intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chăm sóc trẻ mắc bệnh tay chân miệng

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

129
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dịch bệnh tay chân miệng đang bùng phát trong cả nước, vậy bạn phải chăm sóc trẻ như thế nào khi trẻ mắc bệnh tay chân miệng? Bệnh tay - chân - miệng là bệnh truyền nhiễm có thể gây thành dịch do siêu vi trùng đường ruột gây ra, đặc trưng bởi biểu hiện phát ban kiểu bóng nước ở miệng, tay, chân kèm theo sốt. Trẻ mắc bệnh tay chân miệng thường khỏi trong vòng một tuần lễ nếu được điều trị đúng cách, không có biến chứng. Những bóng nước mới đầu có dịch trong (lúc bội nhiễm sẽ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chăm sóc trẻ mắc bệnh tay chân miệng

  1. Chăm sóc trẻ mắc bệnh tay chân miệng Dịch bệnh tay chân miệng đang bùng phát trong cả nước, vậy bạn phải chăm sóc trẻ như thế nào khi trẻ mắc bệnh tay chân miệng? Bệnh tay - chân - miệng là bệnh truyền nhiễm có thể gây thành dịch do siêu vi trùng đường ruột gây ra, đặc trưng bởi biểu hiện phát ban kiểu bóng nước ở miệng, tay, chân kèm theo sốt.
  2. Trẻ mắc bệnh tay chân miệng thường khỏi trong vòng một tuần lễ nếu được điều trị đúng cách, không có biến chứng. Những bóng nước mới đầu có dịch trong (lúc bội nhiễm sẽ gây đục), sau đó sẽ lành không để lại sẹo. Nếu không được điều trị đúng cách hoặc diễn tiến nặng sẽ gây những biến chứng rất nặng như nhiễm trùng huyết, viêm màng não, viêm não, viêm cơ tim. Biến chứng não rất dễ dẫn đến tử vong. Chăm sóc trẻ : Hiện nay chưa có thuốc đặc trị bệnh tay chân miệng, vì vậy để giảm nguy cơ nhiễm trùng da, niêm mạc cần phải vệ sinh thân thể : Cho trẻ súc miệng mỗi ngày, chăm sóc da bằng cách tắm nước ấm, lau rửa nhẹ nhàng, tránh làm vỡ bóng nước hay trầy sướt da, thay quần áo sạch hàng ngày. Cắt ngắn móng tay để giảm tổn thương da do gãi ngứa. Cho trẻ ăn uống đầy đủ dưỡng chất và nhu cầu, cho trẻ uống nhiều nước như nước sôi để nguội, nước trái cây, nước canh, nước cháo. Lưu ý trẻ bị bệnh tay chân miệng không nên quá kiêng cữ gió và ánh sáng, không chọc vỡ bóng nước, không đắp lá cây vì sẽ gây nhiễm trùng da. Theo dõi diễn biến các tổn thương da niêm và tình trạng chung của trẻ. Khi trẻ có những dấu hiệu như sốt cao, nhức đầu, nôn ói nhiều, lơ mơ, giật mình chới với, co giật,
  3. mệt nhiều cần phải đưa trẻ đến bệnh viện ngay để được điều trị biến chứng nặng của bệnh
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2