intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chính sách tín dụng cho doanh nghiệp khởi nghiệp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

30
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết sau sẽ đi phân tích thực trạng chính sách tín dụng hiện nay đối với doanh nghiệp khởi nghiệp và từ đó đề xuất một số kiến nghị khơi thông dòng vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chính sách tín dụng cho doanh nghiệp khởi nghiệp

  1. DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG CHO DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP n PGS. TS. Vũ Văn Ninh, PGS.TS. Phạm Thị Thanh Hòa Học viện Tài chính T rong những năm gần đây, một loại hình doanh nghiệp (DN) mới được nhận nhiều sự quan tâm từ phía Chính phủ và người dân, đó là doanh nghiệp khởi nghiệp (DNKN). Làn sóng khởi nghiệp đã và đang phát triển mạnh mẽ trong cộng đồng doanh nhân và thế hệ trẻ Việt Nam. Việc hình thành và phát triển DNKN với những sáng tạo và đột phá về sản phẩm, dịch vụ hay công nghệ hứa hẹn sẽ trở thành một lực lượng quan trọng góp phần vào việc nâng cao năng suất lao động, tạo thêm công ăn việc làm và thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng kinh tế. Tính đến nay, có khoảng 1.800 DNKN, 20 quỹ đầu tư mạo hiểm có hoạt động đầu tư cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, 21 vườn ươm khởi nghiệp và 7 tổ chức thúc đẩy kinh doanh. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, các DNKN luôn gặp nhiều khó khăn như thiếu vốn, thiếu cơ sở sản xuất, thiếu lao động có chất lượng, thiếu kỹ năng quản trị tài chính, việc kêu gọi các nhà đầu tư góp vốn gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, Nhà nước cần phải có các cơ chế, chính sách phù hợp đối với các DNKN nhất là trong điều kiện hội nhập như hiện nay đối với DNKN. Bài viết sau sẽ đi phân tích thực trạng chính sách tín dụng hiện nay đối với DNKN và từ đó đề xuất một số kiến nghị khơi thông dòng vốn cho DNKN. [52] Tạp chí SỐ 7/2018 KH-CN Nghệ An
  2. DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP DNKN và thực trạng chính sách tín cuối cùng khi đủ độ chín, đủ độ tự tin, bắt đầu tìm vốn dụng dành cho DNKN hiện nay để bắt đầu khởi nghiệp (vốn). Đặc điểm lớn nhất của Theo OECD (2010) và Criscuolo et al DNKN là sự sáng tạo, nếu không có sáng tạo thì (2014), DNKN có vai trò quan trọng trong DNKN không khác với những DN mới thành lập một nền kinh tế quốc dân do bởi các DNKN có cách truyền thống. Sáng tạo là hoạt động tạo ra thứ gì tính sáng tạo, có thể giúp tạo việc làm, tạo đó đồng thời có tính mới và lợi ích. Quan trọng là phải sản phẩm mới và tăng năng suất lao động. viết tìm ra cơ hội lớn từ thị trường ngách, những Theo Acs at al (2009), các DNKN có thể tận mảng, lĩnh vực, sản phẩm và dịch vụ chưa ai làm để dụng và khai thác những kiến thức mà cung ứng và phục vụ cho nhu cầu của con người. Khởi những DN đang tồn tại trên thị trường chưa nghiệp không chỉ là khởi nghiệp trong lĩnh vực công biết cách sử dụng hoặc có sử dụng nhưng nghệ thông tin, mà khởi nghiệp ở một phạm trù rộng chưa hiệu quả để kiến tạo nên những thị lớn hơn, trong nghiều lĩnh vực như ngành nghề như trường mới, đặc biệt quan trọng trong các năng lượng, sản xuất… Các DNKN có thể tận dụng lĩnh vực cần có chuyên môn cao. và khai thác những kiến thức mà những DN đang tồn Khái niệm DNKN có thể có nhiều cách tại trên thị trường chưa biết cách sử dụng hoặc có sử hiểu khác nhau giữa các quốc gia. Chẳng hạn dụng nhưng chưa hiệu quả để kiến tạo nên những thị như ở Argentina và Brazil, khái niệm trường mới, đặc biệt quan trọng trong các lĩnh vực cần “DNKN” thì được hiểu là những công ty chuyên môn cao. hoạt động trên nền tảng các công nghệ mới. Như vậy, có thể hiểu DNKN là DN đang trong quá Ở Chi Lê thì định nghĩa, DNKN là những trình hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh để tạo ra một công ty tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ. loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mới