TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM – SỐ 6 (45) 2015<br />
<br />
107<br />
<br />
CHÍNH SÁCH NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO CỦA ẤN ĐỘ<br />
VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM<br />
Nguyễn Hùng Cường1<br />
<br />
Ngày nhận bài: 11/08/2015<br />
Ngày nhận lại: 21/10/2015<br />
Ngày duyệt đăng: 26/10/2015<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Ấn Độ là quốc gia khá thành công và đứng thứ 6 trên thế giới về năng lượng tái tạo. Với một hệ<br />
thống chính sách ổn định, hợp lý và toàn diện, Ấn Độ đã tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các nguồn<br />
năng lượng tái tạo. Bài viết này nhằm nghiên cứu các chính sách và các công cụ mà Ấn Độ đang thực<br />
hiện với mục đích hỗ trợ sự phát triển năng lượng tái tạo trong nước. Từ những kinh nghiệm của Ấn Độ<br />
trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo, bài viết rút ra một số bài học đối với<br />
Việt Nam nhằm hoàn thiện chính sách hỗ trợ năng lượng tái tạo hiện nay.<br />
Từ khóa: Năng lượng tái tạo, chính sách, điện, Ấn Độ.<br />
ABSTRACT<br />
India is a successful country and ranks No. 6 in the world in renewable energy. With a stable,<br />
reasonable and comprehensive policy system, India created favorable conditions for the development of<br />
renewable energy sources. This article studies the policies and instruments employed by India to support<br />
the development of renewable energy in the country. From the Indian experience, this article offers some<br />
lessons for Vietnam to improve its policies to support the development of renewable energy.<br />
Keywords: renewable energy, policies, electricity, India.<br />
<br />
1. Đặt vấn đề1<br />
Trong thế giới cạnh tranh hiện nay, mỗi<br />
quốc gia đều muốn phát triển với sự tăng<br />
trưởng nhanh chóng và tạo ra nhiều việc làm.<br />
Các tác dụng nguy hại và mất cân bằng sinh<br />
thái do sự công nghiệp hóa nhanh chóng và<br />
gia tăng dân số được nhắc đến rất nhiều. Điều<br />
này có liên hệ trực tiếp với số chi phí khổng lồ<br />
của phát thải carbon và quá trình này có ngày<br />
càng gia tăng. Đối với một đất nước rộng lớn<br />
như Ấn Độ, đứng thứ sáu trên thế giới về mức<br />
tiêu thụ năng lượng, sự phụ thuộc vào một<br />
nguồn đơn hoặc một công nghệ để thực hiện<br />
tất cả các nhu cầu về năng lượng trong khi<br />
giải quyết các vấn đề liên quan đến tác động<br />
môi trường và nguồn cung cấp nhiên liệu là<br />
điều không thực tế. Do đó kết hợp các nguồn<br />
năng lượng không thải ra khí carbon đã trở<br />
thành một phần không thể thiếu để đạt được<br />
phát triển bền vững và giảm bớt gánh nặng về<br />
1<br />
<br />
dự trữ nhiên liệu hóa thạch. Theo kế hoạch 5<br />
năm thứ 12 (2012-2017) báo cáo tình trạng<br />
thiếu công suất đỉnh là 11,1% và sự thiếu hụt<br />
năng lượng tổng thể là 8,5% của Ấn Độ, và<br />
nhu cầu về điện sẽ tăng 5,7% mỗi năm.<br />
Để phát triển năng lượng trong khi vẫn<br />
phải ưu tiên an ninh năng lượng, Chính phủ<br />
Ấn Độ đã có chương trình đầy tham vọng<br />
nhằm phát triển năng lượng tái tạo bằng một<br />
chính sách hỗ trợ năng lượng tái tạo tổng hợp.<br />
Trong năm 2014, tổng công suất điện lắp mới<br />
trên khắp Ấn Độ từ các nguồn năng lượng tái<br />
tạo tăng trưởng 20% từ 14,40 GW vào năm<br />
2009 lên 31,70GW. Ấn Độ chiếm vị trí thứ 5<br />
trên thế giới với công suất lắp đặt điện gió<br />
21,13 GW. Công suất điện sinh khối là<br />
khoảng 4,01 GW. Các dự án thủy điện nhỏ<br />
với tổng công suất 1,71 GW đã được lắp đặt<br />
trong các năm 2013-14. Các dự án năng lượng<br />
mặt trời được lắp đặt hơn 1,68 GW công suất<br />
<br />
ThS, Trường ĐH Công nghệ Giao thông vận tải. Email:ctm4hu@gmail.com<br />
<br />
THÔNG TIN KHOA HỌC<br />
<br />
108<br />
<br />
quang điện năng lượng mặt trời và công nghệ<br />
nhiệt mặt trời được sản xuất năm 2013-14 tạo<br />
ra một sự tăng trưởng mạnh mẽ.<br />
Tại Việt Nam, theo dự báo của Quy<br />
hoạch phát triển điện lực Quốc gia giai đoạn<br />
2011–2020 có xét đến năm 2030 (Tổng sơ đồ<br />
điện 7), nhu cầu điện năng đất nước sẽ tăng<br />
mạnh từ 87 tỷ kWh (năm 2009) lên 570 tỷ<br />
kWh (năm 2030), trong khi đó các nhà máy<br />
thủy điện gần như đã được khai thác ở mức<br />
tối đa và các nhà máy nhiệt điện được dự báo<br />
sẽ gặp nhiều khó khăn về việc cung cấp nhiên<br />
liệu phát điện. Để giải quyết việc thiếu hụt<br />
nguồn cung, Chính phủ đã phê duyệt Chiến<br />
lược Phát triển Năng lượng Quốc gia đến năm<br />
2020 - tầm nhìn 2050 trong đó rất chú trọng<br />
tới phát triển nguồn năng lượng tái tạo, với<br />
mục tiêu tăng tỷ lệ năng lượng tái tạo lên 3%<br />
tổng năng lượng thương mại sơ cấp vào năm<br />
2010, 5% năm 2020 và 11% năm 2050. Chính<br />
vì vậy, việc học hỏi các bài học kinh nghiệm<br />
chính sách hỗ trợ năng lượng tái tạo của Ấn<br />
<br />
Độ là rất cần thiết để chúng ta đề ra các chính<br />
sách đúng đắn nhằm phát huy hết tiềm năng<br />
năng lượng tái tạo và hoàn thành kế hoạch đã<br />
đề ra.<br />
2. Tổng quan về năng lượng tái tạo tại<br />
Ấn Độ<br />
Năng lượng tái tạo đóng góp khoảng<br />
12,3% tổng công suất lắp đặt trong nước<br />
(CEA, 2013). Khoảng 97% công suất lắp đặt<br />
đã nối lưới và ngoài lưới điện chiếm một phần<br />
nhỏ (MNRE, 2013). Năng lượng gió vẫn tiếp<br />
tục là trụ cột của năng lượng tái tạo ở Ấn Độ<br />
chiếm tới 67%. Trên toàn cầu, Ấn Độ đứng<br />
thứ sáu về điện công suất năng lượng tái tạo<br />
(REN21, 2013). Sự phát triển của năng lượng<br />
tái tạo tăng trưởng rất nhanh trung bình hàng<br />
năm tăng 22% trong suốt thập kỷ qua (20022012). Tỷ lệ tăng trưởng đặc biệt đối với năng<br />
lượng mặt trời trong ba năm qua (2009-2012),<br />
đã tăng từ dưới 10 MW đến hơn 0,7 GW vào<br />
năm 2005-2006 đến khoảng 30 GW vào năm<br />
2013 (MNRE, 2013).<br />
<br />
Hình 1. Công suất năng lượng tái tạo lắp mới hàng năm của Ấn Độ<br />
Nguồn: MNRE,2013<br />
<br />
Hơn nữa, chính phủ Ấn Độ đã đưa ra mục<br />
tiêu đầy tham vọng về lượng công suất mới<br />
lắp đặt là 72.400 MW năng lượng tái tạo vào<br />
cuối của Kế hoạch 5 năm thứ 13 (2022), trong<br />
đó có năng lượng mặt trời dự kiến sẽ đóng<br />
góp 28%. Đồng thời, kế hoạch hành động<br />
quốc gia về biến đổi khí hậu năm 2008 đã đề<br />
<br />
ra một mục tiêu Nghĩa vụ mua năng lượng tái<br />
tạo, trên toàn Ấn Độ, đến năm 2015 đạt 10%<br />
và 15% vào năm 2020 của tổng lượng năng<br />
lượng sản xuất. Chính các mục tiêu đầy tham<br />
vọng tạo ra các cơ hội to lớn cho việ phát triển<br />
một thị trường năng lượng tái tạo năng động<br />
và cũng như các thách thức để hoàn thành<br />
<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM – SỐ 6 (45) 2015<br />
<br />
mục tiêu này. Nhằm đạt được các mục tiêu<br />
trên, chính phủ Ấn Độ đã đưa ra các chính<br />
sách hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo cụ thể<br />
giúp đẩy nhanh việc triển khai và hoàn thành<br />
các mục tiêu.<br />
3. Chính sách năng lượng tái tạo của<br />
Ấn Độ<br />
3.1. Hỗ trợ sản xuất<br />
3.1.1. Năng lượng tái tạo bắt buộc<br />
(Renewable Purchase Obligations-RPO)<br />
Nghĩa vụ mua năng lượng tái tạo (RPO)<br />
theo Đạo Luật Điện lực 2003: Luật Điện lực<br />
2003 hỗ trợ việc mở rộng thị trường của năng<br />
lượng tái tạo bằng cách quy định rằng một tỷ<br />
lệ phần trăm của năng lượng phải được sản<br />
xuất và phân phối từ các nguồn năng lượng tái<br />
tạo. Nghĩa vụ mua năng lượng tái tạo (RPO) là<br />
bắt buộc ở cấp nhà nước với mục tiêu sản xuất<br />
15% điện của Ấn Độ từ các nguồn tái tạo vào<br />
năm 2020. Để hỗ trợ cho việc triển khai chính<br />
sách Nghĩa vụ mua năng lượng tái tạo, Ấn Độ<br />
đưa vào vận hành cơ chế Giấy chứng nhận<br />
năng lượng tái tạo (REC) vào tháng 11 năm<br />
2010, là một công cụ dựa vào thị trường thúc<br />
đẩy hoàn thành mục tiêu kép: i, việc khai thác<br />
hết các nguồn năng lượng tái tạo tại khu vực<br />
có tiềm năng cao. ii, bán lại REC thừa cho các<br />
bang có thiếu hụt nguồn năng lượng tái tạo để<br />
đảm bảo tuân thủ các RPO. Một REC đại diện<br />
cho 1 MWh điện được sản xuất và phân phối<br />
từ các nguồn năng lượng tái tạo đủ điều kiện<br />
và có thể giao dịch trên thị trường.<br />
3.1.2. Tiêu chuẩn nhiên liệu tái tạo<br />
Trong tháng 10 năm 2008, Ấn Độ ban<br />
hành lệnh bắt buộc pha trộn 10% ethanol sinh<br />
học với xăng (MNRE, 2009). Trong tháng 12<br />
năm 2009, Bộ Năng lượng mới và tái tạo đã<br />
phê duyệt bổ sung chính sách này nhằm mục<br />
đích tạo ra một vai trò trung tâm cho nhiên<br />
liệu sinh học trong lĩnh vực năng lượng và<br />
giao thông vận tải. Một mục tiêu chỉ định pha<br />
trộn 20% nhiên liệu sinh học, cho cả dầu<br />
diesel sinh học và ethanol sinh học, đã được<br />
đề xuất thực hiện vào năm 2017.<br />
3.1.3. Khuyến khích dựa trên lượng điện<br />
sản xuất (Generation-based Incentives- GBI)<br />
Được cung cấp bởi chính quyền trung<br />
<br />
109<br />
<br />
ương từ tháng 6 năm 2008 và được quản lý<br />
bởi Cơ quan Phát triển Năng lượng tái tạo Ấn<br />
Độ (IREDA), GBI đang áp dụng cho các nhà<br />
sản xuất điện gió độc lập với công suất lắp đặt<br />
tối thiểu là 5 MW. Tính đến tháng 12 năm<br />
2009, các GBI ở mức INR 0.50 / kWh (0,01<br />
USD / kWh) điện nối lưới cho tối thiểu là 4<br />
năm và tối đa là 10 năm, tối đa 6,2 triệu INR<br />
(140 nghìn USD) cho mỗi MW. Đề án triển<br />
khai tổng cộng INR 3,8 tỷ (81 triệu USD) cho<br />
đến năm 2012 và nhằm mục đích khuyến<br />
khích bổ sung lượng công suất 4.000 MW.<br />
Nhà sản xuất điện gió muốn nhận GBI phải<br />
đăng ký và cung cấp dữ liệu phát điện này cho<br />
IREDA. Tuy nhiên, các dự án sử dụng GBIs<br />
không được áp dụng phương pháp khấu hao<br />
nhanh. Cơ quan Phát triển Năng lượng tái tạo<br />
Ấn Độ (IREDA) lựa chọn được 78 dự án năng<br />
lượng mặt trời với tổng công suất khoảng 98<br />
MW. Điều này sẽ cung cấp ưu đãi ở mức<br />
12,41 INR cho mỗi kWh (0,20 USD mỗi<br />
kWh) cho các công ty điện nhà nước khi trực<br />
tiếp mua điện năng lượng mặt trời từ các nhà<br />
phát triển dự án.<br />
3.2. Hỗ trợ tài chính và đầu tư<br />
3.2.1. Trợ giá năng lượng tái tạo (FiT)<br />
Trong giai đoạn 2009-2010, Ủy ban điều<br />
tiết điện lực trung ương Ấn Độ (CERC) thiết<br />
lập trợ giá ưu đãi cho các dự án năng lượng<br />
gió theo chuỗi công nghệ từ 3.75 INR / kWh<br />
(0,68 USD/kWh) đến 5.63 INR/kWh (1,01<br />
USD/kWh), tùy thuộc vào quy mô dự án.<br />
CERC cũng đã đưa ra mức trợ giá cho các dự<br />
án năng lượng sinh khối từ INR 3,93/kWh<br />
(0,079 USD/kWh) đến INR 5.52/kWh (0,11<br />
USD/kWh) phụ thuộc theo chuỗi công nghệ<br />
sử dụng. Mức trợ giá giảm xuống còn từ INR<br />
3,35 (0,064 USD) đến INR 4,62/kWh (0,092<br />
USD/kWh) trong giai đoạn 2010-2011.<br />
Mức hỗ trợ cho các địa phương để sản<br />
xuất điện sinh khối mỗi bang khác nhau. Ví<br />
dụ, các biểu trợ giá trong các dự án sinh khối<br />
đồng phát ở Gujarat là 5,17 INR/kWh (US $<br />
0,08/kWh), trong khi Maharashtra có mức trợ<br />
giá là 4,79 INR/kWh (US $ 0,08/kWh)<br />
(MERC, 2012). Ngoài ra, ưu đãi trợ giá năng<br />
lượng gió các bang dao động từ 3,51<br />
<br />
110<br />
<br />
THÔNG TIN KHOA HỌC<br />
<br />
INR/kWh (0,06 USD/kWh) ở Tamil Nadu đến<br />
5,92 INR/kWh (US $ 0.10/kWh) ở Madhya<br />
Pradesh (Wind Power India, 2013). Sự khác<br />
biệt trong chính sách trợ giá giữa các bang có<br />
nghĩa rằng một số bang sẽ có nhiều ưu đãi<br />
hơn so với những bang khác, hay tức là có sự<br />
cạnh tranh thu hút đầu tư các dự án năng<br />
lượng tái tạo mới.<br />
3.2.2. Hợp đồng mua bán điện. (PPA)<br />
Trong tháng 2 năm 2010, CERC công bố<br />
một biểu trợ giá cho năm tài chính năm 20102011 17,9 INR (0,36 USD) mỗi kWh cho<br />
quang điện mặt trời và 15,3 INR (0,31 USD)<br />
mỗi kWh cho nhà máy điện mặt trời tập trung,<br />
đồng thời tuyên bố rằng hợp đồng mua bán<br />
điện (PPA) sẽ có hiệu lực 25 năm. Điều đó<br />
cho thấy ở mức giá hiện tại, mức trợ giá sẽ<br />
cho phép các nhà đầu tư đạt được một tỷ lệ<br />
hoàn vốn khoảng 16% -17% sau thuế. CERC<br />
sẽ sửa đổi mức trợ giá hàng năm. Lý tưởng<br />
nhất, năm 2022, chi phí lắp đặt sẽ giảm đáng<br />
kể để kích thích năng lượng mặt trời để nó trở<br />
thành một nguồn hữu hiệu cho nhu cầu năng<br />
lượng của Ấn Độ trong trường hợp không có<br />
ưu đãi của chính phủ.<br />
3.2.3. Hoàn tiền và hỗ trợ trực tiếp<br />
Bộ năng lượng mới và tái tạo của Ấn Độ<br />
cung cấp ưu đãi cho việc thu hồi năng lượng<br />
từ chất thải công nghiệp và chất tiết kiệm<br />
năng thải đô thị khác theo chương trình lượng.<br />
Trong năm 2010, năm dự án thí điểm chất thải<br />
công nghiệp có đủ điều kiện để nhận được 20<br />
triệu INR (400 nghìn USD) cho mỗi MW lắp<br />
đặt, lên đến 20% tổng chi phí dự án, hoặc 100<br />
triệu INR (2 triệu USD) cho toàn bộ dự án. Bộ<br />
này cũng cung cấp 40% tổng chi phí dự án với<br />
hỗ trợ tối đa 20 triệu INR (400 nghìn USD)<br />
cho mỗi MW cho các nhà máy phát điện từ<br />
khí sinh học tại các nhà máy xử lý nước thải.<br />
Đối với sản xuất điện từ các dự án dựa trên<br />
methan sinh học, bộ sẽ cung cấp lên đến 30%<br />
tổng chi phí dự án với ưu đãi tối đa 30 triệu<br />
INR (600 nghìn USD) cho mỗi MW.<br />
Đối với khu vực công nghiệp, Bộ năng<br />
lượng mới và tái tạo cung cấp hỗ trợ cho việc<br />
thu hồi năng lượng từ chất thải. Theo Chương<br />
trình Năng lượng từ chất thải công nghiệp, bộ<br />
<br />
cung cấp hỗ trợ tài chính để đánh giá tài<br />
nguyên, R&D, cải tiến công nghệ, đánh giá<br />
hiệu suất, và các thành phần liên quan khác của<br />
dự án biến chất thải thành năng lượng. Ngành<br />
năng lượng từ chất thải công nghiệp có đủ điều<br />
kiện để nhận được ưu đãi từ 5-10 triệu INR<br />
(100-200 nghìn USD) mỗi MW. Những ưu đãi<br />
này dành cho cả hai khu vực tư nhân và công.<br />
Để hỗ trợ cho việc triển khai các ứng<br />
dụng năng lượng mặt trời ngoài lưới, chính<br />
phủ cung cấp sự hỗ trợ vốn lên đến 30% của<br />
chi phí và (hoặc) một khoản vay ưu đãi ở mức<br />
lãi suất là 5% (EnergyNext, 2012).<br />
Theo Bộ năng lượng mới và tái tạo<br />
Chương trình công nghiệp năng lượng sinh<br />
khối và đồng phát, các dự án sử dụng nguồn<br />
tài nguyên chưa được khai thác hiện nay để<br />
cung cấp năng lượng nhiệt điện yếm khí có<br />
thể nhận được 200 nghìn INR (4 nghìn USD)<br />
đến 1,5 triệu INR (30 nghìn USD) cho mỗi dự<br />
án 100 kW cho các hệ thống sinh khối khí và<br />
lên đến 2 INR triệu (40.000 USD) cho mỗi<br />
MW cho các dự án đồng phát sinh khối.<br />
3.2.4. Khấu hao nhanh<br />
Trong quá khứ, sự khuyến khích chính<br />
cho các dự án phát triển năng lượng gió đã<br />
được khấu hao nhanh. Lợi ích về thuế này cho<br />
phép các dự án để trích tối đa 80% giá trị của<br />
thiết bị điện gió trong năm đầu tiên hoạt động<br />
của dự án. Sau đó các nhà đầu tư được cấp<br />
quy chế miễn thuế lên đến 10 năm. Nhà sản<br />
xuất điện gió được nhận trợ cấp khấu hao<br />
nhanh phải đăng ký và cung cấp dữ liệu phát<br />
điện cho IREDA.<br />
3.3. Các chính sách khác<br />
3.3.1. Hỗ trợ nối lưới<br />
Các điều kiện quy định có liên quan của<br />
Ấn Độ và cơ sở hạ tầng được phát triển để<br />
thích ứng với thị phần ngày càng tăng của<br />
năng lượng tái tạo trong việc kết hợp phát<br />
điện. Mục đích chính của việc hỗ trợ là củng<br />
cố hệ thống truyền tải quốc gia và bang, với<br />
mục tiêu đảm bảo rằng các khu vực có các<br />
nguồn tài nguyên năng lượng tái tạo cao nhất<br />
(và thường là những chi phí phát điện biên<br />
thấp nhất) có thể được phát triển, và phát điện<br />
kết hợp phân tán để cung cấp cho các vùng<br />
<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM – SỐ 6 (45) 2015<br />
<br />
phụ tải gần xa. Bộ năng lượng mới và tái tạo<br />
và Ủy ban điều tiết lưới điện trung ương của<br />
Ấn Độ tiến hành một nghiên cứu về hành lang<br />
năng lượng xanh để xác định các cơ sở hạ tầng<br />
truyền dẫn cần thiết để hỗ trợ việc bổ sung<br />
công suất năng lượng tái tạo trong kế hoạch<br />
2012-2017 và 2018. Chính quyền trung ương<br />
cũng đang hỗ trợ phát triển các trung tâm quản<br />
lý năng lượng tái tạo để tích hợp hiệu quả<br />
năng lượng tái tạo (gió và quang điện năng<br />
lượng mặt trời) vào hệ thống điện hiện có.<br />
Những hành động này cho thấy sự cam kết của<br />
Chính phủ về một hệ thống điện trong tương<br />
lai mà hệ thống này là sự kết hợp và đóng góp<br />
mạnh mẽ từ các nguồn năng lượng tái tạo.<br />
3.3.2. Thuế than cho Quỹ Năng lượng sạch<br />
Chính phủ Ấn Độ đánh mức thuế xuất 50<br />
INR (US $ 0,81) cho mỗi tấn than sản xuất<br />
trong nước cũng như nhập khẩu. Chính sách<br />
điều tiết nền tảng này hoạt động như một loại<br />
thuế carbon. Vào tháng Tư năm 2011, Ủy ban<br />
Nội các về các vấn đề kinh tế, trong đó đứng<br />
đầu là Thủ tướng, phê duyệt một Quỹ Năng<br />
lượng sạch quốc gia đầu tư vào các dự án kinh<br />
doanh và nghiên cứu công nghệ năng lượng<br />
sạch. Ngân sách Liên bang cho 2010-11 sau<br />
khi áp đặt trên tất cả than khai thác trong nước<br />
và nhập khẩu một mức thuế là 50 INR (US $<br />
0,81) một tấn, đã tạo ra 10,66 tỷ INR ($ 171,9<br />
triệu USD). Ước tính Quỹ Năng lượng sạch<br />
quốc gia đã thu được từ nguồn thuế này cho<br />
2011-12 là 32,49 tỷ INR (US $ 524,0 triệu<br />
USD), và dự toán ngân sách cho năm 2012-13<br />
là 38,64 tỷ INR (623,2 triệu USD). Điều tra<br />
kinh tế năm 2011-12 cho rằng chính phủ kỳ<br />
vọng thu 100 tỷ INR (US $ 1,61 tỷ) từ Quỹ<br />
Năng lượng sạch vào năm 2015 (Mandal,<br />
2012). Khoảng 2 tỷ INR (32 triệu USD) từ<br />
quỹ này đã được phân bổ cho các Sứ mệnh<br />
Xanh Ấn Độ do NAPCC chủ trì (Mukul,<br />
2011). Ngân sách Liên bang cho 2013-14<br />
thông báo rằng "Quỹ Năng lượng sạch quốc<br />
gia" sẽ tài trợ cho các Cơ quan Phát triển<br />
Năng lượng tái tạo Ấn Độ (IREDA) để cung<br />
cấp các khoản vay lãi suất thấp cho các dự án<br />
năng lượng tái tạo có thể phát triển (Kumar và<br />
Preetha, 2013).<br />
<br />
111<br />
<br />
3.3.3. Chính sách điện khí hóa nông thôn<br />
Quốc gia<br />
Trong năm 2006, Bộ Năng lượng công bố<br />
chính sách điện khí hóa nông thôn quốc gia,<br />
nhằm mục đích để cung cấp quyền truy cập<br />
vào lưới điện cho tất cả các hộ gia đình vào<br />
năm 2009, đảm bảo chất lượng và cung cấp<br />
năng lượng đáng tin cậy ở mức giá hợp lý, và<br />
một mức tiêu thụ tối thiểu đảm bảo cho cuộc<br />
sống vào năm 2012. Phân cấp phân phối kiêm<br />
phát điện là một trong những sáng kiến đã<br />
được thực hiện bởi Bộ Năng lượng theo chính<br />
sách này. Sáng kiến này được thiết kế để cung<br />
cấp các giải pháp ngoại lưới cho làng và khu<br />
vực dân cư, nơi kết nối vào lưới điện quốc gia<br />
là không khả thi, và điều này khuyến khích<br />
việc cần phải cung cấp các nguồn năng lượng<br />
thay thế (năng lượng gió, mặt trời, sinh khối<br />
và thủy điện nhỏ), nguồn cung cấp này phải<br />
có chi phí hiệu quả hơn so với kéo lưới vào.<br />
Sáng kiến được thực hiện trên một quy trình<br />
xây dựng, vận hành, duy trì, và chuyển giao<br />
cho 5 năm, với chính phủ trung ương cung<br />
cấp hỗ trợ vốn 90% cho các dự án. Tính đến<br />
tháng 9 năm 2012, 284 dự án quang điện năng<br />
lượng mặt trời (PV)/sinh khối/thủy điện nhỏ<br />
bao gồm 682 làng/vùng dân cư và 73.904 hộ<br />
gia đình với chi phí là 2,83 tỷ INR (US $ 45<br />
triệu) đã được thực hiện (Kumar, 2012).<br />
Những ngôi làng nằm trong số 34,875 làng<br />
không điện ở Ấn Độ, đại diện cho 6% của tất<br />
cả các vùng thôn trên toàn quốc đã có điện.<br />
4. Kết luận và bài học kinh nghiệm cho<br />
Việt Nam<br />
Hiện nay, Ấn Độ một trong năm quốc gia<br />
hàng đầu trên thế giới về công suất năng<br />
lượng tái tạo và là nhà sản xuất các thiết bị<br />
công nghệ năng lượng tái tạo toàn cầu cạnh<br />
tranh với Mỹ, châu Âu, Trung Quốc. Mặc dù<br />
vẫn còn nhiều vấn đề bất cập trong thiết kế và<br />
triển khai chính sách, nhưng nhìn chung Ấn<br />
Độ có một khuôn khổ chính sách ổn định và<br />
cam kết mạnh mẽ từ chính phủ đã tạo điều<br />
kiện thuận lợi để phát triển các nguồn năng<br />
lượng tái tạo trong nước. Việc áp dụng linh<br />
hoạt các chính sách trợ giá điện từ nguồn tái<br />
tạo, khuyến khích thị trường lượng tái tạo<br />
<br />