intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân chấn thương tuỷ sống giai đoạn tái hoà nhập cộng đồng

Chia sẻ: Ni Ni | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

128
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm đánh giá chất lượng cuộc sống (CLCS) của bệnh nhân (BN) chấn thương tủy sống (CTTS) giai đoạn tái hòa nhập cộng đồng. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 30 BN CTTS đã điều trị tại Trung tâm Phục hồi Chức năng, Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 1 - 2015 đến 6 - 2015, hiện đang sống tại cộng đồng. Sử dụng thang điểm theo tiêu chuẩn châu Âu EQ-5D-5L để đánh giá CLCS của BN nghiên cứu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân chấn thương tuỷ sống giai đoạn tái hoà nhập cộng đồng

T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 2-2017<br /> <br /> CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA BỆNH NHÂN<br /> CHẤN THƯƠNG TUỶ SỐNG GIAI ĐOẠN TÁI HOÀ NHẬP CỘNG ĐỒNG<br /> Đỗ Thị Ngọc Anh*; Nguyễn Thị Kim Liên*<br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu: đánh giá chất lượng cuộc sống (CLCS) của bệnh nhân (BN) chấn thương tủy sống<br /> (CTTS) giai đoạn tái hòa nhập cộng đồng. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt<br /> ngang trên 30 BN CTTS đã điều trị tại Trung tâm Phục hồi Chức năng, Bệnh viện Bạch Mai từ<br /> tháng 1 - 2015 đến 6 - 2015, hiện đang sống tại cộng đồng. Sử dụng thang điểm theo tiêu<br /> chuẩn châu Âu EQ-5D-5L để đánh giá CLCS của BN nghiên cứu. Kết quả: 53,3% BN có CLCS<br /> ở mức thấp; mức cao: 23,3%; trung bình 16,7% và rất thấp: 6,7%. Không có BN nào có CLCS<br /> ở mức rất cao. Kết luận: CLCS của BN CTTS ở giai đoạn tái hoà nhập cộng đồng là vấn đề<br /> đáng được quan tâm. Chỉ 23,3% BN có CLCS ở mức cao, 16,7% BN có chất lượng sống trung<br /> bình, nhưng 60% BN có CLCS ở mức dưới trung bình (thấp và rất thấp).<br /> * Từ khóa: Chấn thương tủy sống; Chất lượng cuộc sống; Tái hòa nhập cộng đồng.<br /> <br /> The Quality of Life in Spinal Cord Injury Patients in Community<br /> Reintegration Stage<br /> Summary<br /> Objectives: To assess the quality of life of patients with spinal cord injury when they return to<br /> live in the community. Subjects and methods: A cross-sectional study on 30 patients who were<br /> diagnosed spinal cord injury and treated in Rehabilitation Centre, Bachmai Hospital. The quality<br /> of life was assessed by using EQ-5D-5L Results: 53.3% of the patients had low quality of life,<br /> 23.3% of patients had high quality of life, 16.7% of the patients had medium quality of life and<br /> 6.7% of the patients had very low quality of life. No patients had very high quality of life.<br /> Conclusions: The quality of life of patients with spinal cord injury in community reintegration is a<br /> matter of concern. Only 23.3% of the patients had high quality of life, 16.7% of patients had<br /> medium quality of life, but up to 60% of patients had below medium quality of life (low and very low).<br /> * Key words: Quality of life; Community reintegration; Spinal cord injury.<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Chấn thương tuỷ sống là tình trạng<br /> bệnh lý gây rối loạn trầm trọng chức<br /> năng của nhiều cơ quan khác nhau: liệt<br /> hoặc giảm vận động hai chi dưới hoặc<br /> tứ chi kèm theo các rối loạn khác như:<br /> giảm hoặc mất cảm giác, rối loạn hô hấp,<br /> <br /> tiểu tiện, rối loạn hoạt động ruột, dinh<br /> dưỡng [1]. CTTS không những làm số<br /> lượng lớn BN phụ thuộc cuộc sống vào<br /> nhiều mặt, là gánh nặng cho bản thân,<br /> gia đình và xã hội mà còn gây tâm lý bi<br /> quan và ảnh hưởng rất lớn đến CLCS<br /> của họ.<br /> <br /> * Trường Đại học Y Hà Nội<br /> Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Thị Kim Liên (lienrehab@yahoo.com)<br /> Ngày nhận bài: 27/10/2016; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 04/01/2017<br /> Ngày bài báo được đăng: 18/01/2017<br /> <br /> 105<br /> <br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 2-2017<br /> Hiện nay, để giảm gánh nặng cho bản<br /> thân, gia đình và xã hội, cùng với sự tiến<br /> bộ của các Trung tâm Phục hồi Chức<br /> năng, việc phục hồi cho BN CTTS ngày<br /> càng được quan tâm. Mục đích của phục<br /> hồi chức năng là nhằm tăng cường khả<br /> năng vận động, đạt mức độc lập tối đa<br /> trong sinh hoạt hàng ngày cũng như cải<br /> thiện CLCS để BN có thể tái hoà nhập<br /> cộng đồng. Tuy nhiên, cải thiện CLCS và<br /> tái hoà nhập xã hội là một quá trình lâu<br /> dài, đòi hỏi sự kiên trì và thích ứng liên<br /> tục, đặc biệt khi BN đã ra viện và sống<br /> trong môi trường cộng đồng. Việc đánh<br /> giá CLCS cho BN thông qua bộ câu hỏi<br /> EQ-5D-5L với 5 khía cạnh sức khoẻ gồm:<br /> khả năng di chuyển, khả năng tự chăm<br /> sóc bản thân, các hoạt động hàng ngày,<br /> tình trạng đau/khó chịu, lo lắng/trầm cảm<br /> thường xuyên được sử dụng [2].<br /> Tại Việt Nam, đã có một số nghiên cứu<br /> đánh giá cải thiện CLCS của BN CTTS<br /> giai đoạn hồi phục trong quá trình điều trị<br /> phục hồi chức năng tại bệnh viện, nhưng<br /> chưa có nghiên cứu nào đánh giá ở giai<br /> đoạn tái hoà nhập cộng đồng. BN sau khi<br /> được phục hồi chức năng tại bệnh viện<br /> trở về tái hoà nhập với cộng đồng còn<br /> chưa được quan tâm nhiều về sự tiến<br /> triển của bệnh cũng như CLCS của họ.<br /> Nghiên cứu này được tiến hành nhằm:<br /> Đánh giá CLCS của BN CTTS giai đoạn<br /> tái hoà nhập cộng đồng bằng bộ câu hỏi<br /> EQ-5D-5L.<br /> ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br /> NGHIÊN CỨU<br /> 1. Đối tượng nghiên cứu.<br /> 30 BN CTTS đã từng điều trị tại Trung<br /> tâm Phục hồi Chức năng, Bệnh viện Bạch<br /> 106<br /> <br /> Mai từ tháng 1 - 2015 đến tháng 6 - 2015,<br /> hiện đang sống tại cộng đồng đến tái<br /> khám tại Trung tâm.<br /> - Tiêu chuẩn lựa chọn: BN có thời gian<br /> CTTS > 6 tháng, ≥ 18 tuổi, có khả năng<br /> giao tiếp.<br /> - Tiêu chuẩn loại trừ: BN có tổn<br /> thương phối hợp như chấn thương sọ<br /> não, gãy xương chi.<br /> 2. Phương pháp nghiên cứu.<br /> Phương pháp: mô tả cắt ngang.<br /> Phương pháp chọn mẫu: mẫu thuận<br /> tiện.<br /> * Các chỉ số nghiên cứu:<br /> - Xác định tuổi, giới, nghề nghiệp hiện<br /> tại, thời gian bị bệnh.<br /> - Xác định nguyên nhân chấn thương,<br /> biện pháp đã can thiệp sau chấn thương:<br /> phẫu thuật hoặc không phẫu thuật.<br /> - Xác định vị trí tổn thương tuỷ (thuộc<br /> tuỷ cổ, tuỷ ngực, tuỷ thắt lưng).<br /> - Xác định mức độ tổn thương theo<br /> bảng phân loại ASIA của Hiệp hội Tổn<br /> thương Tuỷ sống Hoa Kỳ.<br /> - Đánh giá CLCS thông qua bộ câu hỏi<br /> EQ-5D-5L với 5 khía cạnh sức khoẻ, gồm<br /> khả năng di chuyển, khả năng tự chăm<br /> sóc bản thân, các hoạt động hàng ngày,<br /> tình trạng đau/khó chịu, lo lắng/trầm cảm.<br /> Mỗi khía cạnh lại chia thành 5 mức độ với<br /> cách tính điểm tương ứng để BN lựa<br /> chọn [2].<br /> + Khả năng di chuyển: từ 1 điểm<br /> (không gặp khó khăn gì trong việc di<br /> chuyển) đến 5 điểm (không đủ khả năng<br /> để di chuyển).<br /> <br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 2-2017<br /> + Khả năng tự chăm sóc như tắm rửa,<br /> mặc quần áo: từ 1 điểm (không gặp khó<br /> khăn gì trong việc tự tắm rửa hoặc tự<br /> mặc quần áo) đến 5 điểm (không thể tự<br /> tắm rửa hoặc tự mặc quần áo).<br /> + Các hoạt động hàng ngày: từ 1 điểm<br /> (không gặp khó khăn gì trong các hoạt<br /> động thường ngày) đến 5 điểm (không đủ<br /> <br /> khả năng thực hiện các hoạt động thường<br /> ngày).<br /> + Tình trạng đau/khó chịu: từ 1 điểm<br /> (không đau hoặc khó chịu) đến 5 điểm (vô<br /> cùng đau hoặc khó chịu).<br /> + Tình trạng lo lắng/trầm cảm: từ<br /> 1 điểm (không lo lắng hoặc trầm cảm)<br /> đến 5 điểm (vô cùng lo lắng).<br /> <br /> Bảng 1: Phân loại CLCS.<br /> Mức độ<br /> <br /> Tổng số điểm<br /> <br /> Phân loại CLCS<br /> <br /> Mức độ 1<br /> <br /> 5<br /> <br /> Rất cao<br /> <br /> Mức độ 2<br /> <br /> 6 - 10<br /> <br /> Cao<br /> <br /> Mức độ 3<br /> <br /> 11 - 15<br /> <br /> Trung bình<br /> <br /> Mức độ 4<br /> <br /> 16 - 20<br /> <br /> Thấp<br /> <br /> Mức độ 5<br /> <br /> 21 - 25<br /> <br /> Rất thấp<br /> <br /> * Đạo đức nghiên cứu: nghiên cứu tiến hành tại Bệnh viện Bạch Mai với sự đồng ý<br /> của lãnh đạo Trung tâm, Bệnh viện. Nghiên cứu dựa trên 3 nguyên tắc cơ bản của đạo<br /> đức là tôn trọng, không gây hại và tạo công bằng cho tất cả BN. BN đều được giải<br /> thích rõ mục đích, nắm được trách nhiệm và quyền lợi, tự nguyện tham gia nghiên cứu.<br /> * Xử lý số liệu:<br /> Số liệu sau khi điều tra được nhập và xử lý theo phương pháp thống kê mô tả bằng<br /> phần mềm SPSS 16.<br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN<br /> Trong số 30 BN nghiên cứu, 9 BN liệt tứ chi và 21 BN liệt hai chân.<br /> 1. Khả năng di chuyển, chăm sóc bản thân, thực hiện các hoạt động<br /> hàng ngày.<br /> Bảng 2: Phân loại mức độ khó khăn trong di chuyển, chăm sóc bản thân, hoạt động<br /> hàng ngày (n = 30).<br /> Khả năng<br /> <br /> Di chuyển<br /> (%)<br /> <br /> Chăm sóc bản thân<br /> (%)<br /> <br /> Các hoạt động hàng ngày<br /> (%)<br /> <br /> Không có<br /> <br /> 10,0<br /> <br /> 26,7<br /> <br /> 23,3<br /> <br /> Nhẹ<br /> <br /> 16,7<br /> <br /> 20,0<br /> <br /> 10,0<br /> <br /> Mức độ khó khăn<br /> <br /> Vừa<br /> <br /> 43,3<br /> <br /> 3,7<br /> <br /> 13,4<br /> <br /> Nặng<br /> <br /> 16,7<br /> <br /> 30,0<br /> <br /> 30,0<br /> <br /> Không tự làm được<br /> <br /> 13,3<br /> <br /> 16,6<br /> <br /> 23,3<br /> <br /> Tổng<br /> <br /> 100<br /> <br /> 100<br /> <br /> 100<br /> <br /> 107<br /> <br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 2-2017<br /> 90% BN khó khăn trong di chuyển. Tỷ<br /> lệ khó khăn trong di chuyển của BN tham<br /> gia nghiên cứu cao là do đa số đều ở<br /> nông thôn, chưa có đủ điều kiện để thay<br /> đổi cấu trúc nhà ở cho phù hợp với việc<br /> di chuyển, thêm vào đó, việc tiếp cận với<br /> các công trình công cộng, các toà nhà<br /> cao tầng ở Việt Nam cho người khuyết tật<br /> và tàn tật còn nhiều hạn chế. Tỷ lệ này<br /> cao hơn kết quả của Roberton R và CS<br /> nghiên cứu trên 65 BN với thời gian chấn<br /> thương < 5 năm, 77% gặp khó khăn và<br /> cần sự giúp đỡ khi di chuyển [4].<br /> Đa số BN đều có khó khăn về khả<br /> năng tự chăm sóc, chiếm tỷ lệ 73,3%.<br /> 26,7% BN có thể tự chăm sóc. Kết quả<br /> nghiên cứu của chúng tôi tương tự với<br /> một số tác giả khác. Theo Lysack C.L và<br /> CS, 70% BN tổn thương tuỷ sống cần có<br /> người nhà giúp đỡ trong việc tự chăm sóc<br /> bản thân và họ mong muốn có thể tự làm<br /> được việc đó bằng chính khả năng của<br /> mình mà không cần sự hỗ trợ của bất kỳ<br /> ai [5]. Tại Việt Nam, nghiên cứu của Cầm<br /> Bá Thức có tỷ lệ cao hơn (81,3% số BN<br /> liệt hai chân do CTTS tại cộng đồng cần<br /> trợ giúp chăm sóc [2]. Tuy đã có thời gian<br /> sống tại cộng đồng, làm quen dần và<br /> thích nghi với cuộc sống hiện tại, nhưng<br /> đa số BN vẫn chưa thể độc lập hoàn toàn<br /> trong việc tự chăm sóc bản thân. Điều<br /> này có thể do tình trạng liệt hai chân hoặc<br /> liệt tứ chi nên khả năng vận động bị hạn<br /> chế, hơn nữa cấu trúc nhà ở của BN<br /> chưa thay đổi để phù hợp với việc di<br /> chuyển bằng xe lăn hay bằng các dụng<br /> cụ hỗ trợ khác để họ có thể tự làm được<br /> hoạt động chăm sóc bản thân cũng như<br /> các hoạt động khác.<br /> 76,7% BN gặp khó khăn trong hoạt<br /> động hàng ngày với các mức độ từ nhẹ<br /> đến không thể làm được. Theo Cầm Bá<br /> 108<br /> <br /> Thức, 88,8% BN không tham gia vào các<br /> công việc hàng ngày; 11,2% chỉ làm<br /> những công việc nhẹ trong gia đình [2]. Do<br /> khả năng di chuyển của BN còn gặp nhiều<br /> hạn chế ảnh hưởng rất lớn đến việc thực<br /> hiện các hoạt động hàng ngày. Mặt khác,<br /> các hoạt động vui chơi giải trí hiện nay rất<br /> đa dạng, nhiều thể loại và cách thức nên<br /> BN khó có thể hòa nhập và tham gia.<br /> 2. Tình trạng đau/khó chịu.<br /> Không đau/khó chịu: 2 BN (6,7%); nhẹ:<br /> 9 BN (30,0%); vừa: 9 BN (30,0%); nặng:<br /> 10 BN (33,3%); rất nặng: 0 BN.<br /> Đau/khó chịu là cảm giác chủ quan<br /> của con người. Mỗi người có một ngưỡng<br /> đau/khó chịu khác nhau. Tình trạng<br /> đau/khó chịu ảnh hưởng nhiều đến CLCS<br /> của họ. 93,3% BN trong nghiên cứu này<br /> có tình trạng đau/khó chịu các mức độ từ<br /> nhẹ đến nặng; trong đó mức độ nặng chiếm<br /> tỷ lệ cao nhất. Không có BN nào đau/khó<br /> chịu mức độ rất nặng. Kết quả này tương<br /> đồng với nghiên cứu của một số tác giả.<br /> Theo Donnelly C và CS, 86% BN tổn<br /> thương tuỷ sống đau các mức độ sau 6<br /> tháng xuất viện và sống tại cộng đồng [6].<br /> 3. Tình trạng lo lắng/trầm cảm.<br /> Không lo lắng/trầm cảm: 5 BN (16,7%);<br /> nhẹ: 8 BN (26,6%); vừa: 11 BN (36,7%);<br /> nặng: 6 BN (20,0%); rất nặng: 0 BN.<br /> 83,3% BN có tình trạng lo lắng/trầm<br /> cảm mức độ từ nhẹ đến nặng, trong đó,<br /> mức độ vừa chiếm tỷ lệ cao nhất. Không<br /> có BN nào ở mức độ rất nặng. Kết quả<br /> của chúng tôi cao hơn Shin J.C và CS<br /> (63,9%) [7]. Sự khác biệt này có thể do<br /> mức độ lo lắng/trầm cảm của mỗi BN<br /> khác nhau. Mỗi người có điều kiện và<br /> hoàn cảnh sống khác nhau. BN nghiên<br /> cứu của chúng tôi đa số ở nông thôn, tỷ<br /> lệ thất nghiệp khá lớn (83,4%); hơn nữa<br /> <br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 2-2017<br /> 80% là nam giới, họ phải chịu nhiều áp<br /> lực lớn và là trụ cột trong gia đình. Mặt<br /> khác, với tình trạng bệnh hiện tại, đa số<br /> đều gặp khó khăn trong mọi hoạt động,<br /> ngay cả những việc nhỏ nhất như đánh<br /> răng, rửa mặt, tắm rửa, mặc quần áo.<br /> 4. Phân loại CLCS.<br /> Rất cao: 0 BN; cao: 7 BN (23,3%);<br /> trung bình: 5 BN (16,7%); thấp: 16 BN<br /> (53,3%); rất thấp: 2 BN (6,7%). CLCS là<br /> một khái niệm chủ quan theo từng cá<br /> nhân và môi trường sống của họ, đó là<br /> cách sống, cách cảm nhận đánh giá cuộc<br /> sống hay nói cách khác là định cho cuộc<br /> sống một giá trị nào đó. Do vậy, mỗi<br /> người có một CLCS khác nhau, theo cách<br /> cảm nhận của từng cá nhân. Kết quả<br /> nghiên cứu của chúng tôi cho thấy trên<br /> 1/2 số BN tham gia nghiên cứu có CLCS<br /> ở mức thấp. BN sau khi phục hồi chức<br /> năng tại viện trở về tái hoà nhập với cộng<br /> đồng, chỉ có một số ít BN là tiếp tục điều<br /> trị phục hồi chức năng ở tuyến dưới, đa<br /> số chỉ tập các bài tập cơ đơn giản tại nhà,<br /> ít vận động. Do đó, tình trạng bệnh cải<br /> thiện không nhiều, BN vẫn gặp khó khăn<br /> trong di chuyển, tự chăm sóc bản thân và<br /> các hoạt động hàng ngày, vẫn còn tình<br /> trạng đau/khó chịu, lo lắng/trầm cảm về<br /> bệnh tật và gánh nặng gia đình. Do đó,<br /> CLCS ở mức thấp chiếm đa số. Westgren<br /> N và Levi R nghiên cứu trên 320 BN<br /> CTTS đang sống tại cộng đồng cũng cho<br /> kết quả tương tự: CLCS của những BN<br /> này thấp hơn đáng kể so với tiêu chuẩn<br /> dân số nói chung [8].<br /> KẾT LUẬN<br /> Qua nghiên cứu trên 30 BN CTTS giai<br /> đoạn tái hoà nhập cộng đồng chúng tôi<br /> rút ra một số kết luận:<br /> <br /> - Chất lượng cuộc sống của BN CTTS<br /> ở giai đoạn tái hoà nhập cộng đồng là vấn<br /> đề đáng được quan tâm.<br /> - 7/30 BN (23,3%) có CLCS ở mức<br /> cao; 5/30 BN (16,7%) có chất lượng sống<br /> ở mức trung bình.<br /> - 18/30 BN (60%) có CLCS ở mức thấp<br /> và rất thấp, trong đó rất thấp 6,7%.<br /> - Không có BN nào có CLCS ở mức rất<br /> cao.<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1. Bộ môn Phục hồi chức năng, Trường<br /> Đại học Y Hà Nội. Phục hồi chức năng (dùng<br /> đào tạo cử nhân điều dưỡng). NXB Giáo Dục<br /> Việt Nam. 2011, tr.65-66.<br /> 2. Cầm Bá Thức. Nghiên cứu thực trạng<br /> BN liệt hai chi dưới do CTTS tại cộng đồng và<br /> đề xuất một số biện pháp can thiệp. Luận án<br /> Tiến sỹ Y học. Trường Đại học Y Hà Nội.<br /> 2007.<br /> 3. WHO. WHOQOL: Measuring quality of<br /> life, Division of Mental Health and Prevention<br /> of Substance Abuse. Geneva, Switzerland. 1997.<br /> 4. Roberton T, Bucks R.S, Skinner T.C et<br /> al. Barriers to physical activity in individuals<br /> with spinal cord injury: A Western Australian<br /> Study. Australian Journal of Rehabilitation<br /> Counselling. 2011, 17 (2), pp.74-88.<br /> 5. Lysack C.L, Zafonte C.A, Neufeld S.W<br /> et al. Self-care independence after spinal cord<br /> injury: patient and therapist expectations and<br /> real life performance. J Spinal Cord Med.<br /> 2001, 24, pp.257-265.<br /> 6. Donnelly C, Eng J.J. Pain following<br /> spinal cord injury: The impact on community<br /> reintegration. Spinal Cord. 2005, 43 (5),<br /> pp.278-282.<br /> 7. Shin J.C, Goo R.H, Yu J.S et al.<br /> Depression and quality of life in patients within<br /> the first 6 months after the spinal cord injury.<br /> Ann Rehabil Med. 2012, 36 (1), pp.119-125.<br /> 8. Westgren N, Levi R. Quality of life and<br /> traumatic spinal cord Injury. Arch Phys Med<br /> Rehabil. 1998, 79, pp.1433-1439.<br /> <br /> 109<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2