Câu hỏi ôn tập về khoa học quản lý
lượt xem 30
download
Câu hỏi: Phân tích chứng minh sự cần thiết khách quan vận dụng nguyên tắc tập trung dân chủ. Liên hệ việc vận dụng nguyên tắc trên ? Trong công tác quản lý, việc nhận thức, nắm vững và vận dụng đúng các nguyên tắc của quản lý là một trong những điều kiện đảm bảo sự thành công.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Câu hỏi ôn tập về khoa học quản lý
- Câu hỏi: Phân tích chứng minh sự cần thiết khách quan vận dụng nguyên tắc tập trung dân chủ. Liên hệ việc vận dụng nguyên tắc trên ? BÀI LÀM Trong công tác quản lý, việc nhận thức, nắm vững và vận dụng đúng các nguyên tắc của quản lý là một trong những điều kiện đảm bảo sự thành công. Các nguyên tắc quản lý là các quy tắc chuẩn mực, chỉ đạo những người quản lý phải tuân thủ trong quá trình quản lý, những nguyên tắc ấy do con người định ra, vừa phản ánh các quy luật khách quan nhưng cũng mang dấu ấn chủ quan của con người. Trong thực tiễn quản lý, các nguyên tắc quản lý có tính chất và thứ bậc khác nhau, do nhiều tổ chức, nhiều cấp đề ra, tuy nhiên trong đó có những nguyên tắc mang tính chất cơ bản, nó định hướng cho sự hoạt động của người quản lý và sự vi phạm các nguyên tắc này sẽ gây cho hệ thống một sự tổn thất nặng nề. Một trong những nguyên tắc cơ bản của quản lý là nguyên tắc tập trung dân chủ. Nguyên tắc tập trung dân chủ là nguyên tắc tổ chức phản ánh mối quan hệ giữa chủ thể và đối tượng quản lý cũng như yêu cầu và mục tiêu của quản lý, nó quy định sự lãnh đạo tập trung dựa trên sự tôn trọng và phát huy dân chủ. Về bản chất thì tập trung và dân chủ là 2 xu hướng diễn ra đồng thời cùng một lúc. Tập trung dân chủ là một nguyên tắc thống nhất, đảm bảo mối quan hệ chặt chẽ và tối ưu giữa tập trung và dân chủ. Trong nguyên tắc thống nhất này, tập trung và dân chủ tác động cùng chiều, theo tỷ lệ thuận, đòi hỏi phải đảm bảo lẫn nhau. Xu hướng tập trung được biểu hiện ở 2 nội dung : thứ nhất, tập trung là sự thống nhất về tư tưởng và hành động của tất cả các thành viên trong hệ thống, thứ hai đó là sự tập trung quyền lực để giải quyết các công việc phát sinh trong hệ thống, tức là phải có đủ quyền lực để giải quyết mọi vấn đề có sự lãnh đạo, quản lý, điều hành thông suốt, do đó tập trung là một xu hướng cần thiết. Để đảm bảo yêu cầu tập trung trong quản lý cần có những công cụ sử dụng như: Luật, chính sách, chế độ, quy chế, hệ thống chiến lược, kế hoạch, chương trình phát triển…và chế độ một người chỉ huy (còn gọi là chế độ thủ trưởng). Về xu hướng dân chủ thì hiện nay có 2 quan điểm khác nhau về dân chủ. Quan điểm thứ nhất là dân chủ là quyền và trình độ dân chủ tương ứng với quyền lực của đối tượng quản lý, đây là quan điểm không đúng vì nếu hiểu theo quan điểm này dễ dẫn tới
- tình trạng dân chủ quá đà tự phát, tự do vô chính phủ. Quan điểm thứ hai là coi dân chủ là môi trường, là điều kiện để mỗi cá nhân có được những cơ hội phát triển hoàn thiện trong sự phát triển của xã hội, của cộng đồng. Tùy thuộc khả năng và mức độ ảnh hưởng của các cá nhân tới quyết định chung của cộng đồng, tới việc giải quyết công việc chung mà có thể thấy một xã hội dân chủ đến mức nào. Ở mỗi nước, trình độ của nền dân chủ trong xã hội tùy thuộc phần lớn vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội, trình độ dân trí, quyền hạn và năng lực thực hiện quyền làm chủ của các tầng lớp nhân dân. Xã hội ta càng phát triển càng đòi hỏi và càng có điều kiện mở rộng chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa. Để đảm bảo yêu cầu dân chủ, các nhà quản lý phải sử dụng các giải pháp như: chế độ tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, thực hiện các chế độ, các hình thức đảm bảo quyền tham gia quản lý của chủ thể người lao động. Dân chủ còn thể hiện thông việc thực hiện sự bình đẳng của các thành phần kinh tế trước pháp luật, thông qua việc xác định rõ vị trí, trách nhiệm, quyền hạn, của các cấp, các ngành, thực hiện các chế độ phân công, phân cấp trong quản lý và thông qua quá trình thực hiện quy chế quyền dân chủ, quy chế dân chủ ... Trong quan hệ tập trung dân chủ thì tập trung bao giờ cũng giữ vai trò chủ đạo, nó định hướng cho các biện pháp dân chủ nhằm để đảm bảo sự tồn tại và tạo ra khả năng phát triển của hệ thống. Mất đi sự tập trung là mất đi sự thống nhất trong hoạt động của hệ thống dẫn tới tình trạng tổ chức sẽ bị biến dạng, đi chệch mục đích, mục tiêu. Ngoài ra, tập trung còn là cơ sở định hướng để giải quyết các nội dung, biện pháp thực hiện dân chủ, còn dân chủ thì có vai trò tạo cơ sở về xã hội, kinh tế, chính trị để thực hiện tốt tập trung trong quản lý. Chính nhờ dân chủ, các nhà quản lý mới tạo ra được sự thống nhất về tư tưởng, ý chí và hành động nhằm đảm bảo tốt cho yêu cầu tập trung trong quản lý. Ngược lại dân chủ cũng có vai trò tạo cơ sở cho xã hội, kinh tế chính trị để thực hiện tốt tập trung trong quản lý, thông qua các giải pháp dân chủ mà các nhà quản lý thực hiện được sự thống nhất trong quản lý một cách tốt nhất. Như vậy, các biện pháp dân chủ nhằm bảo đảm cho sự lãnh đạo tập trung, càng mở rộng dân chủ thì yêu cầu tập trung thống nhất càng cao, khắc phục tình trạng dân chủ quá mức đưa đến tự do vô chính phủ cũng như tập trung quá mức dẫn đến chuyên quyền, độc đoán, quan liêu. Tập trung phải trên cơ sở dân chủ, dân chủ phải được thực hiện trong khuôn khổ tập trung. Nhấn mạnh
- tập trung dẫn đến tập trung quan liêu, cứng nhắc, độc đoán; trái lại, mở rộng dân chủ mà không tập trung thì có thể đi tới phân tán, dân chủ vô tổ chức, vô kỷ luật. Trong bản chất của nó, dân chủ không đối lập với tập trung. Nó chỉ đối lập với quan liêu, chuyên chế, độc tài. Tập trung càng không đối lập với dân chủ. Nó chỉ đối lập với phân tán, cục bộ, bè phái, tự do vô chính phủ mà thôi. Tập trung đúng đắn, hợp lý sẽ làm tăng sức mạnh của dân chủ. Dân chủ lành mạnh phải dựa trên cơ sở tập trung, không tách rời tập trung. Tách rời dân chủ với tập trung, tuyệt đối hóa mặt này để xem nhẹ mặt kia, đối lập chúng với nhau một cách siêu hình và giả tạo đều làm suy yếu cả dân chủ lẫn tập trung. Vì thế, Lê- nin nhấn mạnh rằng, nguyên tắc tập trung dân chủ phải là một cái gì đó tránh xa tập trung quan liêu và cũng tránh xa được tự do vô chính phủ. Muốn có tập trung dân chủ thì phải bảo đảm dân chủ thực chất đồng thời đề cao kỷ luật, tăng cường chế độ trách nhiệm. Đây là nguyên tắc rất quan trọng của quản lý, nó có tính khách quan, phổ quát, song thực hiện không đơn giản, phụ thuộc vào bản lĩnh, phẩm chất đạo đức và phong cách của người quản lý Nguyên tắc tập trung dân chủ là một nguyên tắc rất quan trọng trong quản lý, nó có tính khách quan, xuất phát từ vai trò và vị trí của Nhà nước trong