intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lý lớp 12 chương 8

Chia sẻ: Day Ma | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:7

113
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn cùng tham khảo “Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lý lớp 12 chương 8”. Tài liệu được biên soạn các câu hỏi trắc nghiệm về quang điện, Electron quang điện,.. sẽ giúp các bạn nắm chắc kiến thức và giải nhanh các bài tập trắc nghiệm chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lý lớp 12 chương 8

  1. CÂU HỎI & BÀI TẬP TNKQ VẬT LÝ 12 – CHƯƠNG VIII Câu 1: Chọn câu sai A. Cường độ  của dòng quang điện bão hoà tỉ  lệ  nghịch với cường độ  của chùm ánh  sáng kích thích. B. Giá trị của hiệu điệ thế hãm phụ thuộc vào bước sóng của ánh sáng kích thích. C. Dòng quang điện vẫn tồn tại ngay cả  khi hiệu điện thế  giữa anốt và catốt của tế  bào   quang điện bằng 0. D. Hiệu điện thế giữa anốt và catốt của tế bào quang điện luôn có giá trị âm khi dòng quang   điện triệt tiêu. Câu 2: Giới hạn quang điện phụ thuộc vào : A. Hiệu điện thế giữa anốt và catốt của tế bào quang điện. B. Bản chất của kim loại dùng làm catốt. C. Bước sóng của ánh sáng chiếu vào catốt. D. Điện trường giữa anốt và catốt. Câu 3: Quang electron bị bứt ra khỏi bề mặt kim loại khi chiếu sáng nếu: A. Cường độ sáng rất lớn. B. Bước sóng nhỏ. C. Bước sóng nhỏ hơn hay bằng một giới hạn xác định. D. Bước sóng lớn. Câu 4: Trong các trường hợp nào sau đây, electron gọi là electron quang điện : A. Electron trong dây dẫn điện thông thường. B. Electron tạo ra trong chất bán dẫn. C. Electron tạo ra từ catốt của tế bào quang điện D. Electron tạo ra từ một cách khác. Câu 5: Chọn câu sai A. Động năng ban đầu cực đại của các electron quang điện không phụ thuộc vào cường độ  chùm ánh sáng kích thích. B. Động năng ban đầu cực đại của các electron quang điện phụ  thuộc vào bước sóng của  ánh sáng kích thích. C. Khi bứt khỏi catốt, electron quang điện có một động năng ban đầu nào đó. D. Động năng ban đầu cực dại của các electron quang điện không phụ thuộc vào bản   chất kim loại dùng làm catốt. Câu 6:  Giới hạn quang điện của natri là 0,50 m. Công thoát của electron ra khỏi bề  mặt của   kẽm lớn  hơn của natri là 1,4 lần. Giới hạn quang điện của kẽm là A. 0,76 m B. 0,70 m C. 0,40 m  D. 0,36 m Trả lời các câu hỏi 7, 8, 9 và 10 nhờ sử dụng dữ kiện sau: Công thoát electron khỏi một kim loại là 1,88eV. Dùng kim loại này làm catốt của một tế  bào  quang điện. Chiếu vào catốt của tế  bào quang điện này một ánh sáng có bước sóng   0,489 m.  Cho biết  h = 6,625.10−34 J.s; c = 3.108m/ s; me = 9,1.10−31kg; e = 1,6.10−19C . Câu 7: Giới hạn quang điện của kim loại dùng làm catốt của tế bào quang điện trên có thể nhận   giá trị  đúng nào trong các kết quả sau:     A.  λ 0 = 6,600µm  B.  λ 0 = 0,661µm C.  λ 0 = 0,066µm D. Một giá trị khác Câu 8:  Vận tốc cực đại của các electron thoát ra khỏi catốt của tế bào quang điện trên là: A.  vmax = 4,82.105mm/ s      B.  vmax = 4,82.105cm/ s C.  vmax = 4,82.105m/ s D.  vmax = 4,82.1010 m/ s             Câu 9: Gỉa thuyết các electron thoát ra khỏi catốt đều bị hút về anốt, khi đó dòng quang điện có   cường  độ I =  0,32mA. Số electron thoát ra khỏi catốt trong mỗi giây là     A.  n = 2.1015 hạt  B.  n = 2.1017 hạt     P 1 of 7
