căn cứ về thời hiệu quy định tại khoản 1 Điều 247 của Bộ luật này. + Quyền chiếm hữu tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu (Điều 187 BLDS 2005): Người phát hiện tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm phải thông báo hoặc trả lại ngay cho chủ sở hữu; nếu không biết ai là chủ sở hữu thì phải thông báo hoặc giao nộp cho Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc công an cơ sở gần nhất hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật. Người phát hiện tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm được chiếm hữu tài sản đó từ thời điểm phát hiện đến thời điểm trả lại cho chủ sở hữu hoặc đến thời điểm giao nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đối với tài sản do người khác tẩu tán nhằm che giấu hành vi vi phạm pháp luật hoặc trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ dân sự thì người phát hiện phải thông báo hoặc giao nộp ngay cho UBND xã, phường, thị trấn hoặc công an cơ sở gần nhất hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác theo quy định của pl + Quyền Quyền chiếm hữu gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc (Điều 188 BLDS 2005): Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phải thông báo hoặc trả lại ngay cho chủ sở hữu; nếu chưa xác định được chủ sở hữu thì được chiếm hữu tài sản đó từ thời điểm phát hiện đến thời điểm trả lại cho chủ sở hữu. Chiếm hữu tài sản k có căn cứ pl (chiếm hữu bất hợp pháp) + Chiếm hữu k có căn cứ pl nhưng ngay tình (Điều 189 BLDS 2005): là trường hợp ng chiếm hữu k biết và k thể biết việc chiếm hữu tài sản đó là k có căn cứ pl. + Chiếm hữu k có căn cứ pl k ngay tình là trường hợp ng chiếm hữu biết or pl bắt buộc phải biết là mình chiếm hữu k dựa trên cơ sở pl. + Chiếm hữu liên tục (Điều 190 BLDS 2005): Việc chiếm hữu tài sản được thực hiện trong một khoảng thời gian mà không có tranh chấp về tài sản đó là chiếm hữu liên tục, kể cả khi tài sản được giao cho người khác chiếm hữu. + Chiếm hữu công khai (Điều 191 BLDS 2005): Việc chiếm hữu tài sản được coi là chiếm hữu công khai khi thực hiện một cách minh bạch, 17
- không giấu giếm; tài sản đang chiếm hữu được sử dụng theo tính năng, công dụng và được người chiếm hữu bảo quản, giữ gìn như tài sản của chính mình. Ý nghĩa của việc phân loại trên: …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… 20. Lấy ví dụ để làm rõ quy định của pháp luật về chiếm hữu không có căn cứ pháp luật. Chiếm hữu tài sản k có căn cứ pl (chiếm hữu bất hợp pháp) Chiếm hữu k có căn cứ pl nhưng ngay tình (Điều 189 BLDS 2005): là trường hợp ng chiếm hữu k biết và k thể biết việc chiếm hữu tài sản đó là k có căn cứ pl. (Ví dụ: mua lại tủ lạnh cũ…) Chiếm hữu k có căn cứ pl k ngay tình là trường hợp ng chiếm hữu biết or pl bắt buộc phải biết là mình chiếm hữu k dựa trên cơ sở pl. (Ví dụ: mua lại xe máy cũ…) Chiếm hữu liên tục (Điều 190 BLDS 2005): Việc chiếm hữu tài sản được thực hiện trong một khoảng thời gian mà không có tranh chấp về tài sản đó là chiếm hữu liên tục, kể cả khi tài sản được giao cho người khác chiếm hữu. (Ví dụ: chiếm hữu xe đạp liên tục trong 4 năm đh, sau khi học xong thì bán lại cho tiêm xe đạp cũ …) Chiếm hữu công khai (Điều 191 BLDS 2005): Việc chiếm hữu tài sản được coi là chiếm hữu công khai khi thực hiện một cách minh bạch, không
- giấu giếm; tài sản đang chiếm hữu được sử dụng theo tính năng, công dụng và được người chiếm hữu bảo quản, giữ gìn như tài sản của chính mình. (Ví dụ: Chiếm hữu công hai chiếc điện thoại đc ng khác cho, tặng. Tên đăng ký mua điện thoại là của ng cho, tặng) 21. Lấy ví dụ để làm rõquy định của pháp luật về việc xác lập quyền sở hữu theo ý chí thông qua giao dịch dân sự. Các chủ thể xác lập hợp đồng dân sự như hợp đồng mua bán, tặng cho tài sản… Ng đc giao tài sản thông qua các hợp đồng mua bán, tặng cho, trao đổi, cho vay có quyền sở hữu tài sản đó kể từ thời điểm nhận tài sản đó, nếu k có thỏa thuận khác or pl có quy định khác. Tuy nhiên, tùy theo từng loại hợp đồng mà pl quy định thời điểm phát sinh quyền sở hữu khác nhau. Điều 168 BLDS 2005 quy định thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với tài sản: Việc chuyển quyền sở hữu đối với bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký quyền sở hữu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Việc chuyển quyền sở hữu đối với động sản có hiệu lực kể từ thời điểm động sản được chuyển giao, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. 