hay thực hiện Còn Colombia và Peru thì xác định DNKN mô hình kinh doanh mới mà trong xã hội chưa có DN căn cứ trên khả năng hoạt động của DN dựa nào sản xuất và kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vào công nghệ thông tin và truyền thông. vụ đó hay có mô hình kinh doanh đó. Đối với Singapore xác định DNKN có hoạt Theo nghiên cứu của Cvijanovie và Sruk (2008), động tập trung vào những ngành, lĩnh vực vốn cho các DNKN phải trải qua 5 giai đoạn: giai đoạn mà chính phủ đã định hướng có mức tăng thử nghiệm - khởi nghiệp - mở rộng - tái cấp vốn - bán trưởng nhanh như y tế (khoa học sinh hóa), một phần DN. Trong giai đoạn đầu, vốn thường từ các công nghệ thông tin, công nghệ sáng tạo đổi sáng lập viên, bạn bè hay gia đình, khoản vay hay từ mới, ngành công nghiệp bán lẻ, công nghệ các quỹ đầu tư mạo hiểm hay doanh nghiệp phi tài tài chính, lĩnh vực giáo dục (theo hướng đào chính. Giai đoạn mở rộng vốn do các quỹ mạo hiểm tạo chuyên nghiệp). Theo Hiệp hội doanh và quỹ cho vay, giai đoạn mua lại thì vốn cổ phần tư nghiệp nhỏ ở Mỹ, khởi nghiệp không chỉ nhân đóng vai trò quan trọng. đơn thuần là thành lập mới, mà DNKN mang Như vậy có thể thấy, trong quá trình khởi nghiệp, tính chất định hướng công nghệ, có tiền năng khó khăn lớn nhất đối với DNKN là vốn. Trong giai tăng trưởng cao nhưng cũng có nguy cơ rủi đoạn đầu, vốn của các DNKN thường đến từ các sáng ro cao. lập viên, bạn bè, gia đình, các quỹ đầu tư, nhà đầu tư. Ở Việt Nam, Luật hỗ trợ DN nhỏ và vừa Nguồn vốn này chỉ hỗ trợ được phần nào trong giai năm 2017 đã đưa ra khái niệm DN nhỏ và đoạn đầu khởi nghiệp chứ thực sự chưa đủ mạnh để vừa khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là DN nhỏ hỗ trợ được các DNKN phát triển. Việc khó tiếp cận và vừa được thành lập để thực hiện ý tưởng vốn ngân hàng đã khiến nhiều DNKN mất đi cơ hội trên cơ sở khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, kinh doanh tiềm tàng. Hiện nay, Vệt Nam cũng chưa mô hình kinh doanh mới và có khả năng tăng có chính sách tín dụng cho cụ thể cho các DNKN, vì trưởng nhanh. DNKN có thời gian hoạt động vậy khi đánh giá thực trạng, chúng tôi đã dựa vào không quá 5 năm kể từ ngày được cấp giấy chính sách tín dụng hiện hành dành cho DN vừa và chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu. nhỏ, nhưng là các DN tiên phong trong những lĩnh Điều đầu tiên cần trong khởi nghiệp là vực, ngành nghề mới có sự khác biệt so với DN tinh (tinh thần), tiếp theo là tài (tri thức) và thương mại, sản xuất truyền thống, cụ thể như sau: SỐ 7/2018 Tạp chí [53] KH-CN Nghệ An
  3. DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP - Đối với vay vốn ưu đãi: theo nghị định số động hoặc nguồn vốn là DN nhỏ và vừa hoặc 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011 về tín dụng xuất khẩu đáp ứng các tiêu chí cho vay của Quỹ Đổi và quyết định số 03/2011/QĐ-TTg ngày 10/01/2011 mới công nghệ quốc gia, Quỹ Phát triển của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế bảo khoa học và công nghệ quốc gia, Quỹ Phát lãnh cho DN vừa và nhỏ, các DN có dự án đầu tư và triển DN nhỏ và vừa thì sẽ được vay vốn tín dụng xuất khẩu đáp ứng đủ các điều kiện: (i) Thực ưu đãi từ quỹ này. hiện đầy đủ thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật; Quỹ Đổi mới công nghệ Quốc gia thành (ii) Chủ đầu tư có dự án, phương án sản xuất, kinh lập theo Quyết định 1342/QĐ-TTg ngày doanh, có hiệu quả, bảo đảm trả được nợ; (iii) Chủ đầu 05/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ và thực tư có vốn chủ sở hữu tham gia dự án tối thiểu 20% và tế đi vào hoạt động từ 8/1/2015 với vốn điều phải bảo đảm đủ nguồn vốn để thực hiện dự án, các lệ 1.000 tỷ đồng. Năm 2015, Quỹ đã chi 300 điều kiện tài chính cụ thể của phần vốn đầu tư của Nhà tỷ đồng hỗ trợ không hoàn lại với mức tối đa nước; (iv) Thực hiện bảo đảm tiền vay theo các quy là 30% giá trị của dự án, các năm tiếp theo định tại Nghị định này và quy định của pháp luật; (v) ngoài việc hỗ trợ không hoàn lại, quỹ cho Mua bảo hiểm tài sản tại một doanh nghiệp bảo hiểm vay từ 30-70% tổng kinh phí các hợp đồng hoạt động hợp pháp ở Việt Nam đối với tài sản hình chuyển giao của dự án công nghệ với các thành từ vốn vay thuộc đối tượng mua bảo hiểm bắt mức ưu lãi suất khác nhau, thấp hơn lãi suất buộc trong suốt thời gian vay vốn; (vi) Thực hiện chế vay từ các ngân hàng thương mại. độ hoạch toán kế toán, báo cáo tài chính theo quy định Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ của pháp luật; báo cáo tài chính hàng năm phải được quốc gia thành lập theo Nghị định số kiểm toán bởi cơ quan kiểm toán độc lập. 122/2003/NĐ-CP ngày 22/10/2003. Quỹ cho - Đối với bảo lãnh tín dụng: các DNKN là DN nhỏ vay không lãi suất đối với các dự án ứng và vừa thuộc các ngành công nghiệp, lâm nghiệp và dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát thủy sản; công nghiệp chế biến, chế tạo...; đáp ứng đủ triển công nghệ được tạo ra trong nước và có các điều kiện: (i) Dự án đầu tư có hiệu quả, có khả tạo việc làm, thu nhập cho từ 500 lao động năng hoàn trả vốn vay; (ii) Có tối thiểu 15% vốn chủ trực tiếp trở lên tại các cùng có điều kiện sở hữu tham gia dự án đầu tư, (iii) Tại thời điểm đề kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; cho vay nghị bảo lãnh, không có nợ xấu tại các tổ chức tín với lãi suất bằng 70% lãi suất cho vay tín dụng thì được Ngân hàng Phát triển Việt Nam bảo lãnh dụng đầu tư của Nhà nước trong từng thời một phần hoặc toàn bộ khoản vay của DN tại Ngân kỳ đối với các dự án ứng dụng kết quả hàng thương mại (tối đa 85% tổng mức vốn đầu tư dự nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ án) với thời hạn bảo lãnh theo thời hạn vốn. khác; cho vay với lãi suất bằng lãi suất cho - Bên cạnh đó, nếu DNKN đáp ứng về quy mô lao vay tín dụng đầu tư của Nhà nước trong từng Trong quá trình khởi nghiệp, khó khăn lớn nhất đối với DNKN là vốn [54] Tạp chí SỐ 7/2018 KH-CN Nghệ An
  4. DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP thời kỳ đối với các dự án ứng dụng, chuyển - Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa năm 2017 đã cũng có giao kết quả nghiên cứu khoa học và phát những đề cập ưu đãi đến các DNKN trên các khía cạnh triển công nghệ đầu tư nước ngoài. như tiếp cận tín dụng, bảo lãnh tín dụng, góp vốn đầu Quỹ phát triển DN nhỏ và vừa tư cho DNKN…Tuy nhiên, để Luật thực sự hỗ trợ cho (SMEDF) thành lập theo quyết định số DNKN thì cần phải có các văn bản dưới luật quy định 601/2013/QĐ-TTg ngày 17/4/2013 của chi tiết các nội dung hơn nữa. Thủ tướng Chính phủ và thực tế đi vào Như vậy, có thể thấy nhiều chính sách đã được ban hoạt động ngày 22/4/2016 với số vốn điều hành để hỗ trợ các DN nhỏ và vừa nói chung và lệ 2.000 tỷ đồng. Mức cho vay tối đa 70% DNKN nói riêng. Tuy nhiên, chính sách tín dụng hiện tổng vốn đầu tư của dự án, phương án sản nay khó tiếp cận trên góc độ tiếp cận tín dụng, bảo xuất kinh doanh (không bao gồm vốn lưu lãnh tín dụng, góp vốn đầu tư do hầu hết các DNKN động), tối đa 30 tỷ đồng. ban đầu đều có quy mô nhỏ, siêu nhỏ, nguồn vốn nội - Ngoài ra, theo Luật Khoa học và Công sinh ít, tài sản thế chấp vay ngân hàng hầu nhu không nghệ số 29/2013/QH13 ngày 18/6/2013 quy có. Bên cạnh đó, bản chất của ác DNKN đổi mới sáng định “DN ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa tạo là rủi ro cao nên các kênh huy động vốn truyền học và phát triển công nghệ để đổi mới, nâng thống qua các ngân hàng thương mại rất khó khăn. cao trình độ công nghệ, nâng cao năng suất, Một vài khuyến nghị chất lượng, sức mạnh của sản phẩm, hàng Trong thời gian tới, để hỗ trợ cho DNKN phát triển, hóa được quỹ của Nhà nước trong lĩnh vực cần phải có các chính sách tín dụng cụ thể đối với khoa học và công nghệ tài trợ, cho vay với DNKN. Xuất phát từ các chính sách tín dụng hiện nay lãi suất ưu đãi, hỗ trợ lãi suất cho vay, bảo với các DN nhỏ và vừa, cần phải bổ sung hoặc chỉnh lãnh để vay vốn, DN ứng dụng công nghệ sửa một số nội dung cho phù hợp với đối tượng là cao được hưởng ưu đãi ở mức cao nhất theo DNKN. quy định của pháp luật về công nghệ cao. * Về tiếp cận tín dụng DN ứng dụng công nghệ là kết quả của Thứ nhất: Luật hỗ trợ DN nhỏ và vừa nên có các nhiệm vụ khoa học và công nghệ trong văn bản dưới luật quy định chi tiết các nội dung, trong nước được hỗ trợ lãi suất vay vốn tại ngân đó nên có quy định với đối tượng là DNKN. Việc vay hàng”. Như vậy, các DNKN ứng dụng và vốn của các DNKN trong giai đoạn trước khi - mới thương mại hóa các kết quả nghiên cứu hình thành (dưới 2 năm) nên dựa trên việc xếp hạng được vay vốn với lãi suất ưu đãi, được bảo tín dụng/ tín nhiệm cá nhân thay vì xếp hạng tín dụng lãnh vay vốn. DN. Việc xếp hạng tín dụng cá nhân có thể được thực - Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp thi bởi một tổ chức xếp hạng tín dụng độc lập, hoặc đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” thông qua hệ thống thông tin tín dụng liên ngân hàng, cũng như những khuyến khích sử dụng các từ đó Ngân hàng Nhà nước có thể thành lập tổ chức quỹ phát triển khoa học và công nghệ của tín dụng cá nhân trên từng địa phương. Tiếp theo, việc bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính xếp hạng tín nhiệm cá nhân có thể được thông qua Ủy phủ, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban nhân dân/ công an quản lý khu vực nơi đăng ký và của DN để tài trợ, hỗ trợ một phần kinh cư trú của các cá nhân tham gia vào việc hình thành phí nghiên cứu, thử nghiệm công nghệ, thử nên DNKN. Danh sách các tổ chức xếp hạng tín nhiệm nghiệm thị trường, cho vay với lãi suất thấp độc lập của Ngân hàng nhà nước cần được thông bố hoặc không lấy lãi, góp vốn đầu tư vào DN thông tin rõ ràng và rộng rãi tới các ngân hàng, các đổi mới sáng tạo. Nghị quyết 35 của Chính phòng sở tại các địa phương, các website của các cơ phủ về hỗ trợ và phát triển DN đến năm quan tổ chức có liên quan. Giai đoạn DNKN đã đi vào 2020 được ban hành với chỉ đạo trong việc hoạt động (từ 2 năm trở lên): thì có thể theo các điều cho vay như: xây dựng các chương trình vay kiện của DN nhỏ và vừa, tuy nhiên có xem xét đến vốn lãi suất hợp lý, đơn giản hóa thủ tục yếu tố đổi mới sáng tạo trong các hoạt động của DN hành chính, tạo dựng môi trường thuận lợi, để được tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng. hỗ trợ DNKN, DN đổi mới sáng tạo. Thứ hai: Các ngân hàng thương mại có thể thiết kế SỐ 7/2018 Tạp chí [55] KH-CN Nghệ An
  5. DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP riêng các gói sản phẩm tín dụng hỗ trợ rằng việc huy động vốn cho đối tượng DN ở từng giai DNKN, giảm bớt các điều kiện đánh giá về đoạn phát triển phụ thuộc rất nhiều vào cấu trúc cũng năng lực tài chính, tăng thêm các tiêu chí như mức độ phát triển của thị trường tài chính. Các đánh giá tính khả thi của phương án kinh định chế tài chính khác nhau sẽ sẵn sàng đầu tư vào doanh nhằm kiểm soát rủi ro, và đặc biệt các giai đoạn phát triển khác nhau của DN với mức không dùng tài sản bảo đảm. độ rủi ro khác nhau. Đối với DNKN, ở giai đoạn mới Thứ ba: Nghị định số 75/2011/NĐ-CP khởi đầu, các cơ chế cấp vốn như nhà đầu tư thiên ngày 30/8/2011 về tín dụng đầu tư về tín thần, quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ đầu tư cá nhân hay dụng xuất khẩu cho DN nhỏ và vừa có đưa Crowd - Funding là phù hợp nhất. Các quỹ đầu tư ra nhiều điều khoản để yêu cầu DN nhỏ và mạo hiểm, quỹ đầu tư cá nhân, nhà đầu tư thiên thần vừa thỏa mãn mới được yêu cầu về tín dụng, là những công cụ cực kỳ quan trọng để huy động tuy nhiên đứng từ góc độ DNKN thì khó có vốn, đầu tư và hiện thực hóa các ý tưởng đổi mới, thể bảo đảm được. Do vậy, đối với các sáng tạo của những người khởi nghiệp. DNKN, các điều khoản cần được nới lỏng Trong thực tế, chưa có văn bản quy phạm pháp luật hơn nữa về kế hoạch kinh doanh hay tỷ lệ nào quy định các vấn đề liên quan đến hoạt động của vốn góp của chủ sở hữu. Đối với DNKN, kế các quỹ đầu tư tư nhân, nhà đầu tư thiên thần hoặc các hoạch kinh doanh thường dựa trên các ý hoạt động huy động vốn của các DNKN thông qua tưởng có yếu tố mới, sáng tạo, thường chưa cộng đồng Crowd-Funding. Điều này cho thấy, cần có có tiền lệ, tiềm ẩn rủi ro cao và thời gian để hành lang pháp lý nhằm khuyến khích, đồng thời kiểm hoàn vốn thường dài hơn các dự án thông soát hoạt động của nhóm đối tượng này. Do vậy, trong thường nên việc đưa ra tiêu chí đánh giá hiệu thời gian tới, Chính phủ cần: quả cần tính đến các vấn đề này. Về tỷ lệ góp - Sớm thông qua dự thảo văn bản về Quỹ đầu tư vốn của chủ sở hữu: Ở các dự án thông mạo hiểm, đồng thời sớm soạn thảo các dự thảo quy thường, DN nhỏ và vừa đòi hỏi là 20%, tuy định về Quỹ đầu tư tư nhân (Private equity), nhà đầu nhiên đối với các DNKN, điều này có thể tư thiên thần, huy động vốn thông qua hình thức khó bảo đảm hơn bởi phần lớn trong họ đều Crowd - Funding. khởi động từ việc phát triển các ý tưởng sáng - Nghiên cứu xây dựng quỹ đầu tư cho DNKN theo tạo chứ không bắt nguồn từ việc đầu tư vốn mô hình hợp tác công tư thuộc Chính phủ nhằm kêu kinh doanh như các DN nhỏ và vừa. gọi vốn đầu tư, tài trợ từ các thành phần xã hội cho * Về bảo lãnh tín dụng các dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tiềm năng. Quỹ bảo lãnh tín dụng cần xem xét thêm Quỹ đầu tư này sẽ được đăng ký hoạt động theo mô đối tượng thụ hưởng đó là các DNKN và cần có các tiêu chí để bảo lãnh khác biệt so với các DN nhỏ và vừa ở chỗ tài sản đảm bảo. Vì DNKN thường không có tài sản đảm bảo và nhiều tài sản của DNKN lại là tài sản cố định vô hình, rất khó có thể xác định được giá trị của tài sản. Các tiêu chí để bảo lãnh cần xem xét là mức độ tín nhiệm của các cá nhân chủ sở hữu, chủ ý tưởng sáng tạo có tham gia vào việc hoạt động của DNKN. Ngoài ra, các tiêu chí này cũng có thể được giảm đi tối thiểu nếu có các bằng phát minh, sáng chế… đã được đăng ký. * Về thành lập kênh huy động vốn cho các DNKN Dựa vào vòng phát triển một DN, kể cả Để hỗ trợ cho DNKN phát triển, DN thông thường hay DNKN, có thể thấy cần phải có các chính sách tín dụng cụ thể [56] Tạp chí SỐ 7/2018 KH-CN Nghệ An
  6. DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP hình công ty đầu tư tài chính và ủy thác đầu hỗ trợ và kiểm soát hình thức này. Các hình thức huy tư. Phần lợi nhuận tạo ra từ nguồn đầu tư của động vốn này được áp dụng với các công cụ là công Nhà nước và các nhà tài trợ sẽ được sử dụng nghệ thông tin sẽ giúp giảm thiểu chi phí và đưa để tái đầu tư cho các hoạt động ươm tạo DNKN đến bên có vốn. Chính phủ có thể thành lập công nghệ, ươm tạo khởi nghiệp, cũng như mạng lưới các nhà kinh doanh thiên thần, tương tự đầu tư trực tiếp cho DNKN tiềm năng. như Busines Angels Network ở châu Âu để kết nối Bên cạnh đó, dựa trên điều kiện của Việt với các nhà kinh doanh có nguồn lực về tài chính, Nam còn đang trong giai đoạn phát triển, kinh nghiệm, mạng lưới quan hệ hoạt động và kinh thiếu các điều kiện để có thể thành lập được nghiệm thương trường đến các đối tượng DNKN có các sàn giao dịch chứng khoán cho các nhu cầu. Việc huy động sức mạnh trí tuệ từ các cá DNKN, thì trong giai đoạn trước mắt có thể: nhân có tâm, có tiền, có kinh nghiệm ở Việt Nam vẫn - Thành lập các “chợ tín dụng” có quy cần vai trò trung gian của Chính phủ. mô nhỏ theo các hình thức sàn giao dịch Trong tương lai xa, có thể nghiên cứu thành lập sàn chính thức/không chính thức về vốn cho giao dịch chứng khoán cho các DNKN. Sàn giao dịch các dự án về đầu tư đổi mới sáng tạo. Tại này dành cho các DNKN vào giai đoạn bắt đầu trưởng chợ/sàn giao dịch này, bên cần vốn sẽ đưa thành, sau 10-15 năm tính từ lúc hình thành. Các các thông tin nhất định về số vốn cần, về DNKN tham gia sàn giao dịch này cũng phải thỏa mãn thời gian, dự trù kinh phí và đặc biệt là số các điều kiện phù hợp với Luật và tình trạng nền kinh tiền cần trong thời gian, kế hoạch thanh tế Việt Nam, chẳng hạn như tiêu chí về doanh thu. Để