Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN THAI VẾT MỔ CŨ <br />
TẠI BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG <br />
Tạ Thị Thanh Thủy *, Đỗ Ngọc Xuân Trang** <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Đặt vấn đề: Thai bám vết mổ cũ (Thai VMC) là một dạng hiếm gặp của thai lạc chỗ do thai làm tổ ở sẹo mổ <br />
lấy thai cũ. Ngày nay, thai VMC thường gặp hơn do tỉ lệ mổ lấy thai tăng. Đây là loại bệnh lý rất nguy hiểm, có <br />
thể đưa đến vỡ tử cung, xuất huyết ồ ạt và những biến chứng đe dọa mạng sống nếu thai phát triển lớn. Chẩn <br />
đoán sớm và chính xác thai bám VMC có vai trò quan trọng trong việc quyết định điều trị nhằm giảm bệnh suất <br />
và tử suất của bệnh nhân. <br />
Mục tiêu: Tổng kết tình hình chẩn đoán và điều trị thai VMC tại bệnh viện Hùng Vương trong năm 2012 <br />
nhằm; (1) Xác định tỉ lệ thai VMC bị chẩn đoán lầm với thai trong tử cung ; (2) Xác định tỉ lệ điều trị bảo tồn <br />
thành công thai VMC; (3) Xác định thời gian chờ đợi để βhCG và siêu âm âm tính sau điều trị. <br />
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu mô tả 58 trường hợp thai VMC được chẩn đoán và điều trị <br />
bảo tồn trong năm 2012 tại bệnh viện Hùng Vương. <br />
Kết quả: Tuổi thai trước điều trị của thai VMC thay đổi từ 4,5 đến 13 tuần. Trước nhập viện, tỉ lệ thai <br />
VMC bị chẩn đoán lầm với thai trong tử cung hay sẩy thai là 55%. Hút nạo lòng tử cung hoặc phá thai nội <br />
khoa ở thai VMC trước nhập viện gây xuất huyết âm đạo nặng nề. Có 7 trong 58 trường hợp rơi vào trạng <br />
thái sốc và 2 trường hợp buộc phải cắt tử cung cấp cứu để cầm máu. 100% trường hợp thai VMC được điều <br />
trị bảo tồn thành công với tiêm Methotrexate (MTX) tại chỗ dưới sự hướng dẫn của siêu âm hoặc đường <br />
toàn thân. Không có trường hợp nào có tác dụng phụ trầm trọng trong thời gian điều trị. Thời gian chờ đợi <br />
để βhCG âm tính và hình ảnh thai VMC biến mất trên siêu âm lần lượt là 57,4 ± 34,0 ngày (7‐127 ngày), và <br />
67,8 ± 35,7 ngày (20‐150 ngày). <br />
Kết luận: Siêu âm giúp chẩn đoán sớm và chính xác thai bám VMC. Tiêm MTX tại chỗ dưới hướng dẫn <br />
của siêu âm là phương pháp cho tỷ lệ thành công cao nhằm giúp bảo tồn chức năng sinh sản của người phụ nữ <br />
với tỉ lệ biến chứng thấp nhất. <br />
Từ khóa: thai bám VMC, điều trị bảo tồn, tiêm Methotrexate tại chỗ hoặc toàn thân <br />
<br />
ABSTRACT <br />
DIAGNOSIS AND TREATMENT OF CESAREAN SCAR PREGNANCY <br />
AT HUNG VUONG HOSPITAL <br />
Ta Thi Thanh Thuy, Do Ngoc Xuan Trang <br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 189 ‐196 <br />
Background: Cesarean scar pregnancy (CSP) is the development of a gestational sac in a cesarean scar of <br />
the lower uterine segment. It is a rare form of ectopic pregnancy. The incidence of cesarean scar pregnancy has <br />
risen during the past few years because of rising cesarean section rates worldwide. The CSP is a dangerous <br />
condition, possibly leading to uterine rupture, profuse bleeding, and life‐threatening complications as the <br />
pregnancy advances. An early and accurate diagnosis of CSF may constitute pivotal points in the management in <br />
order to decrease morbidity and mortality rate for patients. <br />
<br />
* Khoa Phụ ngoại Phụ khối u Bệnh viện Hùng Vương, ** Bộ môn Sản Đại học Y Dược TPHCM <br />
Tác giả liên lạc: TS. Tạ Thị Thanh Thủy ĐT: 0913633899 <br />
Email: thuyta.pkt@gmail.com. <br />