  2. CÂU HỎI & BÀI TẬP TNKQ VẬT LÝ 12 – CHƯƠNG VIII C.  n = 2.1019 hạt     D.  n = 2.1013 hạt         Câu 10: Hiệu điện thế giữa anốt và catốt phải thỏa mãn điều kiện gì để không một electron nào  từ  catốt về được anốt? A.  U AK −0,66V   B.  U AK −0,66V C.  U AK 0,66V D. Một giá trị khác   Câu 11: Electron quang điện bị bứt khỏi bề mặt kim lọai khi được chiếu sáng nếu ánh sáng kích  thích có: a. Bước sóng lớn b. Cường độ mạnh c. Bước sóng nhỏ hơn một giới hạn đối với mỗi kim lọai d. Được chiếu sáng nhiều lần trong một giây Câu 12: Chiếu ánh sáng có bước sóng 0,18.10­6m vào tấm kim lọai có công thoát bằng 7,2.10­19J  thì vận tốc ban đầu cực đại của electron quang điện là: a. 0,70.106m/s b. 0,91.106m/s c. 1,25.106m/s d. 1,50. 106m/s Câu 13: Động năng ban đầu cực đại của các electron quang điện phụ thuộc vào a. Cường độ chùm sáng sáng kích thích b. Bước sóng ánh sáng kích thích c. Bản chất kim lọai dùng làm catốt d. b,c đúng Câu 14: Chọn câu trả lời đúng:   Các vạch  H , H , H , H thuộc dãy: a) Dãy Lyman. b) Dãy Paschen. c) Dãy Balmer. d) Thuộc nhiều dãy. e) Không thuộc dãy nào. Câu 15: Chọn câu trả lời đúng: Năng lượng ion hóa của nguyên tử Hydrô là: a) Năng lượng ứng với n =  . b) Năng lượng cần cung cấp cho nguyên tử  Hydrô để đưa electron từ mức năng  lượng ứng với ( n=1) lên mức ( n =  ) c) Năng lượng ứng với n = 1 . d) Câu a và c đúng. Câu 16: Chọn câu trả lời đúng: Khi nguyên tử  Hydrô chuyển từ quỹ đạo M về quỹ đạo L: a) Nguyên tử phát ra phôtôn có năng lượng  EM EL . E EL b) Nguyên tử phát ra phôtôn có tần số f =  M . h c) Nguyên tử phát ra một vạch quang phổ thuộc dãy Balmer. d) Các câu a, b, c đều đúng. e) Câu a và c đúng. Câu 17: Dãy Lymain ứng với sự chuyển cua electron từ các quỹ đạo cao về quỹ đạo: a) K b) L c) M d) N e) O Câu 18: Trong 3 dãy quang phổ vạch của Hydrô các vạch nằm trong vùng khả kiến thuộc về: a) dãy pasen b) dãy Lyman. c) Dãy Balmer. d) Dãy Paschen và dãy Balmer Câu 18: Năng lượng ion hóa nguyên tử hydrô là: P 2 of 7
  3. CÂU HỎI & BÀI TẬP TNKQ VẬT LÝ 12 – CHƯƠNG VIII a) Năng lượng ứng với n =  . b) Năng lượng cần cung cấp cho nguyên tử hydrô  để ion hóa nó. c) Trị tuyệt đối của năng lượng E1 = 13,6 eV. d) Các câu trên đều đúng. e) Câu b và c đúng. Câu 19: Chọn câu trả lời đúng: Cho bán kính quĩ đạo Bohr thứ nhất 0,53.10­10 m. Bán kính quĩ đạo Bohr thứ năm là: a) 2,65.10­10 m. b) 0,106.10­10 m. c) 10,25.10­10 m. d) 13,25.10­10 m. e) 2,65.10­10 m.   Chọn câu d vì rn = r0.n2 = 0,53.10­10.25 = 13,25.10­10 m. Câu 20: Chọn câu trả lời đúng: Cho bán kính quĩ đạo Bohr thứ hai là 2,12.10­10 m. Bán kính  bằng 19,08. 10­10 m ứng với bán  kính quĩ đạo Bohr thứ : a) 4 b) 5 c) 6 d) 7 e) 8 Câu 21: Mức năng lượng của các quỹ đạo dừng của nguyên tử hidrô lần lượt từ trong ra là –  13,6 eV,  13,6 ­3,4 eV, ­1,5 eV…….( En = ­  2 eV ;  với n = 1,2,3….). n Một vạch của dãy Paschen có  1875nm  ứng với sự chuyển của electron giữa các quỹ đạo: a) M về L b) N về L c) N về M d) O về N d) O về M. Câu 22: Nguyên tử Hydrô có thể bức xạ được ánh sáng có bước sóng ngắn nhất là 0,0913 m .  Năng lượng cần thiết để ion hóa nguyên tử Hydrô là: a) 9,8  eV. b) 13,6  eV c) 15,1  eV d) 10,5  eV e) 11,2  eV. Câu 23: Nhận định nào sau đây sai: a) Năng lượng mà nguyên tử hay phân tử  hấp thụ  hoặc bức xạ là những phần rời rạc không  liên tục. b) Ở trạng thái dừng, nguyên tử không bức xạ . c) Khi nguyên tử chuyển từ  trạng thái dừng có mức năng lượng cao  sang trạng thái  dừng có mức năng lượng thấp hơn  nguyên tử hấp thu năng lượng. d) Ở trạng thái dừng, electron  chuyển động trên các quỹ đạo xác định. e)  Nguyên tử ở trạng thái dừng có mức năng lượng càng thấp thì càng bền vững. Câu 24: Chọn câu đúng: Các vạch quang phổ nằm trong vùng tử ngoại của nguyên tử Hydrô thuộc về dãy: a) dãy pasen b) dãy Lyman. c) Dãy Balmer. d) Dãy Lyman  và dãy Balmer. Câu 25: Chọn câu đúng: Các vạch quang phổ nằm trong vùng hồng ngoại của nguyên tử Hydrô thuộc về dãy: a) dãy pasen b) dãy Lyman. c) Dãy Balmer. d) Dãy Paschen và dãy Balmer. Câu 26: Trong quang phổ của nguyên tử Hydrô, vạch thứ nhất và  thứ tư của dãy Balmer. có  bước sóng tương ứng là  0,6563  m  và  = 0,4102  m . Bước sóng của vạach thứ ba  trong dãy Pasen là: a)   0,9863 m P 3 of 7
  4. CÂU HỎI & BÀI TẬP TNKQ VẬT LÝ 12 – CHƯƠNG VIII b)   1,8263 m c)    1,0982 m d)  1,0939 m e)  Đáp số khác. .**Trong quang phổ của nguyên tử Hydrô các bước sóng   của các vạch quang phổ như sau: Vạch thứ nhất của dãy laimain:  LK 0,121586. m Vạch đỏ  H  của dãy Banme:      0,656279. m Câu 27: Tần số của các bức xạ trên là: a) 2,468.1015 Hz ;  0,160.1015Hz. b) 0,274.1015 Hz ;  0,234.1015Hz c) 0,457.1015 Hz ;  2,468.1015Hz d) 1,495.1015 Hz ;  3,165.1015Hz e)  Đáp số khác. Câu 28: Bước sóng của vạch quang phổ thứ hai của dãy Laiman: a)  0,1026 m . b)  0,521 m c) 0,0567 m d) 0,120 m      e) 0,2103 m  Câu 29: Cho hai chùm sáng đơn sắc có cường độ  sáng, tần số theo thứ tự  I 1, f1, I2, f2 lần lượt                 I chiếu vào catốt của một tế bào quang điện . Ta được các                                                đặc trưng vôn – ampe như hình vẽ. Trong các yếu tố sau         Ibh2                                        2     đây :        Ibh1                                  1 c c (1): I1 > I2 ; (2):  λ0  ; (3): f2 > f1 ; (4) :  λ0  . Các  f2 f1 yếu tố nào Sai : A. (1) và (2)  B (1) và (4)          O                                          U C. (2) và (3) D (2) và (4) Câu 30: Kim loại làm catốt của một tế bào quang điện có công thoát là 3,62.10­19J. Hiệu điện thế  hãm là 2,16V. (h = 6,62.10­34J/s; e = 1,6.10­19C). Bước sóng ánh sáng chiếu vào catốt là : A. 0,56 ìm B. 0,18 ìm C. 0,028 ìm D. 0,28ìm Câu 31: Mỗt tế bào quang điện được sử dụng với ánh sáng có bước soanh,4  ìm> Công thoát của  electron khỏi catốt của tế bào quang điện là 3.10 ­19J(h = 6,62.10­34J/s; e = 1,6.10­19C). Động năng  ban đầu cực đại của quang electron là: A. 12,25eV B. 122,5eV C. 1,96.10­19J D.0,196.10­19J    Câu  32:  Một dòng quang  điện  có cường   độ  bảo hòa là 0,32mA  (e  = 1,6.10 ­19C). Số  quang  electron thoát khỏi catốt trong 10s là : A. 2.1016 J B. 20.1016J C, 2.1015J D. 0,2.1015J Câu 33: Chiếu lần lượt đến catốt của tế bào quang điện hai bức xạ có bước sóng lần lượt là 0,3  µm và 0,2 µm thì vận tốc ban đầu cực đại của các quang electron tương  ứng là v01 và v02 (v01 =  1/3 v02 ). Giới hạn quang điện của kim loâi làm catốt là : A. 0,4 µm B. 0,3 µm C. 0,6 µm D. 0,5 µm    Câu 34: Điều nào sau đây là SAI khi nói đến những kết quả rút ra từ thí nghiệm với tế bào  quang điện? a. Hiệu điện thế giữa anốt và catốt của tế bào quang điện luôn có giá trị âm khi dòng quang  điện triệt tiêu. P 4 of 7
  5. CÂU HỎI & BÀI TẬP TNKQ VẬT LÝ 12 – CHƯƠNG VIII b. Dòng quang điện vẫn tồn tại ngay cả khi hiệu điện thế giữa  anốt và catốt của tế bào  quang điện bằng không. c. Cường độ dòng quang điện bảo hòa không phụ thuộc vào cường độ chùm sáng kích thích. d. Giá trị của hiệu điện thế hãm phụ thuộc vào bước sóng của chùm sáng kích thích. Câu 35: hiện tượng quang điện là : a. hiện tượng electron bứt ra khỏi bề mặt tấm kim loại khi có ánh sáng thích hợp chiếu vào  nó. b. hiện tượng electron bứt ra khỏi bề mặt tấm kim loại khi tấm kim loại bị nung nóng đến  nhiệt độ rất cao  c. hiện tượng electron bứt ra khỏi bề mặt tấm kim loại khi tấm kim loại bị nhiễm điện do  tiếp xúc với một vật đã bị nhiễm điện khác d. hiện tượng electron bứt ra khỏi bề mặt tấm kim loại khi do bất kỳ nguyên nhân nào khác Câu 36: Cường độ dòng quang điện bão hòa a. tỉ lệ nghịch với cường độ chùm sáng kích thích. b. tỉ lệ thuận  với cường độ chùm sáng kích thích. c. không phụ thuộc vào cường độ chùm sáng kích thích. d. tăng tỷ lệ thuận với bình phương cường độ chùm sáng kích thích. Câu 37: Phát biểu nào sau đây là SAI khi nói về thuyết lượng tử ánh sáng a. Những nguyên tử hay phân tử vật chất không hấp thụ hay bức xạ áng sáng một  cách liên tục mà thành từng phần riêng biệt, đứt quãng. b. Chùm áng sáng là dòng hạt, mỗi hạt gọi là một phôtôn. c. Năng lượng của các phô tôn ánh sáng là như nhau, không phụ thộc vào bước sóng  của ánh sáng. d. Khi ánh sáng truyền đi, lượng tử ánh sáng không bị thay đổi, không phụ thuộc  khoảng cách tới nguồn sáng Câu 38: Phát biểu nào sau đây sai? Động năng ban đầu cực đại của các electron quang điện: a. không phụ thuộc vào cường độ chùm sáng kích thích b. phụ thuộc vào bước sóng của ánh sáng kích thích c. không phụ thuộc vào bản chất kim loại dùng làm catốt  d. phụ thuộc vào bản chất kim loại dùng làm catốt Câu 39: Các vạch trong dãy Lai­man thuộc vùng nào trong các vùng sau? a. vùng hồng ngoại b. vùng ánh sáng nhìn thấy c. vùng tử ngoại d. Một phần nằm trong vùng ánh sáng nhìn thấy, một phần nằm trong vùng tử ngoại. Câu 40: Các vạch trong dãy Ban­me thuộc vùng nào trong các vùng sau? a. vùng hồng ngoại b. vùng ánh sáng nhìn thấy c. vùng tử ngoại d  Một phần nằm trong vùng ánh sáng nhìn thấy, một phần nằm trong vùng tử ngoại. Câu 41: Các vạch trong dãy Pa­sen thuộc vùng nào trong các vùng sau? A. vùng hồng ngoại B. vùng ánh sáng nhìn thấy C. vùng tử ngoại D. Một phần nằm trong vùng ánh sáng nhìn thấy, một phần nằm trong vùng tử ngoại. Câu 42: Chiếu một bức xạ có bước sóng  L = 0,18 µm vào bản catốt của một tế bào quang điện  có giới hạn quang điện L0 = 0,3 µm. vận tốc ban đầu cực đại của quang electron là : a. 9,85 m/s           b. 9,85.103 m/s       c. 9,85.104 m/s      d. 9,85.105 m/s          P 5 of 7
  6. CÂU HỎI & BÀI TẬP TNKQ VẬT LÝ 12 – CHƯƠNG VIII Câu 43: Chiếu một bức xạ có bước sóng  L = 0,18 µm vào bản catốt của một tế bào quang điện  có giới hạn quang điện L0 = 0,3 µm. Hiệu điện thế hãm cần thiết để triết tiêu dòng quang điện  là: a. 2, 56 V           b. 2,66V           c. 2,76V            d. 2,86V Câu 44: Hiện tượng quang dẫn là hiện tượng : A. Giảm điện trở của chất bán dẫn khi bị chiếu sáng. B. Giảm mạnh điện trở của chất bán dẫn khi bị chiếu sáng. C. Giảm điện trở của vật dẫn khi bị chiếu sáng. D. Giảm mạnh điện trở của vật dẫn khi bị chiếu sáng. Câu 45: Chọn câu sai : A. Hiện tượng khi ánh sáng thích hợp chiếu vào catốt của tế bào quang điện thì electron sẽ bật  ra khỏi ca tốt gọi là hiện tượng quang điện ngoài. B. Hiện tượng giải phóng các electron liên kết trong chất bán dẫn để  cho chúng trở  thành các   electron dẫn gọi là hiện tượng quang điện bên trong. C. Hiện tượng giảm mạnh điện trở  của chất bán dẫn khi bị  chiếu sáng gọi là hiện tượng   quang dẫn. D. Trong hiện tượng quang dẫn, mỗi phôtôn của ánh sáng kích thích khi bị hấp thụ  sẽ  giải phóng các electron dẫn. Câu 46: Chọn phương án đúng : I. Quang điện. II. Quang dẫn. III. Quang hóa. IV. Giao thao.   Thuyết lượng tử ánh sáng giải thích đúng cho các hiện tượng : A.  I, II, III, IV B.  I. II, III C.  I, II D. I, IV Câu 47: Chọn phương án sai về hiện tượng quang dẫn và quang điện :  A. Công thoát của các kim loại phần nhiều lớn hơn năng lượng cần thiết  để  giải phóng  electron liên kết trong các bán dẫn. B. Phần lớn các quang trở hoạt động được với ánh sáng hồng ngoại. C. Phần lớn các tế bào quang điện hoạt động được với ánh sáng hồng ngoại. D. Chỉ  có các tế  bào quang điện có catốt phủ  kim loại kiềm là hoạt động được với ánh sáng  nhìn thấy. Câu 48: Chọn phương án sai :  A.  Pin quang điện là một nguồn điện trong đó quang năng biến đổi qua hóa năng để  thành điện năng. B. Pin quang điện hoạt động dựa vào hiện tượng quang điện bên trong xảy ra trong một chất  bán dẫn. C. Trong pin quang điện đồng oxit, khi chiếu ánh sáng có bước sóng thích hợp vào mặt lớp   Cu2O thì sẽ giải phóng các electron liên kết trong Cu2O thành electron dẫn. D. Pin quang điện có nhiều ứng dụng từ máy tính bỏ túi đến trên các vệ tinh, con tàu vũ trụ. Câu 49: Chọn phương án sai :  A. Quang trở là dụng cụ có điện trở giảm mạnh khi bị ánh sáng thích hợp chiếu vào. B. Quang trở có cấu tạo cơ bản gồm một lớp chất bán dẫn phủ trên một tấm nhựa cách điện   và có hai điện cực kim loại gắn vào lớp chất bán dẫn đó. C. Ngày nay, quang trở được dùng thay cho các tế bào quang điện trong hầu hết các mạch điều  khiền tự động. D. Khi nối hai cực quang trở với một ngu ồn điện khoảng vài vôn thì có một dòng điện   xuất hiện. Câu 50: Chọn câu sai về hiện tượng quang điện bên trong và hiện tượng quang điện ngoài :  A. Cả hai hiện tượng đều là phôton của ánh sáng bứt  electron.  B. Cả hai hiện tượng đều có một giới hạn quang điện  O cho mỗi chất.  P 6 of 7
  7. CÂU HỎI & BÀI TẬP TNKQ VẬT LÝ 12 – CHƯƠNG VIII C. Giới hạn quang điện của hiện tượng quang điện ngoài nằm trong vùng hồng ngoại. D. Hiện tượng quang điện bên trong được áp dụng để làm các quang trở, pin quang điện. Câu 51: Công cần thiết để bứt electron ra khỏi liên kết ở hiện tượng quang điện bên trong nhỏ  hơn công cần thiết để bứt electron ra khỏi kim loại ở hiện tượng quang điện ngoài.  Vì giới hạn  quang điện của hiện tượng quang điện bên trong nhỏ hơn giới hạn quang điện của hiện tượng   quang điện ngoài. A. Phát biểu đúng, giải thích đúng. B. Phát biểu sai, giải thích sai. C. Phát biểu đúng, giải thích sai. D. Phát biểu sai, giải thích đúng. Câu 52:  Ở  hiện tượng quang điện ngoài thì electron bị  bứt ra khỏi khối chất,  ở  hiện tượng   quang điện bên trong thì electron chỉ  bị  bứt khỏi liên kết trở  thành electron tự  do chuyển động   trong khối chất. A. Phát biểu 1 đúng, phát biểu 2 đúng. B. Phát biểu 1 sai, phát biểu 2 sai. C. Phát biểu 1 đúng, phát biểu 2 sai. D. Phát biểu 1 sai, phát biểu 2 đúng. Câu 53: Chọn phương án sai :  A. Sự phát quang là hiện tượng phát ánh sáng lạnh của một số vật khi có ánh sáng thích hợp   chiếu vào. B. Sự huỳnh quang là sự phát quang trong đó ánh sáng phát quang tắt ngay sau khi tắt ánh sáng   kích thích. C. Sự  lân quang là sự  phát quang trong đó ánh sáng phát quang vẫn còn tồn tại một thời gian  sau khi tắt áng sáng kích thích. D. Sự huỳnh quang xảy ra đối với chất rắn, còn sự lân quang xảy ra đối với chất khí và   chất lỏng. Câu 54: Chọn phương án đúng :  A. Ánh sáng lân quang có thể tồn tại dù ánh sáng kích thích không tồn tại. B. Ánh sáng huỳnh quang có thể tồn tại dù ánh sáng kích thích không tồn tại. C.  Bước sóng của ánh sáng phát quang bao giờ  cũng lớn hơn bước sóng của ánh sáng   kích thích. D. Ánh sáng phát quang luôn xảy ra đối với các chất khi được kích thích bằng ánh sáng thích  hợp. Câu 55: Chọn phương án sai :  A. Hiện tượng quang hóa là hiện tượng một số phản  ứng hóa học xảy ra khi có tác dụng của  ánh sáng. B. Hiện tượng quang hợp là hiện tượng quang hóa xảy ra đối với cây xanh trong quá trình hấp   thu và phân tích CO2 của không khí để tạo thành các chất hữu cơ cần thiết. C.   Dưới   tác   dụng   của   ánh   sáng   kích   thích,   một   số   phân   tử   AgBr   bị   phân   tích   :   AgBr hf Ag Br . Phản ứng này là cơ sở của kỹ thuật chụp ảnh. D. Các phản ứng quang hóa là các phản ứng hóa học xảy ra và giải phóng ánh sáng. Hết chương VIII P 7 of 7
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2