Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
<br />
CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN <br />
Ở NGƯỜI TĂNG HUYẾT ÁP TỪ 50 TUỔI TRỞ LÊN TẠI XÃ PHƯỚC LỢI, <br />
HUYỆN BẾN LỨC, TỈNH LONG AN, NĂM 2013 <br />
Duy Thị Hoa*, Lê Hoàng Ninh* <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Đặt vấn đề: Tỉ lệ người mắc bệnh tăng huyết áp (THA) tại Việt Nam ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, chất <br />
lượng cuộc sống (CLCS) của người bệnh vẫn chưa được quan tâm. Chúng tôi khảo sát CLCS và các yếu tố liên <br />
quan ở bệnh nhân THA nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc, nâng cao sức khỏe của người bệnh. <br />
Mục tiêu: Xác định điểm trung bình chất lượng cuộc sống (TB CLCS) và các yếu tố liên quan ở người THA <br />
từ 50 trở lên. <br />
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả thực hiện trên 275 bệnh nhân THA được chọn <br />
ngẫu nhiên cư trú tại xã Phước Lợi, huyện Bến Lức, tỉnh Long An vào tháng 4 năm 2013 bằng phương pháp <br />
phỏng vấn trực tiếp sử dụng bộ câu hỏi CLCS của Tổ chức y tế thế giới. Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến <br />
được sử dụng để đo lường mối liên quan giữa điểm CLCS các lĩnh vực và các biến độc lập. <br />
Kết quả: Tuổi trung bình của đối tượng tham gia nghiên cứu là 66 tuổi (ĐLC=9,9); 59% là nữ giới. Điểm <br />
TB CLCS về quan hệ xã hội, môi trường sống, sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần của bệnh nhân THA lần <br />
lượt là: (64,12 ± 14,06), (59,52 ± 10,39), (54,73 ± 14,94) và (49,42 ± 12,73). Các yếu tố liên quan đến CLCS của <br />
bệnh nhân THA gồm tuổi, giới tính, hôn nhân, học vấn, nơi cư trú, vận động thể lực, tuân thủ điều trị, tình <br />
trạng dinh dưỡng và một số bệnh kèm theo như: đái tháo đường, bệnh thận, bệnh tim, bệnh về khớp, tai biến <br />
mạch máu não. <br />
Kết luận: CLCS bệnh nhân THA thấp ở lĩnh vực SKTT. Vận động thể lực đều đặn ở mức độ vừa phải, tuân <br />
thủ điều trị theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ là các yếu tố cần được khuyến khích thực hiện giúp cải thiện <br />
CLCS người bệnh THA. Bệnh nhân THA là phụ nữ, người lớn tuổi, người suy dinh dưỡng, người có trình độ <br />
học vấn thấp, người bệnh THA mắc kèm thêm bệnh mãn tính là những đối tượng cần được quan tâm và hướng <br />
tới trong các chương trình, hoạt động với mục tiêu cải thiện CLCS người bệnh. <br />
Từ khoá: Tăng huyết áp, chất lượng cuộc sống, WHOQOL – BREF <br />
<br />
ABSTRACT <br />
QUALITY OF LIFE AND ITS ASSOCIATED FACTORS <br />
AMONG PATIENTS WITH HYPERTENSION AGED 50 YEARS AND OVER <br />
IN PHUOC LOI COMMUNE, BEN LUC DISTRICT, LONG AN PROVINCE, 2013 <br />
Duy Thi Hoa, Le Hoang Ninh <br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6‐ 2014: 212 – 220 <br />
Background: The prevalence of hypertension has been increasing in Vietnam. However, quality of life <br />
(QOL) among the patients has not yet been considered. To improve QOL and health care for hypertensive <br />
patients, it is crucial to measure their quality of life and its associated factors. <br />
Objectives: To determine average score of QOL and its associated factors among hypertensive patients aged <br />
50 years and over. <br />
*<br />
<br />
Viện Y tế công cộng thành phố Hồ Chí Minh <br />
<br />
Tác giả liên lạc: Ths. Duy Thị Hoa <br />
<br />
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng <br />
<br />
ĐT: 0989813786 <br />
<br />
Email: flowerduy@yahoo.com <br />
<br />
211<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014<br />
<br />
<br />
Methods: A cross‐sectional study was conducted at Phuoc Loi commune, Ben Luc district, Long An <br />
province. 275 hypertensive patients were randomly selected. Data were collected by a face‐to‐face interview using <br />
WHOQOL – BREF. Multivariable linear regression analyses were used to measure the association between QOL <br />
and independent variables. <br />
Result: Mean age of participants was 66 years (SD 9.9); 49% were women. The mean scores in the domains <br />
of social relation, environmental health, physical health, and psychological health were (64,12 ± 14,06), (59,52 ± <br />
10,39), (54,73 ± 14,94), and (49,42 ± 12,73) respectively. Factors associated with QOL among hypertensive <br />
patients were age, gender, marital status, education level, residence, physical activity level, adherence to <br />
treatment, nutritional status, and presence of co‐morbidity (diabetes, kidney diseases, coronary heart disease, <br />
arthritis, and stroke). <br />
Conclusion: The mean score in the domain of psychological health among the hypertensive patients was low. <br />
Encouraging physical activities and strengthening treatment adherence should be considered to improve QOL for <br />
hypertensive patients. Actions to improve QOL should be targeted at hypertensive patients female, elderly, <br />
undernourished, low educated and/or with co‐morbidity. <br />
Keywords: Hypertension, quality of life, WHOQOL – BREF <br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ <br />
Tăng huyết áp là một bệnh phổ biến trên thế <br />
giới cũng như ở Việt Nam. Theo thống kê của Tổ <br />
chức y tế thế giới, năm 2000 THA ảnh hưởng sức <br />
khỏe của gần 1 tỉ người trên toàn thế giới, ước <br />
tính lên tới 1,56 tỉ người vào năm 2025(7, 22). THA <br />
là yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến tử vong và <br />
mắc bệnh (12,7%)(12). Vào năm 2005, THA là <br />
nguyên nhân trực tiếp gây tử vong 7,1 triệu <br />
người trong số 17,5 triệu người tử vong vì các <br />
bệnh tim mạch(12). Không chỉ vậy, THA còn ảnh <br />
hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống <br />
(CLCS) người bệnh(15), làm suy yếu đáng kể <br />
CLCS bệnh nhân cả về sức khỏe thể chất lẫn tinh <br />
thần(19). Nhiều nghiên cứu phát hiện CLCS bệnh <br />
nhân THA giảm rõ rệt do ảnh hưởng bởi nhiều <br />
yếu tố khác nhau như tuổi tác(8, 10), giới tính và có <br />
xu hướng giảm ở bệnh nhân THA mắc kèm theo <br />
các bệnh mãn tính khác(1, 5). <br />
Tại khu vực phía Nam Việt Nam chưa có <br />
nghiên cứu về CLCS bệnh nhân THA ở khu vực <br />
nông thôn được thực hiện. Long An là tỉnh có tỉ <br />
lệ THA khá caoso với tỉ lệ THA chung của cả <br />
nước (28,41%)(18), trong đó có xã Phước Lợi là xã <br />
nông thôn thuộc huyện Bến Lức, đây là một <br />
trong những xã đầu tiên của tỉnh triển khai <br />
chương trình tầm soát THA trong cộng đồng. <br />
<br />
212<br />
<br />
Theo đó, khảo sát về CLCS bệnh nhân THA tại <br />
địa phương xã Phước Lợi là điều rất quan trọng <br />
và cần thiết nhằm cung cấp thông tin giúp các <br />
nhà hoạch định chính sách và quản lý y tế lên kế <br />
hoạch cũng như các giải pháp phù hợp phục vụ <br />
công tác chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sức khỏe, <br />
nâng cao CLCS người bệnh THA tại xã. Từ lý do <br />
nêu trên, nghiên cứu được thực hiện với mục <br />
tiêu đo lường CLCS bệnh nhân THA và các yếu <br />
tố liên quan đến CLCS cụ thể trên bốn lĩnh vực <br />
sức khỏe thể chất (SKTC), sức khỏe tinh thần <br />
(SKTT), quan hệ xã hội (QHXH) và môi trường <br />
sống (MTS) bằng cách sử dụng bộ công cụ <br />
WHOQOL‐BREF. Nghiên cứu tập trung vào đối <br />
tượng là người THA từ 50 trở lên vì theo các <br />
nghiên cứu thực hiện trước, đây là lứa tuổi có tỉ <br />
lệ mắc THA cao(2, 3, 13, 14, 18). Kết quả nghiên cứu <br />
cũng là tiền đề cho các nghiên cứu liên quan sâu <br />
rộng hơn sau này. <br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu <br />
Xác định điểm trung bình CLCS bốn lĩnh <br />
vực sức SKTC, SKTT, QHXH và MTS ở người <br />
THA từ 50 tuổi trở lên. <br />
Xác định các yếu tố (đặc điểm dân số xã hội, <br />
tình trạng THA, các bệnh kèm theo, thói quen <br />
sinh hoạt) liên quan đến điểm CLCS bốn lĩnh <br />
<br />
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
vực SKTC, SKTT, QHXH, MTS của người THA <br />
từ 50 tuổi trở lên. <br />
<br />
ĐÓI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br />
Nghiên cứu cắt ngang với phương pháp <br />
chọn mẫu ngẫu nhiên đơn thực hiện vào tháng 4 <br />
năm 2013 trên 275 bệnh nhân THA từ 50 tuổi trở <br />
lên cư trú tại xã Phước Lợi, một xã nông thôn <br />
thuộc huyện Bến Lức, tỉnh Long An nằm ở đồng <br />
bằng sông Cửu Long thuộc phía Nam Việt Nam. <br />
Đây là xã thí điểm triển khai chương trình sàng <br />
lọc THA, trong đó bệnh nhân THA từ 50 tuổi trở <br />
lên được ghi nhận, theo dõi và cập nhật. <br />
Cỡ mẫu nghiên cứu được tính dựa vào công <br />
thức ước lượng một trung bình với khoảng tin <br />
cậy 95%, sử dụng độ lệch chuẩn 8,1 theo nghiên <br />
cứu được thực hiện tại Hóc Môn, TP. Hồ Chí <br />
Minh năm 2012(6). Cỡ mẫu cần thiết cho nghiên <br />
cứu là 252 người.Sau khi dự tính tình trạng thiếu <br />
mẫu có thể xảy ra với ước đoán khoảng 10%, cỡ <br />
mẫu tính được gồm 280 đối tượng. <br />
Thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia <br />
phòng chống THA, vào tháng 02 năm 2013, tổng <br />
cộng có 389 bệnh nhân THA từ 50 tuổi trở lên <br />
được ghi nhận và quản lý tại Trạm Y tế xã Phước <br />
Lợi. Danh sách 389 bệnh nhân được sử dụng làm <br />
khung mẫu nhằm chọn ngẫu nhiên đơn 280 đối <br />
tượng (bằng phần mềm R) đưa vào nghiên cứu. <br />
Đối tượng được chọn hoàn thành bộ câu hỏi cấu <br />
trúc bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp tại <br />
hộ gia đình kết hợp đối chiếu sổ khám bệnh <br />
nhằm thu thập thông tin về các bệnh kèm theo <br />
(nếu có), cân nặng bằng cân đo đã được hiệu <br />
chỉnh và đo chiều cao. Điều tra viên gồm 05 <br />
phỏng vấn viên công tác tại Viện Vệ sinh ‐ Y tế <br />
công cộng thành phố Hồ Chí Minh, có kinh <br />
nghiệm trong việc thu thập số liệu tại cộng đồng, <br />
được tập huấn kỹ về đối tượng nghiên cứu, <br />
phương pháp thu thập số liệu, nắm rõ các định <br />
nghĩa về biến số. Kết thúc đợt khảo sát, số mẫu <br />
thực tế thu được là 275 bệnh nhân THA (5 trường <br />
hợp bị loại do không thể trả lời phỏng vấn). <br />
WHOQOL‐BREF là bộ công cụ đo lường <br />
CLCS miễn phí được Tổ chức y tế thế giới xây <br />
<br />
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng <br />
<br />
dựng và phát triển từ năm 1991(21), bao gồm 26 <br />
câu hỏi với 2 câu đánh giá sức khỏe chung, <br />
SKTC (7 câu), SKTT (6 câu), QHXH (3 câu) và <br />
MTS (8 câu)(20, 21). Mỗi câu hỏi tương ứng với 5 <br />
câu trả lời tương đương thang điểm từ 1 đến 5. <br />
CLCS của bệnh nhân THA theo 4 lĩnh vực sức <br />
khỏe sẽ được đánh giá theo thang điểm 100 sau <br />
khi quy đổi từ thang điểm thô. Bốn lĩnh vực <br />
SKTC, SKTT, QHXH và MTS là các biến kết quả. <br />
Biến độc lập được thu thập gồm: <br />
Các đặc điểm dân số xã hội: tuổi tác, giới tính, <br />
học vấn (