<br />
Sản Phụ Khoa<br />
<br />
189<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br />
<br />
Objectives: To review the diagnosis and treatment of CSF among patients admitted Hung Vuong hospital <br />
in 2012 for: (1) To determine rate of misdiagnosis from CSF with intrauterine pregnancy; (2) To determine <br />
successful rate of conservative treatment of CSF, and (3) To determine time for serum βhCG to drop to normal, <br />
and for the CSP mass to be resolved completely. <br />
Methods: Retrospectively review of 58 CSF cases which were diagnosed and conservatively treated at Hung <br />
Vuong hospital in 2012 <br />
Results: Gestational age fluctuated from 4.5 to 13 weeks. Before admitting the hospital, 55% CSF cases were <br />
misdiagnosed with intrauterine pregnancy. D&C or medical abortion of CSF caused profuse bleeding. 7 in these <br />
58 cases were fallen in serious shock and had to suffered hysterectomy for avoiding life threatening. 100% CSF <br />
cases were successfully treated with local or systemic methotrexate without any complication. Waiting time for <br />
serum βhCG to drop to normal and for the CSP mass to be resolved completely were 57.4 ± 34.0 days (7 ‐ 127 <br />
days) and 67.8 ± 35.7 days (20 ‐ 150 days), respectively. <br />
Conclusions: Cesarean scar pregnancy could be diagnosed early and accurately by transvaginal ultrasound. <br />
Local or systemic methotrexate was found to be effective in conservative treatment of CSF without any <br />
complication. <br />
Key words: cesarean scar pregnancy, local or systemic methotrexate injection. <br />
máu, vỡ tử cung, mở bụng cầm máu hay thậm <br />
GIỚI THIỆU <br />
chí cắt tử cung(6,9,12,15). Do đó khảo sát siêu âm <br />
Thai bám vết mổ cũ (thai VMC) là một dạng <br />
(SA) một túi thai trên một bệnh nhân có vết mổ <br />
hiếm gặp của thai lạc chỗ, do thai làm tổ tại mô <br />
lấy thai cũ phải hết sức cẩn thận. Việc chẩn đoán <br />
xơ sẹo của vết mổ lấy thai cũ, với ca đầu tiên <br />
sớm cho kết cục tốt hơn với bất kỳ phương pháp <br />
được mô tả bởi Larsen và Solomon vào năm <br />
điều trị nào(18). Khoảng 31 phương pháp điều trị <br />
1978(11). Chẩn đoán chỉ được đặt ra sau khi bệnh <br />
thai VMC được tổng kết trong báo cáo của Ilan <br />
nhân này bị cắt tử cung do nỗ lực cầm máu thất <br />
E. Timor‐Tritsh và Ana Monteagudo năm <br />
bại. Tiếp đó rải rác các trường hợp vỡ tử cung <br />
2012(18), nhưng nội soi buồng tử cung lấy túi thai <br />
sớm(1,8) hay nhau cài răng lược(5,16) sớm lần lượt <br />
và chích Methotrexate trực tiếp vào túi thai được <br />
được báo cáo khiến cho tình trạng thai bám vết <br />
xem là 2 phương pháp điều trị hiệu quả với ít tai <br />
mổ cũ ngày càng được chú ý nhiều hơn. Từ năm <br />
biến nhất(15,18). Bệnh viện Hùng Vương là một <br />
1990 đến năm 1999 chỉ có khoảng 19 bài báo <br />
trong các bệnh viện sản phụ khoa lớn ở thành <br />
dưới dạng mô tả từng trường hợp(18), kết thúc <br />
phố Hồ Chí Minh với số sanh hằng năm hơn <br />
năm 2012 đã xuất hiện hơn 110 bài báo lớn với <br />
40.000 ca (theo báo cáo thống kê năm 2011 và <br />
các nghiên cứu tổng quan có giá trị. Hầu hết các <br />
2012 của phòng KHTH – BV Hùng Vương). <br />
tác giả đều ghi nhận sự xuất hiện ngày càng <br />
Trong năm 2010, số ca thai VMC xuất hiện rải <br />
nhiều của thai bám VMC đòi hỏi một phương <br />
rác và thường được chẩn đoán lầm với thai ở cổ <br />
tiện chẩn đoán sớm và chính xác(2,4,20,18). Siêu âm <br />
tử cung. Đến năm 2011, số ca thai VMC vào <br />
ngã âm đạo với đầu dò tần số cao, có hay không <br />
khoảng 26 trường hợp và được điều trị bằng <br />
sự giúp đỡ của Doppler cho phép phát hiện <br />
nhiều phương pháp khác nhau. Trong năm <br />
được các trường hợp thai bám VMC với độ nhạy <br />
2012, các ca thai VMC nhập viện tăng đáng kể <br />
86,4%(3,10). Tuy nhiên khoảng 13,6% các trường <br />
và đa số được điều trị bằng một phương pháp <br />
hợp thai bám VMC được chẩn đoán nhầm với <br />
thống nhất chung. Nhằm đánh giá hiệu quả của <br />
sẩy thai diễn tiến, thai ở cổ tử cung và thai trong <br />
phương pháp điều trị đang áp dụng tại bệnh <br />
tử cung(18). Hút nạo lòng tử cung hay phá thai <br />
viện, một nghiên cứu hồi cứu được thực hiện. <br />
nội khoa những trường hợp này gây nên nhiều <br />
Mục tiêu của nghiên cứu này là: (1) Xác định <br />
hậu quả nghiêm trọng như băng huyết, sốc mất <br />
tỉ lệ thai VMC bị chẩn đoán lầm với thai trong tử <br />
<br />
190<br />
<br />
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 <br />
cung ; (2) Xác định tỉ lệ điều trị bảo tồn thành <br />
công thai VMC; (3) Xác định thời gian chờ đợi <br />
để βhCG và siêu âm âm tính sau điều trị. <br />
<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br />
Tất cả những hồ sơ bệnh án của những <br />
trường hợp thai VMC được chẩn đoán và điều <br />
trị tại bệnh viện Hùng Vương từ 01/01/2012 đến <br />
31/12/2012 ‐ thoả tiêu chí thu nhận và loại trừ ‐ <br />
đều được hồi cứu để tìm những dữ liệu cần <br />
thiết. Điều kiện thu nhận là những hồ sơ bệnh <br />
án có chứa đầy đủ thông tin của những bệnh <br />
nhân được chẩn đoán, điều trị đủ liều và theo <br />
dõi tại bệnh viện cho đến khi điều trị kết thúc. <br />
Những trường hợp điều trị dở dang hoặc hồ sơ <br />
bệnh án không có đủ thông tin đều bị loại trừ <br />
khỏi nghiên cứu. <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Ở nhóm (2), do sự hình thành của khối tụ <br />
máu ở vị trí thai VMC sau can thiệp ngoại viện <br />
nên chỉ định điều trị rất thay đổi, tùy thuộc tình <br />
trạng bệnh nhân lúc nhập viện. Ở những bệnh <br />
nhân có xuất huyết ồ ạt lúc nhập viện thường <br />
được nạo cầm máu và đặt sonde foley (bóng <br />
chèn) chèn ép nơi chảy máu. Chỉ định <br />
Methotrexate sau đó tùy thuộc vào kích thước <br />
khối tụ máu được hình thành và lượng βhCG <br />
sau cấp cứu ban đầu. <br />
Số liệu được nhập và xử lý bằng phần <br />
mềm thống kê Stata 12.0. Thống kê mô tả và <br />
các test so sánh χ2, ttest, Anova được áp dụng <br />
để xử lý số liệu. <br />
<br />
KẾT QUẢ <br />
<br />
Tất cả thông tin từ hồ sơ bệnh án đều được <br />
ghi chép vào phiếu thu thập số liệu cấu trúc sẵn. <br />
Phương pháp điều trị đang được áp dụng <br />
tại bệnh viện phụ thuộc 2 nhóm bệnh nhân <br />
khác nhau: <br />
‐Nhóm bệnh nhân được chẩn đoán thai <br />
VMC và chưa được can thiệp gì trước đó, và: <br />
‐Nhóm bệnh nhân đã được can thiệp trước <br />
khi nhập viện bằng cách hút nạo lòng tử cung <br />
hoặc phá thai nội khoa. Những bệnh nhân này <br />
khi nhập viện thường có khối máu tụ tại vị trí <br />
thai VMC, có thể lớn hay nhỏ tùy theo mức độ <br />
can thiệp ngoại viện. <br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1: Thai ở VMC <br />
<br />
Ở nhóm (1), bệnh nhân được điều trị bằng <br />
Methotrexate tiêm tại chỗ vào khối thai qua ngã <br />
bụng hoặc âm đạo dưới hướng dẫn của siêu âm, <br />
có hoặc không có bổ sung bằng Methotrexate <br />
tiêm bắp (đường toàn thân). Khám siêu âm và <br />
<br />
<br />
<br />
xét nghiệm βhCG được thực hiện mỗi tuần. Khi <br />
lượng βhCG bắt đầu giảm, đồng thời với sự <br />
<br />
Hình 2: Khối máu tụ do thai VMC <br />
<br />
hình thành khối máu tụ tại vị trí thai VMC, thì <br />
bệnh nhân được theo dõi ngoại trú mỗi tuần. <br />
Đến thời điểm βhCG âm tính ( 9 tuần<br />
<br />
Số ca Tỉ lệ %<br />
8<br />
14<br />
27<br />
46<br />
16<br />
28<br />
7<br />
12<br />
31<br />
53<br />
26<br />
45<br />
1<br />
2<br />
5<br />
9<br />
4<br />
7<br />
49<br />
84<br />
51<br />
88<br />
7<br />
12<br />
40<br />
69<br />
15<br />
26<br />
3<br />
5<br />
<br />
Triệu chứng<br />
Lý do nhập viện<br />
Khám thai<br />
Ra huyết âm đạo bất thường<br />
Muốn phá thai nội khoa<br />
Đau bụng<br />
Không đau<br />
Đau ít<br />
Đau nhiều<br />
Ra huyết âm đạo<br />
Không ra huyết<br />
Ra huyết ít<br />
Ra huyết nhiều<br />
Có can thiệp trước nhập viện<br />
Hút lòng tử cung (nạo/ ĐHKN)<br />
Phá thai nội khoa<br />
Điều trị MTX (đã chẩn đoán +)<br />
Không can thiệp<br />
Lượng βhCG/máu lúc nhập viện<br />
≤ 1000 UI/L<br />
1001 – 10000 UI/L<br />
10001 - 100000 UI/L<br />
> 100000 UI/L<br />
<br />
Số ca<br />
<br />
Tỉ lệ %<br />
<br />
11<br />
8<br />
39<br />
<br />
19<br />
14<br />
67<br />
<br />
30<br />
26<br />
2<br />
<br />
52<br />
45<br />
3<br />
<br />
28<br />
20<br />
10<br />
<br />
48<br />
34<br />
18<br />
<br />
6<br />
14<br />
1<br />
37<br />
<br />
10<br />
24<br />
2<br />
64<br />
<br />
5<br />
21<br />
27<br />
5<br />
<br />
9<br />
36<br />
46<br />
9<br />
<br />
Trong 58 trường hợp nhập viện có 7 <br />
trường hợp sốc mất máu nặng được mô tả chi <br />
tiết như sau: <br />
‐1 trường hợp băng huyết ồ ạt tại tuyến dưới <br />
khi đang hút thai 8 tuần. Khi đến viện, bệnh <br />
nhân đang trong tình trạng sốc mất máu nặng <br />
tri giác lơ mơ. Lượng máu ước tính 3000mL và <br />
chỉ định cắt tử cung cấp cứu được thực hiện. <br />
Hậu phẫu ổn. <br />
<br />
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 <br />
‐5 trường hợp sốc mất máu sau hút thai và <br />
phá thai nội khoa do tuyến dưới chuyển được <br />
kiểm soát cầm máu tốt với bóng Foley chèn cổ <br />
tử cung song song với hồi sức truyền dịch, <br />
truyền máu. Tình trạng bệnh nhân ổn định sau <br />
đó và được can thiệp tiếp theo như một <br />
Hematome VMC. <br />
‐1 trường hợp thai 13 tuần, phá thai nội khoa <br />
tại viện do chẩn đoán nhầm thai trong tử cung, <br />
gây sốc mất máu 1000mL lúc sẩy thai. Can thiệp <br />
chèn bóng Foley ở cổ tử cung được thực hiện <br />
ngay. Tuy nhiên mỗi sau lần rút bóng Foley, chỗ <br />
nhau bám xuất huyết trở lại gây thiếu máu <br />
nghiêm trọng. Phẫu thuật mở bụng cầm máu và <br />
tái tạo vết mổ thất bại dẫn cắt tử cung. <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Bệnh cảnh lâm sàng của những trường hợp <br />
nghiên cứu được mô tả chi tiết trong bảng 2. <br />
Đa số bệnh nhân trong nhóm này là có thai <br />
ngoài ý muốn và muốn phá thai (67%). <br />
Đa số bệnh nhân thai VMC không có triệu <br />
chứng đau bụng hoặc đau rất nhẹ (97%). <br />
Xuất huyết âm đạo cũng không thường gặp <br />
(49%), trừ trường hợp có can thiệp hút nạo lòng <br />
tử cung hoặc phá thai nội khoa trước đó (χ2 = <br />
32,8 ; p