quản lý, từ yêu cầu phải đảm bảo hiệu quả trong hoạt động của hệ thống quản lý và từ sự phát triển của trình độ lực lượng sản xuất mà tương ứng với nó là trình độ phân công lao động và hợp tác lao động. Chúng ta biết rằng trong xã hội xã hội chủ nghĩa dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu, chính bản thân nó đã định ra yêu cầu phải quản lý tập trung trong nền kinh tế bởi lẽ những tư liệu sản xuất chủ yếu nằm trong tay nhà nước nên nhà nước phải thực hiện sự quản lý tập trung mới phát huy được tác dụng, hiệu quả đồng thời đảm bảo sự phát triển nền kinh tế xã hội đúng định hướng và thống nhất. Mặt khác, chế độ công hữu cũng nảy sinh yêu cầu dân chủ trong quản lý bởi vì tuy nhà nước quản lý nhưng trao quyền sử dụng những tư liệu sản xuất chủ yếu đó cho các ngành, các địa phương, đơn vị, điều đó đòi hỏi phải thực hiện cơ chế dân chủ để các ngành, các địa phương, các đơn vị đó có thể tự chủ trong sản xuất - kinh doanh, phát huy được tính năng động sáng tạo, khai thác có hiệu quả các tư liệu sản xuất ấy. Trong xã hội ta, xã hội do nhân dân làm chủ thì dân chủ vừa là mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội, vừa là cơ
- chế và phương thức để vận hành quyền lực của nhân dân trong quản lý nhà nước và tổ chức đời sống xã hội. Nguyên tắc tập trung dân chủ còn do cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đang xã hội hóa cao độ lực lượng sản xuất và các giá trị tinh thần, sự phát triển của lực lượng sản xuất mang tính chất xã hội hóa ngày càng cao này đòi hỏi phải huy động rộng rãi các nguồn tiềm năng và nguồn lực trong nền kinh tế quốc dân, nên vừa phải có tập trung để tránh mọi thất thoát, lãng phí, vừa phải có tính dân chủ để huy động được mức tối đa. Dân chủ đã được thực tế thừa nhận như điều kiện không thể thiếu cho tăng trưởng kinh tế nói riêng và phát triển nói chung Mặt khác, để đảm bảo hiệu quả trong hoạt động của hệ thống quản lý thì nguyên tắc tập trung dân chủ là hết sức cần thiết. Ngày nay, trong hoạt động kinh tế xã hội cũng như hoạt động quản lý nhà nước luôn có sự phân công lao động cao từ đó nảy sinh ra yêu cầu phải tổ chức hợp tác trong lao động. Trong sự hợp tác lao động đó, mọi cá nhân, mỗi tổ chức, đơn vị nếu được tự chủ trong sản xuất kinh doanh thì mới có thể phát huy tối đa tiềm năng vốn có, tính năng động sáng tạo trong thực hiện. Mặt khác, với sự bùng nổ của khoa học công nghệ thông tin, việc mở cửa hội nhập, toàn cầu hóa đang làm nền kinh tế xã hội ở các nước biến đổi nhanh chóng, tạo những cơ hội và thách thức lớn, việc thực hiện dân chủ dưới hình thức phân quyền tự chủ, tự quyết trong hoạt động kinh tế cũng như trong một số phạm vi quản lý nhà nước còn nhằm gắn trách nhiệm và quyền hạn cho các cấp, các ngành để có thể nắm bắt, ứng phó kịp thời trước những cơ hội hoặc rủi ro xảy ra trong thực tế, đồng thời giảm bớt áp lực công việc của cấp trên và tạo cơ hội cho cấp dưới thể hiện tính tự lập và rèn luyện, nâng cao năng lực quản lý. Đối với việc quản lý nhà nước, thực hiện quy chế dân chủ với phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" còn tạo điều kiện để nhân dân ngày càng tham gia sâu sắc vào công việc của Nhà nước, đồng thời nhờ thực hiện nguyên tắc dân chủ tại cơ sở nên mới có thể phát hiện những sai sót, những vi phạm trong hoạt động quản lý, sản xuất kinh doanh mà những sai sót này đôi khi chỉ mới là dấu hiệu, mầm mống để kịp thời uốn nắn, sửa chữa. Ngoài ra, trong hoạt động quản lý, để có những quyết định quản lý đúng đắn, khả thi và hiệu quả, người quản lý không thể có đầy đủ những kiến thức và kinh nghiệm để tự mình quyết định tất cả mà điều đó chỉ có thể thực hiện được nếu nhà lãnh đạo quản lý biết cách
