CHỈ CÓ ĐÀO TẠO THỰC CHẤT MỚI ĐÁP ỨNG ĐƯỢC NHU CẦU XÃ HỘI
lượt xem 5
download
Mùa tuyển sinh mới đang khởi động với quan điểm về giáo dục và đào tạo vẫn như cũ, trong khi một hệ thống giáo dục đại học nghiêm túc, đáp ứng tốt yêu cầu cả về quy mô và chất lượng trên cơ sở những tư duy đổi mới là điều kiện có tính chất quyết định để nâng cao năng suất và hiệu quả của toàn xã hội mà nước ta đang rất cần. Khâu có vấn đề đáng quan tâm nhất là đào tạo tại chức. Trước nhu cầu học để nâng cao trình độ trong xã...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: CHỈ CÓ ĐÀO TẠO THỰC CHẤT MỚI ĐÁP ỨNG ĐƯỢC NHU CẦU XÃ HỘI
- CHỈ CÓ ĐÀO TẠO THỰC CHẤT MỚI ĐÁP ỨNG ĐƯỢC NHU CẦU XÃ HỘI Mùa tuyển sinh mới đang khởi động với quan điểm về giáo dục và đào tạo vẫn như cũ, trong khi một hệ thống giáo dục đại học nghiêm túc, đáp ứng tốt yêu cầu cả về quy mô và chất lượng trên cơ sở những tư duy đổi mới là điều kiện có tính chất quyết định để nâng cao năng suất và hiệu quả của toàn xã hội mà nước ta đang rất cần. Khâu có vấn đề đáng quan tâm nhất là đào tạo tại chức. Trước nhu cầu học để nâng cao trình độ trong xã hội gia tăng không ngừng, hàng loạt chương trình đào tạo tại chức ra đời, cả thực thụ và trá hình. Tình hình trên gây ra không ít vấn đề bức xúc trong xã hội về hệ đào tạo này. Từ trước đã có nhiều doanh nghiệp từ chối tuyển người có bằng đại học tại chức, nhưng đỉnh điểm của vấn đề chỉ nổ ra khi thành phố Đà Nẳng cũng công khai theo quan điểm đó. Thời gian qua có nhiều ý kiến tranh luận trái nhau về quyết định tr ên, do xuất phát từ những gốc nhìn khác nhau. Một khi không xuất phát từ quan điểm trách nhiệm xã hội của hệ thống đào tạo và không chịu nhìn thẳng vào sự thật thì không thể xác định đúng bản chất của vấn đề, để có giải pháp thích hợp. Chất lượng thấp kém của hệ đào tạo tại chức ở nước ta nói chung là một thực tế quá rõ ràng. Ngay cả những người mạnh miệng nhất bênh vực cho cái bằng tại chức, chủ yếu cũng chỉ nhấn mạnh vai trò chung chung của hệ đào tạo tại chức trên lý thuyết mà bỏ qua yếu tố chất l ượng và cả hiện tượng trá hình, vốn là cốt lõi của vấn đề, riêng ở nước ta chứ không phải bản chất của hệ đào tạo này trên thế giới. Vì vậy vấn đề không thể giải quyết được chỉ bằng cách đơn giản bỏ hai chữ “tại chức” trên văn bằng như một số ý kiến đề nghị. Giá trị của bằng cấp phụ thuộc vào chất lượng đào tạo chứ nào phải ở hình thức của tấm bằng. Đòi hỏi mọi bằng cấp đều có giá trị như nhau là một ý tưởng phi thực tế ở bất cứ đâu trên thế giới. Giá trị bằng cấp của những tr ường đại học khác nhau trên thực tế
- không như nhau, dù là phôi bằng do Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp thống nhất. Ngay tại một trường, nhưng giá trị bằng cấp của những người có thành tích học tập khác nhau cũng khác nhau. Chắc rằng không có nh à tuyển dụng nghiêm túc nào lại cho rằng bằng cấp các hệ đào tạo đều có giá trị như nhau, cho dù không ít cơ sở đào tạo vẫn lập luận hùng hồn là các hệ đào tạo đều theo cùng một chương trình, cùng hệ thống kiểm tra, với cùng đội ngũ các thầy cô dạy. Chỉ có điều là họ lờ đi chuyện dạy và học khác nhau. Việc năng lực và hiệu quả làm việc của sinh viên ra trường không hoàn toàn phụ thuộc vào tấm bằng là chuyện khác, vì nó phụ thuộc vào sự nổ lực và phẩm chất của từng cá nhân khi bước vào đời, không nằm trong chủ đề của bài viết này. Đúng ra đào tạo tại chức là dạng hình đào tạo những người vừa làm vừa học đã tồn tại từ lâu trên thế giới và có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở các nước, nhất là trong xu hướng đại chúng hóa giáo duc đại học hiện nay. Thời gian qua phần lớn hệ tại chức ở nước ta lại là dạng đào tạo tập trung trá hình cho nh ững người không đủ điều kiện vào đại học chính quy. Vì vậy, dùng tên “hệ đào tạo không chính quy (ĐTKCQ)” sẽ thích hợp hơn. Giảng viên các trường đại học phải đảm trách thêm các lớp ĐTKCQ, có khi cách xa hàng trăm cây số, nên không lạ gì mỗi lần đi dạy, phải cố dạy thật nhiều trong vài ngày. Thường sinh viên phải học liên tục một môn 8 tiết/ngày, có khi hơn. Với cách dạy dồn như vậy, cho dù là kể chuyện cổ tích cũng không ai tiếp thu nổi, nói gì các môn toán, lý, hóa, tin học, ngoại ngữ hay bất cứ môn học nào khác. Vậy làm loại bằng đại học đều có giá trị như nhau đây? sao các Chất lượng thấp của ĐTKCQ là điều dễ hiểu, vì mọi yếu tố đảm bảo chất l ượng đều có vấn đề. Trước tiên là cách dạy và học, môi trường giáo dục và cả cơ sở vật chất còn cách rất xa so với quy định, mặc dù còn khá thấp ở nước ta. Thêm vào đó là tình trạng đội ngũ giảng viên đại học vốn đã yếu và thiếu nhiều, ngay cả đối vối yêu cầu đào tạo chính quy, do quy mô đào tạo tăng lên quá nhanh, phải gánh thêm
- trùng trùng sinh viên hệ ĐTKCQ, nên càng thêm hụt hẫng. Mở rộng không hợp lý hệ ĐTKCQ cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự giảm sút chất lượng của cả hệ thống đào tạo đại học. Việc mở ồ ạt quy mô đào tạo cả chính quy và không chính quy, nhưng buông lỏng quản lý chất lượng, cũng như kéo dài quá lâu tình trạng nói trên phải chăng là biểu hiện sự cam tâm chấp nhận chất l ượng đào tạo thấp trong tư tưởng chỉ đạo, núp dưới danh nghĩa đáp ứng nhu cầu xã hội? Hậu quả thì người học và xã hội gánh chịu, với một khoản đầu tư lớn kém hiệu quả, do chất lương đào tạo không đáp ứng được yêu cầu về nguồn nhân lực trên bước đường hội nhập với thế giới. Tuy vậy, ĐTKCQ như thời gian qua lại là “cứu cánh” về mặt tài chính đối với nhiều cơ sở đào tạo và giảng viên, nên không dễ gì thay đổi. Để tìm giải pháp cho vấn đề này, không cách nào khác là phải nhìn thẳng vào sự thật. Không ai phản đối đào tạo tại chức cho người đang đi làm, nhưng phải trên quan điểm “Dạy ra dạy, học ra học”. Ngày càng có nhiều hình thức dạy và học với sự hỗ trợ của công nghệ được áp dụng ở các nước đễ đảm bảo chất lượng ĐTKCQ, do phát huy được tính linh hoạt và tận dụng được nguồn giảng viên có chất lượng cao. Nhờ vậy hệ thống đào tạo từ xa, kể cả xuyên quốc gia, phát triển nhanh, nhất là các dạng hình đào tạo ứng dụng các phương tiện điện tử (e- learning), nhưng chất lượng vẫn đảm bảo. Điều đó đã được chứng minh qua nhiều thực nghiệm ở các nước. Vì vậy, nên chăng dạng hình ĐTKCQ sớm đoạn tuyệt với cách dạy và học rất phi sư phạm như đã đề cập ở trên, dù có được ngụy biện bằng bất cứ lý do nào? Trường Đại học Cần Thơ từng thí điểm tách ngẫu nhiên một lớp sinh viên học toán thành hai nhóm, một nhóm thầy dạy trực tiếp, còn nhóm thứ hai học qua đĩa DVD ghi lại bài giảng cũng của thầy đó. Điều bất ngờ là nhóm học qua DVD đạt kết quả cao hơn hẳng nhóm học trực tiếp với thầy. Có thể lý giải điều đó l à nhóm
- sinh viên học với DVD có nhiều cơ hội tìm hiểu kỹ lại bài giảng vào thời gian thuận tiện. Thiết nghĩ hình thức này hoàn toàn có thể áp dụng cho ĐTKCQ.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tổ chức tốt việc tự học cho sinh viên nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của các trường đại học theo hình thức tín chỉ hiện nay
5 p | 154 | 23
-
Những vấn đề của quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ ở trường đại học sư phạm
10 p | 152 | 22
-
Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ở Học viện Ngân hàng - Phân viện Phú Yên trong quá trình chuyển sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ
11 p | 125 | 16
-
Phương thức đào tạo theo tín chỉ: Lịch sử, bản chất và những hàm ý cho phương pháp dạy - học ở bậc đại học
10 p | 100 | 7
-
Chất lượng đào tạo cử nhân Báo chí - Truyền thông ở Việt Nam
8 p | 46 | 5
-
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu thị trường lao động tỉnh Bình Dương
11 p | 60 | 5
-
Đánh giá thực trạng đào tạo theo tín chỉ ở nước ta nói chung và ở trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu nói riêng
6 p | 112 | 5
-
Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học đáp ứng yêu cầu đào tạo tín chỉ
2 p | 108 | 5
-
Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo theo tín chỉ tại trường Đại học Tân Trào
6 p | 76 | 4
-
Nâng cao chất lượng đào tạo trong thời kỳ khủng hoảng qua mô hình “Tập thể sinh viên tiên tiến” tại trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh
9 p | 13 | 4
-
Những bất cập trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở Việt Nam
7 p | 67 | 4
-
Vai trò của thư viện đại học trong giai đoạn đào tạo theo tín chỉ
4 p | 63 | 3
-
Thực trạng và giải pháp đổi mới thi cử – đánh giá ở các trường đại học có đào tạo sinh viên sư phạm ngữ văn
6 p | 26 | 3
-
Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo theo hướng tăng khả năng tìm việc cho sinh viên tốt nghiệp trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh
9 p | 5 | 2
-
Chương trình đào tạo đại học Ngành: Giáo dục quốc phòng – an ninh - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
451 p | 12 | 1
-
Quản lí hoạt động đào tạo tại trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh theo quan điểm quản lí chất lượng tổng thể
9 p | 6 | 1
-
Nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo tại các trường đại học ngoài công lập
5 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn