intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu

Chia sẻ: TRẦN THỊ THANH HẰNG | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:36

159
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Điểm chung về nhận thức, quan điểm và định hướng chiến lược BĐKH đã và đang xảy ra, ảnh hưởng tới đời sống và vị thế quốc gia. Đề cao hiệu quả chi phí - lợi ích, với tầm nhìn thường là từ 30-100 năm. Duy trì năng lượng truyền thống và phát triển nguồn năng lượng mới, tái tạo nhằm đảm bảo đời sống cao cho cộng đồng và thế hệ sau.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu

  1. BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG DỰ THẢO CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Lê Công Thành Cục trưởng Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, Chánh Văn phòng Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu Cần Thơ, tháng 10 - 2011
  2. Phần 1: Tổng quan về chính sách, chiến lược về biến đổi khí hậu của một số nhóm nước trên thế giới Phần 2: Những vấn đề về biến đổi khí hậu ở Việt Nam Phần 3: Những nội dung cơ bản của Dự thảo Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu Phần 4: Một số kết quả của Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu
  3. Phần 1: Tổng quan về chính sách chiến lược biến đổi khí hậu I. NHÓMcủa một sC GIA PHÁT TRIỂN thế giới CÁC QUỐ ố nhóm nước trên Điểm chung về nhận thức, quan điểm và định hướng chiến lược BĐKH đã và đang xảy ra, ảnh hưởng tới đời sống và vị thế quốc gia. • Đề cao hiệu quả chi phí - lợi ích, với tầm nhìn thường là từ 30-100 • năm. Duy trì năng lượng truyền thống và phát triển ngu ồn năng lượng m ới, • tái tạo nhằm đảm bảo đời sống cao cho cộng đồng và thế hệ sau. Tuy nhiên, có sự phân nhóm: Nhóm 1 (tích cực): Thực hiện các cam kết của UNFCCC và Nghị định thư Kyoto khá • nghiêm túc Biến đổi khí hậu là trách nhiệm của quốc gia, phải hành động sớm; • Phát triển kinh tế và cộng đồng theo hướng Phát triển xanh; • Thực hiện cam kết trong KP hoặc vượt hơn; • Tích cực hỗ trợ các quốc gia đang phát triển theo 2 hình thức song •
  4. Nhóm 2 (chần chừ): • Không phê chuẩn Nghị định thư Kyoto hoặc mới phê chuẩn trong những năm gần đây. • Có trách nhiệm nhưng cần phụ thuộc vào định hướng phát tri ển c ủa quốc gia; • Tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, chất lượng môi trường, lối sống, hành vi cộng đồng được cải thiện nhưng chưa thực sự theo hướng phát triển xanh; • Chưa thực hiện tốt cam kết trong KP hoặc thậm chí gia tăng phát thải; • Hỗ trợ các quốc gia đang phát triển phần lớn dưới dạng chuy ển giao công nghệ, hỗ trợ kỹ thuật, tuy nhiên hỗ trợ tài chính còn hạn chế.
  5. II. NHÓM CÁC QUỐC GIA ĐANG PHÁT TRIỂN Nhận thức và quan điểm về biến đổi khí hậu • Không thuộc Phụ lục 1 (UNFCCC) nên không có trách nhiệm gi ảm nhẹ; • Biến đổi khí hậu đang diễn ra; bắt buộc phải hành động; • Đói nghèo và bất bình đẳng gia tăng; bắt bu ộc phải phát tri ển; Có mâu thuẫn giữa tăng trưởng kinh tế và ứng phó với BĐKH; • Cần sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế. Định hướng chiến lược về biến đổi khí hậu • Thụ động, phát triển theo hướng truyền thống (phát triển GDP). • Thích ứng là quan trọng hơn do liên quan trực tiếp t ới phát tri ển kinh tế, giảm nghèo. • Không có trách nhiệm giảm nhẹ, chờ đợi sự hỗ trợ của các n ước phát triển để thực hiện các hành động giảm nhẹ. • Biến đổi khí hậu vẫn được coi là một vấn đề phụ sau các ưu tiên phát triển tuy đã có các chương trình nghị sự về thay đổi quan điểm.
  6. III. NHẬN THỨC SAU COP15 VÀ COP16 • Các nước phát triển • Duy trì và thúc đẩy cộng đồng toàn cầu theo hướng phát tri ển m ới • Chỉ thực hiện thêm một số cam kết toàn cầu về vấn đ ề hỗ tr ợ các nước đang phát triển, không có thay đổi cơ bản trong đ ịnh hướng qu ốc gia. • Các nước đang phát triển và đang chuyển đổi: • Không thể hoàn toàn trông chờ vào các nước phát triển về h ỗ tr ợ tài chính, kỹ thuật, v.v... trong các vấn đề phát triển. • Định hướng chính sách dần chuyển sang trạng thái chủ đ ộng hơn trong các hoạt động thích ứng và giảm nhẹ sử dụng nội lực quốc gia. • Định hướng được xem xét và lựa chọn là định hướng phát triển xanh (theo hướng phát triển mới).
  7. Phần 2: Những vấn đề về biến đổi khí hậu ở Việt Nam Kịch bản BĐKH và các tác động vật lý • Đến năm 2100, nhiệt độ trung bình có thể tăng từ 2 đến 3oC; • Mực nước biển trung bình có thể dâng trên 1m; • Các hiện tượng khí hậu cực đoan như bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn gây lũ, hạn hán, nắng nóng, rét đậm… sẽ diễn biến ngày càng phức tạp hơn; • Tất cả các ngành kinh tế - xã hội đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi BĐKH; • Phần lớn dân số Việt Nam nằm trong các vùng bị ảnh hưởng (đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng, vùng ven biển);
  8. Hiện trạng về nhận thức và hành động • Nhận thức về các vấn đề BĐKH còn chưa đầy đủ; • Hệ thống quản lý, chính sách còn thiếu, dàn trải; • Nghiên cứu, đánh giá về tác động của BĐKH còn hạn chế; • Cơ cấu kinh tế - xã hội chưa sẵn sàng ứng phó với BĐKH; • Các ngành kinh tế chưa lồng ghép, quan tâm đúng đắn tới BĐKH; • Định hướng phát triển của các ngành kinh tế vẫn theo hướng sử dụng tài nguyên để phát triển.
  9. Những ảnh hưởng chính của thế giới đối với Việt Nam • Các nguồn tài trợ ODA, FDI giảm đáng kể vì Việt Nam đã trở thành quốc gia có thu nhập trung bình; • Xu thế ứng phó với BĐKH dịch chuyển theo hướng hợp tác tích cực và công bằng giữa các quốc gia phát triển và đang phát triển; • Các hoạt động hỗ trợ ứng phó với BĐKH ngày càng gắn liền với lợi ích kinh tế của các bên (như CDM, REDD/REDD+); • Một số quốc gia đang phát triển định hướng tự lực ứng phó, kết hợp với bảo tồn nguồn tài nguyên, nguồn lực quốc gia.
  10. Những thách thức về giảm phát thải khí nhà kính ở Việt Nam • Bối cảnh quốc tế: Các cuộc đàm phán đòi hỏi các nước đang phát triển phải cam kết giảm thải; • Vị trí của Việt Nam: Việt Nam không thuộc Phụ lục 1 của UNFCCC, hiện không có trách nhiệm giảm phát thải; • Nhu cầu phát triển trong nước: Quá trình phát triển KT-XH của Việt Nam vẫn đặt ra nhu cầu phát thải KNK cao; • Thực trạng phát thải: Các công nghệ, quá trình tiêu thụ nhiên liệu, năng lượng sử dụng trong công nghiệp, giao thông vận tải, lâm nghiệp, nông nghiệp, sử dụng đất, ... còn chưa được cải tiến, thiếu tính đồng bộ;
  11. Phần 3: Những nội dung cơ bản của Dự thảo Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu Bối cảnh xây dựng chiến lược: • BĐKH là một trong những thách thức lớn nhất đ ối với nhân lo ại trong thế kỷ 21; Ở Việt Nam, trong vong 50 năm qua nhiệt độ trung bình đã tăng kho ảng ̀ • 0,5oC, mực nước biển đã dâng khoảng 20cm; thiên tai, đặc biệt là bão, lũ và hạn hán ngày càng khốc liệt; Việt Nam được đánh giá là một trong những qu ốc gia bị ảnh hưởng • nặng nề nhất của BĐKH; Hậu quả của BĐKH đối với Việt Nam là nghiêm trọng và là một nguy • cơ hiện hữu cho mục tiêu xoá đói giảm nghèo, cho việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ và sự phát triển bền vững của đất nước ; Ứng phó với BĐKH tại Việt Nam đòi hỏi có sự thay đổi trong tư • tưởng, chiến lược và quan điểm về BĐKH nhằm xây dựng một nền tảng phù hợp với sự thay đổi trong hệ thống kinh t ế - xã hội, môi trường, khí hậu và tài nguyên thiên nhiên.
  12. Cấu trúc của Chiến lược • Xuất phát từ đặc điểm về tính chất của ứng phó với BĐKH: • Mang tính liên ngành, liên lĩnh vực • Phù hợp với điều kiện phát triển quốc gia và bối cảnh qu ốc tế • Đảm bảo bao quát 3 lĩnh vực chính trong ứng phó với vấn đề BĐKH, bao gồm: • Thích ứng • Giảm nhẹ • Các vấn đề liên ngành • Đồng bộ với các chiến lược, chương trình trong từng lĩnh vực cụ thể có liên quan đến BĐKH đã được phê duyệt và đang triển khai: • Ví dụ: Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 v.v…
  13. Quan điểm của Chiến lược • Biến đổi khí hậu là thách thức nghiêm trọng nhất đối với toàn nhân loại, ảnh hưởng sâu sắc và làm thay đổi toàn diện đời sống xã hội toàn cầu. Là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, Việt Nam coi ứng phó với BĐKH là vấn đề có ý nghĩa sống còn. • Ứng phó với BĐKH của Việt Nam phải gắn liền với phát triển bền vững, hướng tới nền kinh tế các-bon thấp, tận dụng các cơ hội để đổi mới, nâng cao năng lực cạnh tranh và sức mạnh quốc gia. • Tiến hành đồng thời các hoạt động thích ứng và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính để ứng phó hiệu quả với BĐKH, trong đó ở thời kỳ đầu thích ứng là trọng tâm.
  14. Quan điểm của Chiến lược (tiếp theo) • Ứng phó với BĐKH là trách nhiệm của toàn hệ thống; phát huy vai trò chủ đạo trong quản lý, điều hành của Nhà nước, nâng cao tính năng động, sáng tạo và trách nhiệm của khu vực doanh nghiệp, phát huy cao nhất sự tham gia và giám sát của các đoàn thể chính trị xã hội, nghề nghiệp và cộng đồng dân cư; phát huy nội lực là chính, tận dụng hiệu quả các cơ chế hợp tác quốc tế. • Các giải pháp ứng phó với BĐKH phải có tính hệ thống, đồng bộ, liên ngành, liên vùng, trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với từng giai đoạn và các quy định quốc tế; dựa trên cơ sở khoa học kết hợp với kinh nghiệm truyền thống và kiến thức bản địa; tính đến hiệu quả kinh tế - xã hội và các yếu tố rủi ro, bất định của BĐKH. • Chiến lược về BĐKH có tầm nhìn xuyên thế kỷ, là nền tảng cho các chiến lược khác.
  15. Tầm nhìn đến năm 2100 Đến năm 2100, Việt Nam phấn đấu trở thành một quốc gia thịnh vượng, văn minh, phát triển bền vững với nền kinh tế cácbon thấp, ứng phó thành công với biến đổi khí hậu và có vai trò quan trọng trong khu vực và trên thế giới. Mục tiêu tổng quát Tăng cường năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu của con người và các hệ thống tự nhiên, phát triển nền kinh tế các-bon thấp nhằm bảo vệ và nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo đảm an ninh và phát triển bền vững quốc gia trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu và tích cực cùng cộng đồng quốc tế bảo vệ hệ thống khí hậu trái đất.
  16. Mục tiêu cụ thể • Đảm bảo an ninh lương thực, an ninh năng lượng, an ninh nguồn nước, xóa đói giảm nghèo, bình đẳng giới, an sinh xã hội, nâng cao đời sống, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên trong bối cảnh BĐKH; • Chuyển đổi từ nền kinh tế với công nghệ lạc hậu thành nền kinh tế các- bon thấp, tăng trưởng xanh trở thành xu hướng chủ đạo trong phát triển bền vững; giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và tăng khả năng hấp thụ khí nhà kính dần trở thành chỉ tiêu bắt buộc trong phát triển kinh tế - xã hội; • Nâng cao nhận thức, trách nhiệm và năng lực ứng phó với BĐKH của các bên liên quan; phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực; hoàn thiện thể chế, chính sách, phát triển và sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế và vị thế của Việt Nam; tận dụng các cơ hội từ BĐKH để phát triển kinh tế - xã hội; phát triển và nhân rộng lối sống, mẫu hình tiêu thụ thân thiện với hệ thống khí hậu. • Góp phần tích cực với cộng đồng quốc tế trong ứng phó với BĐKH; tăng cường các hoạt động ngoại giao của VN để ứng phó hiệu quả với BĐKH.
  17. CÁC NHIỆM VỤ CHIẾN LƯỢC Nhiệm vụ chiến lược 1: Chủ động ứng phó với thiên tai và giám sát khí hậu a) Cảnh báo sớm •Xây dựng và vận hành hiệu quả hệ thống giám sát BĐKH và nước biển dâng. •Hiện đại hóa hệ thống quan trắc và công nghệ dự báo KTTV, cảnh báo, dự báo sớm các hiện tượng khí hậu cực đoan. •Mở rộng và tăng cường hệ thống quan trắc và giám sát KTTV với sự tham gia rộng rãi của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nhà nước trên cơ sở thống nhất quản lý về chuyên môn và thông tin số liệu của ngành KTTV.
  18. b) Giải pháp giảm nhẹ thiệt hại do rủi ro thiên tai liên quan tới biến đổi khí hậu •Xây dựng hệ thống thông tin và áp dụng các công nghệ hiện đại; •Nghiên cứu và triển khai các giải pháp cụ thể để phòng chống hiệu quả thiên tai, lũ quét và sạt lở đất; •Nâng cao chất lượng rừng, trồng rừng, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc nhằm nâng cao khả năng phòng chống thiên tai, chống sa mạc hóa, suy thoái đất; tăng cường bảo vệ, quản lý và phát triển rừng ngập mặn, các hệ sinh thái đất ngập nước; •Tăng cường ý thức, trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm hỗ trợ cộng đồng trong phòng, tránh rủi ro thiên tai.
  19. Nhiệm vụ chiến lược 2: Đảm bảo an ninh lương thực và tài nguyên nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu a) An ninh lương thực •Nghiên cứu và triển khai rộng rãi quy hoạch thời vụ, sử dụng đất nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực; •Nghiên cứu và thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp; •Nghiên cứu, phát triển và áp dụng công nghệ tiên tiến và công nghệ sinh học; •Xây dựng và hoàn thiện hệ thống kiểm soát, phòng chống dịch bệnh cây trồng và vật nuôi; tăng cường hệ thống bảo •Xây dựng các biện pháp chia sẻ rủi ro, hiểm nông nghiệp; •Từ 2015, triển khai hệ thống sản xuất nông nghiệp phát thải khí nhà kính thấp, an toàn trước thiên tai và BĐKH, hoàn chỉnh vào năm 2030.
  20. b) An ninh tài nguyên nước •Xây dựng cơ sở dữ liệu về biến động và sử dụng tài nguyên nước; •Quy hoạch sử dụng tổng hợp tài nguyên nước các vùng lãnh thổ, các lưu vực sông lớn; •Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các nguồn tài nguyên nước. •Cải tạo, nâng cấp, tu bổ và xây mới các công trình thủy lợi, thuỷ điện, hệ thống đê sông, đê biển; •Hoàn chỉnh các quy trình quản lý tổng hợp và các công trình khai thác, bảo vệ và sử dụng tài nguyên nước; •Nâng cao năng lực quản lý tài nguyên nước.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1