intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cây vòi voi có độc

Chia sẻ: Nguyễn Văn Hạnh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:1

104
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cây vòi voi còn gọi là cẩu vĩ trùng, đại vĩ đạo. Tên khoa học là Heliotropium indicumL., gọi vòi voi vì cụm hoa của cây giống như hình vòi con voi. Theo sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của cố giáo sư Đỗ Tất Lợi, vòi voi có hai tác dụng chủ yếu là chống viêm, giảm đau.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cây vòi voi có độc

  1. Cây vòi voi có độc?  [i]Tôi 55 tuổi, ở Tuyên Quang. Ở vùng quê tôi có nhiều cây vòi voi. Tôi nghe nói đó cũng là cây thuốc nhưng  không biết tác dụng chữa bệnh như thế nào? Kính mong tòa soạn báo cho biết cây này có tác dụng chữa bệnh  gì? Nguyễn Thị Nhàn  (Số 17 phố Lê Lợi ­ thị xã Tuyên Quang)[/i] Cây vòi voi còn gọi là cẩu vĩ trùng, đại vĩ đạo. Tên khoa học là Heliotropium indicumL., gọi vòi voi vì cụm hoa  của cây giống như hình vòi con voi. Theo sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của cố giáo sư Đỗ Tất  Lợi, vòi voi có hai tác dụng chủ yếu là chống viêm, giảm đau. Những năm 1961 ­ 1962, Bệnh viện Hải Dương  đã dùng cao rượu vòi voi điều trị cho 856 bệnh nhân bị bong gân, tụ huyết sưng bầm do chấn thương, viêm  tấy, chín mé, viêm hạch và đã đi tới một số kết luận: ­ Cao rượu vòi voi có tác dụng với những trường hợp viêm hay cương tụ huyết chưa làm mủ. Chỉ cần đắp cao  rượu vòi voi trong 3 ­ 4 ngày, đắp ướt liên tục. Cây vòi voi. ­ Nếu đã có mủ rồi, cao rượu vòi voi không có tác dụng làm tan mủ, nhưng cũng làm cho mủ không lan rộng  hơn và làm bớt sưng tấy ở những vùng xung quanh ổ mủ. ­ Sau khi chích mủ, nếu băng bằng cao rượu vòi voi, vết thương chóng lành và đỡ đau hơn là băng thường. ­ Cao rượu vòi voi đắp lên chỗ sưng làm dịu đau ngay, bệnh nhân có cảm giác mát dịu, dễ chịu, không nhức  nhối như khi chưa đắp thuốc. ­ Chữa sưng tấy gối với những triệu chứng sau: trước phát bệnh mỏi đầu gối, 3 hôm sau vùng đầu gối đỏ và  sưng to lên, người lên cơn sốt nhẹ, không đi lại được. Dùng cây tươi, chặt thành từng đoạn nhỏ, giã cho dập,  bỏ vào nồi sao với dấm hoặc với rượu gói vào miếng vải, buộc vào chỗ sưng. Làm như vậy khi có kết quả thì  ngừng. Vòi voi là một vị thuốc chữa tê thấp viêm tấy, mụn nhọt, viêm họng, mẩn ngứa. Dùng trong hay đắp bên ngoài.  Ngày uống 15 ­ 20g tươi. Có người còn dùng làm thuốc điều kinh nhưng liều quá cao có thể gây sảy thai. Tuy nhiên, người ta phát hiện một số loài vòi voi như H.lariocarpum Fish et Mey chứa ancaloid có nhân  pyrolizidinn rất độc đối với gan và gây hủy hoại tổ chức gan, đau bụng tiêu chảy, xuất huyết lan tỏa và có thể  gây ung thư. Tính độc này thường không thể hiện ngay khi dùng, mà thường xuất hiện một cách âm ỉ, kéo dài,  khó phát hiện. Vì vậy, Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo không nên dùng vòi voi làm thuốc và Bộ Y tế Việt Nam  (năm 1985) cũng đã có chỉ thị cần thận trọng khi dùng vòi voi chữa bệnh, mặc dù chỉ dùng ngoài để đắp theo  kinh nghiệm cổ truyền: trong các trường hợp tụ huyết bầm tím do chấn thương, viêm tấy áp­xe, sưng vù, sưng  khớp, đinh nhọt giai đoạn chưa có mủ. Chú ý không nên dùng cho người già yếu và khi có kết quả nên ngừng  ngay. Từ những thông tin trên, lời khuyên với mọi người dù là thuốc từ cây lá cũng phải có chỉ định thận trọng của  thầy thuốc. 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2