intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

CÂU KỶ TỬ (Kỳ 1)

Chia sẻ: Tu Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

84
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tên Việt Nam: Kỷ tử, Câu khởi, Khởi tử, Địa cốt tử, Khủ khởi. Tác dụng: + Bổ ích tinh huyết, cường thịnh âm đạo (Bản Thảo Kinh Tập Chú). + Bổ ích tinh bất túc, minh mục, an thần (Dược Tính Bản Thảo). + Trừ phong, bổ ích gân cốt, khử hư lao (Thực Liệu Bản Thảo). + Tư thận, nhuận phế (Bản Thảo Cương Mục). + Chuyên bổ thận, nhuận phế, sinh tân, ích khí, là thuốc chủ yếu bổ can thận chân âm bất túc, là thuốc tốt để ích tinh, minh mụ c... (Bản Thảo Kinh Sơ) + Kỷ tử có...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: CÂU KỶ TỬ (Kỳ 1)

  1. CÂU KỶ TỬ (Kỳ 1) Tên Việt Nam: Kỷ tử, Câu khởi, Khởi tử, Địa cốt tử, Khủ khởi. Tác dụng: + Bổ ích tinh huyết, cường thịnh âm đạo (Bản Thảo Kinh Tập Chú).
  2. + Bổ ích tinh bất túc, minh mục, an thần (Dược Tính Bản Thảo). + Trừ phong, bổ ích gân cốt, khử hư lao (Thực Liệu Bản Thảo). + Tư thận, nhuận phế (Bản Thảo Cương Mục). + Chuyên bổ thận, nhuận phế, sinh tân, ích khí, là thuốc chủ yếu bổ can thận chân âm bất túc, là thuốc tốt để ích tinh, minh mụ c... (Bản Thảo Kinh Sơ) + Kỷ tử có tác dụng tư bổ can thận, sinh tinh huyết, minh mục, nhuận phế (Trung Dược Học). + Tư dưỡng Can Thận (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). Chủ trị: + Trị xoay xẫm, chóng mặt do huyết hư, thắt lưng đau, di tinh, tiểu đường (Trung Dược Học). + Trị các chứng can thận âm hư, âm huyết hư tổn, chứng tiêu khát, hư lao, khái thấu (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược). Liều dùng: 8 – 20g.
  3. Kiêng kỵ: + Câu kỷ tử có tính chất nê trệ, vì vậy, thận trọng đối với những bênh nhân tỳ vị hư yếu, tiêu chảy kéo dài (Trung Dược Học). + Tỳ vị suy nhược, tỳ hư thấp trệ tiêu chảy cấm dùng, có ngoại tà thực nhiệt cấm dùng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sá TÌM HIỂU SÂU THÊM VỀ CÂU KỶ TỬ
  4. Tên Hán Việt khác: Vị thuốc câu KỶ TỬ CÒN GỌI Cẩu kế tử (Nhĩ Nhã), Cẩu cúc tử (Bản Thảo Diễn Nghĩa), Khổ kỷ tử (Thi Sơ), Điềm thái tử (Bản Thảo Đồ Kinh), Thiên tinh tử (Bảo Phát), Địa cốt tử, Địa tiết tử (Bản Kinh), Địa tiên tử (Nhật Hoa Tử Bản Thảo), Khước lão tử, Dương nhủ tử, Tiên nhân trượng tử, Tây vương mẫu trượng tử, Cẩu kỵ tử, (Biệt Lục), Xích bảo, Linh bàng tử, Nhị thi lục, Tam thi lục, Thạch nạp cương, Thanh tinh tử, Minh nhãn thảo tử, Tuyết áp san hô (Hòa Hán Dược Khảo). Tên khoa học:
  5. Fructus Lycii. Họ khoa học: Thuộc họ Cà (Solanaceae). Mô tả: Là cây bụi mọc đứng, phân cành nhiều, cao 0,5-1,5m. Cành mảnh, thỉnh thoảng có gai ngắn mọc ở kẽ lá. Lá nguyên nhẵn, mọc cách, một số mọc vòng, cuống lá ngắn, phiến lá hình mũi mác, hẹp đầu ở gốc. Hoa nhỏ mọc đơn độc ở kẽ lá hoặc có một số hoa mọc chụm lại. Đài nhẵn, hình chuông, có 3-4 thùy hình trái xoan nhọn, xẻ đến tận giữa ống. Tràng màu tím đỏ, hình phễu, chia 5 thùy hình trái xoan tù, có lông ở mép. Nhị 5, chỉ nhị hình chỉ đính ở đỉnh của ống tr àng, dài hơn tràng. Bầu có 2 ô, vòi nhụy nhẵn dài bằng nhụy, đầu nhụy chẻ đôi. Quả mọng hình trứng, khi chín màu đỏ sầm, hoặc vàng đỏ. Hạt nhiều hình thân dẹp. Ra hoa từ tháng 6-9, có quả từ tháng 7-10. Địa lý:
  6. Có nhiều ở Trung Quốc nước ta còn phải nhập, có ở các tỉnh biên giới Việt Nam như Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam. Phần dùng làm thuốc: Dùng quả khô rụng (Fructus Lycii).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2