- khuyến khích và lắng nghe sự tham gia ý kiến của các đối tượng quản lý, điều đó chính là thực hiện nguyên tắc dân chủ trong quản lý. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả trong hoạt động của hệ thống quản lý thì thực hiện dân chủ còn phải đi đôi với sự lãnh đạo tập trung. Ở đâu có hoạt động của số đông, ở đó cần đến tổ chức, cần đến sự phân công, phối hợp và cũng cần đến vai trò điều khiển, chỉ huy của người nhạc trưởng với vai trò lãnh đạo tập trung. Có tập trung mới tạo ra được sức mạnh chung, thống nhất ý chí và hành động vì mục tiêu chung của hệ thống. Chỉ thông qua sự lãnh đạo tập trung và thống nhất mới đảm bảo mọi hoạt động trong hệ thống quản lý hướng đến mục tiêu chung nhất, tránh sai lệch trong định hướng đồng thời mới có thể thực hiện quyền điều động và phân phối nguồn lực, quyền lợi một cách hài hòa trong quá trình hoạt động. Tập trung còn cần thiết bởi vì nó là cơ sở để định ra giải pháp và nội dung dân chủ trong quản lý, tập trung còn là nền tản pháp lý cho nội dung dân chủ, định ra những khuôn khổ, những giới hạn cần thiết để đảm bảo dân chủ đúng hướng, bản chất quyền tập trung dân chủ xã hội chủ nghĩa Như vậy, từ cơ sở khách quan của việc hình thành nguyên tắc tập trung dân chủ, khi thực hiện nguyên tắc này chúng ta phải đảm bảo sự kết hợp chặt chẽ giữa tập trung và dân chủ trong quản lý, tức là đảm bảo sự kết hợp giữa nội dung lãnh đạo thống nhất của cơ quan quản lý với tính chủ động sáng tạo của cơ sở, của tập thể người lao động trong hệ thống nhằm đảm bảo tính thống nhất và hiệu quả trong hoạt động của hệ thống tổ chức quản lý; nếu không kết hợp đồng bộ thì việc thực hiện nguyên tắc trên trở nên vô nghĩa. Thời gian qua, việc thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ gắn với xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở, Nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Nghị định số 71/1998/NĐ-CP của Chính phủ về việc thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động cơ quan, cấp ủy và chính quyền ở địa phương đã có tác động tích cực đến việc củng cố mối quan hệ giữa Chi bộ Đảng, chính quyền và 2 đoàn thể Công đoàn-Đoàn thanh niên, tạo nên sự đồng bộ, đoàn kết, nhất quán trong việc lãnh chỉ đạo và điều hành mọi hoạt động của cơ quan, phát huy quyền làm chủ của cán bộ công chức và quần chúng nơi cơ sở, nâng cao thêm tinh thần trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, công chức, tạo dựng bầu không khí dân chủ, cởi mở và tăng cường sự đồng thuận trong xã hội
