Chế độ ăn kiêng và uống rượu với bệnh nhân gout
lượt xem 2
download
Theo Viện khớp Hoa Kỳ: Những nghiên cứu gần đây được công bố trên tạp chí New England và Lancet đã dấy lên mối quan tâm của công chúng và gia tăng sự tranh luận về chủ đê này trong bệnh khớp, cụ thể là sự tác động chế độ ăn kiêng và rượu tới bệnh gout.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chế độ ăn kiêng và uống rượu với bệnh nhân gout
- Chế độ ăn kiêng và uống rượu với bệnh nhân gout
- Theo Viện khớp Hoa Kỳ: Những nghiên cứu gần đây được công bố trên tạp chí New England và Lancet đã dấy lên mối quan tâm của công chúng và gia tăng sự tranh luận về chủ đê này trong bệnh khớp, cụ thể là sự tác động chế độ ăn kiêng và rượu tới bệnh gout. Đường dây nóng American College of Rheumatology (ACR) đưa ra quan điểm của chuyên gia trong lĩnh vực này. Tổng Quan - Xu hướng ăn uống, sự gia tăng bệnh béo phì và hội chứng rối loạn chuyển hóa đã làm tăng tỷ lệ bệnh nhân gout ở Mỹ. - Bệnh nhân gout cần chú ý kiểm soát cân nặng, bao gồm ăn thịt và hải sản nhiều cholesterol và acid béo no một cách điều độ, hạn chế thức ăn và đồ uống chứa carbonhydrat. Chế độ ăn nhiều chất béo và “ít carbonhydrate” có nhiều nguy cơ về sức khỏe bao gồm tình trạng bệnh gout càng trầm trọng hơn. - Đối với trường hợp béo phì, việc kiểm soát cân nặng và giảm uống rượu giúp hạ nồng độ acid uric trong máu tương tự như chế độ ăn “ít purine” . - Đối với bệnh nhân gout, việc sử dụng bia và đồ uống chứa cồn cần phải điều độ. Bệnh nhân tăng acid uric máu và gout đang kiểm soát tốt vẫn có thể sử dụng bia một cách điều độ. - Sữa không béo và sữa chua ít chất béo cũng tốt cho sức khỏe, nhưng những sản phẩm làm từ sữa cũng chưa xác định liệu chúng có làm giảm acid uric máu trên lâm sàng một cách có ý nghĩa. Giới thiệu
- - Gout là một trong số các bệnh về khớp phổ biến và dễ kiểm soát nhất. Tỷ lệ người bị gout tăng đều đặn trong vòng hai thập kỷ cuối tại Mỹ. Tình trạng kháng insulin, một yếu tố quan trọng trong hội chứng chuyển hóa, đã làm gia tăng số lượng bệnh nhân acid uric máu cao. Hơn nữa, béo phì ngày càng gia tăng nhanh chóng và hội chứng rối loạn chuyển hóa cũng góp phần làm gia tăng số người mắc gout. Ngoài ra, các yếu tố khác như : tăng tỷ lệ người cao huyết áp, bệnh lý về thận, sử dụng thuốc lợi tiểu, sống thọ hơn, những người bị bệnh thận và tim cũng sống lâu hơn. Do đó, người cao tuổi và phụ nữ sau mãn kinh mắc bệnh gout ngày càng tăng. - Điều đáng chú ý trong lâm sàng, số ca gout khó chữa và phức tạp tăng cùng với số lượng bệnh nhân gout trong vài thập kỷ qua. Bệnh gout khó kiểm soát cho thấy những hạn chế của thuốc giảm urat thế hệ cũ như allopurinol và probenecid. Hướng điều trị mới chú ý tầm quan trọng của chế độ ăn kiêng và điều chỉnh cách sinh hoạt dựa trên kiểm soát cân nặng. Sự điều chỉnh này có thế được coi là biện pháp làm giảm nguy cơ gout trầm
- trọng hoặc là một cách tiếp cận bổ sung nhằm làm giảm urat huyết thanh trong bệnh nhân gout khó kiểm soát. Cơ sở - Dễ dàng nhận thấy mối liên hệ giữa việc uống nhiều chất cồn và bệnh gout, điều này phù hợp về mặt sinh lý học do tác dụng kích thích sản xuất acid uric ở gan và tái hấp thu urat ở thận của chất cồn. Do đó bệnh nhân gout cần hạn chế uống các loại chất cồn. - Trước đó, chế độ ăn kiêng “ít purin” cũng được áp dụng như là một phương pháp hạ acid uric máu với mong muốn giảm 15 % urate trong huyết thanh. Điều đáng chú ý là sự dấy lên phong trào :” chế độ ăn ít carbohydrate, nhiều protein” trong những năm gần đây. Trong một nhiên cứu mở ở quy mô nhỏ trên các bệnh nhân nam bị gout và thừa cân với chế độ ăn kháng insulin gồm protein/ carbonhydrat/ chất béo theo tỷ lệ 40/30/30 và ăn nhiều hải sản, chất béo không no cũng như hạn chế uống rượu và kết quả giảm 7,7 kg và acid uric máu giảm 17 %. Nhưng từ kết quả này không thể ngoại suy trực tiếp cho chế độ ăn “ ít carbohydrate” , chưa thử lâm sàng trên bệnh nhân gout và tăng acid uric máu. Tóm tắt - Những nghiên cứu trên cho thấy chế độ ăn nhiều thịt và hải sản; và ít ăn sản phẩm từ sữa đã làm tăng số lượng bệnh nhân gout ở Mỹ và các quốc gia khác. Đặc biệt theo nghiên cứu 12 năm liên tiếp của Choi et al, trường Harvard trên 47000 nhân viên y tế, nam giới, tuổi 40 hoặc lớn hơn, không bị gout. Trong thời kỳ theo dõi có 730 trường hợp bị gout. Theo thống kê, những người ăn nhiều thịt có nguy cơ bị gout cao hơn so với người ăn ít là 1,41. Tương tự, đối với hải sản là 1,51. Ngược lại nguy cơ gout lại giảm 0,56
- đối với bệnh nhân ăn nhiều sản phẩm từ sữa, mối liên hệ theo phân tích sâu hơn chỉ đối với những người thường xuyên sử dụng các sản phẩm ít béo ( được hiểu là thường xuyên ăn sữa chua ít béo hoặc uống nhiều hơn hai cốc sữa hớt váng mỗi ngày so với uống ít hơn một cốc trong mỗi tháng. Và điều ngạc nhiên là không có mối tương quan nào giữa chế độ ăn gồm rau giàu purin , tổng lượng protein đưa vào và gout. - Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc uống bia hang ngày cũng làm tăng nguy cơ bệnh gout (uống khoảng 350 ml bia mỗi ngày tăng nguy cơ gout 1,49). Đồ uống có cồn cũng làm tăng nguy cơ bệnh gout (khi uống khoảng 44ml mỗi ngày tăng nguy cơ gout 1,15). Tuy nhiên, uống rượu khoảng 1-2 chén hang ngày không làm tăng nguy cơ bệnh gout. - Dựa trên các nghiên cứu nhỏ hơn, The Health Profession al đã đưa ra một số kết luận trên. Nhưng những nghiên cứu sau này có quy mô lớn hơn, theo dõi lâu hơn đã đưa ra kết luận thuyết phục. - Hạn chế của nghiên cứu này: 1. Đánh giá hạn chế trên nam giới trung niên, lĩnh vực y tế 2. Thiếu đánh giá urat trong huyết thanh 3. Thiếu tiêu chuẩn chuẩn đoán bệnh gout: phân tích tinh thể trong hoạt dịch 4. Độ tin cậy của câu hỏi về dữ liệu ăn kiêng và cao huyết áp 5. Thiếu thông tin về rối loạn chuyển hóa. - Ăn nhiều thịt và hải sản làm tăng nguy cơ gout là điều không bất ngờ, nhưng ăn nhiều sản phẩm có nguồn gốc từ sữa có thể làm giảm nguy cơ gout vẫn cần phải tiếp tục nghiên cứu. Trong nghiên cứu này, protein sữa bao gồm casein và lactalbumin có tác dụng giảm acid uric, nhưng với nữ tu sĩ mãn kinh có chế độ ăn tăng protein sữa cũng không có tác dụng làm giảm urat trong huyết thanh. Xu hướng này có thể là cơ sở đánh giá mối quan hệ
- giữa uống sữa ít chất béo với giảm nguy co gout.” Sữa không kem” có thể được điều chỉnh cho phù hợp với chứng mỡ máu và cân nặng. Hơn nữa, trong những quan sát gần đây sản phẩm làm từ sữa hỗ trợ đốt cháy chất béo và giảm cân, cũng như làm tăng canxi trong chế độ ăn. - Sự khác nhau rõ ràng giữa ảnh hưởng của bia và rượu đối với gout cũng cần được làm rõ trong bối cảnh tiêu thụ rượu giảm mạnh tính theo đầu người ở Mỹ trong 20 năm qua. Trong hai thập kỷ đó, việc tiêu thụ bia cũng ngày càng gia tăng, tăng cường quảng cáo “bia nhẹ”, loại bia này giảm 25-35% calo so với bia thông thường. . Bia cũng chứa hàm lượng purin cao, phần lớn là guanosine dễ hấp thu và bia cũng làm kích thích sản sinh urat, bao gồm tăng tái hấp thu urat tại thận. Nghien cứu cũng chưa đưa ra so sánh đầy đủ về ảnh hưởng của bia và rượu đến việc tạo thánh urat, hàm lượng urat trong huyết thanh, gây ra các viêm khớp do gout. Áp dụng: - Việc áp dụng các kết luận trên của nghiên cứu Health Professional cho các bệnh nhân gout vẫn chưa rõ ràng. Chế độ ăn uống áp dụng không chỉ với bệnh nhân gout đáp ứng tốt với allopurinil hoặc liệu pháp uricosuric, mà còn cho trường hợp phức tạp, dễ tạo tinh thể urat tại các mô. Lời khuyên cho bệnh nhân gout - Ăn thịt, hải sản và đồ uống chứa cồn một cách điều độ và chú ý khẩu phần ăn và lượng thực phẩm không chứa carbohydrat là nền tảng cho cuộc sống khỏe mạnh và có lợi cho việc phòng và điều trị gout và tăng acid uric. Xét về mặt lâu dài, chế độ ăn phổ biển “ ít carbonhydrat” là vấn để đáng lo ngại cho sức khỏe (Không loại trừ xơ vữa động mạch). Những mối lo ngại được công bố cụ thể gần đây về nguy cơ của ketosis và chế độ ăn nhiều protein động
- vật và chất béo làm trầm trọng thêm bệnh gout và acid uric máu cao. Bệnh nhân gout có chế độ ăn “ ít carbonhydrate” nên nỗ lực để giảm lượng chất béo và khẩu phần ăn thịt và hải sản. Ăn nhiều rau chứa hàm lượng purin cao hoặc nhiều protein không làm tăng nguy cơ gout. - Tại thời điểm này, sẽ là quá sớm để kết luận rằng các sản phẩm làm từ sữa có tác dụng trực tiếp làm giảm bệnh gút hoặc uống đều đặn rượu vang sẽ tốt hơn so với đồ uống chứa cồn đối với bệnh nhân gout. Việc uống bia hang ngày cũng làm trầm trọng hơn bệnh gout cho nam giới trung niên vì bia chứa hàm lượng purin cao. Loại “bia nhẹ” cũng không hy vọng làm giảm acid uric máu đáng kể hơn so với loại bia thông thường nhưng xét về lâu dài, “bia nhẹ” có khả năng kiểm soát cân nặng và ngưỡng glucose một cách có ý nghĩa nếu uống điều độ. Tài liệu tham khảo: Robert Terkeltaub, MD, VA Medical Center/University of California San Diego, San Diego, CA- Viện khớp Hoa Kỳ.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chế độ ăn uống, kiêng kị cho người bị mắc bệnh Thiếu máu
6 p | 198 | 42
-
Chế độ ăn uống, kiêng kị cho người bị mắc bệnh Máu nhiễm mỡ
2 p | 220 | 37
-
Chế độ ăn uống, kiêng kị cho người bị mắc bệnh Sỏi thận
3 p | 216 | 34
-
Chế độ ăn uống, kiêng kị cho người bị mắc bệnh Béo phì
2 p | 170 | 34
-
Chế độ ăn uống cho bệnh suy dinh dưỡng
5 p | 190 | 33
-
Chế độ ăn uống, kiêng kị cho người bị mắc bệnh Ung thư gan
3 p | 278 | 33
-
Chế độ ăn uống, kiêng kị cho người bị mắc bệnh Viêm đại tràng
3 p | 155 | 29
-
Chế độ ăn uống, kiêng kị cho người bị mắc bệnh Ư Khớp
4 p | 172 | 28
-
Chế độ ăn uống, kiêng kị cho Phụ nữ có thai
5 p | 141 | 26
-
Chế độ ăn uống, kiêng kị cho người bị mắc bệnh Suy nhược Cơ thể
2 p | 161 | 22
-
Chế độ ăn uống, kiêng kị cho trẻ em mắc bệnh Tiêu chảy kéo dài
3 p | 139 | 21
-
Chế độ ăn uống, kiêng kị cho người sai mổ cắt dạ dày
2 p | 185 | 19
-
Ăn kiêng hợp lý với từng loại bệnh
5 p | 168 | 19
-
hế độ ăn uống, kiêng kị cho người bị mắc bệnh tiểu đường(đái đường)
4 p | 131 | 17
-
Chế độ ăn uống và kiêng kị đối với người bệnh ung thư 1. Thực hiện chế
2 p | 112 | 10
-
"Khởi động" cho chế độ ăn kiêng
4 p | 92 | 5
-
Chế độ ăn uống, sinh hoạt: U xơ tuyến tiền liệt
2 p | 74 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn