intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

CHỦ ĐIỂM : GIA ĐÌNH VÀ BẢN LÀNG - KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN 7 - Thứ 2

Chia sẻ: Nguyen Hoang Phuong Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

158
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

- Cho trẻ hát bài : “Cả nhà thương nhau” - Các con vừa hát bài hát gì ? - À đúng rồi ! Thế gai đình các con có bao nhiêu người ? - Để gia đình có cuộc sống đảm bảo sức khỏe thì ta phải làm gì ? - Vậy khi ăn uống chúng ta cần những đồ gì ? - Ăn cơm cần gì để ăn ? - Uống nước cần dùng gì để uống ? - Khi ngồi học bài các con cần những đồ dùng gì ? - Nằm nghỉ cần có gì ? - Quần áo muốn gọn gàng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: CHỦ ĐIỂM : GIA ĐÌNH VÀ BẢN LÀNG - KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN 7 - Thứ 2

  1. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN CHỦ ĐIỂM : GIA ĐÌNH VÀ BẢN LÀNG TUẦN VII Thứ, Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Tên Hoạt động - Trò chuyện 1 - ĐÓN - Trò chuyện - Trẻ kể về - Trẻ kể về - nói về gia đình Thi TRẺ về những đồ những đồ dùng những đồ dùng nhanh các đồ trẻ : khi ăn dùng trong riêng của bé. mà nhà bé dùng trong cơm gồm có gia đình. chưa có. gia đình. những ai ? cần gì,…? 2 -THỂ - Tập theo - Bài tập phát - Bài tập phát - Trò chơi : - Trò chơi : DỤC bài : Gà triển chung. triển chung. Xỉa cá mè.. cái gì đã thay VẬN trống gáy. đổi. ĐỘNG
  2. - GDÂN : 3 -HOẠT - THỂ DỤC Đi học về. - LQCC : - VĂN HỌC - TẠO HÌNH ĐỘNG : - MTXQ : B – D – Đ. : Cắt dán CHUNG Đi theo Trò chuyện và Thơ : Cái bát những đồ đường dích phân loại đồ xinh xinh. dùng trong dắc. dùng theo chất gia đình. liệu và công…. 4 -HOẠT - Chuyền - Quan sát cây - Trò chơi : - Trò chơi : - Trò chơi : ĐỘNG bóng gọi tên cối xung Cửa hàng bách Xếp hình. Bạn có gì NGOÀI đồ dùng quanh sân hoá. khác. TRỜI trong gia trường. đình. - Xây nhà của bé có tường rào, cổng ngõ, có vườn rau sạch, ao cá, chuồng heo, chuồng gà. 5 -HOẠT - Trẻ đóng vai cô giáo, vai người bán hàng, bác sĩ, gia đình có ông bà, bố, ĐỘNG mẹ,.... GÓC - Trẻ hát các bài hát theo chủ điểm. - Trẻ biết vẽ, nặn, tô màu các đồ dùng trong gia đình.
  3. - Làm quen 6 -HOẠT - Dạy trẻ làm với chữ cái : b- - Làm quen - Vệ sinh lớp - Nhận xét ĐỘNG TỰ quen với âm d-đ. với thơ : Cái học. tuyên CHỌN nhạc “Đi học - Vệ sinh cá bát xinh xinh. - Nhặt lá dương, phát về ”. nhân, lớp học. - Dặn dò, nhắc rụng làm phiếu bé - Giáo dục - Giáo dục lễ nhở sạch sân ngoan. vệ sinh. phép. trường. Thứ 2 1) Đón trẻ : KỂ CHUYỆN VỀ NHỮNG ĐỒ DÙNG TRONG GIA ĐÌNH I/Mục đích : - Trẻ biết kể được những đồ dùng như : tivi, tủ, bàn, ghế,.... - Biết đựơc lợi ích của từng đồ dùng. - Biết giữ gìn đồ dùng, và cất giữ cẩn thận. - Biết yêu quí bố mẹ. II/Tiến hành : 1)Ổn định : - Cho trẻ hát bài : “Cả nhà thương nhau” - Các con vừa hát bài hát gì ? - À đúng rồi ! Thế gai đình các con có bao nhiêu người ? - Để gia đình có cuộc sống đảm bảo sức khỏe thì ta phải làm gì ? - Vậy khi ăn uống chúng ta cần những đồ gì ?
  4. - Ăn cơm cần gì để ăn ? - Uống nước cần dùng gì để uống ? - Khi ngồi học bài các con cần những đồ dùng gì ? - Nằm nghỉ cần có gì ? - Quần áo muốn gọn gàng thì cần cái gì ? - Các con à ! Những đồ dùng trong gia đình đều có công dụng riêng, rất cần thiết cho gia đình, các con phải biết quí trọng và cất giữ cẩn thận, các con nhớ chưa nào. ----------000--------- 2)Thể dục vận động : GÀ TRỐNG GÁY. I/Mục đích : - Rèn luyện cơ qua phát âm. - Tính chú ý. II/Tiến hành : - Hai bàn tay khum trước miệng làm động tác rướn người lên và phát âm ò…ó…o…..o như tiếng gà gáy.Tiếng ngân càng dài càng tốt. -----------000--------- 3)HOẠT ĐỘNG CHUNG : MÔN : THỂ DỤC Đề tài : ĐI THEO ĐƯỜNG DÍCH DẮC. I.Mục đích: + Kiến thức:
  5. - Trẻ đi được theo đường dích dắc, đầu hướng về trước. - Rèn luyện sự khéo léo của đôi chân. + Kỹ năng: - Trẻ định hướng về đường đi phía trước. + Giáo dục: - Trẻ nề nếp trong giờ học, tích cực trong luyện tập. - Hình thành thói quen chú ý trong gìơ học. + Phát triển : - Phát triển thể lực, nhanh nhẹn, khéo léo. - Phát triển khả năng chú ý. II.Chuẩn bị : - Sân tập sạch sẽ. - Đường dích dắc cô đã chuẩn bị sẵn : vẽ hoặc xếp cây, dăng dây. III.Phương pháp: - Làm mẫu, thực hành. - Tích hợp: MTXQ, âm nhạc. IV.Tiến hành: 1/ Khởi động: - Chuông kêu, chuông kêu. Kêu lớp mình đi thành vòng tròn và hát bài “Đoàn tàu” trẻ đi, chạy theo hiệu lệnh của cô ( tàu đi thường, tàu lên dốc, tàu xuống dốc, tàu chạy nhanh, tàu chạy chậm, tàu về ga) sau đó chuyển đội hình thành 3 hàng ngang. 2/ Trong động:
  6. a/Bài tập phát triển chung. + Động tác 1 : “Gà gáy ò, ó, o” . Tư thế chuẩn bị sau đó bước chân trái lên phía trước, chân phải kiển gót, hai tay khum trước miệng, vươn người về bên trái làm tiếng gà gáy “ò, ó, o…o”. Cô động viên trẻ gáy càng to, ngân càng dài càng tốt. Sau đó hạ tay xuống, đưa chân trái về tư thế chuẩn bị. Đổi biên và tiếp tục thực hiện như trên. + Động tác 2 : Thổi bóng bay : Đứng chân rộng bằng vai, hai tay khum trước miệng và thổi mạnh, đồng thời đưa hai tay ra ngang ( tưởng tượng bóng to dần). Động viên trẻ thổi mạnh để được những quả bóng to. b/Vận động cơ bản: - Gìơ thể dục hôm nay cô sẽ dạy cho các con bài thể dục : đi theo đường dích dắc, muốn làm đúng và đẹp các con chú ý xem cô làm mẫu nhé. Cho trẻ quay mặt vào nhau. - Cô làm mẫu lần 1: - Cô làm mẫu lần 2 kết hợp giải thích: Cô bước từ trong hàng ra, đứng trên đường dích dắc, tay chống hông, mắt nhìn về trước, bước tự nhiên đầu không cúi, chân không được dẵm vạch. Cứ như vậy đến khi đi hết đường dích dắc rồi về cuối hàng đứng. - Cô làm mẫu lần 3. Làm mẫu toàn bộ không giải thích. - Chọn 1-2 trẻ nhanh nhẹn lên làm mẫu. - Cho trẻ tiến hành tập.( 4 lần) - Giáo dục trẻ : khi đi phải chú ý trật tự, không được chen lấn nhau, xô đẩy nhau. - Chia trẻ theo nhóm , tổ thi đua đúng đẹp. Trong quá trình trẻ tập cô theo dõi, sửa sai kết hợp giáo dục, động viên tuyên dương nhắc nhở.
  7. c/ Trò chơi vận động. - Trò chơi : “ Chim bay, cò bay”. - Cô phổ biến luật chơi và cách chơi. Cho trẻ tiến hành chơi. - Cho trẻ chơi hai đến ba lần - Trong quá trình thực hiện cô theo dõi, nhắc nhở, sữa sai, động viên, khuyến khích trẻ. 3/Hồi tĩnh : cho trẻ đi hít thở nhẹ nhàng. ----------000---------- 4)Hoạt động ngoài trời: CHUYỀN BÓNG GỌI TÊN CÁC ĐỒ DÙNG TRONG GIA ĐÌNH I/Mục đích: - Trẻ nói được tên, chất liệu của đồ dùng. - Trẻ nói được công dụng của chúng. - Giáo dục trẻ biết giữ gìn chúng. II/Chuẩn bị : - Một số đồ dùng trong gia đình. III/Cách tiến hành : 1/ Ổn định tổ chức: - Các con à, để biết đồ dùng trong gia đình quan trọng như thế nào đối với đời sống con người, bây giờ các con cùng cô ra sân chuyền bóng và nói tên những đồ dùng đó nhé.
  8. 2/ Tổ chức cho trẻ hoạt động. a/ Hoạt động quan sát có mục đích. - Trẻ biết cách chơi, biết phân loại, và biết công dụng của chúng. - Trẻ biết tác dụng của các loại đồ dùng. - Giáo dục trẻ giữ gìn và vệ sinh sạch sẽ. b/ Hoạt động tập thể: - Cho trẻ đọc bài thơ “Cái bát xinh xinh” và đi ra ngoài. - Các con vừa đọc bài thơ nói về cái gì ? - Vậy cái bát dùng để làm gì ? - Ngoài ra còn có rất nhiều đồ dùng khác. Các con vừa chuyền bóng, đồng thời vừa kể tên những đồ dùng mà các con biết nhé. Không được nói trùng đồ dùng mà bạn đã nói. c/ Trò chơi tự chọn: - Cho trẻ chơi trò chơi “ Mèo đuổi chuột”. 3/ Kết thúc: -Tập trung trẻ , nhận xét , tuyên dương , giáo dục. ------------000--------------- 5)Hoạt động góc : ĐỒ DÙNG TRONG GIA ĐÌNH I/ Yêu cầu: - Trẻ biết xây dựng nhà có tường rào, cổng ngõ, ao cá, chuồng heo, chuồng gà. - Trẻ biết đóng vai gia đình, đóng vai các thành viên trong gia đình. Biết làm cô bán hàng, làm bác sĩ, cô giáo, làm bác nông dân. - Trẻ biết vẽ, tô màu những đồ dùng trong gia đình.
  9. - Trẻ biết hát, múa những bài hát về gia đình. - Trẻ biết kết hợp cùng nhau khi chơi. II/Chuẩn bị : - Thảm cỏ, cây xanh, vỏ hộp sữa, hộp thuốc, hàng rào, nhà bằng mô hình. - Xắc xô, giáo án, bút chì, thước kẻ,.. trẻ làm cô giáo. - Giấy vẽ, bút màu, bút chì, rổ để trẻ tô. - Xắc xô để trẻ biểu diễn văn nghệ. - Bộ đồ bác sĩ. III/Phương pháp : - Đàm thoại, thực hành, hướng dẫn, gợi ý. - Tích hợp : Âm nhạc, MTXQ. IVCách tiến hành : 1)Thỏa thuận trước khi chơi : - Trẻ hát cùng cô bài “Cả nhà thương nhau” - Cô cùng trẻ trò chuyện về gia đình của trẻ. - Cô giới thiệu các góc chơi : góc xây dựng, góc bác sĩ, góc cô giáo, góc nghệ thuật, góc thiên nhiên. - Nhắc nhở trẻ về góc chơi, đoàn kết, nhường nhịn, kết hợp cùng nhau. - Cho trẻ vào nhóm chơi mà trẻ thích 2)Qúa trình chơi : - Góc xây dựng : Xây dựng được mô hình nhà có tường rào, cổng ngõ có vườn hoa, có sân chơi, có cây xanh, có chuồng lợn, chuồng gà, ao cá….
  10. Cô hỏi : + Muốn xây cần có những gì ? + Những thứ đó mua ở đâu ? + Cửa hàng đó gọi là cửa hàng gì ? + Xây xong công trình mất bao nhiêu ngày ? + Xây chuồng lợn để chi ? + Muốn có chỗ để gà ở các con cần xây gì ? - Góc phân vai : + Nhóm gia đình : 1 trẻ làm bố, làm mẹ, làn các thành viên trong gia đình. . Xin hỏi gia đình mình có bao nhiêu người ? . Những người đó là ai ? . Gia đình có bao nhiêu trai, bao nhiêu gái ? . Gia đình đông con hay ít con ? + Nhóm cô giáo : 1 trẻ đóng vai cô giáo dạy học sinh: . Hôm nay cô giáo kể chuyện gì cho học sinh ? . Trong truyện có những ai ? . Con thích ai nhất . Cô dạy trẻ hát bài hát gì ? Chơi trò chơi gì ?... + Nhóm bác sĩ : 1 trẻ làm bác sĩ, 1 trẻ làm ytá và có thái độ ân cần đối với bệnh nhân. - Góc thiên nhiên : Trẻ biết trồng cây xanh cho bóng mát, vườn cây thuốc nam, vườn cây ăn quả. + Trồng cây xanh để làm gì ?
  11. + Cây ở đâu mà có ? + Trồng cây có tưới nước cho cây không ? + Có bón phân cho cây không ? - Góc nghệ thuật : Vẽ, nặn, tô màu những đồ dùng trong gia đình. + Muốn vẽ đồ dùng trong gia đình các bạn cần gì ? + Muốn bức tranh đẹp, thì dùng gì để tô ? + Dùng gì để nặn ? - Góc âm nhạc : + Hôm nay các con hát những bài hát về gia đình để biểu diễn cho gia đình mình cùng xem nhé. Trẻ vào góc, phân vai chơi và tiến hành cho trẻ chơi - Cô theo dõi, động viên, khuyến khích trẻ chơi, mở rộng nội dung chơi. - Tuyên dương và uốn nắn trẻ kịp thời. - Tạo mối quan hệ giữa các nhóm chơi. - Gần hết giờ nhắc trẻ hoàn thành trò chơi. 3)Nhận xét sau khi chơi : - Cho trẻ dừng chơi. - Cô đến góc nghệ thuật cho trẻ nhận xét, cô bổ sung. - Cô dẫn trẻ đến góc học tập, cho trẻ nhận xét, cô bổ sung. - Cô dẫn trẻ đến góc phân vai, cho trẻ nhận xét, cô nhận xét lại. - Dẫn tất cả trẻ đến góc xây dựng, cô cho bác trưởng công trình tự nhận xét, các bạn nhận xét, cô nhận xét lại ( góc chính).
  12. - Cho lớp hát bài “ Bé xây nhà” và đi ra ngoài. - Cho trẻ dọn đồ dùng, vệ sinh cá nhân. ---------------000-------------- 6)Hoạt động tự chọn: LÀM QUEN VỚI ÂM NHẠC ĐI HỌC VỀ I/Mục đích: - Trẻ được làm quen với nội dung bài hát. - Trẻ biết tên bài hát, tên tác giả. II/Chuẩn bị : - Cô thuộc bài hát. II/Cách tiến hành: - Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả. - Cô hát mẫu vài lần. - Cô tập cho lớp hát. (Cô hát trước, trẻ hát sau, hát theo từng câu). - Cô cùng trẻ hát. - Giáo dục vệ sinh. ---------------- ------------------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2