intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG TRONG BỆNH THẬN

Chia sẻ: Nbguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:25

64
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu 'chế độ ăn uống trong bệnh thận', y tế - sức khoẻ, y dược phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG TRONG BỆNH THẬN

  1. CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG TRONG BỆNH THẬN I. NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN Con người được duy trí cuộc sống, làm việc, lao động và có khả năng chống đỡ bệnh tật nhờ sự cung cấp năng lượng qua thức ăn, đồ uống. Thành phần cấu tạo của một người nặng 60kg bao gồm khoản g 39kg nước, 13kg protein, 4,5kg chất béo, 3kg chất khoáng, 0,5kg chất glucid. Cơ thể người chứa hàng nghìn loại các phân tử hữu cơ. Ngoài nguồn năng lượng và nước ra, để đảm bảo cho nhu cầu sức khỏe cần có 9 acid amin thiết yếu, 2 acid béo và các vitamin, các chất vi lượng. Trong các thành phần vô cơ đưa vào, các chất được xem là thiết yếu đó là: calci, phospho, iod, magiê, kẽm, đồng, kali, natri, clo, coban, crôm, mangan, molibden và seleni. Để duy trì trọng lượng cơ thể, phải có sự cân bằng giữa năng lượng đưa vào và năng lượng thải ra.
  2. 1. Năng lượng đưa vào: Lượng calori đưa vào do thành phần và sự hấp dẫn của thực phẩm, bữa ăn. Các chất dinh dưỡng cấu tạo nên cơ thể không phải là những vật liệu cố định mà luôn luôn được thay thế và đổi mới. Các vật liệu để xây dựng, đổi mới n ày hoàn toàn là do thức ăn, nước uống cung cấp. Như vậy, bữa ăn phải đáp ứng các yêu cầu phức tạp của cơ thể. Yêu cầu của bữa ăn bao gồm: - Đủ lượng, đủ calo. - Đủ chất: glucid, protid, lipid, chất khoáng, vitamin, chất xơ, vi lượng. - Cân đối, hợp lý giữa các thành phần: . Glucid vào khoảng 50-55% . Protid vào khoảng 15% . Lipid vào khoảng 30-35% - Cảm giác ngon: ngon miệng, ngon mắt, ngon mũi, ngon tai. 2. Năng lượng thải ra:
  3. Sự tiêu hao năng lượng hàng ngày có thể được đánh giá bằng tổng số năng lượng của nhu cầu cơ thể, năng lượng sinh nhiệt của chế độ ăn và hoạt động thể lực. HARRIS-BENEDICT đã đề nghị một công thức để tính sự tiêu hao năng lượng cơ sở dựa trên giới tính, tuổi, chiều cao, cân nặng như sau: BEE (Kcal) ở nam: 66,47 + (13,75 x W) + (5,0 x H) – (6,8 x A) x Hệ số hoạt động x Hệ số bệnh lý. BEE (Kcal) ở nữ: 655,09 + (9,6 x W) + (1,85 x H) – (4,7 x A) x Hệ số hoạt động x Hệ số bệnh lý. Trong đó: - BEE (basal energy expenditure) trung bình 30 Kc al/kg/ngày. - W: Trọng lượng cơ thể lý tưởng tính bằng kg. - H: Chiều cao tính bằng cm. - A: Tuổi tính bằng năm. - Hệ số hoạt động: nằm tại gi ường 1,2; ngoại trú 1,3. Bệnh nhân vật vã 1,2 → 1,4. - Hệ số bệnh lý: Sốt 1,1 → 1,4.
  4. Nhiễm khuẩn cấp 1,2 → 1,6. Chấn thương 1,35 → 1,5. Bỏng 1,1 → 1,9. Ưu năng tuyến giáp 1,3 → 1,9. Người ta còn đo sự tiêu hao năng lượng lúc nghỉ ngơi (resting energy expenditure (REE) bằng phương pháp đo gián tiếp bởi calo kế trong một khoảng thời gian biết trước sau đó tính ra 24 giờ. REE sau đó được nhân với hệ số để tính cho từng cá thể. Năm 1981 FAO/WHO/UNU đưa ra hằng số 11.000 REE ở người bình thường. 3. Đánh giá cân bằng nitơ hàng ngày: * Nitơ toàn phần trong nước tiểu / Urê toàn phần trong nước tiểu = 0,55. Do đó: Urê/1ml nước tiểu x thể tích nước tiểu 24 giờ x 0,55 = Nitơ toàn phần nước tiểu. Chúng ta biết 100g protein chuyển hóa được 16g nitơ. Do đó muốn có 1g nitơ cần 100/16 = 6,25g protein. Vì vậy có thể tính nitơ toàn phần nước tiểu bằng protein toàn phần nước tiểu x 6,25.
  5. Ví dụ: một người được cung cấp 98g protein, bài tiết urê/ml nước tiểu là 15g, lượng nước tiểu trong ngày là 1.700ml, theo tính toán trên ta có: - Nitơ toàn phần nước tiểu = (15 x 1700 x 0,55)/1000g = 14g - Protein toàn phần nước tiểu = 14g x 6,25 = 87,5g Được biết protein mất theo phân bằng 10% protein nước tiểu nên ta có: - Protein toàn phần thải ra = Protein toàn phần nước tiểu + Protein phân = 87,5 + 8,75 = 96,25. Trong trường hợp này, cân bằng protein là 98g – 96g = 2g. * Để đánh giá sự cân bằng protein và tình trạng dinh dưỡng theo nguyên tắc: thăng bằng khi lượng đưa vào = lượng thải ra. . Cân bằng (+) khi lượng đưa vào > lượng thải ra. . Cân bằng (-) khi lượng đưa vào < lượng thải ra. . Nếu cân bằng (-) kéo dài sẽ dẫn tới bệnh tật và chết. . Nếu cân bằng (+) nhiều, kéo dài sẽ gây béo phì, đái tháo đường, tăng mỡ máu. * Có thể theo dõi khối lượng và thành phần của các khoang của cơ thể và đánh giá tại giường sự cân bằng nitơ hàng ngày theo công thức:
  6. Protein ăn vào hàng ngày (g) / 6,25 = Nitơ urê nước tiểu 24giờ (g) + 2,5g. Trong đó: 2,5g là số gần đúng của nitơ niệu phi urê cộng với sự mất nitơ qua phân và mồ hôi. * Đối với các bệnh nhân ổn định về lâm sàng có thể đánh giá: Protein ăn vào (g) = [nitơ urê niệu 24giờ (g) + 2,5g] x 6,25. Cũng cần đánh giá nhu cầu tối thiểu và mức chịu đựng tối đa năng lượng. Tóm lại, đối với người khỏe mạnh, không bệnh tật, chế độ ăn cần cung cấp: (1) Đủ số nhu cầu năng lượng: Người lớn: 25-40 Kcal/kg thể trọng/ngày: 1300 → 2000 Kcal. Trẻ em: 1000 Kcal + (100 x tuổi)/ngày. Trong đó: 1g glucid cho 4 Kcal, 1g protid cho 4 Kcal, 1g lipid cho 9 Kcal. Thành phần Số Kcal/Tổng số Kcal/ngày Số gam/ngày
  7. Glucid 60% ± 5/1000 – 1200 200 - 300 g/ngày Protid 10% ± 5/200 – 300 1 - 3 g/kg/ngày Lipid 30% ± 10/300 – 400 1 - 5 g/kg/ngày (2) Cân đối nhu cầu từng chất: - Glucid: đường < 20% (saccharose) chất bột (có vitamin B1, cellulose, pectin).
  8. - Lipid: acid béo thực vật lên trên 30% tổng số đưa vào: lipid thực vật: 20-30% acid béo chưa no (HDL tăng): 10%. - Protid: protid động vật lên trên 50% ở trẻ em, 25% ở người lớn: có tỷ lệ hợp lý giữa các acid amin có 9 acid amin thiết yếu có 2 acid béo. (3) Các tương quan: 1g nitơ = 6,25 g protein = 2g urê = 30g thịt = 1,5 mmol K. 1g muối ăn có 400mg natri. 1g mì chính có 400mg natri. Nhu cầu tối thiểu của cơ thể cần 400mg natri/ngày nghĩa là tương đương 1g muối ăn hoặc 1g bột mì chính. Trong chế độ căn thông thường có khoảng 3-6 g natri tương đương với 8-15 g muối tùy từng vùng.
  9. Trong bữa ăn có đủ cơm, mì, rau quả, thịt, cá có thể có 400mg natri tức 1g muối cho nhu cầu tối thiểu. (4) Chế độ ăn uống trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam. Trên cơ sở những yêu cầu cho các bữa ăn đủ, đúng, hợp lý, qua nhiều năm nghiên cứu, Viện dinh dưỡng đã đưa ra tháp dinh dưỡng cân đối với nhu cầu thực phẩm trung bình cho một người trưởng thành, trong 1 tháng. Trong tháp dinh dưỡng có 12kg lương thực (gạo, mì, sắn); 10kg rau; 1,5kg thịt; 2kg thủy sản (cá, tôm, cua); 2kg đậu phụ; 600g dầu mỡ, vừng, lạc; dưới 500g đường; dưới 300g muối. Các thành phần cung cấp năng lượng trên được chế biến thành các món ăn. Nhờ nhìn qua các món ăn của một gia đình người ta biết được bữa ăn đó đủ hay thiếu dinh dưỡng. Nó cũng là một trong những cơ sở để đánh giá hoàn cảnh kinh tế và trình độ văn hóa của một gia đình. Món cơm là nguồn cung cấp năng lượng chính, yêu cầu được ăn no. Món giàu đạm, béo (cá, thịt, trứng, đậu phụ, vừng, lạc). Món rau cung cấp vitamin, chất khoáng, chất xơ. Món canh cung cấp nước và chất dinh dưỡng bổ sung. Món tráng miệng bằng hoa quả hoặc kẹo bánh ngọt để kết thúc bữa ăn. Trong một số bữa ăn trong tuần hoặc bữa ăn liên hoan có thêm chất khai vị, thức uống.
  10. Ăn uống cũng cần được vệ sinh và tiết kiệm. Tóm lại bữa ăn là nguồn cung cấp năng lượng chính, phải đảm bảo nhu cầu sinh học, thay đổi theo giới, chiều cao, cân nặng, thay đổi sinh lý (có thai, cho con bú), hoạt động thể lực, thay đổi thời tiết và bệnh tật. II. CHẾ ĐỘ ĂN BỆNH LÝ TRONG MỘT SỐ BỆNH THẬN Chế độ ăn uống đối với người sức khỏe bình thường đã quan trọng, nay bị bệnh thận càng quan trọng hơn. Nó có thể làm bệnh nặng lên (phù tăng nếu không ăn nhạt), thiểu dưỡng, suy kiệt nếu cân bằng nit ơ âm tính nhiều trong suy thận mạn tính, lọc màng bụng ngoại trú liên tục. 1. Chế độ ăn nhạt: Khi bị phù do bệnh thận, suy tim, xơ gan và tăng huyết áp cần thực hiện chế độ ăn nhạt. Người ta phân biệt: ăn nhạt hoàn toàn, ăn nhạt vừa ăn, nhạt ít. * Ăn nhạt hoàn toàn: Lượng natri hàng ngày được cung cấp vào khoảng 200-300 mg, tương đương với 9-13 mmol, có sẵn trong thực phẩm của bữa ăn. Vì thế khi chế biến cần: - Không dùng muối, nước mắm, mì chính, bột canh trong nấu nướng.