22. Phân tích quy định của pháp luật về việc xác lập quyền sở hữu đối với vật do người khac đánh r ́ ơi, bỏ quên. Cho ví dụ minh họa. Điều 241. Xác lập quyền sở hữu đối với vật do người khác đánh rơi, bỏ quên Người nhặt được vật do người khác đánh rơi hoặc bỏ quên mà biết được địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc trả lại vật cho người đó; nếu không biết địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc giao nộp cho Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc công an cơ sở gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại. Uỷ ban nhân dân hoặc công an cơ sở đã nhận vật phải thông báo cho người đã giao nộp về kết quả xác định chủ sở hữu. (Ví dụ: nhặt được ví, trong ví có giấy tờ có liên quan đến ng đánh rơi) Sau một năm, kể từ ngày thông báo công khai về vật nhặt được mà không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu không đến nhận, nếu vật có giá trị đến mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định thì vật đó thuộc sở hữu của người nhặt được; nếu vật có giá trị lớn hơn mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định thì sau khi trừ chi phí bảo quản người nhặt được được hưởng giá trị bằng mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định và 50% giá trị của phần vượt quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định, phần giá trị còn lại thuộc Nhà nước. 19
- (Ví dụ: nhặt được trang sức, nữ trang bị đánh rơi,…) Vật bị đánh rơi, bị bỏ quên là di tích lịch sử, văn hoá mà sau một năm, kể từ ngày thông báo công khai, không xác định được chủ sở hữu hoặc không có người đến nhận thì vật đó thuộc Nhà nước; người nhặt được vật đó được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật. (Ví dụ: nhặt được chiếc chén cổ, bình cổ,…) 23. Chiếm hữu có căn cứ pháp luật và chiếm hữu không có căn cứ pháp luật? Ý nghĩa pháp lý của việc xác định chiếm hữu có căn cứ pháp luật và chiếm hữu không có căn cứ pháp luật? Chiếm hữu có căn cứ pháp luật là chiếm hữu hợp pháp dựa trên cơ sở pl nên đc pl thừa nhận. Điều 183 quy định chiếm hữu có căn cứ pháp luật là việc chiếm hữu tài sản trong các trường hợp sau đây: Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản; Người được chủ sở hữu uỷ quyền quản lý tài sản; Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với quy định của pháp luật; Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm phù hợp với các điều kiện do pháp luật quy định; Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợp với các điều kiện do pháp luật quy định; Các trường hợp khác do pháp luật quy định. Chiếm hữu tài sản k có căn cứ pl là chiếm hữu bất hợp pháp k dựa trên cơ sở pl nên k đk pl thừa nhận. Ý nghĩa: …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… 24. Các phương thức dân sự bảo vệ quyền sở hữu? Nội dung của các phương thức bảo vệ quyền sở hữu.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Ngân hàng câu hỏi môn Kinh tế quốc tế
42 p | 3544 | 1600
-
CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN: LUẬT DÂN SỰ 1
49 p | 455 | 1388
-
Ngân hàng câu hỏi Luật hành chính có đáp án
12 p | 2738 | 706
-
Quá trình đổi mới tư duy về công nghiệp hóa
4 p | 2603 | 384
-
Đáp án câu hỏi ôn thi môn: Quản lý nhà nước (Phần kiến thức chung)
75 p | 1051 | 107
-
Câu hỏi ôn tập dùng cho hình thức thi vấn đáp học phần luật hiến pháp Việt Nam
6 p | 573 | 93
-
Ôn tập học phần Thống kê ứng dụng (TS Nguyễn Tiến Dũng)
8 p | 946 | 74
-
Câu hỏi ôn tập môn luật hành chính 1 - dùng cho hình thức thi vấn đáp
4 p | 549 | 70
-
25 câu hỏi ôn tập: Xử lý chất thải rắn
19 p | 315 | 58
-
Câu hỏi ôn tập Kinh tế học phát triển
16 p | 339 | 33
-
Câu hỏi ôn tập môn Luật hành chính - TS. Nguyễn Duy Phương
5 p | 304 | 30
-
Câu hỏi ôn tập dùng cho hình thức thi vấn đáp học phần luật hiến pháp 2
5 p | 235 | 24
-
Câu hỏi ôn tập hướng dẫn dùng cho hình thức thi vấn đáp học phần Luật hành chính 2
5 p | 195 | 19
-
Đề thi kết thúc học phần: Pháp luật tài chính LAW05A
3 p | 223 | 13
-
Tuyển tập câu hỏi và bài tập cơ bản môn kinh tế học vi mô (Tái bản lần thứ sáu): Phần 2
78 p | 12 | 6
-
Nội dung ôn tập học phần Thuế 1 - Đại học Công nghệ TP.HCM
21 p | 15 | 5
-
Bài tập Nguyên lý thống kê và phân tích dự báo: Phần 2
162 p | 15 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn