intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cây chè - Thức uống, vị thuốc

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

58
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chè là loại cây được dùng làm nước uống quen thuộc trong nhân dân, được trồng nhiều ở các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Lâm Đồng,... Lá tươi nấu nước uống gọi là chè xanh, hoặc hái búp và lá non sao, vò rồi sao khô pha nước uống gọi là chè khô (chè mạn), dùng chè khô tẩm ướp một số loài hoa gọi là chè hương, hoặc cho lên men mới phơi sấy khô để chế biến thành chè đen. Chè là loại cây nhỡ, cao 1 - 6m. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cây chè - Thức uống, vị thuốc

  1. Cây chè - Thức uống, vị thuốc Chè là loại cây được dùng làm nước uống quen thuộc trong nhân dân, được trồng nhiều ở các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Lâm Đồng,... Lá tươi nấu nước uống gọi là chè xanh, hoặc hái búp và lá non sao, vò rồi sao khô pha nước uống gọi là chè khô (chè mạn), dùng chè khô tẩm ướp một số loài hoa gọi là chè hương, hoặc cho lên men mới phơi sấy khô để chế biến thành chè đen. Chè là loại cây nhỡ, cao 1 - 6m. Lá mọc so le, hình trái xoan, dài 4 - 10cm, rộng 2 - 2,5cm, nhọn gốc, nhọn tù có mũi ở đỉnh, phiến lá lúc non có lông mịn, khi già thì dày, bóng, mép khía răng cưa rất đều. Hoa
  2. to, có 5 - 6 cánh hoa màu trắng, mọc riêng lẻ ở nách lá, có mùi thơm, nhiều nhị. Quả nang thường có 3 van. Theo nghiên cứu, trong lá chè có tinh dầu, các dẫn xuất polyphenolic (flavonoid, catechol, tanin) các alcaloid cafein, theophyllin, theobromin, xanthin. Còn có các vitamin C, B1, B2, B3 và các men. Theo y học cổ truyền, chè có tác dụng thanh nhiệt giải khát, tiêu hoá tốt, lợi tiểu, định thần,... Dùng ngoài nấu nước ngâm rửa vết bỏng hay lở loét có tác dụng sát khuẩn, chóng lên da non... Tác dụng chữa bệnh của lá chè Ăn không tiêu, đầy bụng: Lấy 10g lá chè, 10g bột sơn trà (sao), 10g đường đỏ, đổ nước sôi vào hãm, 10 phút sau là uống được. Dùng 3 - 5 ngày.
  3. Chữa cảm sốt: Lá chè 3g, muối ăn 1g, hãm nước sôi uống 4 - 6 lần trong một ngày, dùng trong trường hợp cảm sốt, ho có đờm vàng, đau họng. Nếu cảm sợ lạnh, ho có đờm trắng thì dùng 3g lá chè, 3 miếng gừng đem hãm với nước sôi uống. Chữa bỏng nhẹ: Lấy một nắm lá chè sắc nước đặc, để nguội ngâm vết bỏng hoặc dùng vải mỏng nhúng vào nước chè nguội rồi đắp vào chỗ bỏng, mỗi lần 10 - 15 phút, ngày làm 2 - 3 lần sẽ làm dịu đau, tránh phồng da, chóng lên da non.
  4. Nước ăn chân: Lá chè già 400g, phèn chua 60g, sắc lấy nước đặc, để nguội bôi vào vùng da bị nước ăn chân, ngày 2 - 3 lần, bôi đến khi khỏi. Da bị nẻ: Trước khi đi ngủ lấy một nhúm chè, nhai nát, nhuyễn thì đắp vào chỗ nẻ, rồi lấy băng buộc vào, sáng hôm sau thì bỏ ra. Nhiệt miệng: Lá chè có tác dụng diệt khuẩn, tiêu viêm nên thường xuyên dùng nước chè súc miệng có tác dụng chữa nhiệt miệng hiệu quả. Làm sạch và ngăn ngừa vi khuẩn gây viêm nhiễm vùng kín ở chị em phụ nữ: Lá chè một nắm, rửa sạch, đun nước để rửa vệ sinh vùng kín hàng ngày. Chú ý: Không uống chè khi đói sẽ gây cảm giác cồn cào, hoa mắt, chóng mặt. Không uống ngay sau bữa ăn vì trong chè có chứa tanin, nếu sau khi ăn uống chè xanh thì chất sắt và protein trong thức ăn sẽ kết hợp với chất tanin, làm giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của cơ thể. Không nên uống trước khi đi
  5. ngủ vì chè gây kích thích thần kinh gây khó ngủ. Người bị táo bón nên hạn chế uống nhiều nước chè. Phụ nữ có thai cũng không nên uống nhiều nước chè để tránh nguy cơ bị thiếu máu, mất ngủ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2