  11. - Chọn thực phẩm chứa ít natri như gạo, mì, khoai củ, rau quả ngọt. Thịt, cá ít khoảng 100 g/ngày. - Không dùng các thực phẩm nướng rán sẵn có muối ướp, các dạng đồ hộp, phomát vì chứa nhiều muối. - Ăn cơm và đường đơn điệu cũng không hợp lý vì sẽ mất cân đối thành phần các chất, gây thiểu dưỡng. * Ăn nhạt vừa: Lượng natri hàng ngày khoảng 400-700 mg, tương đương với 18- 30 mmol tức khoảng 1-2 g muối ăn. - Dùng 1g muối ăn hoặc 1 thìa con nước mắm trong chế biến bữa ăn hàng ngày. - Ngoài ra còn có sẵn khoảng 1g muối trong ngũ cốc, rau quả, thịt, cá của khẩu phần. Nếu thêm mì chính, bột canh thì phải giảm muối với lượng tương đương. - Chọn thực phẩm ít natri. Không dùng các thức ăn chế biến sẵn như đồ hộp, phomát. Tôm, cá biển nếu dùng cần rửa kỹ, bỏ vảy trước khi chế biến. * Ăn nhạt ít: Lượng natri hàng ngày được cung cấp khoảng 800-1200 mg, tương đương với 35-50 mmol tức khoảng 2-3 g muối ăn. - Dùng 2g muối ăn hoặc 2 thìa cà phê nước mắm để chế biến thực phẩm. Ngoài ra còn có sẵn khoảng 1g muối trong ngũ cốc, rau quả, thịt, cá của khẩu phần.
  12. - Không dùng thức ăn chế ướp sẵn, đồ hộp, phomát. - Nếu dùng mì chính, bột canh thì giảm muối ăn với số lượng tương đương. 2. Chế độ nước uống: Trong một số trường hợp bệnh lý: phù, suy thận cấp giai đoạn thiểu niệu-vô niệu, cần thực hiện nghiêm ngặt hạn chế natri kèm theo hạn chế nước để có hiệu quả trong điều trị. Cần tính cân bằng nước vào, nước ra. Lượng nước vào bao gồm lượng nước uống, lượng nước canh trong thức ăn, lượng nước chuyển hóa thức ăn khoảng 300 ml/ngày và dịch truyền vào (nếu có). Lượng nước ra bao gồm lượng nước tiểu 24 giờ, lượng nước mất theo mồ hôi, hơi thở, phân khoảng 500-600 ml/ngày. Ví dụ: một người bệnh nặng 50kg, phù to, nước tiểu 400ml trong 24 giờ. Ta có: - Lượng nước thải ra: 400ml + 600ml = 1000ml. - Lượng nước đưa vào không được quá 1000ml – 300ml = 700ml để có cân bằng nước âm tính. Tóm lại khi bị phù, thiểu niệu, vô niệu, lượng nước đưa vào không được quá lượng nước tiểu + 500ml.
  13. 3. Chế độ ăn trong viêm cầu thận cấp tính: Phụ thuộc vào phù, tăng huyết áp, suy thận. Khi chưa có suy thận, chế độ ăn nên: - Đủ năng lượng: 30-35 Kcal/ngày; trong đó glucid bao gồm cơm, mì, khoai củ các loại, bánh kẹo, đường mật. - Đủ đạm: 1 g/kg thể trọng/ngày. - Ít béo. - Ít muối: khoảng 1,2,3g muối và mì chính. - Ít nước: lượng nước đưa vào không được quá lượng nước tiểu 24 giờ + 500 ml/ngày. - Hoa quả: vừa phải. 4. Chế độ ăn trong hội chứng thận hư nguyên phát chưa suy thận: Nguyên tắc: Giàu năng lượng Giàu đường, chất bột Giàu đạm
  14. Ít mỡ Ít muối Ít nước hay đủ nước Nhiều rau quả, đậu đỗ. Cụ thể: Cung cấp khoảng 1800-2000 Kcal cho một người nặng 50kg. - Chất đường, bột có trong gạo, mì, khoai củ. Cần ăn no. Bổ sung đ ường, bánh kẹo ngọt. Đây là nguồn cung cấp năng lượng chính. - Chất đạm: có nhiều trong thịt nạc, cá, tôm, cua, sữa, đậu đỗ, gạo, mì. Lượng 1-1,2 g/kg thể trọng/ngày + Lượng mất theo nước tiểu 24 giờ. Ví dụ: một người nặng 50kg cần khoảng 60g protid/ngày, tương đương với 300g thịt nạc, cá nạc. Để hợp lý và cơ thể chuyển hóa được cần cung cấp đạm động vật chiếm 2/3 tổng số protid đưa vào. Tỷ lệ đạm thực vật chiếm 1/3 và có trong gạo, mì, đậu đỗ, sữa đậu nành. Cần thay đổi khẩu vị, nên chế biến xen kẽ thịt bò, thịt lợn, cá, tôm … trong ngày và trong tuần.
  15. Trứng chỉ nên ăn 1-2 quả trong 1 tuần. Nếu đang điều trị bằng Corticoid nên ăn nhiều tôm, cua, cá, xương sụn để cung cấp calci. - Chất béo: không được ăn nhiều, trái lại cần ăn ít. Không ăn mỡ động vật. Dùng dầu thực vật, dầu đậu tương để chế biến thức ăn. Không ăn bơ, phủ tạng động vật (óc, gan, bầu dục, da) vì chứa nhiều cholesterol. - Đủ chất khoáng, vitamin và vi lượng. Có nhiều trong hoa quả, đậu đỗ. - Ít muối, mì chính. - Đủ hoặc ít nước. Dựa vào lượng nước tiểu hàng ngày. Cân bằng nước không được dương tính. 5. Chế độ ăn trong suy thận cấp tính: Suy thận cấp tính là hội chứng suy giảm đột ngột chức năng bài tiết của thận mà trước đó bình thường. Việc chẩn đoán nguyên nhân và điều trị triệu chứng rất quan trọng trong đó có chế độ ăn uống. Tùy theo giai đoạn của suy thận cấp tính để áp dụng chế độ ăn uống thích hợp: * Trong suy thận cấp tính giai đoạn vô niệu: Nguyên tắc: Đủ năng lượng, đủ glucid, ít protid, ít lipid, ít nước, ít muối, ít kali.
  16. Cần đưa calo để giảm tối thiểu dị hóa protein. Ví dụ một người nặng 60kg, khi bị suy thận cấp ở giai đoạn vô niệu, chế độ ăn cần 1840 Kcal, 350g glucid, 6g protid, 58g lipid và truy ền 200-500 ml glucose 20%. * Trong suy thận cấp tính giai đoạn đái nhiều: Nguyên tắc: Đủ calo, đủ glucid, ít protid, đủ lipid, nhiều nước, ít hay đủ muối. Trong ví dụ trên, giai đoạn này cần cung cấp 2.100 Kcal, 256g glucid, 40g protid, 79g lipid và Na+ 814mg. 6. Chế độ ăn trong suy thận mạn tính: Suy thận mạn tính có hội chứng lâm sàng, thể dịch của sự suy giảm chức năng ngoại tiết và nội tiết của thận xảy ra từ từ, ngày càng nặng và không hồi phục. Vì thế nó diễn biến từ giai đoạn nhẹ đến giai đoạn cuối với các triệu chứng rầm rộ của hội chứng urê máu cao. Trong suy thận mạn tính có sự ứ trệ các sản phẩm của sự thoái giáng protein nh ư urê, creatinin, acid uric … và một số chất với lượng rất nhỏ như ac. Guanidinosuccinic, methyl-guanidin, acid phenolic, indol. Có khoảng trên 200 chất có nitơ với lượng bất thường trong suy thận mạn tính. Sự điều trị những rối loạn chuyển hóa protid trong suy thận mạn tính từ lâu dựa vào dinh dưỡng, ăn uống. Lúc đầu người ta áp dụng chế độ ăn kiêng đạm hoàn
  17. toàn và thấy người bệnh chóng suy kiệt, thiểu dưỡng. Về sau, trên thực nghiệm và lâm sàng nhiều công trình xác nhận, nếu khi đã suy thận, chế độ ăn quá nhiều protein sẽ phát triển xơ hóa cầu thận làm bệnh nặng lên, ngược lại chế độ ăn ít protein làm chậm tiến triển của bệnh. Khẩu phần protein hạn chế này không được vượt quá khả năng bài tiết urê của thận, vào khoảng gấp 3 lần urê niệu 24 giờ, gồm 2/3 là protid động vật để cung cấp những acid amin thiết yếu. Tùy theo mức độ suy thận và kèm theo các triệu chứng phù, tăng huyết áp, giảm mức lọc cầu thận hoặc đang áp dụng lọc màng bụng hay chạy thận nhân tạo chu kỳ để tạo chế độ ăn gia giảm. Nguyên tắc: Đủ hoặc giàu năng lượng. Đủ glucid. Giảm protid. Bình lipid. Đủ hoặc nhiều nước. Bình hoặc giảm natri. Áp dụng thực tế:
  18. Theo trường phái Bệnh viện Necker, chế độ ăn 0,7 g/kg thể trọng/ngày cho bệnh nhân nặng 70kg được phân chia như sau: - Năng lượng: 30-35 Kcal/kg thể trọng/ngày, 55% từ glucid, 33% từ lipid. - Protid: 0,7 g/kg thể trọng/ngày, có ≥ 50% protein năng lượng sinh học cao. - Lipid: 1/3 bão hòa, 1/3 không no đơn, 1/3 không no kép. - Glucid: gạo, mì, đường hấp thu chậm. - Nước: bằng nước tiểu dự trữ. - Muối natri: từ 500-1000 g natri. - Kali: hạn chế thức ăn giàu potasio. Theo Nguyễn Văn Xang, dựa vào nguyên lý chung và sát với hoàn cảnh Việt Nam, chế độ ăn trong điều trị bảo tồn suy thận mạn vừa và nặng cần theo các nguyên tắc: - Ít đạm, dùng đạm quý: thịt cá tôm nạc, trứng sữa. Mỗi ngày ăn đạm tương đương 100g thịt bò tươi hoặc 2 quả trứng. Bổ sung 1 cốc sữa loãng. Suy thận nặng lên thì thịt cá phải rút bớt. - Nhiều năng lượng (calo) bằng các chất bột ít đạm như khoai lang, khoai sọ, khoai tây, bột sắn, miến dong. Có thể ăn nhiều các thứ đó theo khả năng kèm theo
  19. đường, mật ong, mía, quả ngọt, bánh kẹo ngọt. Cơm, mì mỗi bữa chỉ nên ăn 1 bát đầy hoặc 2 bát lưng. - Dầu, bơ, mỡ không kiêng, ăn đủ để cung cấp năng lượng. - Ăn rau họ cải, họ bầu bí, ăn quả ngọt, không ăn hoa quả chua. - Ít mặn, ít bột ngọt khi có phù và tăng huyết áp. - Nước uống đủ, bằng lượng nước tiểu 24 giờ thêm 500ml. Thực đơn cụ thể nên chọn theo hướng dẫn sau đây: Cần chế biến cho hợp khẩu vị, thay đổi món trong ngày và trong tuần. Ăn bữa sáng (chọn 1 trong những món sau hoặc chế biến tương tự). 1. Hai lát bánh mì có phết bơ đủ ngon kèm 1 cốc nước trà loãng pha đường, sữa đường loãng hoặc cà phê sữa cho thêm đường. 2. Khoai lang, khoai sọ luộc chấm mật ong kèm 1 cốc trà loãng pha đường. 3. Bánh cuốn nóng 1 đĩa có loáng thoáng thịt ruốc hoặc ít giò lụa thái chỉ và hành mỡ. 4. Phở có nước béo, loáng thoáng thịt, không mì chính (bột ngọt), có gia vị và rau thơm.
  20. 5. Bún riêu cua, có nước béo, không mì chính (bột ngọt). Bữa ăn trưa (có thể đổi làm bữa ăn tối). 1. Cơm 1 bát, cơm rang càng tốt. 2. Khoai tây rán, ăn no. 3. Canh cải hoặc các loại mùng tơi, có ít tôm nõn hoặc tôm tươi. 4. Cá nạc 1 lát mỏng hoặc vài lát thịt kho. 5. Tráng miệng bằng quả ngọt. Bữa ăn tối (có thể làm bữa ăn trưa). 1. Cơm 1 bát lưng. 2. Miến dong xào giòn với hạt tiêu. 3. Khoai sọ hầm nhừ với ít sườn hoặc thịt chân giò nửa nạc nửa mỡ, bỏ da. Ăn khoai nhiều hơn thịt. 4. Trứng rán (chiên) nửa quả với khoai tây thái nhỏ. 5. Rau luộc hoặc rau sống. Không ăn rau ngót, rau dền, rau muống hoặc ăn rất ít. 6. Tráng miệng bằng quả ngọt hoặc nước ngọt.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2