Chất lượng lao động Việt Nam so với các nước trong khu vực
lượt xem 33
download
Một trong những thế mạnh của lao động Việt Nam được các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá cao, đó là sự chăm chỉ làm việc và tay nghề khéo léo. Các đánh giá này đều chỉ ra điều có vẻ như mâu thuẫn nhau, đó là tay nghề của lao động Việt Nam ngang ngửa, thậm chí còn nhỉnh hơn cả lao động Trung Quốc, nhưng năng suất lao động của Việt Nam so với Trung Quốc lại thấp hơn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chất lượng lao động Việt Nam so với các nước trong khu vực
- Chất lượng lao động Việt Nam so với các nước trong khu vực Một trong những thế mạnh của lao động Việt Nam được các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá cao, đó là sự chăm chỉ làm việc và tay nghề khéo léo. Các đánh giá này đều chỉ ra điều có vẻ như mâu thuẫn nhau, đó là tay nghề của lao động Việt Nam ngang ngửa, thậm chí còn nhỉnh hơn cả lao động Trung Quốc, nhưng năng suất lao động của Việt Nam so với Trung Quốc lại thấp hơn. Các doanh nghiệp đánh giá chất lượng lao động Việt Nam nằm trong nhóm 10% thấp nhất của khu vực. Những năm trước đây, người ta ít chú ý tới điều này vì việc thuê nhân công giá rẻ vẫn còn mang lợi nhuận cho nhà đầu tư. Nay, việc thuê nhân công Việt Nam so với các nước trong khu vực đã tăng lên, nên yếu tố năng suất lao động đã ảnh hưởng trầm trọng đến lợi nhuận của nhà đầu tư, nhất là trong một số ngành nghề như dệt may, da, giày. Theo số liệu của Hiệp hội Da giày, túi xách Việt Nam (Lefaso), mức lương bình quân của lao động ở Việt Nam khoảng 100 - 150 USD/tháng, đứng sau lương lao động tại Trung Quốc từ 120 - 180 USD/tháng. Trong
- khi đó, mức lương của Ấn Độ 100 - 120 USD/tháng, Indonesia 70 - 100 USD/tháng, Bangladesh 50 - 70 USD/tháng. So sánh mức chênh lệch trên, giá sản xuất tại Việt Nam kém cạnh tranh so với nhiều nước khác, chưa kể sức ép tăng lương với doanh nghiệp vẫn còn. Theo tính toán, lao động tại các thành phố cần từ 4 - 5 triệu đồng/tháng mới có thể bảo đảm các nhu cầu sống tối thiểu. Trong khi đó, theo kết quả khảo sát “Thiếu hụt lao động kỹ năng ở Việt Nam” do Viện Khoa học lao động và xã hội (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) phối hợp với tập đoàn Manpower tiến hành mới đây tại 6.000 doanh nghiệp thuộc 9 lĩnh vực kinh tế tại 9 tỉnh, thành phố ở Việt Nam, các doanh nghiệp đánh giá chất lượng lao động Việt Nam nằm trong nhóm 10% thấp nhất của khu vực. Có 1/4 doanh nghiệp tham gia khảo sát cho rằng lao động thiếu hiểu biết về công nghệ và khả năng sáng tạo; 1/5 nhận xét lao động thiếu khả năng thích nghi với công nghệ mới; 1/3 doanh nghiệp không tìm được lao động có kỹ năng mà họ cần; 2/5 giám đốc điều hành gặp khó khăn trong tuyển dụng lao động. Tại một số ngành như chế biến thực phẩm, y tế, xây dựng, vận tải, hóa chất, dệt có tình trạng lao động thiếu hụt kỹ năng nghiêm trọng. Lợi thế về chi phí nhân công thấp khi hoạt động tại Việt Nam đang dần mất đi sức hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài. Theo TS. Hồ Đức Hùng, Đại học Kinh tế Tp.HCM, năng suất lao động của lao động Việt Nam hiện thấp hơn Indonesia 10 lần, Malaysia 20 lần, Thái Lan 30 lần, Nhật Bản tới 135 lần. “Nếu coi lao động giá rẻ như một lợi thế thì sai lầm, bởi yếu tố quyết định đến doanh thu lợi nhuận của
