T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 2-2017<br />
<br />
CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA BỆNH NHÂN<br />
CHẤN THƯƠNG TUỶ SỐNG GIAI ĐOẠN TÁI HOÀ NHẬP CỘNG ĐỒNG<br />
Đỗ Thị Ngọc Anh*; Nguyễn Thị Kim Liên*<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: đánh giá chất lượng cuộc sống (CLCS) của bệnh nhân (BN) chấn thương tủy sống<br />
(CTTS) giai đoạn tái hòa nhập cộng đồng. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt<br />
ngang trên 30 BN CTTS đã điều trị tại Trung tâm Phục hồi Chức năng, Bệnh viện Bạch Mai từ<br />
tháng 1 - 2015 đến 6 - 2015, hiện đang sống tại cộng đồng. Sử dụng thang điểm theo tiêu<br />
chuẩn châu Âu EQ-5D-5L để đánh giá CLCS của BN nghiên cứu. Kết quả: 53,3% BN có CLCS<br />
ở mức thấp; mức cao: 23,3%; trung bình 16,7% và rất thấp: 6,7%. Không có BN nào có CLCS<br />
ở mức rất cao. Kết luận: CLCS của BN CTTS ở giai đoạn tái hoà nhập cộng đồng là vấn đề<br />
đáng được quan tâm. Chỉ 23,3% BN có CLCS ở mức cao, 16,7% BN có chất lượng sống trung<br />
bình, nhưng 60% BN có CLCS ở mức dưới trung bình (thấp và rất thấp).<br />
* Từ khóa: Chấn thương tủy sống; Chất lượng cuộc sống; Tái hòa nhập cộng đồng.<br />
<br />
The Quality of Life in Spinal Cord Injury Patients in Community<br />
Reintegration Stage<br />
Summary<br />
Objectives: To assess the quality of life of patients with spinal cord injury when they return to<br />
live in the community. Subjects and methods: A cross-sectional study on 30 patients who were<br />
diagnosed spinal cord injury and treated in Rehabilitation Centre, Bachmai Hospital. The quality<br />
of life was assessed by using EQ-5D-5L Results: 53.3% of the patients had low quality of life,<br />
23.3% of patients had high quality of life, 16.7% of the patients had medium quality of life and<br />
6.7% of the patients had very low quality of life. No patients had very high quality of life.<br />
Conclusions: The quality of life of patients with spinal cord injury in community reintegration is a<br />
matter of concern. Only 23.3% of the patients had high quality of life, 16.7% of patients had<br />
medium quality of life, but up to 60% of patients had below medium quality of life (low and very low).<br />
* Key words: Quality of life; Community reintegration; Spinal cord injury.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Chấn thương tuỷ sống là tình trạng<br />
bệnh lý gây rối loạn trầm trọng chức<br />
năng của nhiều cơ quan khác nhau: liệt<br />
hoặc giảm vận động hai chi dưới hoặc<br />
tứ chi kèm theo các rối loạn khác như:<br />
giảm hoặc mất cảm giác, rối loạn hô hấp,<br />
<br />
tiểu tiện, rối loạn hoạt động ruột, dinh<br />
dưỡng [1]. CTTS không những làm số<br />
lượng lớn BN phụ thuộc cuộc sống vào<br />
nhiều mặt, là gánh nặng cho bản thân,<br />
gia đình và xã hội mà còn gây tâm lý bi<br />
quan và ảnh hưởng rất lớn đến CLCS<br />
của họ.<br />
<br />
* Trường Đại học Y Hà Nội<br />
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Thị Kim Liên (lienrehab@yahoo.com)<br />
Ngày nhận bài: 27/10/2016; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 04/01/2017<br />
Ngày bài báo được đăng: 18/01/2017<br />
<br />
105<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 2-2017<br />
Hiện nay, để giảm gánh nặng cho bản<br />
thân, gia đình và xã hội, cùng với sự tiến<br />
bộ của các Trung tâm Phục hồi Chức<br />
năng, việc phục hồi cho BN CTTS ngày<br />
càng được quan tâm. Mục đích của phục<br />
hồi chức năng là nhằm tăng cường khả<br />
năng vận động, đạt mức độc lập tối đa<br />
trong sinh hoạt hàng ngày cũng như cải<br />
thiện CLCS để BN có thể tái hoà nhập<br />
cộng đồng. Tuy nhiên, cải thiện CLCS và<br />
tái hoà nhập xã hội là một quá trình lâu<br />
dài, đòi hỏi sự kiên trì và thích ứng liên<br />
tục, đặc biệt khi BN đã ra viện và sống<br />
trong môi trường cộng đồng. Việc đánh<br />
giá CLCS cho BN thông qua bộ câu hỏi<br />
EQ-5D-5L với 5 khía cạnh sức khoẻ gồm:<br />
khả năng di chuyển, khả năng tự chăm<br />
sóc bản thân, các hoạt động hàng ngày,<br />
tình trạng đau/khó chịu, lo lắng/trầm cảm<br />
thường xuyên được sử dụng [2].<br />
Tại Việt Nam, đã có một số nghiên cứu<br />
đánh giá cải thiện CLCS của BN CTTS<br />
giai đoạn hồi phục trong quá trình điều trị<br />
phục hồi chức năng tại bệnh viện, nhưng<br />
chưa có nghiên cứu nào đánh giá ở giai<br />
đoạn tái hoà nhập cộng đồng. BN sau khi<br />
được phục hồi chức năng tại bệnh viện<br />
trở về tái hoà nhập với cộng đồng còn<br />
chưa được quan tâm nhiều về sự tiến<br />
triển của bệnh cũng như CLCS của họ.<br />
Nghiên cứu này được tiến hành nhằm:<br />
Đánh giá CLCS của BN CTTS giai đoạn<br />
tái hoà nhập cộng đồng bằng bộ câu hỏi<br />
EQ-5D-5L.<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tượng nghiên cứu.<br />
30 BN CTTS đã từng điều trị tại Trung<br />
tâm Phục hồi Chức năng, Bệnh viện Bạch<br />
106<br />
<br />
Mai từ tháng 1 - 2015 đến tháng 6 - 2015,<br />
hiện đang sống tại cộng đồng đến tái<br />
khám tại Trung tâm.<br />
- Tiêu chuẩn lựa chọn: BN có thời gian<br />
CTTS > 6 tháng, ≥ 18 tuổi, có khả năng<br />
giao tiếp.<br />
- Tiêu chuẩn loại trừ: BN có tổn<br />
thương phối hợp như chấn thương sọ<br />
não, gãy xương chi.<br />
2. Phương pháp nghiên cứu.<br />
Phương pháp: mô tả cắt ngang.<br />
Phương pháp chọn mẫu: mẫu thuận<br />
tiện.<br />
* Các chỉ số nghiên cứu:<br />
- Xác định tuổi, giới, nghề nghiệp hiện<br />
tại, thời gian bị bệnh.<br />
- Xác định nguyên nhân chấn thương,<br />
biện pháp đã can thiệp sau chấn thương:<br />
phẫu thuật hoặc không phẫu thuật.<br />
- Xác định vị trí tổn thương tuỷ (thuộc<br />
tuỷ cổ, tuỷ ngực, tuỷ thắt lưng).<br />
- Xác định mức độ tổn thương theo<br />
bảng phân loại ASIA của Hiệp hội Tổn<br />
thương Tuỷ sống Hoa Kỳ.<br />
- Đánh giá CLCS thông qua bộ câu hỏi<br />
EQ-5D-5L với 5 khía cạnh sức khoẻ, gồm<br />
khả năng di chuyển, khả năng tự chăm<br />
sóc bản thân, các hoạt động hàng ngày,<br />
tình trạng đau/khó chịu, lo lắng/trầm cảm.<br />
Mỗi khía cạnh lại chia thành 5 mức độ với<br />
cách tính điểm tương ứng để BN lựa<br />
chọn [2].<br />
+ Khả năng di chuyển: từ 1 điểm<br />
(không gặp khó khăn gì trong việc di<br />
chuyển) đến 5 điểm (không đủ khả năng<br />
để di chuyển).<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 2-2017<br />
+ Khả năng tự chăm sóc như tắm rửa,<br />
mặc quần áo: từ 1 điểm (không gặp khó<br />
khăn gì trong việc tự tắm rửa hoặc tự<br />
mặc quần áo) đến 5 điểm (không thể tự<br />
tắm rửa hoặc tự mặc quần áo).<br />
+ Các hoạt động hàng ngày: từ 1 điểm<br />
(không gặp khó khăn gì trong các hoạt<br />
động thường ngày) đến 5 điểm (không đủ<br />
<br />
khả năng thực hiện các hoạt động thường<br />
ngày).<br />
+ Tình trạng đau/khó chịu: từ 1 điểm<br />
(không đau hoặc khó chịu) đến 5 điểm (vô<br />
cùng đau hoặc khó chịu).<br />
+ Tình trạng lo lắng/trầm cảm: từ<br />
1 điểm (không lo lắng hoặc trầm cảm)<br />
đến 5 điểm (vô cùng lo lắng).<br />
<br />
Bảng 1: Phân loại CLCS.<br />
Mức độ<br />
<br />
Tổng số điểm<br />
<br />
Phân loại CLCS<br />
<br />
Mức độ 1<br />
<br />
5<br />
<br />
Rất cao<br />
<br />
Mức độ 2<br />
<br />
6 - 10<br />
<br />
Cao<br />
<br />
Mức độ 3<br />
<br />
11 - 15<br />
<br />
Trung bình<br />
<br />
Mức độ 4<br />
<br />
16 - 20<br />
<br />
Thấp<br />
<br />
Mức độ 5<br />
<br />
21 - 25<br />
<br />
Rất thấp<br />
<br />
* Đạo đức nghiên cứu: nghiên cứu tiến hành tại Bệnh viện Bạch Mai với sự đồng ý<br />
của lãnh đạo Trung tâm, Bệnh viện. Nghiên cứu dựa trên 3 nguyên tắc cơ bản của đạo<br />
đức là tôn trọng, không gây hại và tạo công bằng cho tất cả BN. BN đều được giải<br />
thích rõ mục đích, nắm được trách nhiệm và quyền lợi, tự nguyện tham gia nghiên cứu.<br />
* Xử lý số liệu:<br />
Số liệu sau khi điều tra được nhập và xử lý theo phương pháp thống kê mô tả bằng<br />
phần mềm SPSS 16.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN<br />
Trong số 30 BN nghiên cứu, 9 BN liệt tứ chi và 21 BN liệt hai chân.<br />
1. Khả năng di chuyển, chăm sóc bản thân, thực hiện các hoạt động<br />
hàng ngày.<br />
Bảng 2: Phân loại mức độ khó khăn trong di chuyển, chăm sóc bản thân, hoạt động<br />
hàng ngày (n = 30).<br />
Khả năng<br />
<br />
Di chuyển<br />
(%)<br />
<br />
Chăm sóc bản thân<br />
(%)<br />
<br />
Các hoạt động hàng ngày<br />
(%)<br />
<br />
Không có<br />
<br />
10,0<br />
<br />
26,7<br />
<br />
23,3<br />
<br />
Nhẹ<br />
<br />
16,7<br />
<br />
20,0<br />
<br />
10,0<br />
<br />
Mức độ khó khăn<br />
<br />
Vừa<br />
<br />
43,3<br />
<br />
3,7<br />
<br />
13,4<br />
<br />
Nặng<br />
<br />
16,7<br />
<br />
30,0<br />
<br />
30,0<br />
<br />
Không tự làm được<br />
<br />
13,3<br />
<br />
16,6<br />
<br />
23,3<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
100<br />
<br />
100<br />
<br />
100<br />
<br />
107<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 2-2017<br />
90% BN khó khăn trong di chuyển. Tỷ<br />
lệ khó khăn trong di chuyển của BN tham<br />
gia nghiên cứu cao là do đa số đều ở<br />
nông thôn, chưa có đủ điều kiện để thay<br />
đổi cấu trúc nhà ở cho phù hợp với việc<br />
di chuyển, thêm vào đó, việc tiếp cận với<br />
các công trình công cộng, các toà nhà<br />
cao tầng ở Việt Nam cho người khuyết tật<br />
và tàn tật còn nhiều hạn chế. Tỷ lệ này<br />
cao hơn kết quả của Roberton R và CS<br />
nghiên cứu trên 65 BN với thời gian chấn<br />
thương < 5 năm, 77% gặp khó khăn và<br />
cần sự giúp đỡ khi di chuyển [4].<br />
Đa số BN đều có khó khăn về khả<br />
năng tự chăm sóc, chiếm tỷ lệ 73,3%.<br />
26,7% BN có thể tự chăm sóc. Kết quả<br />
nghiên cứu của chúng tôi tương tự với<br />
một số tác giả khác. Theo Lysack C.L và<br />
CS, 70% BN tổn thương tuỷ sống cần có<br />
người nhà giúp đỡ trong việc tự chăm sóc<br />
bản thân và họ mong muốn có thể tự làm<br />
được việc đó bằng chính khả năng của<br />
mình mà không cần sự hỗ trợ của bất kỳ<br />
ai [5]. Tại Việt Nam, nghiên cứu của Cầm<br />
Bá Thức có tỷ lệ cao hơn (81,3% số BN<br />
liệt hai chân do CTTS tại cộng đồng cần<br />
trợ giúp chăm sóc [2]. Tuy đã có thời gian<br />
sống tại cộng đồng, làm quen dần và<br />
thích nghi với cuộc sống hiện tại, nhưng<br />
đa số BN vẫn chưa thể độc lập hoàn toàn<br />
trong việc tự chăm sóc bản thân. Điều<br />
này có thể do tình trạng liệt hai chân hoặc<br />
liệt tứ chi nên khả năng vận động bị hạn<br />
chế, hơn nữa cấu trúc nhà ở của BN<br />
chưa thay đổi để phù hợp với việc di<br />
chuyển bằng xe lăn hay bằng các dụng<br />
cụ hỗ trợ khác để họ có thể tự làm được<br />
hoạt động chăm sóc bản thân cũng như<br />
các hoạt động khác.<br />
76,7% BN gặp khó khăn trong hoạt<br />
động hàng ngày với các mức độ từ nhẹ<br />
đến không thể làm được. Theo Cầm Bá<br />
108<br />
<br />
Thức, 88,8% BN không tham gia vào các<br />
công việc hàng ngày; 11,2% chỉ làm<br />
những công việc nhẹ trong gia đình [2]. Do<br />
khả năng di chuyển của BN còn gặp nhiều<br />
hạn chế ảnh hưởng rất lớn đến việc thực<br />
hiện các hoạt động hàng ngày. Mặt khác,<br />
các hoạt động vui chơi giải trí hiện nay rất<br />
đa dạng, nhiều thể loại và cách thức nên<br />
BN khó có thể hòa nhập và tham gia.<br />
2. Tình trạng đau/khó chịu.<br />
Không đau/khó chịu: 2 BN (6,7%); nhẹ:<br />
9 BN (30,0%); vừa: 9 BN (30,0%); nặng:<br />
10 BN (33,3%); rất nặng: 0 BN.<br />
Đau/khó chịu là cảm giác chủ quan<br />
của con người. Mỗi người có một ngưỡng<br />
đau/khó chịu khác nhau. Tình trạng<br />
đau/khó chịu ảnh hưởng nhiều đến CLCS<br />
của họ. 93,3% BN trong nghiên cứu này<br />
có tình trạng đau/khó chịu các mức độ từ<br />
nhẹ đến nặng; trong đó mức độ nặng chiếm<br />
tỷ lệ cao nhất. Không có BN nào đau/khó<br />
chịu mức độ rất nặng. Kết quả này tương<br />
đồng với nghiên cứu của một số tác giả.<br />
Theo Donnelly C và CS, 86% BN tổn<br />
thương tuỷ sống đau các mức độ sau 6<br />
tháng xuất viện và sống tại cộng đồng [6].<br />
3. Tình trạng lo lắng/trầm cảm.<br />
Không lo lắng/trầm cảm: 5 BN (16,7%);<br />
nhẹ: 8 BN (26,6%); vừa: 11 BN (36,7%);<br />
nặng: 6 BN (20,0%); rất nặng: 0 BN.<br />
83,3% BN có tình trạng lo lắng/trầm<br />
cảm mức độ từ nhẹ đến nặng, trong đó,<br />
mức độ vừa chiếm tỷ lệ cao nhất. Không<br />
có BN nào ở mức độ rất nặng. Kết quả<br />
của chúng tôi cao hơn Shin J.C và CS<br />
(63,9%) [7]. Sự khác biệt này có thể do<br />
mức độ lo lắng/trầm cảm của mỗi BN<br />
khác nhau. Mỗi người có điều kiện và<br />
hoàn cảnh sống khác nhau. BN nghiên<br />
cứu của chúng tôi đa số ở nông thôn, tỷ<br />
lệ thất nghiệp khá lớn (83,4%); hơn nữa<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 2-2017<br />
80% là nam giới, họ phải chịu nhiều áp<br />
lực lớn và là trụ cột trong gia đình. Mặt<br />
khác, với tình trạng bệnh hiện tại, đa số<br />
đều gặp khó khăn trong mọi hoạt động,<br />
ngay cả những việc nhỏ nhất như đánh<br />
răng, rửa mặt, tắm rửa, mặc quần áo.<br />
4. Phân loại CLCS.<br />
Rất cao: 0 BN; cao: 7 BN (23,3%);<br />
trung bình: 5 BN (16,7%); thấp: 16 BN<br />
(53,3%); rất thấp: 2 BN (6,7%). CLCS là<br />
một khái niệm chủ quan theo từng cá<br />
nhân và môi trường sống của họ, đó là<br />
cách sống, cách cảm nhận đánh giá cuộc<br />
sống hay nói cách khác là định cho cuộc<br />
sống một giá trị nào đó. Do vậy, mỗi<br />
người có một CLCS khác nhau, theo cách<br />
cảm nhận của từng cá nhân. Kết quả<br />
nghiên cứu của chúng tôi cho thấy trên<br />
1/2 số BN tham gia nghiên cứu có CLCS<br />
ở mức thấp. BN sau khi phục hồi chức<br />
năng tại viện trở về tái hoà nhập với cộng<br />
đồng, chỉ có một số ít BN là tiếp tục điều<br />
trị phục hồi chức năng ở tuyến dưới, đa<br />
số chỉ tập các bài tập cơ đơn giản tại nhà,<br />
ít vận động. Do đó, tình trạng bệnh cải<br />
thiện không nhiều, BN vẫn gặp khó khăn<br />
trong di chuyển, tự chăm sóc bản thân và<br />
các hoạt động hàng ngày, vẫn còn tình<br />
trạng đau/khó chịu, lo lắng/trầm cảm về<br />
bệnh tật và gánh nặng gia đình. Do đó,<br />
CLCS ở mức thấp chiếm đa số. Westgren<br />
N và Levi R nghiên cứu trên 320 BN<br />
CTTS đang sống tại cộng đồng cũng cho<br />
kết quả tương tự: CLCS của những BN<br />
này thấp hơn đáng kể so với tiêu chuẩn<br />
dân số nói chung [8].<br />
KẾT LUẬN<br />
Qua nghiên cứu trên 30 BN CTTS giai<br />
đoạn tái hoà nhập cộng đồng chúng tôi<br />
rút ra một số kết luận:<br />
<br />
- Chất lượng cuộc sống của BN CTTS<br />
ở giai đoạn tái hoà nhập cộng đồng là vấn<br />
đề đáng được quan tâm.<br />
- 7/30 BN (23,3%) có CLCS ở mức<br />
cao; 5/30 BN (16,7%) có chất lượng sống<br />
ở mức trung bình.<br />
- 18/30 BN (60%) có CLCS ở mức thấp<br />
và rất thấp, trong đó rất thấp 6,7%.<br />
- Không có BN nào có CLCS ở mức rất<br />
cao.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Bộ môn Phục hồi chức năng, Trường<br />
Đại học Y Hà Nội. Phục hồi chức năng (dùng<br />
đào tạo cử nhân điều dưỡng). NXB Giáo Dục<br />
Việt Nam. 2011, tr.65-66.<br />
2. Cầm Bá Thức. Nghiên cứu thực trạng<br />
BN liệt hai chi dưới do CTTS tại cộng đồng và<br />
đề xuất một số biện pháp can thiệp. Luận án<br />
Tiến sỹ Y học. Trường Đại học Y Hà Nội.<br />
2007.<br />
3. WHO. WHOQOL: Measuring quality of<br />
life, Division of Mental Health and Prevention<br />
of Substance Abuse. Geneva, Switzerland. 1997.<br />
4. Roberton T, Bucks R.S, Skinner T.C et<br />
al. Barriers to physical activity in individuals<br />
with spinal cord injury: A Western Australian<br />
Study. Australian Journal of Rehabilitation<br />
Counselling. 2011, 17 (2), pp.74-88.<br />
5. Lysack C.L, Zafonte C.A, Neufeld S.W<br />
et al. Self-care independence after spinal cord<br />
injury: patient and therapist expectations and<br />
real life performance. J Spinal Cord Med.<br />
2001, 24, pp.257-265.<br />
6. Donnelly C, Eng J.J. Pain following<br />
spinal cord injury: The impact on community<br />
reintegration. Spinal Cord. 2005, 43 (5),<br />
pp.278-282.<br />
7. Shin J.C, Goo R.H, Yu J.S et al.<br />
Depression and quality of life in patients within<br />
the first 6 months after the spinal cord injury.<br />
Ann Rehabil Med. 2012, 36 (1), pp.119-125.<br />
8. Westgren N, Levi R. Quality of life and<br />
traumatic spinal cord Injury. Arch Phys Med<br />
Rehabil. 1998, 79, pp.1433-1439.<br />
<br />
109<br />
<br />