intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chất độc trong thực phẩm, thuốc

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

119
lượt xem
19
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Gần đây, báo chí trong và ngoài nước đề cập đến một số chất độc trong thực phẩm, thuốc. Vậy chúng là chất gì, độc tính ra sao? 3-MCPD (3 - monochloropropane - 1,2-diol) Khi thủy phân protein thực vật bằng acid (acid hydrolyzed vegetable protein) thì lượng cholor (trong acid chlohydric) còn thừa tác dụng với chất béo tạo ra chất 3-MCPD (và một số chất khác như 1,3 – DCP, 2,3-DCP). Chlor còn có thể có trong muối, trong nước máy (xử lý bằng chlor). Nước chấm làm bằng cách thủy phân protein thực vật (như nước...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chất độc trong thực phẩm, thuốc

  1. Chất độc trong thực phẩm, thuốc Gần đây, báo chí trong và ngoài nước đề cập đến một số chất độc trong thực phẩm, thuốc. Vậy chúng là chất gì, độc tính ra sao? 3-MCPD (3 - monochloropropane - 1,2-diol) Khi thủy phân protein thực vật bằng acid (acid hydrolyzed vegetable protein) thì lượng cholor (trong acid chlohydric) còn thừa tác dụng với chất béo tạo ra chất 3-MCPD (và một số chất khác như 1,3 – DCP, 2,3-DCP). Chlor còn có thể có trong muối, trong nước máy (xử lý bằng chlor). Nước chấm làm bằng cách thủy phân protein thực vật (như nước tương) thường có 3-MCPD. Tuy nhiên, hiện chưa rõ quá trình hình thành 3-MCPD trong quá trình chế biến, bảo quản thực phẩm khác. Chỉ biết 3-MCPD dễ hình thành khi gia nhiệt (rang ngũ cốc và mạch nha lúc chế biến nước uống). Bởi thế 3- MCPD còn có thể có trong bia, bánh mì, thịt cá chế biến nhưng hàm lượng thường thấp, có khi chỉ ở dạng vết.
  2. Hội đồng Khoa học thực phẩm châu Âu (SCF) xếp 3 -MCPD và 1,3- DCP vào nhóm chất làm hỏng các chất liệu di truyền gây ung thư (gentoxic carcinogen). Tuy nhiên gần đây, nghiên cứu lại cho thấy: chưa có bằng chứng gây độc về di truyền, cơ thể có thể dung nạp 3-MCPD với một mức nhất định. Cơ quan tiêu chuẩn thực phẩm Anh (FSA) cũng nhận xét: hai chất trên có nguy cơ gây ung thư với những người ăn chúng trong một thời gian dài, còn những người thỉnh thoảng mới ăn thì không đáng ngại. Từ các nhận định này châu Âu quy định lượng tối đa chất 3-MCPD được có trong nước chấm chế tạo bằng các phương pháp thủy phân protein là 0,002mg/kg và khuyến cáo liều tối đa mỗi ngày chất 3-MCPD mà cơ thể chấp nhận được là 2microgam/kg thể trọng. DEG (Diethyenglycol) DEG là dung môi công nghiệp chống đông. Với người, khi uống hay tiêm DEG gây suy thận, rồi ngừng hoạt động hệ thần kinh trung ương. Sau đó liệt toàn thân. Nếu có máy trợ hô hấp, có thể cầm cự một thời gian ngắn nhưng cuối cùng sẽ chết. Tháng 4/2006 một bệnh viện tại Quảng Châu, Trung Quốc d ùng loại thuốc amillarisin (bị lẫn DEG của Hãng dược phẩm Qiqihar, Hắc Long Giang) làm 18 người thiệt mạng. Tháng 9/2006 có hàng trăm người ngộ độc
  3. tại Panama với triệu chứng tương tự, số tử vong tổng kết cả năm 2006 lên tới 365 người. Những trường hợp như vậy gần đây cũng được ghi nhận ở Haiti, Bangladesh, Argentina, Nigeria, Ấn Độ. Thủ phạm được xác nhận là tạp chất DEG. Mới đây điều tra của New York Times cho thấy: Hãng dược phẩm Panama nhập 46 thùng nhãn hiệu ghi là 99,5% glycerin sau khi sản phẩm đã qua 3 đơn vị kinh doanh tại Bắc Kinh và Barcelona. Lần theo đầu mối biết được nơi bán ra đầu tiên là Nhà máy Taixing ở thành phố Hengxiang (Trung Quốc). Tuy nhiên nhà máy này cũng lại mua của tư nhân Vương Quý Bình. Hắn chưa tốt nghiệp trung học phổ thông, nếm thử DEG thấy mùi vị giống glycerin nhưng không hề hấn gì, nên nảy ra ý nghĩ dùng thay glycerin để thu lợi nhuận. Hắn cũng là người bán DEG dưới tên glycerin cho Hãng Qiqihar nói trên. Do dùng loại glycerin đã bị đánh tráo như thế, nên DEG bị lẫn vào thuốc. Gần đây tại Mỹ, Trung Quốc đã phát hiện kem đánh răng chứa DEG. Trước sự kiện này Mỹ bắt buộc tất cả các lô hàng glycerin nhập khẩu phải kiểm tra, gần đây (tháng 6/2007) lại cảnh báo không nên dùng kem đánh răng chứa DEG. Melamine
  4. Melamine là hóa chất dùng làm nhựa và phân bón. Trong quá trình chế biến melamine có thể chuyển thành cyuranic. Hai chất này không phải là chất dinh dưỡng (không phải chất đạm) nhưng giàu nitơ. Khi trộn chúng vào bột mì hay gạo sẽ làm cho lượng nitơ toàn phần tăng, làm người ta nhầm đó là loại gạo, bột mì chứa nhiều đạm, bán được giá cao. Sản phẩm “protein gạo cô đặc” và “gluten bột mì” được quảng cáo giàu chất đạm, thực chất là gạo và bột mì đã được trộn lẫn hai chất trên. Công ty Menu Foods và một số công ty khác của Mỹ, Nam Phi nhập các sản phẩm này về chế biến thức ăn cho thú nuôi, gây chết chó mèo hàng loạt. Thiệt hại rất lớn. Riêng việc hủy bỏ 60 triệu hộp sản phẩm tại Công ty Menu Foods đã là 30 triệu USD. Chưa kể công ty này và một số công ty liên quan còn đối mặt với việc đền bù có thể lên đến hàng trăm triệu USD.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2