- doanh nghiệp chính là năng suất lao động”, ông Hùng nói. Bày tỏ quan điểm về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng cho rằng, lợi thế về nguồn nhân lực giá rẻ của chúng ta không thể kéo dài mãi. Do đó không chỉ riêng ngành da giày mà các ngành hàng khác cũng cần có bước chuẩn bị cụ thể để chuyển từ số lượng sang chất lượng. (Theo Vn Economy) Năng xuất lao động ngành Nhóm ngành Nông, lâm nghiệp- thủy sản đạt nhiều kỷ lục mới, nhưng giá cả tiêu thụ trong nước và xuất khẩu lại bị giảm so với năm trước. Nhóm ngành Công nghiệp- xây dựng có năng suất hiệu quả cao hơn cả (năng suất lao động năm 2012 của nhóm Ngành này đạt 110,3 triệu đồng/lao động, cao gấp 4,3 lần nhóm ngành Nông, lâm nghiệp- thuỷ sản, cao gấp 1,6 lần nhóm ngành Dịch vụ, cao gấp 1,9 lần năng suất lao động của toàn bộ nền kinh tế), nhưng tốc độ tăng GDP của nhóm Ngành này tạo ra đã thấp hơn tốc độ tăng chung (4,52% so với 5,03%). Nhóm ngành Dịch vụ tuy có tốc độ tăng GDP cao hơn tốc độ tăng chung (6,42% so với 5,03%), nhưng các ngành Ngân hàng, Chứng khoán, Bất động sản lợi nhuận bị sụt giảm. Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu theo dự toán thì chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu (20,8%), nhưng kim ngạch nhập khẩu tăng thấp (7,1%, riêng khu vực kinh tế trong nước còn bị giảm sâu tới 6,7%), nhất là những mặt hàng như ô tô, xe máy còn giảm sâu hơn nữa. Cơ cấu lao động theo nhóm ngành trong năm 2012 có sự chuyển dịch tích cực, tỷ trọng lao động trong nhóm ngành dịch vụ tăng từ 30,3% lên 31,4%, số lao động tăng 974 nghìn người.
- Cơ cấu lao động theo nhóm ngành năm 2005 và 2012 (%): Đây là một trong những kết quả tích cực mà lĩnh vực lao động, lĩnh vực có vai trò quan trọng về nhiều mặt với nền kinh tế - xã hội, đạt được trong năm 2012. Những kết quả tích cực Trước hết, liên quan đến lao động là dân số. Năm 2012 ước đạt 88,78 triệu người. Dù là năm “rồng vàng” Nhâm Thìn, tốc độ tăng dân số ở mức 1,06% - chỉ cao hơn một chút so với con số tương ứng của một vài năm trước và vẫn nằm trong tốc độ tăng thấp dưới 1,1% đạt được từ năm 2007 đến nay. Tỷ lệ dân số thành thị đạt 32,45%, tuy còn thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực (trên 42%), ở châu Á (trên 44%) và trên thế giới (trên 51%), nhưng đã cao hơn năm 2011 (31,75%). Hai, số lao động đang làm việc tiếp tục tăng với tốc độ khá cao (2,7%), chứng tỏ nỗ lực tìm việc làm của người lao động, sự cố gắng giữ chân người lao động của các cơ sở sản xuất kinh doanh, sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước. Ba, cơ cấu lao động theo loại hình kinh tế có sự chuyển dịch nhẹ. Lao động trong khu vực nhà nước chiếm 10,4% (số lao động vẫn tăng khoảng 125 nghìn người); lao động khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tỷ
- trọng giảm nhẹ từ 3,4% xuống 3,3% (nhưng số lao động vẫn tăng khoảng 5,1 nghìn người); lao động khu vực ngoài nhà nước tỷ trọng tăng từ 86,2% lên 86,3% (số lao động tăng trên 1,2 triệu người). Điều đó chứng tỏ khu vực này vẫn thu hút nhiều lao động và vẫn là nơi giải quyết chủ yếu với nhiều lao động tăng thêm. Bốn, cơ cấu lao động theo nhóm ngành tiếp tục chuyển dịch. Tỷ trọng lao động trong nhóm ngành nông, lâm, thủy sản giảm từ 48,4% xuống còn 47,5% (nhưng vẫn tăng 182,4 nghìn người), nhóm ngành công nghiệp- xây dựng giảm từ 21,3% xuống còn 21,1% (nhưng vẫn tăng 181,6 nghìn người), nhóm ngành dịch vụ tăng từ 30,3% lên 31,4% (số lao động tăng 974 nghìn người). Như vậy, nhóm ngành nông, lâm nghiệp- thủy sản vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất và nhóm ngành dịch vụ tỷ trọng đã tăng lên và đã thu hút được nhiều hơn số lao động tăng thêm. Đây là sự chuyển dịch theo hướng tích cực, phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành của nền kinh tế. Năm, xuất khẩu lao động mặc dù gặp nhiều khó khăn do tăng trưởng kinh tế của nhiều nước đối tác chậm lại, nhưng vẫn tiếp tục được thực hiện. Theo tính toán sơ bộ, với hơn 400 nghìn lao động đang làm việc ở nước ngoài, hàng năm đã gửi về Việt Nam khoảng 1,8 tỷ USD, bình quân đạt 4,5 nghìn USD/người, tương đương với trên 90 triệu đồng. Một số hạn chế Một, dễ nhìn thấy là do dân số những năm trước tăng còn cao, nên nay số người bước vào tuổi lao động còn lớn; số người thất nghiệp còn nhiều (hiện còn gần 1 triệu người), số người thiếu việc làm còn nhiều hơn. Hai, điểm “nghẽn” lớn hiện nay là trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ lao động. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo còn thấp, cơ cấu đào tạo còn bất hợp lý. Việc đào tạo chưa hợp lý giữa các ngành nghề, giữa lý thuyết và thực hành. Việc phân bổ và sử dụng còn chưa hợp lý…
- Ba, năng suất lao động còn thấp. Năng suất lao động thấp là yếu tố cản trở tốc độ tăng trưởng kinh tế, nhất là về chất lượng, là yếu tố tiềm ẩn làm mất cân đối kinh tế vĩ mô (lạm phát, nhập siêu, thâm hụt cán cân thanh toán,…), là lực cản của thu nhập. Có nhiều nguyên nhân làm cho năng suất lao động của ViệtNam thấp. Có nguyên nhân do quy mô GDP còn nhỏ. Có nguyên nhân do cơ cấu lao động hiện vẫn còn gần một nửa số lao động làm việc trong ngành nông, lâm nghiệp- thuỷ sản, trong khi năng suất lao động của nhóm ngành này chỉ bằng 1/5 của nhóm ngành công nghiệp- xây dựng; năng suất lao động nhóm ngành công nghiệp- xây dựng cao nhất, nhưng tỷ trọng số lao động còn thấp… Để khắc phục những hạn chế, bất cập trên, Nghị quyết Đại hội XI của Đảng đã đề ra những mục tiêu về lao động và năng suất lao động. Cụ thể, tạo công ăn việc làm để giảm tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ thiếu việc làm; giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp (đến năm 2015 còn 35- 40%, đến năm 2020 còn 30%) trên cơ sở tăng tương ứng tỷ lệ lao động công nghiệp- xây dựng và dịch vụ. Cùng với đó, tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo (đến năm 2015 là 55%, đến năm 2020 là 70%); tăng năng suất lao động (gấp rưỡi vào năm 2015), tăng tỷ trọng đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của năng suất các nhân tố tổng hợp- gồm hiệu quả đầu tư và năng suất lao động (đến năm 2015 lên 31- 32%, đến năm 2020 lên 35%). Theo chinhphu.vn
- Trình độ chuyên môn Chỉ số HDI của Việt Nam so với các nước khác Đầu tháng 11/2011, Liên hợp quốc vừa công bố báo cáo phát triển con người lần thứ 21. Bản báo cáo năm nay gồm 5 chương trong đó nhấn mạnh đến những thách thức của nhân loại về biến đổi môi trường và bất bình đẳng mà trong đó, những nước nghèo phải gánh chịu nhiều thiệt thòi. Báo cáo cũng kêu gọi sự hợp tác giữa các châu lục, sự chia sẻ kinh nghiệm giữa các nước trong giải quyết những thách thức của nhân loại và để giảm bớt mức chênh lệch phát triển giữa các quốc gia. Chính vì thế, Báo cáo Phát triển con người 2011 có tên gọi: “Bền vững và Bình đẳng: Tương lai tốt đẹp hơn cho mọi người” Nhìn chung chỉ số phát triển con người (HDI) tăng đáng kể. Từ năm 1970 đến nay, HDI đã tăng 41% trên toàn cầu. Theo đó, các điểm mốc phân loại HDI theo mức rất cao, cao, trung bình và thấp đều có những cải thiện đáng kể so các năm trước đó.
- Bảng 1. Phân loại HDI 2011 Phân loại HDI Xếp hạng quốc gia Rất cao từ 0,889 trở lên 1 – 47 Cao 0,741 – 0,888 48 – 94 Trung bình 0,630 – 0,740 95 – 141 Thấp 0,456 – 0,629 142 - 187 HDI cao nhất thuộc về khu vực châu Âu (0,751 điểm), tiếp đến là khu vực Mỹ La tinh và vùng Caribbean (0,731). Thấp nhất là châu Phi (0,463). Khu vực Đông Á và châu Á Thái Bình Dương (trong đó có Việt Nam) xếp ở nhóm thứ 3- mức trung bình với 0,671 điểm. Các quốc gia và vùng lãnh thổ có thứ hạng HDI cao nhất gồm: Nauy, Australia, Hà Lan, Mỹ, New Zealand, Canada.. và đứng cuối bảng là các nước như Liberia, Burkina Faso, Trung phi, Guinea, Mali, Ethiopia, Zimbabwe… HDI của Việt Nam xếp thứ 128 trên tổng số 187 nước và vùng lãnh thổ và ở mức trung bình. Theo tính toán của LHQ, thứ hạng này không thay đổi so với năm trước tuy HDI của Việt Nam tăng nhẹ từ 0,590 năm 2010 lên 0,593 năm 2011. So sánh với các nước trong khu vực thì Việt Nam ở mức thấp. Thứ hạng của Việt Nam chỉ cao hơn Lào (138), Cambodia (139), Timor Leste (147) và Myanmar (149). Những nước đứng đầu trong khu vực châu Á Thái Bình Dương là New Zeeland xếp thứ 5, Nhật Bản: 12, Hàn Quốc: 15, Australia: 19,Singapore: 26
- Bảng 2. HDI Việt Nam và một số nước trong khu vực châu Á Thái Bình Dương, 2011 Tên nước HDI Tên nước HDI Xếp Điểm Xếp Điểm hạng/187 hạng/187 New 5 0,908 Mông Cổ 110 0,653 Zealand Nhật Bản 12 0,901 Philippines 112 0,644 Hàn 15 0,897 Indonesia 124 0,617 Quốc Australia 19 0,885 Việt Nam 128 0,593 Singapore 26 0,866 Lào 138 0,524 Brunei 33 0,838 Cambodia 139 0,523 Malaysia 61 0,761 Timor Leste 147 0,495 Trung 101 0,687 Myanmar 149 0,483 Quốc Thái Lan 103 0,682 Mặc dù điểm HDI của Việt Nam tăng hàng năm, song tính từ năm 2006 đến 2011, xét về thứ hạng, Việt Nam chỉ tăng có 1 bậc. Theo đó chỉ số tăng trưởng HDI giai đoạn 1990-2011 và 2000-2011 so với giai đoạn 1980-2011 lần lượt là 1,5 và 1,06%.
- Biểu 1. HDI của Việt Nam, 1990-2011 Như trên đã đề cập, HDI được tính toán dựa trên các chỉ số về tuổi thọ, giáo dục (số năm học trung bình và số năm học mong đợi) và thu nhập bình quân đầu người (GNI) tính theo sức mua tương đương (PPP). Chỉ báo về tuổi thọ (0,870) có đóng góp rất lớn, cao hơn hẳn so với chỉ báo về giáo dục (0,503) và thu nhập (0,478) đối với kết quả HDI của Việt Nam hiện nay. Tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh của người Việt Nam đã liên tục tăng lên trong thời gian qua, từ 40 tuổi năm 1960 và đến nay là 73 tuổi năm 2011. Có được kết quả đó là nhờ những nỗ lực và sự thành công của các chương trình DS-KHHGĐ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ người dân trong thời gian qua mà đó các chỉ báo về mức sinh, mức chết của Việt Nam đều giảm rõ rệt. Như vậy, để HDI Việt Nam tăng nhanh hơn trong thời gian tới, cùng với việc giữ vững mức tăng tuổi thọ thì các chỉ báo về giáo dục và đặc biệt là thu nhập (GNI) phải có sự tăng trưởng đột biến. Điều đó, đòi hỏi chính phủ cần tập trung các nỗ lực hơn nữa cho các chương trình phát triển kinh tế, giáo dục, dân số, sức khỏe để nâng cao đời sống nhân dân. Ngoài xếp hạng về HDI, Báo cáo Phát triển con người năm 2011 của LHQ cũng xếp hạng chỉ số HDI có điều chỉnh khía cạnh bất bìnhđẳng (IHDI), chỉ số bất bình đẳng giới (GII), chỉ số nghèo đói đa chiều (MPI). Na Uy, Úc, Hà Lan, Mỹ, New Zealand, Ai Len, Cộng hòa Liechtenstein, Đức, Thụy Điển là các quốc gia nằm trong nhóm 10 quốc gia có Chỉ số Phát triển con người (HDI) có thứ hạng cao nhất. Tuy
- nhiên, theo chỉ số Phát triển con người có điều chỉnh khía cạnh bất bình đẳng (IHDI) trong phân tổ y tế, giáo dục, thu nhập thì một số quốc gia nằm trong những nước giàu cũng không thuộc nhóm 20 nước đứng đầu. Trong đó, Mỹ bị rớt từ vị trí số 4 xuống 23, Hàn Quốc từ vị trí 15 xuống 32, Israel từ 17 xuống 25. Theo chỉ số IHDI, ba quốc gia đứng đầu thế giới là Na Uy, Úc và Hà Lan. Cộng hòa Công Gô, Niger và Burundi xếp cuối cùng. Điển hình là Thụy Điển (từ 10 lên vị trí số 5), Đan Mạch (từ 16 lên 12), Slovenia (từ 21 lên 14). Do có sự bình đẳng hơn trong hệ thống y tế, giáo dục và thu nhập đã vươn lên những thứ hạng đầu trong nhóm chỉ số IHDI Bảng 3. Xếp hạng chỉ số HDI và sự khác biệt về xếp hạng theo nhóm chỉ số IHDI, 2011 Thay Thay đổi đổi xếp xếp Xếp Xếp Tên hạng hạng hạng Tên nước hạng nước IHDI IHDI HDI/187 HDI/187 so so với với HDI HDI New Zealand 5 Mông Cổ 110 15 Nhật Bản 12 Philippines 112 4 Hàn Quốc 15 -17 Indonesia 124 8 Australia 19 1 Việt Nam 128 14 Singapore 26 Lào 138 6 Brunei 33 Cambodia 139 3 Timor Malaysia 61 Leste 147 -1 Trung Quốc 101 -1 Myanmar 149 Thái Lan 103 2
- Một số quốc gia trong khu vực chưa đủ dữ liệu để xếp hạng theo chỉ số IHDI như New Zealand, Nhật Bản…Bảng 3 cho thấy Việt Nam so với một quốc gia trong khu vực đã có sự thay đổi thứ hạng đáng kể từ vị trí 128 tăng lên 114. Về chỉ số bất bình đẳng giới - GII (so sánh tương quan giữa nam và nữ trên các phương diện sức khoẻ sinh sản, lao động, chính trị…), Việt Nam xếp thứ hạng cao: 48 trên 187 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đó là một trong những thành tựu rất quan trọng của Việt Nam trong việc phát huy vị thế, vai trò người phụ nữ, thực hiện bình đẳng giới và nâng cao vị thế phụ nữ trong xã hội. Tỷ lệ nữ nghị sỹ của Việt Nam là 25,8% (năm 2011) và cũng thuộc hàng cao trên thế giới, tỷ suất chết mẹ giảm liên tục trong thời gian qua và chỉ còn 63/100.000 đứa trẻ sinh sống. Báo cáo Phát triển con người 2011 cũng đã nhấn mạnh đến quyền con người được tận hưởng môi trường lành mạnh, tầm quan trọng của thực thể xã hội hòa hợp với chính sách về môi trường. Báo cáo đã đề cập cách tiếp cận táo bạo nhằm kiểm soát tình hình tài chính và môi trường toàn cầu. Với kết quả công bố của LHQ, HDI là một trong những chỉ báo quan trọng để các nhà hoạch định chính sách tham khảo trước khi đưa ra các quyết sách cho sự phát triển của đất nước. Để nâng cao HDI và những cải thiện hơn nhóm các chỉ số liên quan đến IHDI, nhà nước cần tập trung hơn nữa cho các chương trình Dân số-KHHGĐ, y tế, giáo dục, việc làm và phát triển kinh tế xã hội. Các chỉ số sử dụng trong báo cáo, các công cụ đo lường mới được sử dụng ngày càng củng cố giá trị của tầm nhìn ban đầu về phát triển con người. Báo cáo Phát triển con người trong tương lai sẽ bao trùm cả những vấn đề về đảm bảo tính bền vững, nâng cao vị thế. LƯƠNG QUANG ĐẢNG, NGUYỄN YÊN Nguồn: UNDP, Human Development Report 2011.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Luật lao động - Đinh Thị Chiến
68 p | 1153 | 331
-
TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM
9 p | 201 | 34
-
Bài giảng Luật Lao động Việt Nam
42 p | 111 | 20
-
Những hạn chế về lao động và việc làm trên thị trường lao động ở Việt Nam hiện nay
7 p | 161 | 16
-
Giáo trình Luật lao động Việt Nam 2: Phần 1 - TS. Nguyễn Duy Phương và ThS. Đào Mộng Điệp
67 p | 50 | 15
-
Cơ hội và thách thức đối với nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt Nam trong bối cảnh phát triển nền kinh tế số
8 p | 14 | 8
-
Một số giải pháp nâng cao chất lượng nhân lực Việt Nam nhằm đáp ứng tốt hơn với nhu cầu của thị trường lao động khi hội nhập AEC
7 p | 60 | 8
-
Nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại Việt Nam
9 p | 13 | 8
-
Vấn đề lao động, việc làm và thu nhập của nông dân nước ta hiện nay
10 p | 89 | 6
-
Lựa chọn chỉ tiêu kinh tế để đánh giá trình độ thị trường lao động Việt Nam trong xu thế toàn cầu hóa
6 p | 11 | 4
-
Chất lượng nguồn nhân lực ở Nam Bộ hiện nay trong mối so sánh vùng - miền cả nước: Thực trạng và hàm ý chính sách
12 p | 11 | 4
-
Góp ý dự thảo Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
7 p | 37 | 4
-
Các quy định về lao động - tiền lương bảo hiểm xã hội và luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động năm 2007: Phần 2
221 p | 68 | 3
-
Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài, chất lượng thể chế và chất lượng lao động đến kim ngạch xuất khẩu các tỉnh thành Việt Nam
13 p | 4 | 3
-
Hiệp định TPP - cơ hội và thách thức đối với người lao động Việt Nam
7 p | 16 | 2
-
Chất lượng lao động du lịch Thừa Thiên Huế trong quá trình hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN
15 p | 11 | 2
-
Định hướng nâng cao chất lượng lao động Việt Nam đáp ứng yêu cầu cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
10 p | 64 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn