intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chăm sóc tại nhà sau cơn tai biến

Chia sẻ: Vien Sinh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

47
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giảm bớt các di chứng và phòng tái phát tai biến mạch máu não, khi trở về nhà sau giai đoạn cấp cứu, bệnh nhân phải được chăm sóc và điều trị theo chế độ đặc biệt.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chăm sóc tại nhà sau cơn tai biến

  1. Chăm sóc tại nhà sau cơn tai biến Để giảm bớt các di chứng và phòng tái phát tai biến mạch máu não, khi trở về nhà sau giai đoạn cấp cứu, bệnh nhân phải được chăm sóc và điều trị theo chế độ đặc biệt. Ngoài việc chăm sóc
  2. về dinh dưỡng đầy đủ “Tai biến mạch máu não” là thuật cho người bệnh, cũng ngữ chung để chỉ các bệnh nhồi cần quan tâm đến tinh máu não do tắc mạch não, và thần để việc hồi phục chảy máu não. Bệnh có thể gây sau bệnh được nhanh đột tử hoặc liệt nửa người, thất chóng. Ảnh mang tính ngôn, rối loạn tâm thần... Nhiều chất minh hoạ. Ảnh: trường hợp được cứu sống nhưng có thể tàn phế suốt đời, L.H.T giảm tuổi thọ và không còn khả năng lao động.
  3. Cho bệnh nhân ăn đúng, ăn đủ Khi xảy ra tai biến mạch máu não, hầu hết người bệnh đều nằm tại giường hoặc đi lại hạn chế nên nhu cầu năng lượng sẽ thấp hơn bình thường. Chính vì vậy, phải tuỳ từng trường hợp bệnh nặng hay nhẹ mà có một chế độ dinh dưỡng và cách chăm sóc khoa học, hợp lý. Đối với trường hợp ăn được: nên cho ăn uống như người bình thường, nếu ăn ít thì tăng thêm bữa. Thực phẩm chế biến phải phù hợp với khả năng nhai: cắt nhỏ, băm nhuyễn, nấu cho mềm... Thức ăn phải cân đối và đáp ứng
  4. các chất dinh dưỡng cần thiết như chất đạm từ thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, đậu hũ, đậu phộng, mè…; chất bột đường từ cơm, xôi, bắp, khoai, bánh mì...; chất béo như dầu, bơ, mỡ...; rau củ quả và trái cây. Đa số người bệnh đều nằm tại giường hoặc đi lại hạn chế nên nhu cầu năng lượng thấp hơn so với bình thường, mỗi ngày chỉ cần 25 – 30kCal/kg. Chú ý, khi ăn phải lạt hơn bình thường, uống đủ nước (40ml/kg cân nặng/ngày). Dấu hiệu đủ nước là tiểu nhiều (đêm tiểu một – hai lần), môi không khô, không khát nước. Ăn đúng sẽ giúp da
  5. người bệnh hồng hào, không viêm loét; niêm mạc không bị lở loét; cân nặng đạt mức lý tưởng; cơ chắc; tóc mượt, không rụng. Đối với người bị tai biến nặng: không tự ăn được, phải nuôi ăn qua ống thông mũi, dạ dày, mỗi ngày cần cung cấp 1.800 – 2.000ml sữa (nên dùng sữa bột) hoặc 1 lít cháo xay (nên sử dụng men amylaz để làm lỏng cháo, nhằm tránh nghẹt ống). Ngoài ra còn có các loại bột dinh dưỡng cao năng lượng, cần 750 – 1.500ml/ngày. Nên cho ăn năm bữa/ngày, bơm 15 – 20 phút/bữa. Khoảng cách
  6. giữa các bữa ăn từ hai – ba giờ tuỳ theo lượng thức ăn. Tư thế khi cho ăn là nửa nằm nửa ngồi. Chú ý khi cho ăn qua ống thông, nếu bệnh nhân bị nôn, đầy bụng hay tiêu chảy thì phải giảm lượng thức ăn, giảm độ đậm của thức ăn bằng cách nhỏ giọt liên tục. Những biến chứng trên nếu không cải thiện, cần hỏi ý kiến bác sĩ điều trị và bác sĩ dinh dưỡng. Cũng cần kiểm tra lượng thức ăn ứ đọng trước bữa ăn mới, nếu còn trên một nửa thì tham khảo ý kiến bác sĩ. Tăng cường tập luyện
  7. Trong trường hợp bệnh diễn tiến nặng, người bệnh chưa tự vận động được, người nhà cần giúp người bệnh thay đổi tư thế ba giờ một lần để tránh loét. Mỗi lần lật người, có thể xoa rượu, cồn hoặc phấn rôm vào lưng, mông và các vị trí bị tì đè khác. dễ bị tai Ai biến? Có nguy cơ tai biến mạch máu
  8. não cao là những người trên 55 tuổi, người bị tăng huyết áp, đái tháo đường, xơ vữa động mạch, rối loạn lipit máu, các bệnh mạch vành, van tim, loạn nhịp tim, hút
  9. Đối với trường hợp nhẹ hơn, tuỳ mức thuốc lá, béo phì độ di chứng liệt, cần đề ra một kế – thừa cân, lười hoạch cụ thể cho bệnh nhân tập luyện vận động và bị hàng ngày. Cố gắng để cho họ tự làm stress nặng hay ở mức tối đa, người nhà chỉ hỗ trợ thường xuyên. hoặc giúp đỡ khi bệnh nhân không thể tự làm. Quá trình tập luyện đòi hỏi sự kiên trì của cả bệnh nhân và người hướng dẫn. Nên duy trì việc này cả khi các di chứng đã được khắc phục. Trong sáu tháng đầu tiên, tập
  10. cho bệnh nhân đi bộ mỗi ngày khoảng năm phút; cho tập những động tác như cầm cốc, cầm sách, gấp quần áo, tập cầm nâng những đồ vật kích cỡ, nặng nhẹ khác nhau. Mỗi ngày tập luyện khoảng 20 phút cho đến khi bệnh nhân tự làm được động tác này. Nếu bệnh nhân không thể tự làm, có thể tập bằng các dụng cụ trợ giúp tay hoặc chân. Ngoài sáu tháng, tăng cường đi bộ. Nếu bệnh nhân mất tiếng nói, nên cho nghe và đọc các câu chuyện trên báo chí, truyền hình, rồi ngay lập tức cho bệnh nhân kể lại câu chuyện. Tập những kỹ năng này với độ khó tăng dần,
  11. khoảng 20 giờ mỗi tuần. Với những bệnh nhân bị liệt nửa người, phải tập luyện những động tác hỗ trợ như tự chuyển từ giường qua xe lăn hoặc tự di chuyển bằng kỹ năng dùng một tay. Sự tập luyện tích cực với cường độ cao (16 giờ hoặc hơn mỗi tuần) có tác dụng hồi phục tốt hơn hẳn những bệnh nhân chỉ tập luyện vài giờ mỗi tuần. Phòng bệnh tái phát Cẩn thận giữ thân nhiệt hợp lý khi thời tiết chuyển lạnh hay khi nắng nóng. Tránh tắm khuya hoặc ở nơi gió lùa, nhất là với người bị cao huyết áp. Tránh trạng thái căng
  12. thẳng thần kinh, xúc động mạnh. Tránh mất ngủ. Điều trị các nguyên nhân gây tai biến mạch máu não như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, tiểu đường, rối loạn nhịp tim. Tránh táo bón, kiêng rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích. Tránh vận động thể lực quá mức như mang vác nặng, chạy nhanh, phòng ngừa tình trạng đông máu bằng thuốc…
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2