intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những cây thuốc chữa bệnh đường tiêu hóa

Chia sẻ: Mi Sa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

264
lượt xem
33
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Những cây thuốc chữa bệnh đường tiêu hóa Các chứng bệnh đường tiêu hóa thường gặp Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, táo bón; chán ăn, chậm tiêu; đau bụng vùng trên rốn, ợ hơi, ợ chua; đau bụng vùng dưới rốn, kèm theo táo hoặc tiêu lỏng; đau bụng quanh rốn hay chảy dãi; đau bụng vùng hố chậu trái, tiêu chảy hay táo bón... Mỗi triệu chứng, mỗi vị trí đau biểu hiện bệnh cảnh khác nhau nên cách xử lý cũng khác nhau, tất nhiên nếu dùng thuốc thì các thuốc cũng khác nhau. Đông y quy các chứng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những cây thuốc chữa bệnh đường tiêu hóa

  1. Những cây thuốc chữa bệnh đường tiêu hóa Các chứng bệnh đường tiêu hóa thường gặp Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, táo bón; chán ăn, chậm tiêu; đau bụng vùng trên rốn, ợ hơi, ợ chua; đau bụng vùng dưới rốn, kèm theo táo hoặc tiêu lỏng; đau bụng quanh rốn hay chảy dãi; đau bụng vùng hố chậu trái, tiêu chảy hay táo bón... Mỗi triệu chứng, mỗi vị trí đau biểu hiện bệnh cảnh khác nhau nên cách xử lý cũng khác nhau, tất nhiên nếu dùng thuốc thì các thuốc cũng khác nhau. Đông y quy các chứng bệnh trên vào bệnh lý ở tỳ vị là chính, ngoài ra theo lý luận tạng phủ, còn liên quan đến các cơ quan khác như: phế- đại tràng, tâm-tiểu trường, can- đởm. Nói như vậy để thấy tính phức tạp của những bệnh lý đường tiêu hóa. Trong phạm vi bài này xin giới thiệu một số vị thuốc thường dùng để chữa các chứng bệnh ở đường tiêu hóa. Để chữa đau trên rốn, ợ chua: Lá khôi bánh tẻ: dùng từ 7-10 lá, rửa sạch giã lấy nước uống... Dạ cẩm: dùng cả cây và lá (bỏ rễ) rửa sạch giã lấy nước uống hoặc phơi khô sắc uống mỗi lần 12g. Củ nghệ con (củ nghệ cái có các củ nghệ con mọc ra xung quanh) Đông y gọi là uất kim, giã 12g, lấy nước uống. Dạ dày nhím, thái nhỏ, rang khô tán bột uống, ngày uống 2 lần, mỗi lần 6-8g. Màng trong mề gà (gọi là kê nội kim) phơi khô, tán bột mịn uống lần 6-8g. Mật ong ngày uống 2 lần, mỗi lần 20g (1-2 thìa). Để chữa chán ăn chậm tiêu có thể dùng: Củ mài: tán bột ngày uống 2 lần, mỗi lần 8g. Ý dĩ: tán bột ngày uống 2 lần, mỗi lần 20g.
  2. Bạch truật: tán bột ngày uống 2 lần, mỗi lần 15g. Nếu bệnh nhân bị tiêu chảy dưới 5 lần/ngày, sức khỏe toàn thân ít ảnh hưởng dùng: Lá ổi, hoặc lá sim 1 ít, rửa sạch, giã lấy nước uống. Tô mộc 30g đun uống. Vỏ quả măng cụt: 1 quả, thái mỏng đun nước uống. Nếu đại tiện lỏng có chất nhầy hay có cơn đau quặn vùng hố chậu và mót rặn dùng: Lá mơ tam thể- mơ lông, lấy loại lá bánh tẻ, rửa sạch thái nhỏ, xào trứng không cho mỡ, ăn ngày 1-2 lần, mỗi lần 1 quả trứng gà. Trường hợp bị táo bón, hay có cơn đau vùng hố chậu dùng: Muồng trâu 10 lá, rửa sạch giã lấy nước uống hoặc thảo quyết minh 20g đun uống. Vừng đen rang vừa chín tới trộn mật ong. Ngày uống 2 lần, mỗi lần lấy 20g vừng, 20g mật ong pha trong một cốc 200ml nước nóng để uống. Một số bài thuốc chữa bệnh đường tiêu hóa - Nếu đau bụng trên rốn (thượng vị) ợ chua- đầy bụng lúc đói đau tăng, có thể kèm táo bón dùng bài thuốc: Mộc hương 12g, hoàng liên 12g, cam thảo 8g, mẫu lệ 12g. Sắc uống ngày 1 thang. - Nếu đau vùng thượng vị ợ hơi, đầy bụng dễ tiêu chảy hoặc phân thường nát, gặp lạnh đau tăng dùng bài: Mộc hương 12g, sa nhân 12g, bạch truật 20g, cam thảo 8g. Sắc uống ngày 1 thang. - Người bệnh đau bụng, buồn nôn, phân nát, ăn chậm tiêu dùng bài: Mộc hương 12g, đinh hương 6g, bạch linh 12g, bán hạ chế 10g, sa nhân 12g, cam thảo 6g, kê nội kim 12g. Sắc uống ngày 1 thang. - Nếu bệnh để lâu, người yếu, chán ăn chậm tiêu dùng bài: Đẳng sâm 20g, bạch truật 16g, mộc hương 12g, sa nhân 12g, thần khúc 12g, hoài sơn 16g, cam thảo 6g. Sắc uống ngày 1 thang. - Nếu người bệnh đau bụng dưới, đại tiện lỏng, không sốt, không nôn, dùng bài: Phá cố chỉ 12g, ngũ vị 8g, thương truật 16g, can khương 8g, binh lang 10g, bạch truật 16g. Sắc uống ngày 1 thang.
  3. - Nếu người bệnh đau bụng dưới, đại tiện phân không có máu, mũi dùng bài: Sinh địa 12g, đan bì 12g, chỉ thực 12g, đại hoàng 6g. Sắc uống ngày 1 thang. - Nếu người bệnh ho lâu ngày, táo bón, da khô, dùng bài: Mạch môn 12g, huyền sâm 12g, ngũ vị 6g, chỉ thực 12g, sinh địa 12g, thục địa 16g. Sắc uống ngày 1 thang. Rối loạn tiêu hóa thông thường có thể tự chữa. Nhưng thấy nôn nhiều, tiêu chảy nhiều, người mệt mỏi, dấu hiệu mất nước nhiều, hoặc có sốt kèm theo cần tới khám ở cơ sở y tế, đừng tự chữa để phòng hậu quả xấu.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2