toán trở lại…; bên có vốn có thể thông qua có thể thành lập được sàn giao dịch chứng khoán cho các lời chào mời này để tìm hiểu về dự các DNKN thì yêu cầu cần phải có đủ lượng cung án/DNKN, từ đó có thể tham gia góp vốn (DNKN) và cầu (số lượng nhà đầu tư chuyên nghiệp) trực tiếp đến DN đang cần vốn. tham gia thị trường. Chính vì vậy, Việt Nam cũng cần - Phát triển các hình thức huy động vốn phải có các chính sách tạo điều kiện cho sự phát triển thông qua mạng lưới kêu gọi vốn đám động của DNKN và các nhà đầu tư chuyên nghiệp trong (Crowd-Funding), từ đó thiết lập ra cơ chế thời gian tới./. Tài liệu tham khảo: 1. Asc, Z.et.al. (2009), The knowledge spillover theory of entrepreneurship, Small Business Economics, Vol.32,pp.15- 30. 2. Criscuolo, C; P. Dal and C. Menon (2014), The dynamics of emploument growth; New ecidence from 18 country, OECD Science, Technology and Industry Policy Papers, No.14, OECD Publishing, Paris, http:// dx.doi.org/10.1787/5jz417hj6hg6-en 3. OECD (2010), SMEs, Entrepreneurship and innovation, OECD Publishing, Paris, http:// dx.doi.org/10.1787/9789264080355-en 4. Diêm thị Thanh Hải, Kinh nghiệm từ châu Âu trong hỗ trợ huy động vốn cho các DNKN và bài học cho Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo khoa học 2017, Viện Chiến lược và Chính sách tài chính, Bộ Tài chính. 5. Dự thảo Thông tư về Quỹ đầu tư mạo hiểm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 6. Lê Minh Hương (2016), Chính sách tài chính hỗ trợ DNKN ở Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo khoa học 2017, Viện Chiến lược và Chính sách tài chính, Bộ Tài chính. 7. Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa 2017. 8. Luật Khoa học và Công nghệ số 29/2013/QH13. 9. Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước. 10. Nghị quyết số 35/ NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển DN đến năm 2020. 11. Vũ Văn Ninh và Phạm Thị Thanh Hòa (2017), Chính sách tài chính đối với DNKN ở Việt Nam, Đề tài NCKH cấp Bộ, Bộ Tài chính. SỐ 7/2018 Tạp chí [57] KH-CN Nghệ An
  7. DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT Bãi Bỏ quy HoạCH sảN pHẩm mới phương pháp, nội dung quy hoạch theo phương pháp tích hợp, đa ngành quản lý phát triển một cách đồng bộ, khắc phục tình trạng chia cắt, cục bộ ngành và tính cát cứ địa phương. Luật này cũng hướng tới thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh thông qua việc loại bỏ các quy hoạch sản phẩm đang tồn tại và được xem là giải pháp quan trọng góp phần bảo đảm môi trường đầu tư kinh doanh công khai, minh bạch, thông thoáng và hiệu quả. Cụ thể, Luật Quy hoạch đã bãi bỏ các quy hoạch về đầu tư phát triển hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm cụ thể, ấn Luật Quy hoạch được Quốc hội thông định khối lượng, số lượng hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm qua tại Kỳ họp thứ 4 sẽ có hiệu lực thi được sản xuất, tiêu thụ (quy hoạch sản phẩm) đang cản hành vào đầu năm 2019 đã thay đổi trở hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh của doanh phương thức quản lý nhà nước theo hướng nghiệp và người dân; bãi bỏ các quy hoạch sản phẩm nhà nước kiến tạo và phục vụ. như: Quy hoạch công nghiệp hóa chất, dược, quy hoạch Luật Quy hoạch cũng nhằm tạo sự kinh doanh thuốc lá, quy hoạch tổng thể các tổ chức hành thống nhất trong chỉ đạo điều hành; đổi nghề công chứng… đang tồn tại./. quy địNH mới về mứC pHí tHẩm địNH Báo Cáo đáNH giá táC độNg môi trườNg Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 56/2018/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường do cơ quan trung ương thực hiện thẩm định. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 10/8/2018. Theo đó, người nộp phí là các cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị cơ quan có thẩm quyền ở Trung ương thực hiện thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường. Người nộp phí thực hiện nộp phí thẩm định trong thời gian từ thời điểm nộp hồ sơ đề nghị thẩm định, thẩm định lại đến trước khi tổ chức họp hội đồng thẩm định. Phí nộp trực tiếp cho tổ chức thu phí hoặc nộp vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách của (không thuộc nhóm 1, 2, 3, 4, 5 nêu trên). tổ chức thu phí mở tại Kho bạc Nhà nước. Tổ chức thu phí Đối với các dự án thuộc từ 2 nhóm trở lên bao gồm: Tổng cục Môi trường trực thuộc Bộ Tài nguyên thì áp dụng mức phí của nhóm có mức thu và Môi trường; Các cơ quan được các bộ, cơ quan ngang Bộ cao nhất. giao thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường. Tổ chức thu phí nộp 100% tiền phí thu Đối với nhóm dự án được chia thành 6 nhóm, cụ thể như được vào ngân sách nhà nước. Nguồn chi sau: Nhóm 1- Dự án công trình dân dụng; Nhóm 2 - Dự án phí trang trải cho hoạt động thẩm định, thu hạ tầng kỹ thuật (trừ dự án giao thông); Nhóm 3 - Dự án phí do ngân sách nhà nước bố trí trong dự nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, thủy lợi; Nhóm 4 - Dự toán của tổ chức thu theo chế độ, định mức án giao thông; Nhóm 5 - Dự án công nghiệp; Nhóm 6 - Dự chi ngân sách nhà nước theo quy định của án xử lý chất thải và cải thiện môi trường và các dự án khác pháp luật./. [58] Tạp chí SỐ 7/2018 KH-CN Nghệ An
  8. DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP tHêm NHiều đổi mới troNg quảN lý, giám sát HàNg xuất NHập KHẩu Hệ thống. Trường hợp lấy mẫu phục vụ kiểm tra chuyên ngành và hàng hóa đang trong khu vực giám sát hải quan thì cơ quan hải quan bố trí lực lượng giám sát trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro. So với Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015, tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC, Bộ Tài chính đã cụ thể hơn đối với quy định đưa hàng về bảo quản, người khai hải quan cần chứng minh địa điểm bảo quản là các kho, bãi có địa chỉ rõ ràng, ngăn cách với khu vực xung quanh đảm bảo việc bảo quản nguyên trạng hàng hóa thông qua các chứng từ quy định cụ thể. Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng bổ sung các quy định để làm rõ trách nhiệm của các doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm về việc cung cấp Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số thông tin cho cơ quan hải quan (thông tin về lượng 39/2018/TT-BTC quy định, hướng dẫn nhiều nội hàng, thời điểm hàng vào (get in), hàng ra (get out), dung. Trong đó, công tác quản lý, giám sát hàng vị trí lưu giữ và các thay đổi trong quá trình lưu hóa xuất nhập khẩu có nhiều đổi mới... giữ…). Trường hợp tại khu vực cảng, kho, bãi, địa Bộ Tài chính quy định, việc lấy mẫu hàng hóa điểm đã có kết nối Hệ thống thông tin với cơ quan xuất khẩu, nhập khẩu nếu người khai hải quan có Hải quan thì người khai chỉ cần liên hệ với doanh yêu cầu lấy mẫu sẽ thực hiện đề nghị của mình nghiệp kinh doanh cảng để vận chuyển hàng hóa qua thông qua Hệ thống mà không cần phải đến cơ khu vực giám sát trên cơ sở thông tin về các lô hàng quan hải quan. Cơ quan hải quan sẽ tiếp nhận đề đủ điều kiện qua khu vực giám sát đã được cơ quan nghị thông báo chấp nhận việc lấy mẫu thông qua hải quan cung cấp qua hệ thống./. HàNg HóA là pHế liệu NHập KHẩu BuộC pHải Có mẫu Kiểm địNH Tổng cục Hải quan vừa có công văn gửi các cục Hải quan các tỉnh thành phố theo đó yêu cầu phế liệu nhập khẩu bắt buộc phải có mẫu kiểm định. Cụ thể, Tổng cục Hải quan chỉ đạo, đối với hàng hóa khai báo là phế liệu nhập khẩu, khi thực hiện thủ tục hải quan, chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan phải lấy mẫu gửi Cục Kiểm định Hải quan để phân tích, đánh giá đảm bảo lô hàng phế liệu nhập khẩu phù hợp quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Trong quá trình lấy mẫu, cơ quan hải quan phải chụp ảnh thực tế hàng hóa nhập khẩu để lưu hồ sơ phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra. Đối với hàng hóa khai báo là hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan phải lấy mẫu hàng đã qua sử dụng, không phân biệt mục đích sử gửi Cục Kiểm định Hải quan để xác định hàng hóa dụng và có tên hàng, mã số hàng hóa không thuộc Phụ nhập khẩu có phải là phế liệu hay không. Theo lục Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước thống kê của cơ quan Hải quan, từ 1/1/2017 đến ngoài làm nguyên liệu sản xuất ban hành kèm theo 12/3/2018, cả nước có 928 DN nhập phế liệu, với Quyết định 73/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính 49.266 tờ khai. Trong đó, nhóm phế liệu nhựa có phủ, có nghi vấn là phế liệu (ví dụ như: bao vì, màng 407 DN, với 18.344 tờ khai; phế liệu giấy có 254 nhựa, dây đai, bao jumbo, đồ nhựa, lưới đánh cá…) DN, với 11.187 tờ khai; phế liệu sắt thép có 369 đã qua sử dụng khi thực hiện thủ tục hải quan, chi cục DN, với 13.114 tờ khai./. SỐ 7/2018 Tạp chí [59] KH-CN Nghệ An
  9. DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP quy địNH Kiểm dịCH y tế đối với HàNg HóA Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 89/2018/NĐ- CP trong đó quy định rõ việc kiểm dịch y tế đối với hàng hóa. Theo quy định, hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh phải được khai báo y tế, trừ trường hợp hàng hóa quá cảnh mà không bốc dỡ khỏi phương tiện, hàng hóa thuộc diện kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn và động vật, sản phẩm động vật thủy sản theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Cụ thể, đối với hàng hóa vận tải bằng đường bộ, đường sắt, đường hàng không, người khai báo y tế phải khai, nộp giấy khai báo y tế hàng hóa theo Mẫu số 4 và giấy chứng nhận kiểm tra/xử lý y tế hàng hóa, phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không Nghị định nêu rõ, kiểm dịch viên y tế sẽ theo Mẫu số 9 theo Nghị định này cho tổ chức kiểm thực hiện kiểm tra giấy tờ, kiểm tra thực tế đối dịch y tế biên giới hoặc qua Cổng thông tin một cửa với hàng hóa có yếu tố nguy cơ sau: 1- Hàng quốc gia trước khi hàng hóa được phép nhập khẩu, xuất hóa vận chuyển qua quốc gia, vùng lãnh thổ có khẩu, quá cảnh. Đối với hàng hóa vận tải bằng đường ghi nhận trường hợp bệnh truyền nhiễm mà Bộ thủy, người khai báo y tế thực hiện khai, nộp bản sao Y tế có yêu cầu phải giám sát; 2- Hàng hóa bản khai hàng hóa theo Mẫu số 43 quy định tại Nghị mang hoặc có dấu hiệu mang mầm bệnh, trung định số 58/2017/NĐ-CP ngày 10/5/2017 và giấy chứng gian truyền bệnh truyền nhiễm; 3- Hàng hóa nhận kiểm tra y tế hàng hóa (trên tàu thuyền), tàu vận chuyển bằng phương tiện có yếu tố nguy thuyền theo Mẫu số 10 theo Nghị định này (nếu có) cho cơ được quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị tổ chức kiểm dịch y tế biên giới hoặc qua Cổng thông định này; 4- Hàng hóa có thông báo của cơ tin một cửa quốc gia trước 12 giờ kể từ khi hàng hóa quan có thẩm quyền về nguy cơ lây lan dịch dự kiến nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh. bệnh truyền nhiễm./. đề xuất sảN pHẩm CôNg NgHệ tHôNg tiN đã quA sử dụNg Cấm NHập KHẩu Đây là đề xuất của Bộ Thông tin và Truyền nhập khẩu được bổ sung, sửa đổi phù hợp với tình thông tại dự thảo Thông tư ban hành Danh mục hình phát triển và các quy định khác của pháp luật sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng theo từng thời kì. cấm nhập khẩu. Theo dự thảo, danh mục cấm Linh kiện, phụ tùng, cụm linh kiện, phụ kiện đã qua sử dụng của các loại sản phẩm thuộc Danh mục cấm nhập khẩu cũng bị cấm nhập khẩu. Sản phẩm công nghệ thông tin tân trang là sản phẩm đã qua sử dụng được sửa chữa, thay thế linh kiện và các công đoạn khác đểphục hồi chức năng, hình thức tương đương sản phẩm mới; có nhãn hiệu bằng tiếng Việt ghi rõ sản phẩm tân trang, hoặc bằng tiếng nước ngoài có ý nghĩa tương đương; có chế độ bảo hành như sản phẩm mới. Việc nhập khẩu các sản phẩm công nghệ thông tin tân trang áp dụng quy định như đối với sản phẩm đã qua sử dụng tại Thông tư này./. Nguồn: Khoa học phổ thông, Tạp chí KH&CN, Tạp chí Hoạt động khoa học, Tạp chí Tài chính, NASATI… Tòa soạn Tạp chí (Tổng hợp) [60] Tạp chí SỐ 7/2018 KH-CN Nghệ An
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0