- Tại đơn vị nơi bản thân đang công tác, nhờ sự niêm yết, công khai hàng năm những việc cán bộ - công chức phải được biết và thực hiện tốt quy định những việc cán bộ - công chức tham gia ý kiến, hoạt động của đơn vị đã có những chuyển biến tích cực như : việc giải quyết nội dung đơn thư khiếu nại, tố cáo và công khai thông báo trong hội nghị cán bộ, công chức kết luận giải quyết đã có tác dụng ngăn ngừa và làm giảm những sai phạm của cán bộ công chức trong đơn vị một cách rõ rệt, đơn vị nhiều năm liền không xảy ra các vụ việc tiêu cực, tham nhũng. Việc quy định niêm yết công khai các trình tự thủ tục và quy định trách nhiệm rõ ràng của bộ phận tiếp dân, của những người đứng đầu các bộ phận đã buộc người quản lý, nhân viên thừa hành và cả những người thực hiện thủ tục đều có thể tự kiểm tra lẫn nhau, hạn chế sự nhũng nhiểu, hạch sách và nhờ đó hiệu quả giải quyết công việc đã tăng lên, rút ngắn được thời hạn giải quyết và đáp ứng phần nào nhu cầu của tổ chức, công dân. Kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, đề bạt cán bộ, công chức cũng được thực hiện đúng quy định, việc thông báo và xin ý kiến đóng góp về kế hoạch công tác, kế hoạch phát triển ngành được thảo luận, xin ý kiến đóng góp công khai ... đã tạo nên sự ổn định và đồng thuận của đơn vị trong quá trình thực hiện. Tuy nhiên, việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ có khi vẫn còn mang tính hình thức và những hạn chế trong quá trình thực hiện nguyên tắc này không chỉ riêng ở địa phương mà còn là tình hình chung của cả nước. Trước hết, ta biết rằng việc hình thành và thông qua các quyết định, chủ trương, chính sách, phương hướng, nghị quyết của nhà nước, của tỉnh - huyện, của đơn vị .. về nguyên tắc phải thu hút được sự đóng góp trí tuệ rộng rãi của cán bộ, đảng viên; phải được thảo luận thẳng thắn, triệt để. Song, trên thực tế có tình hình: không ít cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân không thật sự tích cực tham gia ý kiến vào việc xây dựng các văn bản trên, đồng thời cũng không phải mọi ý kiến của quần chúng nhân dân đều được phản ánh tới các cấp lãnh đạo. Về mặt này, cần phải nhìn nhận rằng tình trạng dân trí, trình độ còn thấp cũng chính là nguyên nhân làm hạn chế mức độ dân chủ của nhân dân. Tuy nhiên, cũng có trường hợp ý thức tự giác về dân chủ của người dân, kể cả cán bộ công nhân viên chưa cao, đôi khi vì quá bận những công việc khác nhưng cũng có khi xem nhẹ nên không tham gia đóng góp ý kiến. Thực tế một số trường hợp ý kiến của
- người lãnh đạo vẫn dường như có "sức nặng" quyết định cuối cùng; ý kiến thuộc thiểu số rất ít khi được đặt lại để xem xét. Thực tế cũng cho thấy rằng, việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ dễ có sai phạm về phía này hay về phía khác. Lãnh đạo của Ðảng, nhà nước là lãnh đạo tập thể, tập thể giao cho cá nhân phụ trách một số công tác. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì nguyên tắc này thiếu rõ ràng trong ranh giới giữa "lãnh đạo" và "phụ trách". Khi công việc thành công thì thành tích thường được quy về cá nhân một số người lãnh đạo, còn khi thất bại trách nhiệm đổ cho tập thể. Chế độ lãnh đạo tập thể - trên thực tế - chưa thật sự thúc ép người lãnh đạo phải năng động, sáng tạo, thật sự dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm. Một trong những khâu phức tạp và khó khăn nhất trong thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ là trong công tác tổ chức - cán bộ. Chúng ta biết rằng để thực hiện tốt nguyên tắc tập trung trong quản lý, Ðảng phải thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ của cả hệ thống chính trị, đồng thời phải đề cao trách nhiệm của các tổ chức và người đứng đầu tổ chức. Việc chọn lựa người lãnh đạo đứng đầu rất quan trọng và quyết định rất lớn đến sự vận hành của cả hệ thống tổ chức, cơ quan đó. Tuy nhiên, đây cũng là khâu còn còn nhiều hạn chế. Nguyên tắc dân chủ, tập thể đòi hỏi phải lấy phiếu tín nhiệm của cán bộ, đảng viên về cán bộ dự kiến bổ nhiệm và chỉ xem xét người được đa số phiếu tín nhiệm. Đa số trường hợp thì việc này diễn ra thuận lợi nhưng ở nơi bè phái, cục bộ thì kết quả bỏ phiếu tín nhiệm không phản ánh đúng đánh giá và tín nhiệm đối với cán bộ, người được đa số phiếu chưa hẳn đã xứng đáng. Mặt khác, một số người lợi dụng “dân chủ” để thực hiện những yêu sách vượt quá khuôn khổ luật pháp, coi thường kỷ cương phép nước. Đặc biệt trong vấn đề thực hiện giải phóng mặt bằng, một số người dân đã được đền bù đúng quy định nhưng vẫn cố tình không bàn giao mặt bằng và kích động nhiều người khác tham gia đòi tăng tiền đền bù. Một số người dân đã được giải quyết khiếu nại tố cáo đúng pháp luật, chính sách nhưng vẫn không chịu thực hiện quyết định và đến cơ quan nhà nước nhiều lần gây rối mất trật tự, thậm chí thách thức cả công an, cả chính quyền. Tóm lại, qua những kiến thức đã học về nguyên tắc tập trung dân chủ và liên hệ một số việc ở địa phương cho thấy rằng nguyên tắc tập trung dân chủ là rất cần thiết
- trong hoạt động quản lý , nhưng việc nhận thức và vận dụng đúng nó đòi hỏi phải xử lý thận trọng, tinh tường từng vấn đề, từng trường hợp cụ thể. Buông lỏng sự lãnh đạo tập trung vừa mở đường cho sự tự do vô kỷ luật, vừa đẩy dân chủ đến chỗ mất phương hướng và vô giá trị. Thu hẹp dân chủ không những làm triệt tiêu sức mạnh tập thể, mà còn khiến cho sự lãnh đạo tập trung phạm phải sai lầm. Người quản lý phải nhận thức sâu sắc điều đó để có phương thức quản lý phù hợp và hiệu quả. Trong thực tể lãnh đạo đơn vị, muốn điều hành tốt và hiệu quả thì phải lắng nghe, phát huy dân chủ trong thảo luận, chọn lựa phương án thực hiện nhưng sau cùng người quản lý phải biết chọn lựa ý kiến tập trung nhất, hợp lý nhất để quyết định cuối cùng và chịu trách nhiệm với quyết định của mình.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
81 câu hỏi môn học: Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác Lênin (Có đáp án)
96 p | 5538 | 1684
-
Đề cương ôn tập môn Xã hội học đại cương
27 p | 8270 | 770
-
Câu hỏi ôn tập Chủ nghĩa Mác - Lênin 2
29 p | 2349 | 553
-
Thi chính trị cuối khoá phần chủ nghĩa xã hội khoa học
4 p | 970 | 451
-
Bài giải đề cương ôn thi môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học
81 p | 1882 | 282
-
Đề ôn tập môn Triết học
83 p | 794 | 259
-
Câu hỏi ôn tập về CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
14 p | 286 | 102
-
TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN - HỆ THỐNG CÂU HỎI – ĐÁP ÁN GỢI MỞ - 4
49 p | 448 | 102
-
Đề cương ôn tập môn Phương pháp nghiên cứu khoa học
10 p | 1284 | 89
-
TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN - HỆ THỐNG CÂU HỎI – ĐÁP ÁN GỢI MỞ - 1
49 p | 237 | 66
-
Triết học là môn khoa học chung nhất
20 p | 425 | 61
-
TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN - HỆ THỐNG CÂU HỎI – ĐÁP ÁN GỢI MỞ - 3
49 p | 218 | 47
-
Câu hỏi lý thuyết về khoa học quản lý
13 p | 229 | 41
-
Câu hỏi ôn tập môn đại lý
16 p | 198 | 38
-
Câu hỏi về khoa học quản lý
7 p | 210 | 31
-
Phần 3: Chủ nghĩa xã hội khoa học
24 p | 332 | 27
-
Lý luận hình thái kinh tế xã hội và giá trị khoa học của nó - 3
8 p | 97 | 14
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn