intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cây Bá bệnh - có chữa bách bệnh?

Chia sẻ: Ps Ps | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

217
lượt xem
25
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Gần đây, nhiều người vùng cao đổ xô đi đào rễ cây Bá bệnh, còn được gọi là cây Mật nhân, có tên khoa học Eurycoma longifolia, thuộc họ Thanh thất (Simaroubaceae), và nhiều thông tin về công dụng chữa trăm thứ bệnh của nó đã làm cho giá cây Mật nhân tăng vọt từ 30.000 lên 200.000 đồng 1 kg. Cây thuộc loại tiểu mộc, cao chỉ khoảng 2 - 8 m, có nhiều lông. Lá kép lông chim, gồm nhiều đôi lá chét không cuống, mọc đối, mặt trên xanh bóng, mặt dưới trắng mốc. Cuống lá có...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cây Bá bệnh - có chữa bách bệnh?

  1. Cây Bá bệnh - có chữa bách bệnh? Gần đây, nhiều người vùng cao đổ xô đi đào rễ cây Bá bệnh, còn được gọi là cây Mật nhân, có tên khoa học Eurycoma longifolia, thuộc họ Thanh thất (Simaroubaceae), và nhiều thông tin về công dụng chữa trăm thứ bệnh của nó đã làm cho giá cây Mật nhân tăng vọt từ 30.000 lên 200.000 đồng 1 kg. Cây thuộc loại tiểu mộc, cao chỉ khoảng 2 - 8 m, có nhiều lông. Lá kép lông chim, gồm nhiều đôi lá chét không cuống, mọc đối, mặt trên xanh bóng, mặt
  2. dưới trắng mốc. Cuống lá có màu nâu đỏ. Cụm hoa hình chùm kép hoặc hình tán mọc giữa ngọn, phủ đầy lông. Trái hình trứng hơi dẹt, có rãnh giữa, khi chín màu vàng đỏ chứa 1 hột, mặt trên hột có nhiều lông ngắn. Chúng tôi xin giới thiệu vài nét để làm rõ hơn về công dụng của nó. Người ta thường quảng cáo: Tongkat Ali, một Viagra thảo dược Cây Bá bệnh là cây của vùng Ấn Độ, Malaysia, Việt Nam…, mọc hoang ở các vùng núi, rừng thưa. Người ta thu hoạch rễ cây, đặc biệt ở những cây phát triển khoảng 7 năm hoặc hơn thì chất lượng tốt hơn. Ở Malaysia và Singapore, Bá bệnh được chế thành thuốc với tên gọi là “Tongkat Ali”; Thái Lan thì gọi là “Piak” hoặc “Tung Saw”; “Pasak Bumi” ở Indonesia. Được dùng như một loại thuốc tăng lực, chữa sốt rét và quan trọng hơn hết là chữa bệnh bất lực. Nhiều tạp chí về sức khỏe cũng đã cho biết rằng những chất có trong Bá bệnh giúp hưng phấn tình dục, giúp gia tăng tần suất hoạt động tình dục. Nhưng cũng có nhiều nghiên cứu không công nhận tác dụng nói trên. Bá bệnh được dùng phổ biến cho nam giới vì có tính chất giống như testosteron, được xem như là một Viagra thảo dược với tên thương mại như Via Plus hoặc Long Jack. Vài nhà nghiên cứu cho là nó có tác dụng điều trị rối loạn cương dương và nâng cao thể trạng cơ thể. Các thí nghiệm trên chuột đực được cho uống nước sắc rễ Bá bệnh, người ta ghi nhận số lượng tinh trùng và nồng độ testosteron trong huyết tương gia tăng.
  3. Các công dụng khác của Bá bệnh như làm thuốc hạ sốt, kháng khuẩn, chống loét, kháng ung bướu, độc tính trên tế bào cũng được ghi nhận, đặc biệt trên tế bào ung thư vú và ung thư phổi. Năm 2003 trên một tạp chí y khoa thể thao của Malaysia cũng công bố tác dụng làm mạnh và làm tăng kích thước cơ bắp của Bá bệnh khi so sánh với một loại giả dược, do đó nó rất hiệu quả đối với các vận động viên thể hình, thể lực. Dạng dùng, cách dùng Dạng dịch chiết nước với nồng độ 1/20, 1/50, 1/100 hoặc 1/200, được bán rộng rãi trên thị trường, do đó cũng khó phân biệt được thật - giả, vì vậy các nhà chuyên môn cần đưa ra tiêu chuẩn dựa trên thành phần hoạt chất có trong rễ, gồm glycosaponin (35 - 45%) và eurycomanon (khoảng 2%). Người ta chiết xuất dạng nước và bào chế thành viên để dễ sử dụng. Nghiên cứu độc tính trên thực nghiệm cho thấy rằng LD50 (liều giết chết 50% động vật thử nghiệm) là 1,5 - 2 g/kg dạng dịch chiết cồn và 3 g/kg dạng chiết nước. Độc tính cấp xảy ra với liều 0,6 g/kg. Độc tính trường diễn được khảo sát với liều 0,4 g/kg có thể gây suy gan, thận, lách và tinh hoàn. Liều tối đa mỗi lần cho người lớn trong ngày không được quá 1 g, dạng uống là tốt nhất, dùng 1 tuần - 10 ngày, nghỉ một đợt khoảng 10 ngày, rồi dùng tiếp đợt 2.
  4. Cây Bá bệnh ở Việt Nam Riêng Bá bệnh ở Việt Nam thì theo tài liệu ghi nhận chỉ tìm thấy một chất đắng trong vỏ cây với tên gọi là quassin, chưa rõ tác dụng, chỉ thấy dân gian hay dùng dạng sắc hoặc ngâm rượu uống (8 - 16 g/ngày) chữa bệnh tứ thời cảm mạo, khí huyết kém, ăn uống không tiêu, trong ngực có khối u, tay chân tê mỏi, đau khớp, sốt, tả lỵ, ngộ độc rượu, phụ nữ đau bụng kinh. Tác dụng phụ của Bá bệnh Bá bệnh mọc hoang rất nhiều ở nước ta, việc thu hoạch cây cũng đem lại cho người dân địa phương nhiều lợi nhuận, tuy nhiên cần hiểu rõ tác dụng và cách dùng sao cho hiệu quả vì đây là cây thuốc có thể gây ảnh hưởng trên tính mạng người dùng (dễ ngộ độc vì liều gây độc thấp). Không nên tự ý sử dụng khi chưa có kết quả nghiên cứu rõ ràng. Ở các nước như Ấn Độ, Malaysia… tuy có nhiều nghiên cứu được công bố về hiệu quả của Bá bệnh, mặc dù họ cho rằng không có tác dụng phụ, nhưng theo ý kiến của nhiều người, khi dùng ở liều hơi cao rễ cây Bá bệnh, một trong những tác dụng phụ quan trọng thường gặp nhất là gây mất ngủ, hiện tượng mất ngủ kéo dài trong nhiều ngày dẫn đến nguy cơ làm giảm hưng phấn tình dục. Nó còn làm gia tăng thân nhiệt, gây bồn chồn lo lắng, làm giảm tính kiên nhẫn và có khi gây nóng nảy tức giận, vì thế cần cảnh giác với những người thường xuyên lái xe ở những nơi đông đúc thì không nên uống cây này hoặc chỉ sử
  5. dụng ở liều thật thấp. Lời khuyên là nên uống liều thấp trong nhiều ngày vẫn tốt hơn là dùng liều mạnh trong một ngày. Riêng phụ nữ có thai thì không nên dùng. DS. LÊ KIM PHỤNG
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2