intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cây cỏ chữa bệnh đường tiêu hóa

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

102
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ở Việt Nam, có nhiều loại cây có khả năng ức chế E.Coli và điều trị có hiệu quả bệnh đường tiêu hóa theo kinh nghiệm dân gian và đã được khoa học phân tích, chứng minh. Trong số đó phải kể đến: rau sam, mơ lông, tỏi và lá hẹ. Rau sam. Ảnh: Internet Rau sam: Từ lâu, trong dân gian nước ta thường dùng rau sam làm thuốc sát khuẩn trong những chứng lở loét ngoài da, làm tiêu nhọt độc và làm lợi tiểu trong chứng tiểu buốt, tiểu dắt. Nghiên cứu khoa học cho thấy, rau...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cây cỏ chữa bệnh đường tiêu hóa

  1. Cây cỏ chữa bệnh đường tiêu hóa Ở Việt Nam, có nhiều loại cây có khả năng ức chế E.Coli và điều trị có hiệu quả bệnh đường tiêu hóa theo kinh nghiệm dân gian và đã được khoa học phân tích, chứng minh. Trong số đó phải kể đến: rau sam, mơ lông, tỏi và lá hẹ. Rau sam. Ảnh: Internet Rau sam: Từ lâu, trong dân gian nước ta thường dùng rau sam làm thuốc sát khuẩn trong những chứng lở loét ngoài da, làm tiêu nhọt độc và làm lợi tiểu trong chứng tiểu buốt, tiểu dắt. Nghiên cứu khoa học cho thấy, rau sam có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn lỵ và thương hàn.
  2. Dịch chiết rau sam bằng cồn êtylic có hiệu quả rõ rệt đối với trực khuẩn E.Coli, vi khuẩn lỵ và thương hàn. Theo Đông y, rau sam có vị chua tính lạnh, không có độc tính, vào ba kinh tâm, can và đại trường, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết tiêu viêm, nhuận trường lợi tiểu, thường được dùng trong các chứng viêm nhiễm, lở ngứa, kiết lỵ. Rau ram là một nguồn kháng sinh tự nhiên rất quý trong các chứng viêm nhiễm đường ruột và đường sinh dục, tiết niệu. Chữa kiết lỵ cấp tính: Rau sam tươi 100g, giã nát vắt lấy nước, đun nóng, cho thêm một chút mật ong hoặc đường vào để uống. Lưu ý: Vì rau sam hoạt huyết và tính hàn nên không sử dụng cho người có thai. Với những bệnh nhân có thể tạng hư hàn, hay đi tiểu lỏng khi sử dụng rau sam cần được phối hợp tốt với những vị thuốc cay, ấm để không làm trệ tỳ. Ngoài ra, do hàm lượng nitrate và oxalate có trong rau sam nên cần thận trọng khi dùng với người có tiền sử về sỏi thận.
  3. Cây mơ lông. Ảnh: Internet Mơ lông: Được dùng để chữa các chứng phong thấp, đau nhức, đau bụng, kiết lỵ, phù thũng, đầy bụng, chậm tiêu, trẻ nhỏ suy dinh dưỡng (cam tích, gan, lách sưng to, trùng độc, thoát giang (sa trực tràng) mụn nhọt mọc ở lưng, bạch đới, tổn thương do trật đả… Một số bài thuốc chữa bệnh tiêu hoá bằng lá mơ lông: Trị kiết lỵ do amip: 30g lá mơ thái chỉ trộn với lòng đỏ trứng gà. Gói vào lá chuối rồi nướng chín. Ngày ăn 2 lần, liên tục 5 – 8 ngày. Sau đó xét nghiệm phân nếu còn trứng amip ăn thêm một liệu trình nữa. Trị kiết lỵ giai đoạn khởi phát: Khi bị lỵ, người bệnh đi đại tiện nhiều lần, phân lẫn máu và chất nhày. Nếu có
  4. kèm sốt thì lấy một nắm lá mơ thái nhỏ, đập một quả trứng gà, trộn đều. Bọc hỗn hợp này bằng lá chuối, đem nướng chín, ăn ngày 3 lần, liên tục vài ngày sẽ khỏi. Trị lỵ do đại tràng tích nhiệt: Lá mơ 20g, lá phèn đen 20g, rửa sạch, dội qua nước sôi để ráo, giã nát, vắt lấy nước cốt uống 2 - 3 lần. Trị chứng sôi bụng, ăn khó tiêu: Lấy một nắm lá mơ tươi, rửa sạch, ăn kèm với cơm như rau hoặc giã nát lấy nước uống. Ăn, uống liền trong 2 – 3 ngày sẽ có kết quả. Trị tiêu chảy do nóng: Khi bị tiêu chảy do nhiệt với các biểu hiện phân khẳm, nước tiểu vàng, bụng quặn dau, đầy hơi, khát nước nhiều, hậu môn nóng rát dùng 16g lá mơ, 8g nụ sim sắc với 500ml nước lấy 200ml. Chia uống 2 lần trong ngày.
  5. Củ tỏi. Ảnh: Internet Tỏi: Tỏi có 3 hoạt chất chính allicin và liallyl sulfi de và ajoene. Allcin là hoạt chất mạnh nhất và quan trọng nhất của tỏi. Allicin không hiện diện trong tỏi. Tuy nhiên, khi được cắt mỏng hoặc đập dập và dưới sự xúc tác của chất aliin có sẵn trong tỏi biến thành allicin. Do đó càng cắt nhỏ hoặc càng đập nát, hoạt tính càng cao. Đun nấu sẽ đẩy nhanh quá trình mất chất này. Allicin là một chất kháng sinh tự nhiên rất mạnh, mạnh hơn cả penicillin. Theo Đông y, tỏi vị cay, tính ấm, hơi có độc, vào 2 kinh can, vị. Tỏi có tác dụng thông khiếu, giải phong, sát khuẩn, giải độc, tiêu nhọt, hạch. Các nghiên cứu khoa học cho thấy, dịch chiết xuất từ tỏi có khả năng ức chế 100% E.Coli. Chữa lỵ: Tỏi 10g giã nhỏ, ngâm vào 100ml nước nguội trong 2 giờ, lọc bỏ bã lấy nước thụt vào hậu môn, giữ lại khoảng 15 phút. Thụt mỗi ngày 1 lần. Đồng thời ăn mỗi ngày 6g tỏi sống chia 3 lần. Điều trị 5 – 7 ngày có kết quả. Lá hẹ cũng có tác dụng chữa lỵ: Lá hẹ 100g, rửa sạch, cắt nhỏ cho vào xay hoặc giã nhuyễn vắt lấy nước chia uống 3 lần trong ngày. Uống liền 5 - 7 ngày.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2