intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chẩn đoán các nguyên nhân gây khó thở

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

100
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Có nhiều nguyên nhân gây khó thở, bởi vì sự hô hấp phụ thuộc vào nhiều yếu tố: - Sự lành mạnh của toàn bộ ống hô hấp (suốt từ mũi qua thanh hầu, khí phế quản, nhu mô và màng phổi). - Sự hoạt động bình thường của các cơ hô hấp: cơ hoành, các cơ lồng ngực. - Sự hoạt động bình thường của tim để không gây rối loạn ở tiểu tuần hoàn. - Sự lành mạnh của trung tâm thần kinh hô hấp: hành tuỷ. Các yếu tố nói trên khi bị thương tổn sẽ gây hiện tượng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chẩn đoán các nguyên nhân gây khó thở

  1. Chẩn đoán nguyên nhân gây khó thở Có nhiều nguyên nhân gây khó thở, bởi vì sự hô hấp phụ thuộc vào nhiều yếu tố: - Sự lành mạnh của toàn bộ ống hô hấp (suốt từ mũi qua thanh hầu, khí phế quản, nhu mô và màng phổi). - Sự hoạt động bình thường của các cơ hô hấp: cơ hoành, các cơ lồng ngực. - Sự hoạt động bình thường của tim để không gây rối loạn ở tiểu tuần hoàn. - Sự lành mạnh của trung tâm thần kinh hô hấp: hành tuỷ. Các yếu tố nói trên khi bị thương tổn sẽ gây hiện tượng khó thở. Khó thở được chia thành hai loại theo diễn tiến: - Xuất hiện đột ngột. - Hoặc xuất hiện dần dần.
  2. I. CƠN KHÓ THỞ XUẤT HIỆN ĐỘT NGỘT: Ba bệnh thông thường nhất là: phù phổi cấp, tràn khí màng phổi, cơn hen phế quản. 1. Phù phổi cấp: - Khó thở thường xuất hiện đột ngột, thường xảy ra ban đêm. - Tiến triển rất nhanh đến mức nhiều, làm người bệnh xanh tím ở môi, mặt. - Khó thở nhanh và nông. - Xảy ra trên một cơ địa dễ gây suy tim trái nh ư: hẹp van hai lá, hở van động mạch chủ, tăng huyết áp, viêm thận urê máu cao. - Ở phổi: có rên nổ hai thì ở cả hai bên, tăng lên rất nhanh như nước thuỷ triều. - Ở tim: nhịp nhanh, tiếng tim yếu và nhất là có tiếng ngựa phi trái. - Nếu không xử trí ngay, người bệnh sẽ khạc ra nhiều đờm hồng có bọt. 2. Tràn khí màng phổi: - Khó thở xuất hiện đột ngột, thường sau một cơn đau ngực dữ dội như dao đâm. - Khó thở vào, nhanh và nông.
  3. - Thường kèm theo sốc. - Khám thực thể và Xquang sẽ thấy các triệu chứng tràn khí màng phổi ở một bên ngực. 3. Cơn hen phế quản. - Khó thở xuất hiện đột ngột, thường xảy ra khi thay đổi thời tiết. - Khó thở ra, có khi khó thở nhiều, làm người bệnh phải tỳ tay vào thành giường hoặc cửa sổ hay chống tay vào đùi mà thở. - Đã tái phát nhiều lần trong tiền sử. - Khắp hai phổi có rất nhiều rên rít, rên ngáy và gõ phổi thấy trong hơn bình thường. II. KHÓ THỞ XUẤT HIỆN DẦN DẦN. 1. Nguyên nhân ở thanh quản. (khó thở thanh quản). Điển hình là khó thở do viêm thanh quản bạch hầu, thường xảy ra ở trẻ em: Khó thở xuất hiện và tiến triển dần dần: - khó thở vào kèm theo tiếng rít và nhất là lõm ở hố trên ức và dưới ức.
  4. - Cùng với bệnh cảnh nhiểm khuẩn: sốt 38 – 3905 và sưng các hạch dưới hàm (chỉ điểm một nhiểm khuẩn ở mồm, họng). - Khám họng: hạch hạnh nhân sưng to, họng và hạch hạnh nhân có giả mạc trắng, soi thanh quản cũng thấy như vậy. - Cần ngoáy họng để xét nghiệm tìm trực khuẩn bạch hầu. 2. Nguyên nhân ở phổi và màng phổi. 2.1. Viêm phế quản phổi: - Khó thở xuất hiện dần dần ngày càng tăng. - Nhịp thở nhanh và nông, cánh mũi phập phồng. - Xảy ra cùng với bệnh cảnh nhiểm khuẩn: nhiệt độ 39 – 400C, môi khô, lưỡi khô, bạch hầu đa nhân trung tính tăng. - Cả hai phổi có nhiều tiếng rên nổ hai thì. 2.2. Lao kê: - Khó thở cũng xuất hiện dần dần, nhịp thở nhanh và nông. - Có thể kèm hoặc không kèm theo sốt.
  5. - Thường khám phổi không thấy triệu chứn g chỉ điểm gì cả, hoặc chỉ có tiếng rì rào phế nang giảm. Chẩn đoán lao kê thường được gợi ý đến, khi bệnh cảnh khó thở nói trên xảy ra trên một cơ địa lao sơ nhiễm và sau khi đã loại trừ tất cả các nguyên nhân khác gây khó thở. Chẩn đoán phải được xác định và có hkí chỉ phát hiện được bằng Xquang, phần nhiều phải chụp vì chiếu không thấy rõ những nốt mờ nhỏ đều nhau như hạt kê, rải rác đều trên khắp vùng phổi. 2.3. Khí phế thủng. - Khó thở thường kinh diễn, tăng lên khi làmm việc nặng. - Cũng khó thở ra và cũng giống cơn hen khi tăng lên trong lúc làm việc nặng. - Xảy ra trên một người bệnh đã bị bệnh phổi kinh diễn, thông thường nhất là hen phế quản, viêm phế quản mạn tính. Nghe phổi có khi chỉ thấy tiếng rì rào phế nang giảm và gõ vùng phổi thấy rất trong cả hai bên. Xquang cũng cảm thấy cả hai phế trường sáng hơn bình thường. 2.4. Tràn dịch màng phổi. - Khó thở chỉ rõ rệt khi tràn dịch nhiều. - Khó thở kèm theo ho khan.
  6. - Có thễ kèm theo sốt nhiều hoặc ít, có khi không sốt, tuỳ theo nguyên nhân gây tràn dịch. - Lâm sàng và Xquang thường rõ rệt, dễ chẩn đoán. 3. Nguyên nhân ở tim. Ngoài khó thở cấp diển có phù phổi cấp đã nói ở trên suy tim thường gây một khó thở kéo dài. - khó thở lúc đầu còn nhẹ, chỉ rõ rệt khi người bệnh làm việc nặng; sau tăng dần lên làm người bệnh phải nằm ở tư thế fowler và thường lúc này người bệnh mới đến viện. - Bao giờ cũng kèm theo các triệu chứng khác của suy tim: phù, gan to, tĩnh mạch cổ nổi, và tuỳ theo mức độ khó thở mà xanh tím nhiều hay ít. 4. Nguyên nhân khác. 4.1. Urê máu cao: - Khó thở xảy ra dần dần trên một người có tổn thương thận, chủ yếu viêm thận cấp, hoặc kính và sỏi thận. - Khó thở nhanh và nông, về cuối, khó thở theo nhịp Cheyne – Stokes. - Thường kèm theo: nhức đầu, nôn, ỉa lỏng, đái ít và có khi vô niệu.
  7. - Xác định chẩn đoán bằng định lượng thấy urê máu cao. 4.2. Nhiễm axit máu. - Giống như khó thở trong urê máu cao, về cuối chuyển sang nhịp Kussmaul. - Xảy ra thông thường và điển hình nhất cho các người bệnh đái đường không được điều trị hoặc phải theo một chế độ ăn quá khắt khe. - Xác định chẩn đoán bằng tìm thể xetonic ở nước tiểu và định lượng dự trữ kiềm. KẾT LUẬN. Trước một người bệnh khó thở, nhất là khó thở mạnh, người thấy thuốc cần có một chẩn đoán lâm sàng chính xác để có ngay được một thái độ xử trí kịp thời và đúng đắn, có thể khác hẵn nhau tuỳ theo nguy ên nhân gây khó thở. Muốn có được chẩn đoán lâm sàng đúng đắn đó, cần phải khám kỹ toàn thân, trong đó đặc biệt chú ý đến ba bộ phận: tim, phổi, họng cùng với thanh quản, vì ở đây thường có những bệnh cấp diễn gây khó thở khá nặng, mà một thái độ xử trí đúng đắn, kịp thời có thể làm thay đổi hẳn tiên lượng nước mắt của người bệnh đó là: Phù phổi cấp, đòi hỏi một chỉ định cấp cứu trích máu, rồi tiêm mocphin, uabain. - tràn khí màng phổi, nhất là thể có Supap, đòi hỏi có một chỉ định cấp cứu chọc màng phổi để tháo bớt hơi, rồi tiêm mocphin.
  8. - Khó thở thanh quản, đòi hỏi một chỉ định mở khí quản cấp.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0